Return to Video

Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới

  • 0:03 - 0:10
    Làng Mai giới thiệu
  • 0:13 - 0:20
    Chánh niệm là năng lượng giúp ta tỉnh thức và có mặt trong giây phút hiện tại.
  • 0:22 - 0:29
    Đó là sự thực tập miên mật để tiếp xúc sâu sắc với từng giây phút của đời sống hàng ngày.
  • 0:33 - 0:41
    Có chánh niệm có nghĩa là ta đang sống thật sự, là ta đang có mặt và là một với những gì đang xảy ra chung quanh ta
  • 0:53 - 0:54
    và với những hành động mà ta đang làm.
  • 0:54 - 0:57
    Chánh niệm là một tâm hành.
  • 0:58 - 1:01
    Ai trong chúng ta cũng có hạt giống chánh niệm
  • 1:01 - 1:04
    Và nếu chúng ta thực tập miên mật
  • 1:05 - 1:09
    thì hạt giống chánh niệm trong chúng ta
  • 1:09 - 1:12
    sẽ ngày một lớn lên
  • 1:13 - 1:16
    Và bất cứ khi nào chúng ta cần năng lượng chánh niệm ấy,
  • 1:16 - 1:21
    chỉ cần tiếp xúc với hạt giống đó thì ta sẽ có thật nhiều năng lượng của chánh niệm để sử dụng
  • 1:23 - 1:27
    Chúng ta biết rằng chánh niệm có công năng
  • 1:28 - 1:31
    giúp chúng ta biết được những gì đang xảy ra
  • 1:36 - 1:39
    trong cơ thể
  • 1:40 - 1:43
    trong cảm thọ
  • 1:45 - 1:47
    trong tâm thức của chúng ta
  • 1:47 - 1:49
    và những gì đang diễn ra xung quanh ta, cũng như trên thế giới
  • 1:50 - 1:55
    Tôi nhớ rất rõ một lần ở Làng Mai
  • 1:55 - 2:00
    Thầy đưa ra một thông điệp "Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới"
  • 2:00 - 2:05
    Sau đó, Thầy đã viết bức thư pháp:
    ''Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới".
  • 2:05 - 2:09
    Và từ thông điệp đó của Thầy, chúng tôi đã phát triển lên thành chương trình "Wake Up Schools",
  • 2:10 - 2:14
    với mục đích mang sự thực tập chánh niệm
  • 2:15 - 2:19
    và pháp môn của Làng Mai
  • 2:19 - 2:22
    đến với trường học, đến với các thầy cô giáo và học sinh
  • 2:23 - 2:28
    Thầy của chúng tôi rất mong muốn
  • 2:28 - 2:29
    thực hiện điều này.
  • 2:29 - 2:32
    Nếu các thầy cô giáo biết thực tập chánh niệm
  • 2:32 - 2:35
    thì họ sẽ trao truyền sự thực tập này cho các học trò của mình.
  • 2:36 - 2:39
    Sự thực tập chánh niệm có thể áp dụng trong lớp học,
  • 2:40 - 2:42
    và lớp học sẽ trở nên hạnh phúc hơn.
  • 2:46 - 2:54
    Chúng tôi muốn chạm đến hai yếu tố: hạnh phúc và sự tự do trong giáo dục.
  • 2:55 - 2:59
    Đó là hai yếu tố mà tôi nghĩ là căn bản đối với bất kỳ nền giáo dục nào.
  • 2:59 - 3:03
    Chúng tôi muốn giúp thầy cô giáo hạnh phúc hơn trong việc giảng dạy
  • 3:04 - 3:08
    giúp học sinh hạnh phúc hơn và giúp trường học
  • 3:08 - 3:11
    trở thành một môi trường thú vị
  • 3:12 - 3:16
    Chúng tôi mong muốn giúp nhà trường
    trở thành gia đình thứ hai của các em.
  • 3:17 - 3:23
    Đó là nơi mà giáo viên, học sinh,
    toàn nhà trường, và cả phụ huynh nữa,
  • 3:23 - 3:29
    cùng nỗ lực xây dựng, không phải để đào tạo cho các em
  • 3:30 - 3:34
    có một nghề nghiệp, địa vị và tiền bạc trong tương lai
  • 3:34 - 3:40
    mà là một nơi mà các em thực sự thưởng thức sự sống, yêu thích sự học hỏi
  • 3:40 - 3:41
    và vui thích khám phá.
  • 3:42 - 3:46
    Khi mới sinh ra chúng ta không cần phải biết cách tiếp xúc với hạnh phúc,
  • 3:46 - 3:51
    tại vì trong đứa bé đã có sẵn niềm vui. Nhưng phải làm thế nào để giữ gìn,
  • 3:51 - 3:56
    nuôi dưỡng và duy trì niềm vui đó cho lâu bền
  • 3:56 - 3:59
    để niềm vui đó có thể giúp chúng ta chống chọi với
  • 4:00 - 4:03
    những khó khăn mà ta phải đối mặt.
  • 4:03 - 4:08
    Một người thầy thông thái của tôi nói rằng
    một thầy cô giáo giỏi trước hết phải là người có hạnh phúc
  • 4:08 - 4:12
    bởi vì thầy cô giáo trao truyền cho học sinh sự có mặt đích thực của mình.
  • 4:12 - 4:14
    Thầy cô giáo giống như thời tiết trong lớp học vậy.
  • 4:15 - 4:21
    Chánh niệm, theo tôi, đơn giản chỉ là khả năng
    thấy được sự việc bằng cách nhìn khác nhau,
  • 4:21 - 4:25
    chỉ đơn giản qua nụ cười,
  • 4:26 - 4:30
    hơi thở, và bước chân chậm rãi.
  • 4:31 - 4:34
    Ai có thể nghĩ rằng nó
    thật đơn giản như vậy!
  • 4:36 - 4:40
    Khóa tu dành cho giáo chức tại St Catherines, Canada
  • 5:18 - 5:20
    Được sống trên hành tinh này,
  • 5:20 - 5:24
    và được bước đi trên hành tinh xinh đẹp này,
  • 5:24 - 5:25
    đó là một phép lạ.
  • 5:31 - 5:35
    Thiền hành nghĩa là
  • 5:35 - 5:42
    ta tiếp xúc với mặt đất, với đất Mẹ
    một cách chánh niệm,
  • 5:43 - 5:47
    và ta tiếp xúc được với tất cả mầu nhiệm của sự sống.
  • 5:56 - 6:04
    Và chánh niệm cho phép chúng ta
    ý thức được rằng chúng ta đang sống,
  • 6:04 - 6:08
    rằng chúng ta đang bước đi trên hành tinh này.
  • 6:09 - 6:14
    Mỗi bước chân có tác dụng trị liệu, mỗi bước chân có tác dụng nuôi dưỡng,
  • 6:15 - 6:19
    mỗi bước chân có thể giải phóng
    chúng ta khỏi quá khứ và tương lai,
  • 6:19 - 6:22
    giúp chúng ta có thể
    thực sự thưởng thức giây phút hiện tại,
  • 6:22 - 6:27
    và nhiều người trong chúng ta
    có khả năng tự trị liệu,
  • 6:28 - 6:30
    chỉ bằng sự thực tập thiền hành.
  • 6:37 - 6:41
    Tôi đang đi một cách chánh niệm,
  • 6:41 - 6:44
    bước từng bước cẩn trọng,
  • 6:44 - 6:50
    và đúng lúc đó, tôi nhìn thấy hai nhóm thiền hành tiến lại gần nhau,
  • 6:50 - 6:55
    và hòa vào nhau thành một khối
  • 6:55 - 6:59
    lúc đó tôi cảm thấy một niềm vui mãnh liệt trong tôi.
  • 7:08 - 7:13
    Và tôi nhớ Thầy luôn nhắc chúng ta trở về nhà.
  • 7:13 - 7:16
    Dĩ nhiên theo trí năng,
  • 7:16 - 7:20
    tôi biết Thầy muốn nói là trở về với ngôi nhà trong tự thân, với giây phút hiện tại,
  • 7:20 - 7:24
    nhưng giây phút đó tôi bỗng --
  • 7:24 - 7:28
    cảm giác như mình hiểu được những gì Thầy nói.
  • 7:28 - 7:32
    Trở về nhà, từ "nhà" ở đây có thể là
  • 7:32 - 7:37
    tăng thân đang bước đi cùng nhau,
  • 7:37 - 7:39
    đi như một dòng sông.
  • 7:39 - 7:44
    Nó không cố định, mà luôn tuôn chảy,
  • 7:44 - 7:48
    và gắn kết với nhau,
  • 7:48 - 7:51
    trở về nhà, về với cảm xúc này,
  • 7:51 - 7:54
    về với giây phút hiện tại, giây phút của sự gắn kết này,
  • 7:54 - 7:58
    tôi cảm thấy như, "Ôi, thật tuyệt vời!"
  • 8:08 - 8:12
    (Tiếng chuông)
  • 8:34 - 8:38
    (Tiếng chuông)
  • 9:02 - 9:05
    Vô tác (không lao nhọc) là bản chất của sự thực tập.
  • 9:06 - 9:10
    Ta không gắng sức, không chiến đấu,
    không áp đặt sự thực tập lên bản thân.
  • 9:10 - 9:14
    Ta không đau khổ vì phải thực tập.
  • 9:14 - 9:18
    Ta chỉ thưởng thức từng hơi thở vào ra,
    thưởng thức từng bước chân của mình.
  • 9:20 - 9:22
    Và khi hơi thở
  • 9:23 - 9:29
    đã trở nên bình an, sâu lắng và hài hòa,
  • 9:30 - 9:35
    thì cơ thể của ta sẽ được lợi lạc,
    cơ thể của ta sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn,
  • 9:36 - 9:42
    bình an hơn, và cảm xúc của ta
    cũng sẽ lắng dịu hơn.
  • 9:43 - 9:50
    Trong đời sống hàng ngày, thường thì thân của ta ở đây mà tâm trí của ta lại ở một nơi khác.
  • 9:52 - 9:55
    Những lúc đó chúng ta không thật sự sống.
  • 9:58 - 10:03
    Theo sự thực tập này, ta
    chỉ cần thở trong chánh niệm,
  • 10:03 - 10:08
    nương vào hơi thở, ta có thể trở về
    chỉ trong một, hai, ba giây đồng hồ.
  • 10:08 - 10:14
    Khi tâm trở về với thân thì
    ta thực sự an trú trong giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây,
  • 10:16 - 10:19
    và ta có thể tiếp xúc được
    những mầu nhiệm của sự sống
  • 10:20 - 10:25
    trong ta và xung quanh ta để được nuôi dưỡng và trị liệu.
  • 10:25 - 10:29
    Hiện tại, tôi đang thực tập pháp môn chánh niệm
  • 10:30 - 10:33
    để giúp cho mình giữ được sự sáng suốt
  • 10:33 - 10:34
    khi có nhiều sự căng thẳng xảy ra trong lớp học
  • 10:35 - 10:37
    để có mặt thực sự cho học sinh của mình,
  • 10:37 - 10:41
    và cũng để có khả năng nhận diện những khi mình không được chánh niệm như vậy.
  • 10:41 - 10:45
    Tôi cũng đang thực tập để làm cho mình tươi mát hơn và có mặt nhiều hơn cho chính mình.
  • 10:47 - 10:52
    Một thầy cô giáo có hạnh phúc là một thầy cô giáo có thì giờ
  • 10:53 - 10:57
    để có mặt cho chính mình.
  • 10:58 - 11:01
    Đó là người biết cách chăm sóc bản thân,
  • 11:01 - 11:03
    để giữ được sự cân bằng,
  • 11:03 - 11:07
    và biết cách xử lý
    những thách thức mà họ gặp phải.
  • 11:07 - 11:11
    Bởi vì một trong những
    vấn đề lớn nhất của việc giảng dạy thực ra là
  • 11:11 - 11:15
    giáo viên cho ra quá nhiều,
    mà không nhận lại được bao nhiêu,
  • 11:16 - 11:20
    vì vậy mà sinh ra vấn đề lớn là
    các giáo viên bị căng thẳng và kiệt sức.
  • 11:20 - 11:22
    Trong lớp học , chúng tôi - các giáo viên - có vẻ như rất bận rộn,
  • 11:22 - 11:24
    chúng tôi đưa việc này, làm việc kia. Máy tính luôn mở,
  • 11:25 - 11:28
    nhưng mà các em học sinh đang tiếp thu được gì?
  • 11:28 - 11:30
    Chúng tôi đang gieo trồng những gì trong trái tim và khối óc của những người trẻ?
  • 11:30 - 11:32
    Đây là một câu hỏi khó rất khó trả lời.
  • 11:32 - 11:37
    Trong một ngày, tôi có thể phụ trách nhiều tiết học và các em học sinh vào ra thường xuyên. Mỗi tiết học có thể là 45 hoặc 90 phút.
  • 11:38 - 11:42
    Và sự thay đổi, chuyển tiết đó có thể rất ồn ào, nhốn nháo.
  • 11:42 - 11:44
    Vì vậy tôi bắt đầu bằng một sự thực tập thật giản dị.
  • 11:45 - 11:47
    Giống như quý thầy đã làm ở đây,
  • 11:47 - 11:52
    tôi cho các em ngồi thành vòng tròn,
    và tôi thỉnh chuông.
  • 11:52 - 11:55
    Tôi lấy cái chuông nhỏ của mình ra,
    và nói với học sinh,
  • 11:55 - 11:59
    thân ta ở đây, thế còn tâm ta đâu rồi?
  • 11:59 - 12:03
    Cái tâm của chúng ta có thể vẫn còn lăng xăng
    ở bữa trưa, hay trên lớp học toán,
  • 12:04 - 12:09
    và nếu bàn tay này là thân, và bàn tay kia là tâm,
  • 12:09 - 12:13
    thì khi thỉnh chuông với hơi thở ý thức,
  • 12:13 - 12:16
    ta đem thân và tâm về một mối.
  • 12:18 - 12:22
    chuông
  • 12:27 - 12:31
    Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe
  • 12:31 - 12:33
    Ta hãy lắng nghe thật sâu.
  • 12:33 - 12:36
    Hãy để cho tiếng chuông thấm vào cơ thể mình,
  • 12:36 - 12:38
    thấm vào từng tế bào trong cơ thể mình
  • 12:42 - 12:45
    ( chuông)
  • 12:45 - 12:47
    Khi thở ra, ta nói thầm câu:
  • 12:47 - 12:51
    Tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm.
  • 12:57 - 12:59
    Để thực sự có mặt trong lớp học,
  • 12:59 - 13:03
    Đôi khi thân của ta ở đây,
    nhưng tâm của ta có thể không ở đây,
  • 13:03 - 13:05
    và khi ta có chánh niệm,
    thân và tâm của ta thực sự có mặt trong giây phút hiện tại,
  • 13:06 - 13:08
    và ta sẽ có nhiều cơ hội để tiếp xúc ...
  • 13:08 - 13:11
    Nếu ta có mặt thì đồng thời ta cũng ý thức được sự có mặt của người mà ta đang tiếp xúc.
  • 13:11 - 13:14
    Vì ta có mặt nên cuộc gặp gỡ giữa ta và người đó trở thành một cuộc gặp gỡ thực sự.
  • 13:14 - 13:16
    Nhờ ta có mặt nên sự truyền thông
  • 13:16 - 13:18
    và sự học hỏi thật sự có thể xảy ra
  • 13:18 - 13:23
    Hai người có thể thực sự kết nối với nhau, vì cả hai đều cùng có mặt.
  • 13:24 - 13:27
    Và đó là giây phút trao truyền sự sống.
  • 13:28 - 13:30
    Giống như Thầy nói,
  • 13:30 - 13:34
    "Món quà quý nhất mà chúng ta có thể
    hiến tặng cho người khác là sự có mặt đích thực của mình".
  • 13:34 - 13:36
    Vì vậy sự thực tập trước hết
    cần bắt đầu với thầy cô giáo
  • 13:36 - 13:41
    Chúng ta cần giúp các thầy cô giáo trở nên lắng dịu, định tĩnh,
  • 13:41 - 13:44
    và có thể thực sự có mặt với học trò.
  • 13:44 - 13:47
    Vì vậy chánh niệm chính là chìa khóa,
    và chúng ta cần phải thực tập với chính mình trước tiên.
  • 13:47 - 13:50
    Điều đầu tiên chúng ta cần làm là trở về với chính mình,
  • 13:50 - 13:53
    và thực sự có mặt cho chính mình,
  • 13:53 - 13:57
    khi đó, giây phút trao truyền và tiếp nhận
  • 14:01 - 14:06
    trở thành một kinh nghiệm kết nối rất tuyệt vời giữa thầy và trò.
  • 14:07 - 14:10
    Điều này có phẩm chất trong đó,
  • 14:10 - 14:14
    tại vì chúng ta không chỉ tiếp thu những kiến thức
  • 14:14 - 14:16
    mà cùng lúc ta còn học cách làm một con người.
  • 14:20 - 14:24
    (chuông)
  • 14:26 - 14:30
    Các bạn thân mến, ăn cũng có thể là một sự thiền tập sâu sắc.
  • 14:32 - 14:36
    Trong khi ăn sáng hay ăn trưa chúng ta có thể chấm dứt mọi sự suy nghĩ.
  • 14:40 - 14:44
    Khi lấy một miếng bánh mì
  • 14:45 - 14:49
    tôi để ra 1 hay 2 giây đồng hồ
  • 14:49 - 14:52
    để nhận diện đây là một miếng bánh mì.
  • 14:52 - 14:54
    Đó là chánh niệm.
  • 14:56 - 15:00
    và trong niệm thì có định,
  • 15:01 - 15:04
    Một giây đồng hồ có niệm và định đó
  • 15:04 - 15:08
    giúp cho tôi nhận ra rằng miếng bánh mì này chứa đựng cả vũ trụ
  • 15:13 - 15:17
    Mưa, mây, đất,
  • 15:18 - 15:22
    thời gian, không gian,
    những người nông dân, mọi thứ.
  • 15:25 - 15:29
    Và khi đưa miếng bánh mì vào miệng,
  • 15:29 - 15:32
    chúng ta tiếp xúc với cả vũ trụ.
  • 15:32 - 15:40
    Chúng ta có thể ăn thức ăn sáng hay trưa theo cách đó.
  • 15:40 - 15:46
    Thỉnh thoảng chúng ta ngừng ăn và ý thức sự có mặt của những người bạn đồng tu,
  • 15:46 - 15:51
    của các huynh đệ xung quanh mình
  • 15:51 - 15:56
    điều này có thể giúp chúng ta nuôi dưỡng
  • 15:56 - 16:00
    tình huynh đệ, niềm vui và sự bình an.
  • 16:07 - 16:11
    (Tiếng chuông)
  • 16:16 - 16:20
    Trong gia đình pháp đàm,
  • 16:21 - 16:25
    chúng tôi ngồi thành một vòng tròn và chia sẻ
  • 16:25 - 16:29
    Có thể có khoảng 25 người chưa từng quen biết nhau trước đó.
  • 16:30 - 16:34
    Nhưng ai cũng học được rất nhiều từ trải nghiệm này
  • 16:35 - 16:39
    bởi chúng tôi sắp xếp sao cho,
  • 16:39 - 16:43
    ai cũng có cơ hội
    được chia sẻ và được lắng nghe,
  • 16:43 - 16:47
    năng lượng của sự tập trung và lắng nghe rất sâu.
  • 16:49 - 16:54
    Chúng tôi chia sẻ nhưng không phải là đối thoại,
    và cũng không ngắt lời trong khi một người chia sẻ.
  • 16:56 - 17:02
    Sẽ không có ai khuyên ai, mà mọi người
    sẽ chia sẻ trải nghiệm của riêng mình,
  • 17:02 - 17:05
    và có thể liên hệ tới trải nghiệm của một người khác.
  • 17:05 - 17:08
    Bạn có được sự chia sẻ thật lòng từ mọi người.
  • 17:08 - 17:12
    Ai cũng mở lòng chia sẻ những điều từ trái tim,
    những điều đang xảy ra với họ,
  • 17:12 - 17:16
    những gì họ trải qua
    những khó khăn họ gặp phải,
  • 17:18 - 17:22
    thành công họ đạt được,
  • 17:22 - 17:27
    hay những gì họ cho là hữu ích đối với mình.
  • 17:28 - 17:33
    Như thế chúng tôi trao đổi với nhau
    những trải nghiệm hữu ích
  • 17:33 - 17:35
    và đồng thời, chúng tôi cũng
  • 17:37 - 17:42
    buông xuống những gánh nặng, nếu chúng tôi đang có khó khăn,
  • 17:43 - 17:48
    Rất nhiều sự trị liệu đã xảy ra,
    và mọi người được tận hưởng
  • 17:48 - 17:51
    tình huynh đệ, tình thân hữu trong vòng tròn này,
  • 17:52 - 17:56
    rất là kỳ diệu.
  • 17:57 - 18:03
    Tôi thường khóc trong những buổi pháp đàm,
  • 18:03 - 18:04
    vì xúc động trước tình huynh đệ, tình anh chị em đó...
  • 18:04 - 18:07
    chúng tôi gắn bó với nhau
  • 18:07 - 18:09
    thật sư như anh chị em
  • 18:10 - 18:12
    Cảm giác thuộc về một cộng đồng, một tăng thân
  • 18:13 - 18:16
    là cảm giác mọi người
    có thể thấy trong khóa tu,
  • 18:16 - 18:19
    nó rất mạnh mẽ và gây cảm hứng.
  • 18:20 - 18:24
    Có một sự yểm trợ rất lớn khi chúng tôi thực tập chung với nhau,
  • 18:24 - 18:26
    cảm giác an toàn,
  • 18:26 - 18:29
    cảm giác được bảo vệ từ những lời dạy,
  • 18:29 - 18:32
    cảm giác thiêng liêng,
  • 18:32 - 18:37
    cảm giác của tình yêu thương chân thành.
  • 18:41 - 18:45
    (Trẻ em hát)
  • 19:22 - 19:26
    (Tiếng chuông)
  • 19:29 - 19:32
    Và sau bốn, năm ngày,
  • 19:32 - 19:36
    sống trong năng lượng tập thể này,
  • 19:36 - 19:40
    năng lượng của bình an, tĩnh lặng,
    chánh niệm và thảnh thơi,
  • 19:40 - 19:45
    không có dự án, công việc, không họp hành,
  • 19:45 - 19:51
    chỉ buông bỏ các suy nghĩ, trở về với hơi thở,
  • 19:51 - 19:54
    ý thức về thân và các cảm xúc
  • 19:54 - 19:56
    trong bốn năm ngày...
  • 19:57 - 20:01
    Tôi nghĩ mọi người đều thấy rất xúc động,
  • 20:02 - 20:06
    cảm thấy mình được thương, được quan tâm.
  • 20:10 - 20:14
    Và đó sẽ luôn là cốt lõi của chương trình Wake Up Schools
  • 20:14 - 20:16
    - quan tâm, chăm sóc các thầy cô giáo.
  • 20:19 - 20:23
    (Trống)
  • 21:36 - 21:40
    Trong mỗi chúng ta đều
    có năng lượng của tập khí.
  • 21:40 - 21:44
    Chúng ta quen rong ruổi, chạy trốn
  • 21:45 - 21:51
    Chúng ta thường không muốn
    quay về với chính mình,
  • 21:51 - 21:54
    và tiếp xúc với nỗi đau trong lòng mình.
  • 21:55 - 21:59
    Chúng ta sợ bị nhấn chìm trong khổ đau của chính mình
  • 21:59 - 22:03
    vì vậy mà ta thường tìm cách
  • 22:03 - 22:07
    chạy trốn khỏi khổ đau.
  • 22:08 - 22:12
    Ta cố gắng khỏa lấp, che đậy khổ đau trong mình,
  • 22:12 - 22:16
    che đậy nỗi cô đơn,
    sợ hãi, tức giận, và tuyệt vọng.
  • 22:21 - 22:25
    Đối với một người thầy,
  • 22:26 - 22:30
    một giáo viên,
    điều đầu tiên cần làm
  • 22:30 - 22:33
    là trở về với chính mình.
  • 22:38 - 22:42
    Lối ra tuỳ thuộc đường vào nội tâm.
  • 22:45 - 22:49
    Trở về với chính mình,
  • 22:49 - 22:53
    và chăm sóc cho chính mình.
  • 22:54 - 22:58
    Học cách chế tác niềm vui
  • 22:58 - 23:02
    chế tác hạnh phúc,
  • 23:02 - 23:05
    học cách chăm sóc
  • 23:05 - 23:07
    một cảm xúc đau buồn
  • 23:07 - 23:10
    một niềm đau trong lòng
  • 23:11 - 23:13
    Khi ta lắng nghe nỗi khổ, niềm đau
  • 23:13 - 23:19
    thì sự thấu hiểu và lòng từ bi
    được nảy nở trong ta, và nhờ đó khổ đau sẽ vơi nhẹ.
  • 23:20 - 23:22
    Đây là bước đầu tiên.
  • 23:22 - 23:26
    Anh/ chị phải làm được điều này , đây là bước đầu tiên.
  • 23:27 - 23:29
    Năm năm trước, cha tôi qua đời,
  • 23:29 - 23:35
    và thời gian đó, tôi...
  • 23:35 - 23:38
    Cha tôi mắc chứng phình động mạch, rất đột ngột,
  • 23:38 - 23:39
    và từ khi cha tôi mất
  • 23:43 - 23:46
    tôi đã thu mình lại.
  • 23:46 - 23:49
    Tôi vẫn nhớ thời gian đó,
  • 23:50 - 23:54
    chỉ là, tôi cũng không biết nữa,...
  • 23:54 - 23:57
    mọi người cố gắng
    giúp tôi ra khỏi tình trạng đó.
  • 23:57 - 24:00
    Vợ tôi đã cố gắng rất nhiều
    để giúp tôi mở lòng chia sẻ về niềm đau đó.
  • 24:00 - 24:03
    Tôi đã không thể. Tôi nghĩ là tôi có thể kiểm soát được tình trạng này.
  • 24:03 - 24:07
    Lý trí của tôi cho rằng, tôi có thể kiểm soát được chuyện này.
  • 24:08 - 24:12
    Nhưng từ thời gian đó, tôi không kiềm chế được cảm xúc của mình,
  • 24:13 - 24:18
    Tôi la hét, lên giọng bực tức khi nói chuyện...,
    đã có những chuyện như thế,
  • 24:18 - 24:22
    nhưng khi đến đây, vào đầu khóa tu,
  • 24:23 - 24:24
    Thầy đã nói rằng
  • 24:24 - 24:28
    "Đôi khi thông qua tu tập,
    ta có thể chạm tới nỗi đau trong lòng mình."
  • 24:28 - 24:31
    Ừm, tôi đã không thực sự tin điều đó...
  • 24:31 - 24:32
    Tôi cũng lắng nghe...
  • 24:32 - 24:39
    nhưng rồi, có một sư cô hướng dẫn thiền quán về "em bé năm tuổi" trong ta.
  • 24:39 - 24:43
    Chúng tôi được hướng dẫn quán tưởng về em bé năm tuổi trong mình
  • 24:44 - 24:47
    để tiếp xúc và chăm sóc sự mong manh, dễ tổn thương trong mình,
  • 24:47 - 24:51
    và sau đó, sư cô tiếp tục mời mọi người tiếp xúc với
    người mẹ bên trong mỗi chúng ta,
  • 24:51 - 24:56
    Tôi rất yêu quý mẹ của tôi,
    và mẹ đã đau khổ rất nhiều khi cha tôi mất,
  • 24:56 - 25:01
    nhưng , dù tôi đã cố gắng tập trung,
    tôi vẫn thấy mình suy nghĩ,
  • 25:01 - 25:06
    miên man, miên man về người cha,
    miên man về người cha trong tôi,
  • 25:06 - 25:10
    và rồi tôi thấy...
  • 25:10 - 25:14
    tôi đã gây ra đau khổ cho vợ và con tôi,
  • 25:15 - 25:18
    cho học trò của tôi, vì sự nóng giận không ý thức của mình.
  • 25:19 - 25:21
    Tôi cảm thấy, trong khoảnh khắc đó,
  • 25:22 - 25:26
    tôi thực sự đã chạm
    đến nỗi khổ đau trong lòng mình.
  • 25:57 - 26:02
    Mọi người trong khoá tu này đã dạy cho tôi thấy rất nhiều điều.
  • 26:02 - 26:07
    Những điều học được từ khoá tu khá là choáng ngợp đối với tôi
  • 26:08 - 26:11
    và tôi thấy rất biết ơn.
  • 26:11 - 26:15
    Chúng ta có thể nói về lợi ích của khổ đau.
  • 26:15 - 26:19
    Nếu ta biết cách ôm ấp khổ đau,
  • 26:19 - 26:22
    ôm lấy nó thật dịu dàng, và
    nhìn sâu vào nó,
  • 26:23 - 26:27
    ta sẽ có thể chế tác được năng lượng từ bi
  • 26:27 - 26:29
    và sự thấu hiểu,
  • 26:30 - 26:33
    hai yếu tố này chính là nền tảng của hạnh phúc thực sự.
  • 26:34 - 26:40
    Giống như muốn trồng sen,
    ta cần phải có bùn.
  • 26:42 - 26:45
    Hoa sen không thể mọc trên đá cẩm thạch được.
  • 26:47 - 26:51
    không có bùn thì ta không thể có hoa sen
  • 26:51 - 26:55
    Tương tự như vậy với khổ đau và hạnh phúc.
  • 26:55 - 26:58
    Một người tu tập thông minh sẽ biết
  • 26:58 - 27:03
    cách tận dụng khổ đau để gieo trồng hạnh phúc.
  • 27:03 - 27:05
    Có các thầy cô tham gia khóa tu
  • 27:05 - 27:09
    với mục đích học hỏi về chương trình và kỹ thuật dạy,
  • 27:10 - 27:15
    nhưng rút cuộc, chúng tôi dạy cho họ
    cách chuyển hóa bản thân,
  • 27:15 - 27:18
    cách mang lại hạnh phúc cho đời sống của mình.
  • 27:18 - 27:22
    Điều này có sức mạnh hơn
    bất cứ chương trình hay kỹ thuật nào.
  • 27:22 - 27:26
    Dạy cho học sinh
    về sự thực tập chánh niệm là rất quan trọng,
  • 27:26 - 27:29
    nhưng sự chánh niệm của các thầy cô giáo
    còn quan trọng hơn,
  • 27:29 - 27:34
    bởi học trò sẽ học hỏi được từ thân giáo của các thầy cô
  • 27:34 - 27:36
    nhiều hơn là những kiến thức mà thầy cô giảng dạy.
  • 27:36 - 27:40
    Đây là điều vô cùng quan trọng, dù đối với bất cứ hình thức giáo dục nào.
  • 27:42 - 27:46
    Thầy cô giáo cần nắm vững sự thực tập trước khi đem chia sẻ với học trò.
  • 28:13 - 28:17
    (Đọc kinh)
  • 28:51 - 28:54
    Đây là khóa tu đầu tiên của tôi,
  • 28:54 - 28:58
    khóa tu đã giúp tôi thức tỉnh và mở lòng ra,
  • 28:59 - 29:03
    bởi trước đây tôi tự nhận mình là một người hay hoài nghi.
  • 29:03 - 29:09
    Có một số lượng khá nhỏ các nghiên cứu,
    nhưng các nghiên cứu này rất thuyết phục.
  • 29:09 - 29:13
    Những nghiên cứu đó
    cho thấy sự thực tập chánh niệm có tác động lên người trẻ
  • 29:13 - 29:16
    cũng tương tự như với người lớn,
  • 29:16 - 29:20
    và không quá ngạc nhiên khi các nghiên cứu đưa ra bằng chứng cho thấy
  • 29:20 - 29:23
    tâm của người trẻ về cơ bản cũng giống như tâm của người lớn.
  • 29:23 - 29:27
    Các nghiên cứu cho thấy
    sự thực tập chánh niệm có ảnh hưởng đến
  • 29:27 - 29:31
    những vấn đề như sức khỏe thần kinh,
    sự căng thẳng, lo âu, trầm cảm.
  • 29:31 - 29:36
    Chánh niệm có thể giúp trẻ em học hiệu quả hơn,
    điều này đối với trường học là rất quan trọng,
  • 29:36 - 29:40
    dù đáng buồn là trường học có thể
    không quan tâm lắm đến khía cạnh sức khỏe tinh thần của học sinh...
  • 29:40 - 29:43
    nhưng lại hay để ý đến vấn đề
  • 29:43 - 29:47
    làm thế nào để học sinh đạt kết quả tốt hơn, tiếp thu tốt hơn,
    tập trung tốt hơn, vân vân.
  • 29:48 - 29:52
    Sự thực tập chánh niệm có vẻ sẽ giúp
    cải thiện khía cạnh đó của trường học,
  • 29:52 - 29:56
    và có vẻ cũng giúp trẻ
    có quan hệ tốt hơn với nhau,
  • 29:57 - 30:01
    giúp các em hành xử tốt hơn,
  • 30:01 - 30:04
    và kiểm soát cảm xúc hiệu quả hơn.
  • 30:05 - 30:08
    Tôi cảm nhận
    được sự khác biệt xảy ra trong chính mình,
  • 30:08 - 30:12
    nhờ đi thiền hành mỗi ngày,
  • 30:12 - 30:16
    nhờ ngồi thiền và thiền theo hướng dẫn,
  • 30:16 - 30:21
    sự thực tập ấy đã giúp tôi mở lòng ra,
  • 30:22 - 30:28
    và có khả năng nhận biết những phản ứng của mình
    trước khi chúng kịp bộc phát ra ngoài.
  • 30:28 - 30:34
    Và những thay đổi này không phải là chủ quan,
    chúng thực sự có thể nhìn thấy được trên các bản điện não đồ,
  • 30:34 - 30:37
    và tôi cho rằng điều này rất có tác động tương đối lớn
  • 30:37 - 30:41
    tới những người đang băn khoăn
    liệu có chút khoa học nào ở đây,
  • 30:41 - 30:44
    hay chỉ là những suy nghĩ hão huyền.
  • 30:44 - 30:47
    Ta có thể thực sự thấy
    sự thay đổi về sinh lý trong bộ não.
  • 30:49 - 30:53
    (Tiếng chuông)
  • 30:56 - 31:00
    (Nhạc guitar)
  • 31:07 - 31:09
    (Wow)
  • 31:09 - 31:11
    Thật kỳ diệu.
  • 31:12 - 31:16
    Thở vào, thở ra.
  • 31:16 - 31:21
    Hình ảnh một thính chúng đông đảo -
    những người bình thường, thầy cô giáo, người quản lý trường học,
  • 31:21 - 31:25
    tất cả đều được truyền cảm hứng
    bởi những thông điệp này.
  • 31:25 - 31:30
    Hình ảnh mọi người
    cùng ngồi thiền chung với nhau,
  • 31:30 - 31:32
    nghe Thầy giảng,
  • 31:32 - 31:36
    chiều sâu trong những buổi chia sẻ
    theo nhóm nhỏ mà chúng tôi được tham gia,
  • 31:36 - 31:41
    cách mọi người mở lòng với nhau,
    sự chân thành, tươi mới.
  • 31:41 - 31:45
    Đó chính là sự chứng thực rõ ràng của chánh niệm
  • 31:45 - 31:52
    như là một nếp sống,
    một sự thực tập giúp cho mọi người sống thật với chính mình hơn,
  • 31:52 - 31:57
    không nhất thiết phải
    là hạnh phúc theo cách lúc nào cũng vui vẻ, tươi cười.
  • 31:57 - 32:00
    Trong khóa tu, có nhiều nước mắt, có nhiều sự mở lòng,
  • 32:00 - 32:04
    nhưng đó chính sự làm mới lại trong tự thân,
  • 32:04 - 32:06
    giúp ta tiếp xúc với phần người trong mỗi chúng ta,
  • 32:06 - 32:09
    và giúp ta cảm thấy gắn kết hơn với mọi người.
  • 32:09 - 32:11
    Điều này thật vô giá.
  • 32:11 - 32:17
    Khi nhận ra rằng hạnh phúc và khổ đau là một...
  • 32:19 - 32:24
    Sự thực tập chánh niệm không phải
    là một công cụ, một kỹ thuật giúp ta thành công,
  • 32:24 - 32:28
    mà là phương pháp thực tập
    giúp ta trở thành một con người tự do.
  • 32:28 - 32:32
    Nếu ta thực tập chánh niệm
    miên mật thì
  • 32:33 - 32:38
    chánh niệm không chỉ giúp ta giảm stress,
    hay trở thành một học trò xuất sắc,
  • 32:40 - 32:44
    mà chánh niệm giúp ta trở về tiếp xúc với khổ đau trong chiều sâu tâm thức ta,
  • 32:45 - 32:49
    giúp giải phóng ta khỏi nỗi đau ấy,
  • 32:49 - 32:52
    và tháo gỡ những nút thắt trong tâm trí.
  • 32:52 - 32:57
    Có vẻ đây mới là mối quan tâm tối hậu của chúng ta.
  • 33:09 - 33:12
    Tôi có thể làm được điều này,
    và tôi có thể chia sẻ với những người khác.
  • 33:12 - 33:18
    Đến với khóa tu đã giúp tôi hào hứng hơn
    và tràn đầy hy vọng về năm học mới,
  • 33:18 - 33:22
    và tôi sẽ không áp đặt bất cứ điều gì tôi học được từ khóa tu này lên học trò của mình,
  • 33:22 - 33:25
    mà tôi sẽ mang đến cho chúng
    một giáo viên hạnh phúc,
  • 33:25 - 33:30
    một giáo viên có thể
    tìm thấy niềm an vui trong khi giảng dạy.
  • 33:30 - 33:36
    Tôi tràn đầy hy vọng vào tương lai và
    những gì tôi có thể làm với vai trò một thầy giáo.
  • 33:36 - 33:42
    Biết rằng tôi có thể là
    một phần của phong trào thực tập chánh niệm
  • 33:52 - 33:55
    và chỉ điều đó thôi cũng đã có thể thay đổi thế giới.
  • 33:55 - 33:57
    Chúng tôi đã nói về điều đó,
  • 33:57 - 34:01
    chủ đề " Thầy cô giáo hạnh phúc
    có thể thay đổi thế giới".
  • 34:02 - 34:06
    Chính những đứa trẻ hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới.
  • 34:06 - 34:12
    Chúng tôi chỉ là phương tiện giúp mang lại
    sự thay đổi đó ở bất cứ nơi nào chúng tôi có mặt.
  • 34:12 - 34:16
    Và dự án dài hạn, nghĩ mà xem,
  • 34:16 - 34:22
    rằng nếu chúng ta có thể sống như thế này,
    có thể thực tập như thế này nhiều hơn nữa,
  • 34:22 - 34:25
    thì điều này sẽ tác động lên thế giới đến mức nào.
  • 34:25 - 34:28
    Đó là lí do tại sao chúng tôi nói:" Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thể giới".
  • 34:29 - 34:33
    (Hòa ca)
  • 35:09 - 35:13
    Nếu chúng ta là người thầy hạnh phúc,
    thì chúng ta là người thầy có chánh niệm,
  • 35:13 - 35:17
    và sự chánh niệm đó sẽ lan tỏa ra xung quanh chúng ta.
  • 35:19 - 35:23
    (Nhạc guitar)
  • 38:09 - 38:18
    [để tìm hiểu thêm, hãy liên lạc với chúng tôi tại hòm thư:
    info@wakeupschools.org]
Title:
Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới
Description:

Bộ phim về chương trình Wake Up Schools được làm bởi Wouter Verhoeven.

more » « less
Video Language:
English, British
Duration:
38:19

Vietnamese subtitles

Revisions