Return to Video

Chó con! Giờ tôi đã khiến bạn tập trung, hãy đến với thuyết phức hợp

  • 0:03 - 0:05
    Khoa học,
  • 0:05 - 0:08
    khoa học đã cho phép chúng ta
    biết được rất nhiều điều
  • 0:08 - 0:11
    về những nơi xa xôi trong vũ trụ,
  • 0:11 - 0:14
    những điều vừa vô cùng quan trọng
  • 0:14 - 0:16
    vừa vô cùng xa xôi,
  • 0:16 - 0:19
    nhưng tuy vậy, cũng rất gần gũi
  • 0:19 - 0:21
    có liên hệ trực tiếp tới chúng ta rất nhiều
  • 0:21 - 0:23
    còn rất nhiều điều
    mà chúng ta không thực sự hiểu.
  • 0:23 - 0:25
    Và một trong số chúng là
  • 0:25 - 0:29
    sự phức hợp xã hội phi thường
    của các loài động vật quanh ta,
  • 0:29 - 0:31
    và hôm nay, tôi muốn kể cho các bạn nghe
    một vài câu chuyện
  • 0:31 - 0:33
    về sự phức hợp của động vật.
  • 0:33 - 0:36
    Nhưng trước tiên, sự phức hợp là như thế nào ?
  • 0:36 - 0:38
    Phức hợp là gì?
  • 0:38 - 0:41
    Thực ra, phức hợp không hề phức tạp.
  • 0:41 - 0:44
    Những thứ phức tạp
    được tạo ra từ nhiều phần nhỏ,
  • 0:44 - 0:47
    khác biệt nhau, và mỗi phần trong đó
  • 0:47 - 0:50
    có vai trò riêng biệt trong cả bộ máy.
  • 0:50 - 0:53
    Ngược lại, một hệ phức hợp
  • 0:53 - 0:55
    lại được cấu thành từ
    rất nhiều, rất nhiều thành phần tương tự,
  • 0:55 - 0:57
    và chính sự tương tác giữa chúng
  • 0:57 - 1:01
    tạo ra hành vi nhất quán tổng thể.
  • 1:01 - 1:05
    Các hệ phức hợp
    có rất nhiều phần tương tác
  • 1:05 - 1:08
    vốn tuân theo các quy luật
    riêng rẽ và đơn giản,
  • 1:08 - 1:11
    và điều này tạo ra những "đặc tính hợp trội".
  • 1:11 - 1:13
    Hành vi của toàn bộ hệ thống
  • 1:13 - 1:15
    không thể được dự đoán trước
  • 1:15 - 1:17
    nếu chỉ dựa trên các quy luật riêng rẽ.
  • 1:17 - 1:19
    Như Aristotle đã viết,
  • 1:19 - 1:22
    tổng thể lớn hơn
    tổng cơ học từng phần của nó gộp lại.
  • 1:22 - 1:24
    Nhưng từ câu nói của Aristotle,
    hãy đi tới
  • 1:24 - 1:28
    một ví dụ chắc chắn hơn
    về hệ thống phức hợp.
  • 1:28 - 1:30
    Đây là những chú chó sục Xcốt-len.
  • 1:30 - 1:34
    Ban đầu, hệ thống mất trật tự.
  • 1:34 - 1:38
    Sau đó xuất hiện nhân tố gây nhiễu: sữa.
  • 1:38 - 1:41
    Tất cả các cá thể
    bắt đầu đẩy nhau theo một hướng
  • 1:41 - 1:45
    và đây là những gì sẽ xảy ra.
  • 1:45 - 1:48
    Chong chóng quay là một "đặc tính hợp trội"
  • 1:48 - 1:50
    xảy ra do tương tác
    giữa những chú chó con
  • 1:50 - 1:53
    mà quy luật duy nhất
    là cố gắng duy trì sự tiếp cận của chúng với tô sữa.
  • 1:53 - 1:57
    và do đó, đẩy chúng đi
    theo một hướng ngẫu nhiên.
  • 1:57 - 2:01
    Do đó, tất cả đều xoay quanh việc
    tìm ra các quy luật đơn giản
  • 2:01 - 2:04
    mà từ đó nảy sinh phức hợp .
  • 2:04 - 2:07
    Tôi gọi nó là đơn giản hóa phức hợp,
  • 2:07 - 2:09
    và đó là những gì
    chúng tôi làm tại cơ sở thiết kế hệ thống
  • 2:09 - 2:11
    ở ETH Zurich.
  • 2:11 - 2:15
    Chúng tôi thu thập dữ liệu
    về các quần thể động vật,
  • 2:15 - 2:18
    phân tích các mẫu phức hợp,
    cố gắng lý giải chúng.
  • 2:18 - 2:21
    Nó đòi hỏi các nhà vật lý
    phải làm việc cùng với các nhà sinh học,
  • 2:21 - 2:24
    với các nhà toán học
    và các nhà khoa học máy tính,
  • 2:24 - 2:26
    và chính sự tương tác giữa họ
    tạo ra
  • 2:26 - 2:28
    khả năng vượt ra ngoài ranh giới
  • 2:28 - 2:30
    để giải quyết những vấn đề trên.
  • 2:30 - 2:32
    Vậy nên, một lần nữa, tổng thể thì lớn hơn
  • 2:32 - 2:33
    tổng từng phần của chúng.
  • 2:33 - 2:36
    Theo một cách nào đó, sự cộng tác
  • 2:36 - 2:39
    là một ví dụ khác của hệ thống phức hợp.
  • 2:39 - 2:41
    Và có lẽ bạn sẽ tự hỏi
  • 2:41 - 2:44
    tôi phải theo bên nào đây, sinh học hay vật lý?
  • 2:44 - 2:46
    Thực ra, có một chút khác biệt,
  • 2:46 - 2:47
    và để giải thích nó,
    tôi cần phải kể cho bạn nghe
  • 2:47 - 2:50
    một câu chuyện ngắn về bản thân tôi.
  • 2:50 - 2:52
    Khi còn nhỏ,
  • 2:52 - 2:56
    tôi thích chế tạo các thứ,
    để tạo ra những chiếc máy phức tạp.
  • 2:56 - 2:58
    Vậy nên tôi đã đến với điện kỹ thuật
  • 2:58 - 3:00
    và rô bốt,
  • 3:00 - 3:02
    và đề án tôi muốn thực hiện
    khi tốt nghiệp
  • 3:02 - 3:05
    là chế tạo con rô bốt với tên ER-1...
  • 3:05 - 3:07
    nó trông như thế này đây...
  • 3:07 - 3:09
    với chức năng thu thập thông tin
    từ môi trường xung quanh
  • 3:09 - 3:13
    và đi theo các vạch trắng trên mặt đất.
  • 3:13 - 3:15
    Nó vô cùng, vô cùng phức tạp,
  • 3:15 - 3:18
    nhưng nó vận hành suôn sẻ
    trong phòng thí nghiệm,
  • 3:18 - 3:22
    và vào ngày thực nghiệm,
    các giáo sư đều có mặt để đánh giá đề án.
  • 3:22 - 3:25
    Do vậy chúng tôi đem ER-1
    đến phòng đánh giá.
  • 3:25 - 3:27
    Cuối cùng thì ánh sáng trong phòng
  • 3:27 - 3:29
    có đôi chút khác biệt.
  • 3:29 - 3:31
    Hệ thống thị giác của rô bốt bị rối loạn.
  • 3:31 - 3:33
    Tại đường rẽ đầu tiên,
  • 3:33 - 3:36
    nó đi lệch hướng, và đâm thẳng vào tường.
  • 3:36 - 3:39
    Chúng tôi đã mất nhiều tuần để chế tạo nó,
  • 3:39 - 3:40
    vậy mà để phá hủy nó
  • 3:40 - 3:43
    chỉ cần một thay đổi rất nhỏ của ánh sáng
  • 3:43 - 3:44
    trong phòng.
  • 3:44 - 3:46
    Đó là khi tôi nhận ra rằng
  • 3:46 - 3:48
    bạn làm một chiếc máy càng phức tạp,
  • 3:48 - 3:50
    nó càng dễ bị hư hỏng
  • 3:50 - 3:53
    do một thứ gì đó hoàn toàn không ngờ tới.
  • 3:53 - 3:55
    Và tôi đi đến quyết định, thực ra,
  • 3:55 - 3:58
    tôi không hề muốn tạo ra các thứ phức tạp.
  • 3:58 - 4:01
    Tôi muốn hiểu được sự phức hợp,
  • 4:01 - 4:03
    sự phức hợp của thế giới xung quanh chúng ta
  • 4:03 - 4:05
    và đặc biệt trong thế giới loài vật.
  • 4:05 - 4:08
    Điều này đưa chúng ta tới ví dụ về loài dơi.
  • 4:08 - 4:11
    Bechstein là một loài dơi phổ biến
    thuộc họ dơi châu Âu.
  • 4:11 - 4:13
    Chúng là loài động vật có tính xã hội cao.
  • 4:13 - 4:16
    Phần lớn chúng đậu và ngủ cùng nhau.
  • 4:16 - 4:18
    Và chúng sống trong các quần thể dơi cái,
  • 4:18 - 4:19
    điều này có nghĩa vào mỗi mùa xuân,
  • 4:19 - 4:23
    các con cái tập trung lại
    sau giấc ngủ đông,
  • 4:23 - 4:25
    và sống cùng nhau
    trong vòng khoảng 6 tháng
  • 4:25 - 4:27
    để nuôi con non,
  • 4:27 - 4:30
    và tất cả chúng
    đều mang một con chip rất nhỏ,
  • 4:30 - 4:32
    điều này có nghĩa là
    mỗi lần một trong số chúng
  • 4:32 - 4:35
    đi vào trong một trong những hộp dơi
    được trang bị đặc biệt,
  • 4:35 - 4:37
    chúng ta sẽ biết nó ở đâu,
  • 4:37 - 4:38
    và quan trọng hơn nữa,
  • 4:38 - 4:40
    chúng ta biết nó đậu cùng con nào.
  • 4:40 - 4:44
    Do vậy, tôi nghiên cứu quần hợp cùng đậu
    của loài dơi,
  • 4:44 - 4:46
    và nó trông như thế này đây.
  • 4:46 - 4:49
    Trong suốt một ngày, các con dơi đậu
  • 4:49 - 4:51
    trong một số phân nhóm
    tại những hộp khác nhau.
  • 4:51 - 4:53
    Nó có thể giữ nguyên như thế
    trong một ngày,
  • 4:53 - 4:55
    quần thể được tách làm đôi
    giữa hai chiếc hộp,
  • 4:55 - 4:57
    nhưng một ngày khác,
  • 4:57 - 4:59
    chúng có thể ở cùng nhau
    trong một hộp duy nhất,
  • 4:59 - 5:01
    hoặc tách ra giữa ba hộp hoặc nhiều hơn,
  • 5:01 - 5:04
    và trông chúng có vẻ khá thất thường.
  • 5:04 - 5:07
    Nó được gọi là động lực học phân tách-hợp nhất,
  • 5:07 - 5:09
    đặc tính của một nhóm động vật
  • 5:09 - 5:11
    thường xuyên tách và hợp nhất
  • 5:11 - 5:13
    thành các phân nhóm khác nhau.
  • 5:13 - 5:15
    Vậy nên những gì chúng tôi làm
    là lấy toàn bộ dữ liệu
  • 5:15 - 5:17
    từ những ngày khác nhau
  • 5:17 - 5:19
    và tập hợp chúng lại
  • 5:19 - 5:21
    để rút ra một mô hình quần hợp dài hạn
  • 5:21 - 5:24
    bằng cách áp dụng các kỹ thuật
    với phân tích mạng lưới
  • 5:24 - 5:25
    để có được bức tranh hoàn chỉnh
  • 5:25 - 5:28
    về kết cấu xã hội của quần thể này.
  • 5:28 - 5:32
    Các bạn rõ rồi chứ?
    Vậy thì bức tranh trông như thế này.
  • 5:32 - 5:35
    Trong mạng lưới này, tất cả các vòng tròn
  • 5:35 - 5:37
    tức các mắt nối
    là các cá thể dơi riêng lẻ,
  • 5:37 - 5:39
    và các đường giữa chúng
  • 5:39 - 5:43
    là mối gắn kết, quần hợp xã hội giữa từng cá thể.
  • 5:43 - 5:45
    Hóa ra đây là một bức tranh vô cùng thú vị.
  • 5:45 - 5:47
    Quần thể dơi được tổ chức
  • 5:47 - 5:49
    thành 2 cộng đồng khác nhau
  • 5:49 - 5:51
    mà không thể được đoán trước
  • 5:51 - 5:53
    dựa trên động lực học phân tách-hợp nhất
    hàng ngày.
  • 5:53 - 5:57
    Chúng tôi gọi chúng
    là các đơn vị xã hội bí ẩn.
  • 5:57 - 5:58
    Thực ra, điều thú vị hơn là:
  • 5:58 - 6:01
    Hàng năm, vào khoảng tháng 10,
  • 6:01 - 6:02
    quần thể tách ra
  • 6:02 - 6:05
    và tất cả các con dơi ngủ đông riêng rẽ,
  • 6:05 - 6:06
    nhưng năm này qua năm khác,
  • 6:06 - 6:10
    khi các con dơi tụ tập lại vào mùa xuân,
  • 6:10 - 6:12
    các quần thể vẫn không thay đổi.
  • 6:12 - 6:15
    Vậy nên những con dơi này nhớ được
    những người bạn của chúng
  • 6:15 - 6:17
    trong thời gian rất dài.
  • 6:17 - 6:19
    Với kích cỡ não chỉ bằng một hạt lạc,
  • 6:19 - 6:21
    chúng duy trì mối liên kết xã hội
  • 6:21 - 6:23
    lâu dài, riêng biệt.
  • 6:23 - 6:25
    Chúng ta không hề biết là
    chúng có thể làm được điều đó.
  • 6:25 - 6:27
    Chúng ta biết các loài linh trưởng,
  • 6:27 - 6:29
    voi và cá heo có thể làm điều đó,
  • 6:29 - 6:32
    nhưng nếu so với dơi,
    chúng có bộ não khổng lồ.
  • 6:32 - 6:34
    Vậy làm sao mà
  • 6:34 - 6:36
    loài dơi có thể duy trì kết cấu xã hội
  • 6:36 - 6:38
    ổn định và phức hợp này
  • 6:38 - 6:42
    với khả năng nhận thức hạn chế như thế?
  • 6:42 - 6:45
    Đây là lúc thuyết phức hợp
    đem lại câu trả lời.
  • 6:45 - 6:47
    Để hiểu được hệ thống này,
  • 6:47 - 6:49
    chúng tôi đã xây dựng một mô hình máy tính
    về việc đậu của chim,
  • 6:49 - 6:52
    dựa trên các quy luật cá thể, đơn giản,
  • 6:52 - 6:54
    và mô phỏng hàng nghìn, hàng nghìn ngày
  • 6:54 - 6:56
    trong quần thể dơi ảo.
  • 6:56 - 6:58
    Đây là mô hình toán học,
  • 6:58 - 7:00
    nhưng không hề phức tạp.
  • 7:00 - 7:03
    Nói một cách ngắn gọn,
    những gì mô hình muốn truyền tải là
  • 7:03 - 7:06
    mỗi con dơi biết một vài thành viên khác trong quần thể
  • 7:06 - 7:09
    như bạn của chúng, và có xu hướng
  • 7:09 - 7:11
    đậu cùng một hộp với chúng.
  • 7:11 - 7:14
    Quy luật cá thể, đơn giản.
  • 7:14 - 7:15
    Đó là tất cả những gì
    cần để giải thích
  • 7:15 - 7:18
    sự phức hợp xã hội của loài dơi.
  • 7:18 - 7:20
    Nhưng còn hơn thế nữa.
  • 7:20 - 7:22
    Vào giữa năm 2010 và 2011,
  • 7:22 - 7:26
    quần thể mất đi
    hơn 2/3 số lượng cá thể,
  • 7:26 - 7:29
    có lẽ là do mùa đông quá lạnh.
  • 7:29 - 7:32
    Mùa xuân tiếp theo,
    nó không hình thành 2 cộng đồng
  • 7:32 - 7:33
    giống mọi năm,
  • 7:33 - 7:35
    điều có thể khiến cả quần thể bị chết
  • 7:35 - 7:38
    do số lượng trở nên quá ít.
  • 7:38 - 7:43
    Thay vào đó, chúng hình thành
    một đơn vị xã hội gắt kết duy nhất
  • 7:43 - 7:46
    điều đã giúp quần thể sống sót qua mùa đó
  • 7:46 - 7:49
    và tiếp tục sinh trưởng trong 2 năm tiếp theo.
  • 7:49 - 7:51
    Điều chúng ta biết là
  • 7:51 - 7:53
    những con dơi không biết được
    quần thể của chúng đang làm việc này.
  • 7:53 - 7:57
    Tất cả những gì chúng làm
    là tuân theo một quy luật quần hợp đơn giản
  • 7:57 - 7:58
    và chính từ sự đơn giản này
  • 7:58 - 8:01
    hình thành nên phức hợp xã hội
  • 8:01 - 8:04
    điều giúp cho quần thể nhanh chóng thích nghi
  • 8:04 - 8:07
    trước sự thay đổi đột ngột
    trong kết cấu số lượng.
  • 8:07 - 8:09
    Và tôi thấy điều này thật tuyệt vời.
  • 8:09 - 8:11
    Bây giờ, tôi muốn kể cho bạn
    một câu chuyện khác,
  • 8:11 - 8:13
    nhưng lần này
    chúng tôi phải đi từ châu Âu
  • 8:13 - 8:16
    đến sa mạc Kalahari ở Nam Phi.
  • 8:16 - 8:18
    Đây là nơi loài chồn đất châu Phi
    meerkat sinh sống.
  • 8:18 - 8:20
    Tôi chắc là bạn biết về chúng.
  • 8:20 - 8:22
    Chúng là những sinh vật tuyệt diệu.
  • 8:22 - 8:25
    Chúng sống theo đàn
    với phân cấp xã hội rất khắt khe.
  • 8:25 - 8:26
    Đây là cặp đầu đàn,
  • 8:26 - 8:27
    và rất nhiều con phụ thuộc khác,
  • 8:27 - 8:29
    một vài con đóng vai trò lính gác,
  • 8:29 - 8:31
    một vài con là bảo mẫu,
  • 8:31 - 8:32
    một vài con dạy dỗ các con non, vân vân.
  • 8:32 - 8:36
    Những gì chúng tôi làm
    là đeo vòng cổ cho chúng
  • 8:36 - 8:37
    trên đó có gắn thiết bị định vị rất nhỏ
  • 8:37 - 8:39
    để nghiên cứu
    cách mà chúng di chuyển cùng nhau,
  • 8:39 - 8:43
    và điều đó có liên hệ gì
    tới tổ chức xã hội của loài này.
  • 8:43 - 8:44
    Và đây là một ví dụ rất thú vị
  • 8:44 - 8:47
    về chuyển động tập thể ở chồn meerkat.
  • 8:47 - 8:49
    Trong khoảng đất nơi chúng sống
  • 8:49 - 8:51
    có một con đường.
  • 8:51 - 8:54
    Trên đường có xe qua lại nên rất nguy hiểm.
  • 8:54 - 8:56
    Nhưng những con chồn meerkat
    phải băng qua chúng
  • 8:56 - 8:59
    để đi từ chỗ kiếm ăn này sang chỗ khác.
  • 8:59 - 9:03
    Vậy chúng tôi đặt ra câu hỏi, chính xác là
    chúng đã làm việc đó như thế nào?
  • 9:03 - 9:05
    Chúng tôi nhận thấy
    con cái đầu đàn
  • 9:05 - 9:08
    chủ yếu là con dẫn đàn tới con đường,
  • 9:08 - 9:11
    nhưng khi phải thực sự băng qua đường,
  • 9:11 - 9:14
    nó để các con khác đi lên trước,
  • 9:14 - 9:15
    như thực sự muốn nói,
  • 9:15 - 9:18
    "Đi trước đi, và báo cho ta nếu nó an toàn."
  • 9:18 - 9:20
    Thực ra, điều tôi không biết là
  • 9:20 - 9:23
    những con chồn meerkat
    đã tuân theo quy luật ứng xử nào
  • 9:23 - 9:26
    để khiến cho sự hoán đổi này
    xảy ra tại vệ đường
  • 9:26 - 9:30
    và liệu rằng các quy luật đơn giản
    có đủ để lý giải nó.
  • 9:30 - 9:34
    Vậy nên, tôi xây dựng một mô hình,
    mô hình mô phỏng những con chồn meerkat
  • 9:34 - 9:36
    đang băng qua một con đường mô phỏng.
  • 9:36 - 9:37
    Nó là một mô hình đơn giản hóa.
  • 9:37 - 9:40
    Những con chồn di chuyển
    như là những phần tử ngẫu nhiên
  • 9:40 - 9:42
    mà quy luật độc nhất là sự liên kết.
  • 9:42 - 9:45
    Chúng đơn giản di chuyển cùng nhau.
  • 9:45 - 9:48
    Khi những phần tử này tới con đường,
  • 9:48 - 9:50
    chúng cảm nhận nó như một chướng ngại vật,
  • 9:50 - 9:52
    và chúng nhảy lên con đường.
  • 9:52 - 9:53
    Khác biệt duy nhất
  • 9:53 - 9:55
    giữa con cái đầu đàn, ở đây có màu đỏ,
  • 9:55 - 9:57
    và những con khác,
  • 9:57 - 9:59
    là đối với nó,
    độ cao của chướng ngại vật,
  • 9:59 - 10:02
    thực chất là độ nguy hiểm cảm nhận từ con đường,
  • 10:02 - 10:04
    có chút cao hơn,
  • 10:04 - 10:05
    và chính sự khác biệt nhỏ này
  • 10:05 - 10:07
    trong quy luật di chuyển của cá thể
  • 10:07 - 10:10
    là đủ để giải thích điều mà chúng ta quan sát được,
  • 10:10 - 10:12
    rằng con cái đầu đàn
  • 10:12 - 10:14
    dẫn đoàn của nó tới con đường
  • 10:14 - 10:15
    và sau đó nhường đường cho con khác
  • 10:15 - 10:18
    để chúng băng qua trước.
  • 10:18 - 10:22
    Nhà thống kê người Anh, George Box,
  • 10:22 - 10:25
    đã từng viết, "Tất cả các mô hình đều sai,
  • 10:25 - 10:27
    nhưng một vài trong số chúng là hữu dụng."
  • 10:27 - 10:30
    Và thực chất, mô hình này hiển nhiên là sai,
  • 10:30 - 10:34
    vì trên thực tế, meerkat không phải là
    các phần tử ngẫu nhiên.
  • 10:34 - 10:36
    Nhưng nó cũng hữu dụng,
  • 10:36 - 10:38
    vì nó cho ta biết sự vô cùng đơn giản
  • 10:38 - 10:42
    trong quy luật di chuyển ở cấp độ cá thể
  • 10:42 - 10:44
    có thể dẫn đến một sự phức hợp rất lớn
  • 10:44 - 10:46
    trên cấp độ của cả đàn.
  • 10:46 - 10:50
    Vậy một lần nữa,
    đó là đơn giản hóa sự phức hợp.
  • 10:50 - 10:52
    Tôi muốn đi tới kết luận
  • 10:52 - 10:54
    về ý nghĩa của điều này cho mọi loài.
  • 10:54 - 10:56
    Khi con cái đầu đàn
  • 10:56 - 10:58
    nhường đường cho con khác,
  • 10:58 - 11:00
    đó không phải là lịch sự.
  • 11:00 - 11:01
    Thực chất, con cái đầu đàn
  • 11:01 - 11:04
    là vô cùng quan trọng
    cho sự gắn kết của cả đàn.
  • 11:04 - 11:07
    Nếu nó chết trên đường,
    cả đàn sẽ gặp nguy hiểm.
  • 11:07 - 11:10
    Vậy hành vi tránh rủi ro này
  • 11:10 - 11:12
    là đặc trưng tiến hóa từ xa xưa.
  • 11:12 - 11:16
    Những con chồn meerkat
    đang lặp lại thủ thuật tiến hóa
  • 11:16 - 11:18
    đã được truyền lại
    từ hàng nghìn thế hệ trước đó,
  • 11:18 - 11:21
    và chúng tương thích nó
    với mội mối nguy hiểm của ngày nay,
  • 11:21 - 11:24
    trong trường hợp này
    là con đường của con người.
  • 11:24 - 11:27
    Chúng thích ứng những quy luật vô cùng đơn giản,
  • 11:27 - 11:29
    và tạo nên hành vi phức hợp
  • 11:29 - 11:32
    cho phép chống lại sự xâm lấn của loài người
  • 11:32 - 11:34
    đến nơi sinh sống tự nhiên của loài
  • 11:34 - 11:36
    Cuối cùng,
  • 11:36 - 11:39
    đó có thể là loài dơi
    thay đổi kết cấu xã hội
  • 11:39 - 11:41
    trước sự sụt giảm số lượng,
  • 11:41 - 11:43
    hoặc loài chồn meerkat
  • 11:43 - 11:46
    cho thấy sự thích ứng lạ thường
    đối với con đường do con người tạo nên,
  • 11:46 - 11:48
    hoặc có thể ở các loài khác.
  • 11:48 - 11:51
    Thông điệp của tôi ở đây là,
    nó không hề phức tạp,
  • 11:51 - 11:54
    mà chỉ là một niềm băn khoăn
    và hi vọng đơn thuần
  • 11:54 - 11:57
    thông điệp của tôi ở đây là
    các loài động vật
  • 11:57 - 12:00
    cho thấy sự phức hợp xã hội phi thường,
  • 12:00 - 12:02
    và điều này cho phép chúng thích nghi
  • 12:02 - 12:05
    và phản hồi lại
    các thay đổi trong môi trường của mình
  • 12:05 - 12:08
    Tóm lại trong 3 từ, ở thế giới loài vật,
  • 12:08 - 12:11
    đơn giản dẫn tới phức hợp
  • 12:11 - 12:12
    điều này dẫn tới sự phục hồi nhanh chóng.
  • 12:12 - 12:15
    Xin cảm ơn.
  • 12:15 - 12:21
    (Vỗ tay)
  • 12:31 - 12:33
    Dania Gerhardt: Cảm ơn rất nhiều, Nicolas,
  • 12:33 - 12:36
    phần khởi đầu rất tuyệt.
    Hơi căng thẳng đúng không?
  • 12:36 - 12:38
    Nicolas Perony: Tôi ổn mà, cảm ơn nhé!
  • 12:38 - 12:40
    DG: Được rồi, tốt lắm.
    Tôi chắc rằng rất nhiều khán giả
  • 12:40 - 12:42
    bằng cách nào đó đã cố gắng kết nối
  • 12:42 - 12:44
    giữa những loài động vật
    mà anh đã nói đến
  • 12:44 - 12:46
    như dơi, chồn meerkat và loài người.
  • 12:46 - 12:47
    Anh đã đưa ra vài ví dụ:
  • 12:47 - 12:49
    Các con cái là các con mang vai trò xã hội,
  • 12:49 - 12:50
    các con cái là các con đầu đàn,
  • 12:50 - 12:52
    Tôi không chắc mọi người nghĩ như thế nào.
  • 12:52 - 12:55
    Nhưng liên kết như vậy có ổn không?
  • 12:55 - 12:58
    Có hay không những khuôn mẫu như thế
    về vấn đề này
  • 12:58 - 13:01
    mà có giá trị trên tất cả các loài?
  • 13:01 - 13:03
    NP: Vâng, tôi có thể nói rằng
  • 13:03 - 13:05
    cũng có những ví dụ
    chống lại những khuôn mẫu này.
  • 13:05 - 13:08
    Ví dụ như, trên thực tế,
    ở loài cá ngựa hay loài koala,
  • 13:08 - 13:11
    những con đực là kẻ chăm sóc các con non,
    luôn luôn là như thế.
  • 13:11 - 13:17
    Và bài học ở đây là thường rất khó
  • 13:17 - 13:18
    và đôi khi thậm chí hơi nguy hiểm
  • 13:18 - 13:21
    khi đưa ra những sự tương quan
    giữa con người và loài vật.
  • 13:21 - 13:23
    Như vậy đấy.
  • 13:23 - 13:26
    DG: Vâng. Cảm ơn rất nhiều
    vì phần khởi đầu rất tuyệt này.
  • 13:26 - 13:28
    Cảm ơn anh, Nicolas Perony.
Title:
Chó con! Giờ tôi đã khiến bạn tập trung, hãy đến với thuyết phức hợp
Speaker:
Nicolas Perony
Description:

Hành vi của động vật không hề phức tạp, mà là phức hợp. Nicolas Perony nghiên cứu cách mà các cá thể động vật riêng rẽ -- cụ thể là chó săn Xcốt-len, dơi, hay chồn meerkat -- tuân theo các quy luật đơn giản mà theo đó tạo nên hành vi tập thể. Và cách thức mà sự phức hợp được tạo thành từ sự đơn giản có thể giúp chúng thích nghi với những tình huống mới, khi chúng phát sinh.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
13:45
  • Please translate the last few lines and re-submit. Thank you!

  • @ Dimitra Papageorgiou: Cannot believe I overlooked the last part. Thank you for the notice, Dimitra.
    @ Sang Tô: Cảm ơn bạn vì bài sửa. Có điều mình không nghĩ từ "emergence" mà mình dịch là "hiện tượng đột sinh" là sai. Thực ra, với từ đó, mình thấy hiện nay đều được dịch là "hiện tượng đột sinh" và "đặc tính vượt trội" ở một số bài báo khoa học/ sách viết về thuyết phức hợp. Cảm ơn Sang Tô lần nữa.

  • About Vietnamese Language of this Video:
    @Ha Thu: Cảm ơn bạn đã góp ý. Thật sự mình không biết là cách dịch nào đúng hơn, nhưng mình lại muốn dịch sát nghĩa nhất có thể thôi. Thật ra bài thuyết trình này có quá nhiều từ không biết phải dịch thế nào, mình đã tìm trên mạng rất nhiều bài báo về động vật học, cũng như các giáo trình về nó, tuy nhiên mình cũng khó mà tìm ra được từ tương đương trong tiếng Việt nên mình cố gắng dịch sát nghĩa nhất có thể. Còn về từ emergent properties, mình thấy dịch là đặc tính vượt trội thì hợp lý hơn, vì trong vài bài báo mình đọc được thì hai từ emergent properties và emergent behavior là giống nhau. Và đã có bài báo dịch là hành vi hợp trội, và mình thấy cũng hợp lý. Còn hiện tượng đột sinh thì mình thấy nó không sát nghĩa lắm, không giúp người xem hiểu rõ trong ngữ cảnh của bài thuyết trình. Với lại mình cũng tìm hiểu về hiện tượng đột sinh thì theo mình hiểu thì đó là một thuật ngữ trong Vật lý. Nó chỉ một hiện tượng khác. Cảm ơn bạn!

  • Nicely done.

    Best,
    Như

Vietnamese subtitles

Revisions