Return to Video

Để nói chuyện về kinh nguyệt không còn là một điều cấm kỵ

  • 0:01 - 0:02
    Chu kỳ hành kinh.
  • 0:02 - 0:03
    Máu.
  • 0:04 - 0:05
    Kinh nguyệt.
  • 0:05 - 0:07
    Thô tục.
  • 0:07 - 0:09
    Bí mật.
  • 0:09 - 0:10
    Bị che dấu.
  • 0:10 - 0:12
    Tại sao?
  • 0:13 - 0:15
    Một chu kỳ sinh học tự nhiên
  • 0:15 - 0:18
    mà mỗi bạn gái và mỗi phụ nữ
    phải trải qua hàng tháng
  • 0:19 - 0:21
    trong suốt khoảng phân nửa cuộc đời họ
  • 0:21 - 0:23
    Một hiện tượng mà rất quan trọng
  • 0:23 - 0:28
    có liên quan đến sự sống và
    sự duy trì nòi giống của chúng ta.
  • 0:28 - 0:31
    Tuy nhiên chúng ta lại coi đó
    là một điều cấm kỵ.
  • 0:31 - 0:34
    Chúng ta cảm thấy ngượng nghịu
    và xấu hổ khi nói về điều này.
  • 0:36 - 0:38
    Khi tôi bị hành kinh lần đầu tiên,
  • 0:38 - 0:40
    Tôi được bảo rằng
    phải giữ bí mật với người khác
  • 0:41 - 0:43
    thậm chí là với anh và bố tôi.
  • 0:44 - 0:46
    Sau đó khi đề tài này xuất hiện
    trong sách giáo khoa,
  • 0:46 - 0:49
    giáo viên dạy môn sinh học
    bỏ qua chủ đề này.
  • 0:49 - 0:51
    (Cười)
  • 0:52 - 0:54
    Bạn biết tôi học được gì
    từ điều này không?
  • 0:54 - 0:58
    Tôi đã học được rằng
    nó thực sự xấu hổ khi nói về điều này.
  • 0:58 - 1:01
    Tôi đã học cách cảm thấy xấu hổ
    về cơ thể mình.
  • 1:01 - 1:04
    Tôi đã học cách không để tâm đến nó
  • 1:04 - 1:06
    để hợp với khuôn phép.
  • 1:06 - 1:08
    Nghiên cứu ở nhiều nơi trên Ấn Độ
  • 1:08 - 1:13
    cho thấy rằng ba trong mỗi mười bé gái
    không có hiểu biết về kinh nguyệt
  • 1:13 - 1:15
    ở chu kỳ đầu tiên.
  • 1:15 - 1:17
    Và ở nhiều nơi ở Rajasthan
  • 1:17 - 1:22
    con số này lên tới chín trên mười bé gái
    không hiểu biết về nó.
  • 1:23 - 1:24
    Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết
  • 1:24 - 1:27
    phần lớn các bé gái mà tôi
    đã từng trò chuyện
  • 1:27 - 1:31
    không biết gì về kinh nguyệt
    ở chu kỳ đầu
  • 1:31 - 1:33
    nghĩ rằng họ bị bệnh bạch cầu
  • 1:33 - 1:35
    và họ sẽ chết sớm.
  • 1:37 - 1:40
    Vệ sinh lúc hành kinh là một rủi ro lớn
  • 1:40 - 1:42
    cho sự sinh sôi của
    các căn bệnh viêm nhiễm
  • 1:43 - 1:46
    Tuy nhiên ở Ấn Độ, chỉ khoảng 12%
    các bé gái và phụ nữ
  • 1:46 - 1:50
    sử dụng cách hợp vệ sinh
    trong chu kỳ của họ
  • 1:51 - 1:52
    Nếu bạn làm một phép toán,
  • 1:52 - 1:54
    88% bé gái và phụ nữ sử dụng
  • 1:54 - 1:57
    những cách không hợp vệ sinh
    trong chu kỳ của họ
  • 1:57 - 1:59
    Tôi là một trong số đó.
  • 2:00 - 2:03
    Tôi lớn lên ở một thị trấn nhỏ
    tên là Garhwa, ở Jharkhand,
  • 2:03 - 2:07
    nơi mà thậm chí chỉ mua băng vệ sinh
    cũng bị coi là đáng hổ thẹn.
  • 2:07 - 2:09
    Nên khi tôi bắt đầu hành kinh,
  • 2:09 - 2:11
    Tôi phải sử dụng những mảnh vải cũ.
  • 2:13 - 2:15
    Và sau mỗi lần dùng tôi phải giặt
    để sử dụng lại
  • 2:15 - 2:16
    Nhưng để giữ chúng,
  • 2:17 - 2:19
    Tôi phải giấu và để nó
    ở nơi tối tăm, ẩm thấp
  • 2:19 - 2:22
    nhờ đó không ai biết được
    tôi đang hành kinh
  • 2:23 - 2:25
    Sau nhiều lần giặt
    mảnh vải trở nên thô ráp
  • 2:25 - 2:28
    khiến tôi thường xuyên bị mụn nhọt
    và viêm nhiễm.
  • 2:29 - 2:33
    Tôi đã dùng nó trong năm năm
    cho tới khi tôi rời khỏi nơi đó.
  • 2:36 - 2:38
    Một vấn đề nữa mà tôi gặp phải
  • 2:38 - 2:40
    là sự cấm đoán của xã hội
  • 2:40 - 2:45
    đặt lên những bạn gái khi họ hành kinh.
  • 2:45 - 2:47
    Tôi nghĩ tất cả các bạn nhận thức được
    điều này
  • 2:47 - 2:51
    nhưng tôi vẫn liệt kê ở đây
    để cho số ít những người không biết.
  • 2:51 - 2:54
    Tôi đã từng không được phép động vào
    hay ăn rau trộn.
  • 2:54 - 2:59
    Tôi không được ngồi ghế sofa hay
    giường của các thành viên trong gia đình
  • 2:59 - 3:01
    Tôi phải giặt ga giường sau mỗi kì kinh,
  • 3:01 - 3:03
    dù nó có bị bẩn hay không.
  • 3:03 - 3:05
    Tôi được cho là dơ bẩn
  • 3:05 - 3:07
    và bị cấm không được đến đền thờ
  • 3:07 - 3:11
    hay động vào bất kỳ đồ vật nào
    liên quan đến thần linh
  • 3:11 - 3:13
    Bạn sẽ tìm thấy những biển báo ngoài đền
  • 3:13 - 3:16
    cấm không cho bé gái và phụ nữ
    đang hành kinh vào trong
  • 3:17 - 3:18
    Trớ trêu thay,
  • 3:18 - 3:21
    phần lớn, chính những người phụ nữ lớn hơn
  • 3:21 - 3:26
    lại áp đặt những điều cấm đoán này
    lên những cô gái trẻ hơn trong gia đình
  • 3:26 - 3:31
    Sau đó, họ lớn lên với sự chấp nhận
    điều cấm này như một lẽ thường.
  • 3:31 - 3:34
    Và nếu không có sự can thiệp nào,
  • 3:34 - 3:36
    nó sẽ là một điều lạ lẫm và
    là nhận thức sai
  • 3:36 - 3:39
    truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
  • 3:39 - 3:41
    Trong nhiều năm
    làm việc trong lĩnh vực này,
  • 3:41 - 3:43
    Tôi đã từng nghe nhiều câu chuyện
  • 3:43 - 3:46
    về những bạn gái phải ăn và
    rửa bát của họ riêng.
  • 3:46 - 3:49
    Họ không được tắm
    trong suốt kỳ kinh nguyệt,
  • 3:49 - 3:53
    và ở nhiều gia đình
    họ còn bị tách biệt khỏi người nhà.
  • 3:54 - 3:57
    Khoảng 85% bé gái và phụ nữ ở Ấn Độ
  • 3:57 - 4:03
    sẽ làm theo những hủ tục cấm đoán này
    mỗi tháng ở chu kỳ của họ
  • 4:03 - 4:05
    Bạn có tưởng tượng được
    điều này ảnh hưởng
  • 4:05 - 4:09
    tới lòng tự trọng và tự tôn
    của một bé gái thế nào không?
  • 4:09 - 4:11
    Tổn thương về mặt tâm lý
    mà điều này gây ra
  • 4:11 - 4:14
    ảnh hưởng đến tính cách của họ
  • 4:14 - 4:16
    thành tích học tập
  • 4:16 - 4:21
    và các mặt khác trong
    những năm đầu trưởng thành của họ
  • 4:22 - 4:26
    Tôi đã phải làm theo
    những hủ tục ấy trong suốt 13 năm,
  • 4:26 - 4:29
    đến khi tôi có cuộc trò chuyện
    với bạn mình, Tuhin,
  • 4:29 - 4:32
    đã thay đổi nhận thức của tôi
    về kinh nguyệt mãi mãi.
  • 4:32 - 4:38
    Năm 2009, Tuhin và tôi đang học
    lớp đào tạo sau đại học về thiết kế
  • 4:38 - 4:39
    Chúng tôi đã yêu nhau sau đó
  • 4:39 - 4:43
    và tôi đã rất thoải mái trò chuyện
    về kỳ kinh nguyệt với anh ấy.
  • 4:43 - 4:45
    Tuhin biết rất ít về nó.
  • 4:46 - 4:49
    (Cười)
  • 4:52 - 4:55
    Anh ấy ngạc nhiên khi biết
    con gái phải chịu những cơn đau
  • 4:55 - 4:57
    và có kinh hằng tháng
  • 4:57 - 4:59
    (Cười)
  • 4:59 - 5:00
    Phải.
  • 5:01 - 5:02
    Anh ấy bị sốc khi biết
  • 5:02 - 5:08
    về sự cấm đoán đặt lên những bé gái
    và phụ nữ khi họ hành kinh
  • 5:08 - 5:10
    bởi chính gia đình và xã hội họ.
  • 5:10 - 5:12
    Để giúp tôi về những cơn co thắt,
  • 5:12 - 5:16
    anh ấy lên mạng tìm hiểu về kinh nguyệt
  • 5:17 - 5:18
    Khi anh ấy nói cho tôi,
  • 5:18 - 5:22
    Tôi nhận thấy rằng mình cũng
    biết rất ít về điều này.
  • 5:22 - 5:25
    Và tất cả niềm tin của tôi
    trở nên hoang đường.
  • 5:26 - 5:28
    Đó là lúc chúng tôi tự hỏi:
  • 5:28 - 5:30
    Nếu chúng tôi, được giáo dục tốt,
  • 5:30 - 5:32
    nhưng lại ít hiểu biết về kinh nguyệt,
  • 5:32 - 5:37
    thì sẽ có hàng triệu bạn gái ngoài kia
    cũng sẽ như vậy.
  • 5:38 - 5:39
    Để học --
  • 5:39 - 5:41
    để hiểu về vấn đề này rõ hơn,
  • 5:41 - 5:45
    Tôi đã dành một năm
    để nghiên cứu về sự thiếu hiểu biết này
  • 5:45 - 5:48
    và nguyên nhân đằng sau.
  • 5:48 - 5:50
    Trong khi mọi người tin
  • 5:50 - 5:54
    rằng sự thiếu hiểu biết và
    quan niệm sai lầm này
  • 5:54 - 5:56
    là một hiện tượng phổ biến ở nông thôn
  • 5:56 - 5:57
    trong quá trình nghiên cứu
  • 5:57 - 6:00
    Tôi nhận ra rằng đây
    cũng là hiện tương phổ biến ở thành thị.
  • 6:00 - 6:04
    Và ở cả tầng lớp trí thức tại đây.
  • 6:05 - 6:08
    Khi nói chuyện với nhiều bậc phụ huynh
    và giáo viên,
  • 6:08 - 6:13
    Tôi nhận ra rằng phần lớn họ thực sự
    muốn giáo dục cho bé gái về kỳ kinh nguyệt
  • 6:13 - 6:16
    trước khi họ bước vào giai đoạn này.
  • 6:17 - 6:18
    Và --
  • 6:18 - 6:21
    nhưng họ không có biện pháp đúng đắn.
  • 6:21 - 6:23
    Và bởi vì điều này vẫn là điều cấm kỵ,
  • 6:23 - 6:26
    họ cảm thấy lo lắng, xấu hổ khi nói về nó.
  • 6:27 - 6:31
    Kinh nguyệt xuất hiện ở các bé gái
    đang học lớp sáu và bảy,
  • 6:31 - 6:33
    nhưng chương trình giảng dạy của chúng ta
  • 6:33 - 6:37
    chỉ dạy chúng về chu kỳ này
    khi chúng học lên lớp tám và chín.
  • 6:38 - 6:40
    Và bởi vì nó là một điều cấm kỵ,
  • 6:40 - 6:44
    giáo viên vẫn bỏ qua chủ đề này.
  • 6:45 - 6:49
    Nên trường học không dạy
    những bạn gái về nó.
  • 6:49 - 6:51
    bố mẹ không nói về nó.
  • 6:51 - 6:53
    Vậy thì những bé gái phải làm sao?
  • 6:54 - 6:57
    Hai thập kỷ trước và bây giờ --
  • 6:57 - 6:59
    không có gì thay đổi
  • 7:00 - 7:03
    Tôi đã chia sẻ những gì tôi tìm được
    với Tuhin và chúng tôi tự hỏi:
  • 7:03 - 7:05
    Nếu chúng tôi có thể tạo thứ gì đó
  • 7:05 - 7:09
    mà có thể giúp bạn gái
    hiểu hơn về kinh nguyệt --
  • 7:09 - 7:13
    thứ để giúp phụ huynh và giáo viên
  • 7:13 - 7:17
    có thể trò chuyện một cách thoải mái
    với những bé gái?
  • 7:18 - 7:19
    Trong suốt quá trình nghiên cứu
  • 7:19 - 7:21
    Tôi đã tập hợp rất nhiều câu chuyện.
  • 7:21 - 7:27
    Các câu chuyện này viết về kinh nghiệm
    của bạn gái trong chu kỳ của họ.
  • 7:27 - 7:30
    Những câu chuyện này làm cho
    nhiều bạn gái tò mò và thấy thú vị
  • 7:30 - 7:34
    khi nói chuyện về kinh nguyệt
    với nhóm bạn thân của mình.
  • 7:34 - 7:36
    Đó là điều chúng tôi mong muốn.
  • 7:36 - 7:39
    Chúng tôi muốn thứ gì đó
    khiến bạn gái tò mò
  • 7:39 - 7:41
    và thúc đẩy họ tìm hiểu về nó.
  • 7:41 - 7:45
    Chúng tôi muốn sử dụng các câu chuyện
    để dạy bạn gái về kỳ kinh nguyệt.
  • 7:45 - 7:48
    Nên chúng tôi đã làm một bộ truyện tranh,
  • 7:48 - 7:52
    nơi mà các nhân vật hoạt hình
    nói về những câu chuyện của họ
  • 7:52 - 7:56
    và qua đó giáo dục bạn gái về
    kinh nguyệt một cách vui vẻ và hấp dẫn.
  • 7:56 - 7:59
    Để tượng trưng cho những bạn gái ở
    từng giai đoạn khác nhau của tuổi dậy thì,
  • 7:59 - 8:01
    chúng tôi có ba nhân vật.
  • 8:02 - 8:05
    Pinki, là người chưa có hiểu biết
    về chu kỳ của mình,
  • 8:05 - 8:08
    Jiya đã có chút kiến thức về điều này
    từ minh họa qua sách vở
  • 8:08 - 8:12
    và Mira là người am hiều nhất
    về kỳ kinh nguyệt của mình.
  • 8:12 - 8:14
    Còn có một nhân vật thứ tư, Priya Didi.
  • 8:14 - 8:18
    Nhờ cô ấy, bạn gái hiểu hơn về nhiều
    khía cạnh của quá trình trưởng thành
  • 8:18 - 8:20
    và cách giữ vệ sinh trong mỗi chu kỳ.
  • 8:20 - 8:22
    Khi soạn quyển sách này, chúng tôi đã lo
  • 8:22 - 8:26
    rằng những tranh minh họa trong đó
    sẽ bị phản đối
  • 8:26 - 8:29
    và bị cho là nhay cảm về văn hóa.
  • 8:29 - 8:33
    Trong giai đoạn thử nghiệm bản đầu tiên,
    chúng tôi thấy các bé gái rất thích nó.
  • 8:33 - 8:34
    Họ rất hứng thú khi đọc
  • 8:34 - 8:38
    và khi biết thêm nhiều điều về
    chu kỳ của mình.
  • 8:38 - 8:41
    Phụ huynh và giáo viên
    cảm thấy thoải mái khi nói về điều này
  • 8:41 - 8:43
    với các bé gái nhờ quyến truyện,
  • 8:43 - 8:46
    và đôi lúc thậm chí cả các bạn trai
    cũng thích đọc nó.
  • 8:46 - 8:48
    (Cười)
  • 8:48 - 8:51
    (Vỗ tay)
  • 8:52 - 8:56
    Quyển truyện tranh đã giúp chúng ta
    tạo ra một môi trường
  • 8:56 - 8:59
    nơi mà kinh nguyệt
    không còn là một điều cấm kỵ.
  • 8:59 - 9:03
    Rất nhiều tình nguyện viên đã dùng
    cuốn truyện này để dạy cho các bé gái
  • 9:03 - 9:07
    để cải thiện nhận thức về kinh nguyệt tại
    các buổi hội thảo tại nhiều nơi ở Ấn Độ.
  • 9:07 - 9:10
    Và một trong số họ đã lấy cuốn truyện
    để dạy cho những tu sĩ trẻ
  • 9:10 - 9:12
    và đem nó đến tu viện ở Ladakh.
  • 9:12 - 9:16
    Chúng tôi cho ra phiên bản cuối cùng
    của cuốn truyện "Menstrupedia Comic"
  • 9:16 - 9:19
    và xuất bản vào tháng chín năm ngoái.
  • 9:19 - 9:21
    Và cho đến nay,
  • 9:21 - 9:25
    hơn 4,000 bạn gái đã được dạy
    cùng với cuốn truyện ở Ấn Độ và --
  • 9:25 - 9:28
    (Vỗ tay)
  • 9:28 - 9:29
    Cảm ơn.
  • 9:29 - 9:33
    (Vỗ tay)
  • 9:34 - 9:36
    Và 10 quốc gia khác trên thế giới.
  • 9:37 - 9:40
    Chúng tôi đang dịch nó
    sang nhiều ngôn ngữ khác nhau
  • 9:40 - 9:43
    và liên kết với các tổ chức địa phương
  • 9:43 - 9:46
    để quyển sách trở nên gần gũi hơn
    với các quốc gia khác.
  • 9:46 - 9:49
    15 trường học ở nhiều nơi trên Ấn Độ
  • 9:49 - 9:52
    đã cho quyển sách vào chương trình học
  • 9:52 - 9:54
    để dạy cho các bé gái về kinh nguyệt.
  • 9:54 - 10:00
    (Vỗ tay)
  • 10:00 - 10:06
    Tôi rất ngạc nhiên khi thấy
    các tình nguyện viên,
  • 10:06 - 10:10
    mỗi cá nhân, phu huynh,
    giáo viên, hiệu trưởng,
  • 10:10 - 10:11
    đã cùng chung tay
  • 10:11 - 10:16
    và giúp cho cộng đồng nhận thức rõ hơn
    về kinh nguyệt,
  • 10:16 - 10:19
    đảm bảo rằng nhũng bé gái
    sẽ được học về điều này khi đến tuổi
  • 10:19 - 10:22
    và giúp phá bỏ điều cấm kỵ này.
  • 10:23 - 10:27
    Tôi mơ về một tương lai mà kinh nguyệt
    không còn là một điều đáng nguyền rủa,
  • 10:27 - 10:29
    không còn là một căn bệnh,
  • 10:29 - 10:32
    mà là một thay đổi đáng hoan nghênh
    trong cuộc đời của mỗi bé gái.
  • 10:32 - 10:33
    Và tôi muốn --
  • 10:33 - 10:38
    (Vỗ tay)
  • 10:38 - 10:39
    Và tôi muốn kết thúc
  • 10:39 - 10:43
    với một yêu cầu nhỏ với tất cả
    các bậc phụ huynh ở đây.
  • 10:43 - 10:45
    Gửi các bậc cha mẹ,
  • 10:45 - 10:47
    nếu các bạn thấy xấu hổ
    khi nói về kinh nguyệt,
  • 10:47 - 10:50
    thì con gái của bạn cũng sẽ vậy.
  • 10:50 - 10:52
    Vậy làm ơn hay suy nghĩ tích cực về nó.
  • 10:52 - 10:53
    (Cười)
  • 10:53 - 10:54
    Cảm ơn.
  • 10:55 - 10:58
    (Vỗ tay)
Title:
Để nói chuyện về kinh nguyệt không còn là một điều cấm kỵ
Speaker:
Aditi Gupta
Description:

Phải công nhận rằng rất nhiều người cảm thấy không thoải mái khi nói về kinh nguyệt. Và điều này dẫn đến việc ở Ấn Độ, cứ 10 bé gái thì có 3 bé không biết gì về kinh nguyệt ở lần đầu của chu kỳ, và những hủ tục còn hạn chế liên quan tới kỳ kinh này dẫn đến sự tổn hại về tâm lý tới bạn trẻ. Lớn lên với những điều cấm kỵ đặt lên mình, Aditi Gupta biết rằng cô muốn giúp đỡ những bạn gái, các bậc phụ huynh và giáo viên có thể nói chuyện một cách thoải mái về điều này mà không ngượng nghịu. Cô ấy sẽ chia sẻ cách cô ấy thực hiện nó.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
11:10

Vietnamese subtitles

Revisions