Return to Video

Sức mạnh của niềm tin vào sự tiến bộ của bản thân

  • 0:01 - 0:04
    Sức mạnh của từ "Sắp."
  • 0:04 - 0:07
    Tôi nghe nói
    tại một trường trung học ở Chicago,
  • 0:07 - 0:11
    học sinh phải qua được
    một số môn nhất định để tốt nghiệp,
  • 0:11 - 0:16
    và nếu không qua,
    chúng nhận được điểm "Sắp Qua."
  • 0:16 - 0:18
    Tôi nghĩ điều đó thật tuyệt vời,
  • 0:18 - 0:22
    vì nếu nhận được điểm "Trượt",
    bạn sẽ nghĩ mình chẳng đi tới đâu.
  • 0:22 - 0:25
    Nhưng nếu nhận được điểm "Sắp Qua",
  • 0:25 - 0:29
    bạn hiểu rằng mình vẫn đang
    trên con đường học tập,
  • 0:29 - 0:32
    đi tới tương lai.
  • 0:32 - 0:40
    "Sắp" cũng giúp tôi thấu hiểu một sự kiện
    quan trọng đầu sự nghiệp của mình,
  • 0:40 - 0:42
    một bước ngoặt thật sự.
  • 0:42 - 0:45
    Tôi muốn tìm hiểu
  • 0:45 - 0:49
    cách những đứa trẻ
    đối mặt với thử thách và khó khăn,
  • 0:49 - 0:52
    thế nên, tôi cho những đứa bé 10 tuổi
  • 0:52 - 0:57
    một số bài toán hơi khó.
  • 0:57 - 1:02
    Một vài đứa phản ứng tích cực
    đến ngạc nhiên.
  • 1:02 - 1:06
    Chúng nói những thứ như:
    "Con thích sự thử thách,"
  • 1:06 - 1:11
    hay: "Con hy vọng cái này
    chứa nhiều thông tin."
  • 1:11 - 1:17
    Chúng hiểu rằng khả năng của chúng
    có thể được phát triển.
  • 1:17 - 1:21
    Chúng có cái mà tôi gọi là
    một tư duy tăng tiến.
  • 1:21 - 1:27
    Nhưng những học sinh khác cảm thấy
    đó là một thảm hoạ.
  • 1:27 - 1:31
    Từ quan điểm ít linh hoạt hơn,
  • 1:31 - 1:38
    trí thông minh của chúng được đánh giá
    nhưng đã thất bại.
  • 1:38 - 1:43
    Thay vì thừa hưởng
    sức mạnh của từ "Sắp,"
  • 1:43 - 1:47
    chúng bị thắt chặt
    bởi sự chuyên chế của "Bây giờ."
  • 1:47 - 1:52
    Vậy tiếp theo chúng sẽ làm gì?
  • 1:52 - 1:58
    Trong một nghiên cứu, chúng nói
    có lẽ chúng sẽ gian lận lần sau
  • 1:58 - 2:02
    thay vì học nhiều hơn
    nếu chúng trượt bài kiểm tra.
  • 2:02 - 2:05
    Trong một nghiên cứu khác,
    sau thất bại,
  • 2:05 - 2:08
    chúng tìm một người
    có kết quả tệ hơn
  • 2:08 - 2:13
    để cảm thấy tốt hơn
    về bản thân mình.
  • 2:13 - 2:19
    Từ nghiên cứu này đến nghiên cứu khác,
    chúng đều trốn chạy khỏi thử thách.
  • 2:19 - 2:25
    Các nhà khoa học
    đã đo hoạt động của não bộ
  • 2:25 - 2:28
    khi học sinh đối mặt với sai lầm.
  • 2:28 - 2:32
    Bên trái là học sinh với tư duy cố định.
  • 2:32 - 2:34
    Hầu như không có hoạt động nào.
  • 2:34 - 2:37
    Chúng trốn chạy khỏi sai lầm.
  • 2:37 - 2:40
    Chúng không vật lộn với nó.
  • 2:40 - 2:43
    Nhưng ở bên phải, bạn thấy
    những học sinh với tư duy tăng tiến,
  • 2:43 - 2:47
    với niềm tin rằng khả năng
    có thể được phát triển.
  • 2:47 - 2:49
    Chúng đối diện với nó.
  • 2:49 - 2:52
    Não của chúng sáng rực với "Sắp."
  • 2:52 - 2:54
    Chúng suy nghĩ kĩ lưỡng.
  • 2:54 - 2:57
    Chúng xử lý sai lầm,
  • 2:57 - 3:02
    học từ nó và sửa chữa.
  • 3:02 - 3:05
    Chúng ta đang nuôi dạy con trẻ
    như thế nào?
  • 3:05 - 3:09
    Chúng ta có đang dạy chúng
    với "Bây giờ" hay với "Sắp"?
  • 3:09 - 3:14
    Chúng ta có đang nuôi dạy những đứa trẻ
    bị ám ảnh với việc đạt điểm A?
  • 3:14 - 3:20
    Chúng ta có đang nuôi dạy những đứa trẻ
    không biết mơ những giấc mơ lớn?
  • 3:20 - 3:27
    Liệu mục tiêu lớn nhất của chúng có là
    điểm A trong bài kiểm tra tới?
  • 3:27 - 3:33
    Liệu chúng có mang
    nhu cầu về sự công nhận tức thì
  • 3:33 - 3:36
    vào cuộc sống tương lai
    của mình?
  • 3:36 - 3:40
    Có lẽ vậy, vì những nhà tuyển dụng
    đang đến tìm tôi và nói,
  • 3:40 - 3:43
    chúng ta đã nuôi lớn
    một thế hệ người trẻ
  • 3:43 - 3:47
    không thể chịu nổi một ngày
  • 3:47 - 3:50
    mà không có phần thưởng.
  • 3:50 - 3:53
    Vậy ta có thể làm gì?
  • 3:53 - 3:57
    Làm thế nào xây cây cầu tới "Sắp"?
  • 3:57 - 4:00
    Đây là một số thứ mà ta có thể làm.
  • 4:00 - 4:06
    Đầu tiên, có thể khéo léo khen ngợi,
    không tán dương trí thông minh hay tài năng.
  • 4:06 - 4:08
    Điều đó đã thất bại rồi.
  • 4:08 - 4:10
    Đừng làm vậy nữa.
  • 4:10 - 4:15
    Nhưng cần khen ngợi
    quá trình mà con trẻ trải qua:
  • 4:15 - 4:19
    sự cố gắng, chiến lược,
    sự tập trung, sự kiên trì,
  • 4:19 - 4:21
    sự tiến bộ của chúng.
  • 4:21 - 4:23
    Lời khen về quá trình tạo ra
  • 4:23 - 4:27
    những đứa trẻ dày dạn và bền bỉ.
  • 4:27 - 4:30
    Có nhiều cách khác
    để xây dựng tư duy "Sắp".
  • 4:30 - 4:34
    Gần đây, chúng tôi làm việc với
    các nhà nghiên cứu game
  • 4:34 - 4:37
    ở Đại học Washington
  • 4:37 - 4:42
    để tạo ra một trò chơi toán học
    trực tuyến mới theo hướng "Sắp".
  • 4:42 - 4:48
    Trong trò này, học sinh được thưởng vì
    sự cố gắng, chiến lược và sự tiến bộ.
  • 4:48 - 4:51
    Những trò chơi toán thông thường
  • 4:51 - 4:55
    thưởng cho
    câu trả lời đúng ngay lập tức,
  • 4:55 - 4:58
    nhưng trò này thưởng vì quá trình.
  • 4:58 - 5:01
    Và chúng tôi thấy nhiều sự cố gắng hơn,
  • 5:01 - 5:03
    nhiều chiến lược hơn,
  • 5:03 - 5:07
    nhiều thích thú hơn
    trong thời gian dài hơn,
  • 5:07 - 5:13
    và sự kiên trì lớn hơn khi gặp phải
    những bài toán khó.
  • 5:13 - 5:16
    Các từ "Sắp" hoặc "Chưa,"
    theo chúng tôi,
  • 5:16 - 5:20
    cho bọn trẻ nhiều sự tự tin hơn,
  • 5:20 - 5:27
    cho chúng một con đường đến tương lai
    và tạo ra sự kiên trì lớn hơn.
  • 5:27 - 5:32
    Và chúng ta có thể thay đổi
    tư duy của bọn trẻ.
  • 5:32 - 5:35
    Trong một nghiên cứu,
    chúng tôi dạy rằng
  • 5:35 - 5:39
    mỗi lần bước ra khỏi
    vòng an toàn của bản thân
  • 5:39 - 5:43
    để học thứ gì đó mới và khó,
  • 5:43 - 5:49
    nơ-ron trong não chúng có thể
    tạo ra các liên kết mới mạnh mẽ hơn,
  • 5:49 - 5:52
    và theo thời gian, chúng có thể
    trở nên thông minh hơn.
  • 5:52 - 5:55
    Hãy xem chuyện gì đã xảy ra:
    trong nghiên cứu này,
  • 5:55 - 5:59
    những học sinh không được dạy
    tư duy tăng tiến
  • 5:59 - 6:04
    tiếp tục có điểm số tụt dốc
    khi phải chuyển trường,
  • 6:04 - 6:11
    nhưng những em được dạy bài học này
    cho thấy sự hồi phục nhanh về điểm số.
  • 6:11 - 6:17
    Chúng tôi đã chứng minh được
    điều này, cách cải thiện này,
  • 6:17 - 6:24
    với hàng ngàn đứa trẻ, đặc biệt là
    những học sinh đang gặp khó khăn.
  • 6:24 - 6:28
    Hãy nói về sự bình đẳng.
  • 6:28 - 6:33
    Trên đất nước này,
    có những nhóm học sinh
  • 6:33 - 6:35
    liên tục học kém hơn
    khả năng thật sự,
  • 6:35 - 6:38
    ví dụ như trẻ em
    ở khu phố nghèo,
  • 6:38 - 6:42
    hay trong đất người da đỏ.
  • 6:42 - 6:46
    Chúng học rất dở trong thời gian dài
  • 6:46 - 6:50
    đến nỗi nhiều người cho rằng
    điều đó là không tránh khỏi.
  • 6:50 - 6:57
    Nhưng khi các nhà giáo dục xây dựng
    lớp học tư duy tăng "Sắp,"
  • 6:57 - 7:01
    sự bình đẳng xảy ra.
  • 7:01 - 7:05
    Và đây chỉ là một vài ví dụ.
  • 7:05 - 7:11
    Trong một năm, một lớp mẫu giáo
    ở Harlem, New York
  • 7:11 - 7:19
    đạt điểm cao hơn 95%
    trong bài Kiểm Tra Toàn Quốc.
  • 7:19 - 7:26
    Nhiều trẻ trong số đó không biết cầm bút
    trong ngày đầu đến trường.
  • 7:26 - 7:28
    Trong một năm,
  • 7:28 - 7:33
    học sinh lớp 4 ở South Bronx,
    từ điểm bắt đầu rất thấp,
  • 7:33 - 7:39
    trở thành khối lớp 4
    đứng nhất bang New York
  • 7:39 - 7:43
    trong bài thi kiểm tra toán toàn bang.
  • 7:43 - 7:47
    Trong một năm tới một năm rưỡi,
  • 7:47 - 7:53
    học sinh da đỏ ở một trường trong
    vùng dành riêng cho người da đỏ
  • 7:53 - 7:59
    đi từ đứng chót quận đến đứng nhất,
  • 7:59 - 8:05
    và quận đó gồm cả những
    thành phần giàu có của Seattle.
  • 8:05 - 8:12
    Bọn trẻ da đỏ
    vượt qua bọn trẻ Microsoft.
  • 8:12 - 8:16
    Điều này xảy ra được
    bởi vì ý nghĩa
  • 8:16 - 8:20
    của sự cố gắng và thử thách
    đã được thay đổi.
  • 8:20 - 8:25
    Trước đây, sự cố gắng và thử thách
  • 8:25 - 8:30
    làm chúng cảm thấy ngu ngốc,
    làm chúng muốn bỏ cuộc,
  • 8:30 - 8:33
    nhưng bây giờ, sự cố gắng và thử thách,
  • 8:33 - 8:37
    đó là khi nơ-ron của chúng
    tạo ra các liên kết mới,
  • 8:37 - 8:39
    các liên kết mạnh hơn.
  • 8:39 - 8:43
    Đó là khi chúng trở nên thông minh hơn.
  • 8:43 - 8:48
    Mới đây tôi nhận được một lá thư,
    từ một đứa trẻ 13 tuổi.
  • 8:48 - 8:52
    Thằng bé nói: "Kính gửi Giáo sư Dweck,
  • 8:52 - 8:58
    con biết rằng bài viết của giáo sư
    dựa trên nghiên cứu khoa học có cơ sở,
  • 8:58 - 9:04
    và đó là lý do tại sao con quyết định
    đưa nó vào thực tiễn.
  • 9:04 - 9:08
    Con cố gắng hơn trong việc làm bài tập,
  • 9:08 - 9:11
    trong mối quan hệ với gia đình mình,
  • 9:11 - 9:15
    trong mối quan hệ với các bạn ở trường,
  • 9:15 - 9:22
    và con thấy sự cải thiện rõ rệt
    về tất cả các mặt.
  • 9:22 - 9:29
    Giờ con nhận ra mình đã lãng phí
    phần lớn đời mình."
  • 9:29 - 9:35
    Đừng để một cuộc đời nào
    bị lãng phí nữa,
  • 9:35 - 9:39
    bởi vì một khi biết rằng
  • 9:39 - 9:44
    khả năng có thể được cải thiện,
  • 9:44 - 9:50
    nó trở thành một quyền cơ bản
    cho trẻ em, tất cả trẻ em,
  • 9:50 - 9:57
    được sống ở nơi
    tạo ra sự cải thiện đó,
  • 9:57 - 10:03
    được sống ở nơi
    với sức mạnh của từ "Sắp."
  • 10:03 - 10:05
    Xin cảm ơn.
  • 10:05 - 10:07
    (Tiếng vỗ tay)
Title:
Sức mạnh của niềm tin vào sự tiến bộ của bản thân
Speaker:
Carol Dweck
Description:

Carol Dweck nghiên cứu về "bộ óc tăng tiến"- một ý tưởng cho rằng chúng ta có thể phát triển khả năng của bộ não để học hỏi và giải quyết các vấn đề. Trong bài nói chuyện này, diễn giả mô tả hai cách suy nghĩ về một vấn đề hơi khó giải quyết. Liệu bạn có đủ thông minh để giải quyết vấn đề đó... hay bạn vẫn chưa giải quyết nổi? Một lối giới thiệu tuyệt vời dành cho lĩnh vực có tầm ảnh hưởng này.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
10:20

Vietnamese subtitles

Revisions