Return to Video

Bảo tồn dẫn dắt bởi cộng đồng để cứu động vật hoang dã

  • 0:01 - 0:03
    Tôi là một nhà bảo tồn sư tử.
  • 0:03 - 0:05
    Nghe cũng thú vị đúng không?
  • 0:05 - 0:08
    Một vài người cho rằng
    điều đó không có nghĩa lý gì cả.
  • 0:08 - 0:12
    Nhưng tôi tin là tất cả chúng ta
    đều đã nghe về sư tử Cecil.
  • 0:12 - 0:13
    [ Sư tử Cecil năm 2002 - 2015 ]
  • 0:13 - 0:20
    (Tiếng gầm)
  • 0:20 - 0:22
    Nó không còn gầm được nữa.
  • 0:22 - 0:25
    Vào ngày 02 tháng Bảy 2015,
  • 0:25 - 0:29
    cuộc đời nó đã chấm dứt
    khi bị một thợ săn bắn chết.
  • 0:29 - 0:33
    Người ta nói bạn có thể trở nên gắn bó
    với những con vật bạn nghiên cứu
  • 0:33 - 0:36
    Đó cũng là trường hợp của tôi và Cecil,
  • 0:36 - 0:38
    tôi biết nó và nghiên cứu nó trong ba năm
  • 0:38 - 0:41
    ở công viên quốc gia Hwange.
  • 0:41 - 0:44
    Tôi đã rất đau lòng
    trước cái chết của Cecil.
  • 0:44 - 0:47
    Nhưng điều tốt mà
    thảm kịch này mang lại là
  • 0:47 - 0:49
    sự chú ý của công chúng
  • 0:49 - 0:52
    tới tình trạng bị đe dọa
    của động vật hoang dã.
  • 0:52 - 0:54
    Sau cái chết của Cecil,
  • 0:54 - 0:57
    tôi bắt đầu tự hỏi:
  • 0:57 - 1:01
    Sẽ thế nào nếu cộng đồng
    kề cận Cecil
  • 1:01 - 1:04
    cố gắng bảo vệ nó?
  • 1:04 - 1:09
    Sẽ thế nào nếu tôi gặp Cecil
    khi lên mười, thay vì 29?
  • 1:09 - 1:14
    Liệu tôi hay bạn học của tôi
    có thể thay đổi số phận của nó?
  • 1:14 - 1:17
    Nhiều người đang làm việc
    để ngăn loài sư tử không biến mất,
  • 1:17 - 1:21
    nhưng rất ít trong số họ
    là dân bản địa
  • 1:21 - 1:24
    hay đến từ những cộng đồng
    chịu nhiều ảnh hưởng nhất.
  • 1:24 - 1:27
    Thế nhưng,
    những cộng đồng sống với tư tử
  • 1:27 - 1:30
    là những người có thể giúp chúng
    nhiều nhất.
  • 1:30 - 1:33
    Người dân địa phương nên đi đầu
  • 1:33 - 1:36
    trong các giải pháp cho những thách thức
    mà động vật hoang dã phải đối mặt.
  • 1:36 - 1:39
    Đôi khi, thay đổi chỉ xảy ra
  • 1:39 - 1:43
    khi những người ảnh hưởng và bị ảnh hưởng
    nhiều nhất hành động.
  • 1:43 - 1:45
    Cộng đồng địa phương
    đóng vai trò quan trọng
  • 1:45 - 1:48
    trong việc chống săn trộm và
    buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp,
  • 1:48 - 1:52
    những mối đe dọa lớn
    cho sư tử và động vật hoang dã khác.
  • 1:52 - 1:55
    Là một phụ nữ da đen châu Phi
    trong lĩnh vực khoa học,
  • 1:55 - 1:58
    những người tôi gặp luôn tò mò
  • 1:58 - 2:00
    liệu tôi có luôn muốn trở thành
    một nhà bảo tồn
  • 2:00 - 2:04
    vì họ không gặp nhiều nhà bảo tồn
    trông giống như tôi.
  • 2:04 - 2:05
    Khi lớn lên,
  • 2:05 - 2:09
    tôi, thậm chí, còn không biết
    bảo tồn động vật hoang dã là một nghề.
  • 2:09 - 2:12
    Lần đầu tiên tôi nhìn thấy
    động vật hoang dã tại quê hương
  • 2:12 - 2:15
    là khi lên 25,
  • 2:15 - 2:17
    dù sư tử và chó hoang châu Phi
  • 2:17 - 2:21
    chỉ sống cách nhà tôi có vài dặm.
  • 2:21 - 2:23
    Điều này khá phổ biến ở Zimbabwe,
  • 2:23 - 2:26
    khi nhiều người không tiếp xúc
    với động vật hoang dã
  • 2:26 - 2:29
    dù đó là một phần di sản của chúng tôi.
  • 2:29 - 2:31
    Lớn lên, tôi, thậm chí, còn không biết
  • 2:31 - 2:34
    rằng sư tử sống ngay
    trong sân sau nhà mình.
  • 2:34 - 2:37
    Khi tới Khu bảo tồn
    thung lũng Savé
  • 2:37 - 2:40
    trong một buổi sáng lạnh mùa đông
    10 năm trước
  • 2:40 - 2:44
    để nghiên cứu chó hoang châu Phi
    cho đồ án thạc sĩ,
  • 2:44 - 2:48
    tôi bị mê hoặc bởi vẻ đẹp
    và sự yên tĩnh bao quanh.
  • 2:48 - 2:52
    Tôi cảm thấy như đã tìm thấy niềm đam mê
    và mục đích của mình trong cuộc sống
  • 2:52 - 2:54
    Tôi tự hứa vào ngày đó
  • 2:54 - 2:58
    rằng tôi sẽ cống hiến cuộc đời mình
    để bảo vệ động vật.
  • 2:58 - 3:01
    Tôi nghĩ về những ngày đi học
    thời thơ ấu ở Zimbabwe
  • 3:01 - 3:03
    và những đứa trẻ khác cùng trường.
  • 3:03 - 3:07
    Nếu có cơ hội tiếp xúc
    với động vật hoang dã,
  • 3:07 - 3:12
    có lẽ nhiều bạn cùng lớp
    sẽ làm việc cùng với tôi ngày hôm nay.
  • 3:12 - 3:16
    Nếu cộng đồng địa phương không muốn bảo vệ
    và cùng tồn tại với động vật hoang dã,
  • 3:16 - 3:20
    tất cả nỗ lực bảo tồn có thể là vô ích.
  • 3:20 - 3:23
    Đây là những cộng đồng
    sống với động vật hoang dã
  • 3:23 - 3:24
    trong cùng một hệ sinh thái
  • 3:24 - 3:27
    và phải có trách nhiệm với việc này.
  • 3:27 - 3:29
    Nếu không có một kết nối trực tiếp
  • 3:29 - 3:32
    hay một lợi ích từ động vật
  • 3:32 - 3:35
    họ không có lí do gì muốn bảo vệ chúng.
  • 3:35 - 3:38
    Và nếu cộng đồng địa phương
    không bảo vệ động vật hoang dã,
  • 3:38 - 3:42
    mọi can thiệp từ bên ngoài
    sẽ đều vô tác dụng.
  • 3:42 - 3:45
    Vậy cần phải làm những gì?
  • 3:45 - 3:48
    Những nhà bảo tồn
    phải ưu tiên giáo dục về môi trường
  • 3:48 - 3:52
    và giúp mở rộng các kỹ năng cộng đồng
    để bảo tồn động vật hoang dã.
  • 3:52 - 3:56
    Học sinh và cộng đồng
    phải được đưa đến công viên quốc gia,
  • 3:56 - 4:00
    để có cơ hội
    kết nối với động vật hoang dã.
  • 4:00 - 4:02
    Ở mọi nỗ lực và mọi cấp độ,
  • 4:02 - 4:05
    bảo tồn phải tính đến
    nền kinh tế của người dân
  • 4:05 - 4:09
    những người chia sẻ đất đai
    với động vật hoang dã.
  • 4:09 - 4:12
    Điều quan trọng là
    các nhà bảo tồn địa phương
  • 4:12 - 4:15
    là một phần của mọi nỗ lực bảo tồn
  • 4:15 - 4:20
    giúp xây dựng niềm tin
    và thực sự gắn kết bảo tồn vào cộng đồng.
  • 4:20 - 4:23
    Là nhà bảo tồn địa phương,
    chúng tôi phải đối mặt với nhiều rào cản,
  • 4:23 - 4:28
    từ phân biệt đối xử gay gắt
    đến rào cản văn hóa.
  • 4:28 - 4:30
    Nhưng tôi không từ bỏ nỗ lực
  • 4:31 - 4:33
    đưa cộng đồng bản địa
    vào cuộc chiến này
  • 4:33 - 4:36
    vì sự sống còn của hành tinh chúng ta.
  • 4:36 - 4:39
    Tôi đang kêu gọi bạn đến
    và sát cánh cùng tôi.
  • 4:39 - 4:42
    Chúng ta phải chủ động tháo gỡ
    những rào cản do chính mình tạo ra,
  • 4:42 - 4:46
    đang ngăn cách cư dân bản địa
    với những nỗ lực bảo tồn.
  • 4:46 - 4:50
    Tôi đã dành cuộc đời của mình
    để bảo vệ sư tử.
  • 4:50 - 4:52
    Và tôi biết hàng xóm của mình
    cũng sẽ như vậy,
  • 4:52 - 4:56
    chỉ khi nào họ biết tới
    những loài hoang dã sống ngay cạnh bên.
  • 4:56 - 4:58
    Xin cảm ơn.
  • 4:58 - 5:03
    (Vỗ tay)
Title:
Bảo tồn dẫn dắt bởi cộng đồng để cứu động vật hoang dã
Speaker:
Moreangels Mbizah
Description:

Moreangles Mbizah - nhà bảo tồn học và là TED Fellow - nghiên cứu về sư tử nổi tiếng Cecil cho đến khi nó bị một thợ săn bắn chết vào năm 2015. Cô tự hỏi sẽ thế nào nếu chuyện có thể khác đi: "Sẽ thế nào nếu cộng đồng sống kề cận Cecil cũng quan tâm đến việc bảo vệ nó?". Trong bài nói chuyện ngắn, Mbizah chia sẻ về tình trạng bảo tồn tại Zimbabwe, quê hương cô -- và tại sao cô nghĩ rằng các cộng đồng sống chung với động vật hoang dã là đối tượng có nhiều thuận lợi nhất để cứu chúng.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
05:16

Vietnamese subtitles

Revisions