Return to Video

Ariel Garten: Hãy tự biết mình, bằng một cái máy scan não

  • 0:00 - 0:02
    Câu châm ngôn, 'Hãy biết mình'
  • 0:02 - 0:04
    đã xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ.
  • 0:04 - 0:07
    Có người cho rằng
    lời vàng ngọc thông thái này là của Plato,
  • 0:07 - 0:09
    một số khác cho rằng chúng là của Pi-ta-go (Pythagoras).
  • 0:09 - 0:12
    Thực ra nhà thông thái nào nói chẳng quan trọng,
  • 0:12 - 0:15
    vì nó vẫn là lời khuyên khôn ngoan cho cả bây giờ.
  • 0:16 - 0:18
    'Hãy biết mình.'
  • 0:18 - 0:20
    Nó súc tích
  • 0:20 - 0:22
    quá ngắn gọn, đến mức gần như là vô nghĩa,
  • 0:22 - 0:25
    nhưng nghe lại thật quen thuộc
    và đúng đắn, phải không?
  • 0:25 - 0:28
    'Hãy biết mình.'
  • 0:28 - 0:30
    Tôi hiểu lời tuyên bố muôn thuở này
  • 0:30 - 0:33
    là một lời tuyên bố về những vấn đề,
    hay chính xác hơn là những nhầm lẫn,
  • 0:33 - 0:35
    của ý thức.
  • 0:35 - 0:37
    Tôi vẫn luôn thích thú với việc tự tìm hiểu bản ngã.
  • 0:37 - 0:39
    Niềm yêu thích này đã khiến tôi
    đắm chìm vào nghệ thuật,
  • 0:39 - 0:41
    nghiên cứu về hệ thần kinh
  • 0:41 - 0:43
    và sau này trở thành nhà liệu pháp tâm lý.
  • 0:43 - 0:45
    Hôm nay tôi kết hợp tất cả những đam mê của mình
  • 0:45 - 0:47
    với tư cách là CEO của InteraXon,
  • 0:47 - 0:49
    một công ty máy tính được điều khiển bằng ý nghĩ.
  • 0:49 - 0:51
    Mục tiêu của tôi, khá đơn giản,
  • 0:51 - 0:53
    là giúp mọi người trở nên hòa hợp hơn
  • 0:53 - 0:55
    với chính bản thân họ.
  • 0:55 - 0:57
    Tôi nhận ra điều ấy từ câu thành ngữ nhỏ bé này,
  • 0:57 - 0:59
    'Hãy tự biết mình'
  • 0:59 - 1:01
    Nếu bạn nghĩ kĩ về nó,
  • 1:01 - 1:03
    mệnh lệnh này gần như là
    tính cách riêng biệt của giống loài chúng ta,
  • 1:03 - 1:05
    phải không?
  • 1:05 - 1:07
    Ý tôi là, chính sự tự nhận thức bản thân
  • 1:07 - 1:09
    đã tách biệt giống người
  • 1:09 - 1:12
    khỏi những giống loài trước trong lịch sử nhân loại.
  • 1:12 - 1:14
    Ngày nay chúng ra thường quá bận bịu
  • 1:14 - 1:16
    chăm sóc những chiếc iPhones và iPods của mình
  • 1:16 - 1:19
    nên không ngừng lại để tự tìm hiểu bản thân mình.
  • 1:19 - 1:22
    Dưới cơn lũ những cuộc trò chuyện bằng tin nhắn
    hết phút này đến phút khác,
  • 1:22 - 1:25
    thư điện tử, sự thay đổi không ngừng nghỉ
    của những kênh truyền thông
  • 1:25 - 1:28
    và những mật khẩu và những ứng dụng và những nhắc nhở và những dòng Tweets và tags
  • 1:28 - 1:31
    chúng ta quên mất ban đầu vì cái gì
    những thứ lùng nhùng ấy được tạo ra:
  • 1:31 - 1:33
    vì bản thân chúng ta.
  • 1:33 - 1:35
    Hầu hết thời gian chúng ta bị chết đứng
  • 1:35 - 1:39
    bởi những cách chúng ta
    phản chiếu bản thân mình vào thế giới.
  • 1:39 - 1:42
    Chúng ta chẳng còn thời gian để phản tư kỹ lưỡng
  • 1:42 - 1:45
    về bản ngã thật của mình nữa.
  • 1:45 - 1:47
    Chúng ta làm xáo trộn bản thân bằng những thứ này.
  • 1:47 - 1:49
    Và ta cảm thấy ta phải đi
  • 1:49 - 1:52
    đi xa, thật xa mai danh ẩn tích, bỏ lại mọi thứ.
  • 1:52 - 1:54
    Thế là ta đi thật xa
  • 1:54 - 1:56
    đến 1 đỉnh núi,
  • 1:56 - 1:58
    nghĩ rằng ẩn mình ở một nơi nào đó
  • 1:58 - 2:00
    chắc chắn sẽ có thời gian nghỉ ngơi mà ta cần
  • 2:00 - 2:02
    để sắp xếp lại những lộn xộn,
    những thứ điên cuồng hằng ngày,
  • 2:02 - 2:04
    và tìm lại bản thân ta lần nữa.
  • 2:04 - 2:06
    Nhưng trên cái ngọn núi ấy
  • 2:06 - 2:09
    ta lấy lại được sự thanh thản cho tâm hồn từ đâu,
  • 2:09 - 2:12
    thực chất ra chúng ta có đạt được gì?
  • 2:12 - 2:15
    Đó thực ra chỉ là một cuộc chạy trốn thành công.
  • 2:15 - 2:17
    Nghĩ đến cái từ mà chúng ta dùng: 'rút lui'
  • 2:17 - 2:20
    Đây là cái từ quân đội dùng khi họ đã thua trận.
  • 2:20 - 2:22
    Nó có nghĩa là chúng ta phải biến khỏi đây thôi.
  • 2:22 - 2:24
    Đây có phải là cảm giác của chúng ta
    về những áp lực trong thế giới của mình,
  • 2:24 - 2:26
    thấy rằng để có thể hiểu được mình,
  • 2:26 - 2:29
    ta phải bỏ chạy lên núi?
  • 2:29 - 2:32
    Và vấn đề của việc trốn khỏi cuộc sống thường nhật
  • 2:32 - 2:35
    đấy là một lúc nào đấy, ta phải trở về nhà.
  • 2:35 - 2:37
    Cho nên nếu bạn nghĩ kĩ về điều này thì thấy
  • 2:37 - 2:39
    chúng ta gần như là những khách du lịch
  • 2:39 - 2:42
    đi thăm chính mình ở một nơi xa xôi.
  • 2:42 - 2:45
    Và đến một lúc nào đấy chuyến du lịch ấy phải kết thúc.
  • 2:45 - 2:48
    Vậy thì câu hỏi của tôi cho bạn là,
  • 2:48 - 2:50
    Có thể tìm cách hiểu bản thân
  • 2:50 - 2:52
    mà không cần phải chạy trốn không?
  • 2:52 - 2:54
    Có thể định nghĩa lại mối quan hệ của chúng ta
  • 2:54 - 2:56
    với thế giới công nghệ hóa
  • 2:56 - 2:58
    để có một cảm thức mãnh liệt hơn
  • 2:58 - 3:00
    về sự tự nhận thức mà ta tìm kiếm không?
  • 3:00 - 3:03
    Ta có thể sống ở đây và lúc này,
    trong cái mạng chằng chịt của mình
  • 3:03 - 3:06
    và vẫn nghe theo những lời dạy cổ xưa kia,
  • 3:06 - 3:09
    'Hãy tự biết mình' không?
  • 3:09 - 3:11
    Tôi xin khẳng định câu trả lời là có thể.
  • 3:11 - 3:13
    Và tôi ở đây hôm nay là để chia sẻ 1 cách mới:
  • 3:13 - 3:15
    chúng tôi đang xử lý công nghệ theo chiều hướng này
  • 3:15 - 3:17
    để quen hơn với bản ngã bên trong của chúng ta
  • 3:17 - 3:19
    theo cách chưa từng có --
  • 3:19 - 3:21
    nhân tính hóa công nghệ
  • 3:21 - 3:23
    và tiếp tục cuộc tìm kiếm từ thời xa xưa của chúng ta
  • 3:23 - 3:26
    để hiểu rõ hơn bản ngã của mình.
  • 3:26 - 3:30
    Đây là công nghệ máy tính được điều khiển bằng ý nghĩ.
  • 3:32 - 3:34
    Có thể bạn đã nhận ra
  • 3:34 - 3:36
    là tôi đang đeo một điện cực tí hon trên trán.
  • 3:36 - 3:38
    Đây thực ra là một thiết bị cảm biến sóng não
  • 3:38 - 3:40
    dùng để đọc hoạt động điện não của tôi
  • 3:40 - 3:42
    khi tôi nói bài phát biểu này.
  • 3:42 - 3:45
    Những sóng não này được phân tích
    và chúng tôi xét chúng dưới dạng biểu đồ.
  • 3:45 - 3:48
    Tôi sẽ cho các bạn xem các biểu đồ ấy.
  • 3:48 - 3:51
    Những đường xanh dương kia là sóng não của tôi.
  • 3:51 - 3:53
    Đó là những tín hiệu trực tiếp ghi lại từ đầu của tôi,
  • 3:53 - 3:55
    phản ánh ngay lúc này.
  • 3:55 - 3:58
    Những thanh màu xanh lá và đỏ biểu thị
    cùng một tín hiệu hiển thị theo tần số,
  • 3:58 - 4:00
    với những tần số thấp ở đây
  • 4:00 - 4:02
    và những tần số cao thì ở trên này.
  • 4:02 - 4:05
    Bạn đang nhìn vào não tôi ngay khi tôi đang nói đây.
  • 4:07 - 4:10
    Những đồ thị này rất hấp dẫn, chúng nhấp nhô,
  • 4:10 - 4:12
    nhưng từ góc nhìn của một người bình thường,
  • 4:12 - 4:14
    thì chúng thực ra không hữu dụng lắm.
  • 4:14 - 4:16
    Đó là lý do tại sao chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian
  • 4:16 - 4:18
    để hiểu ý nghĩa của những thông tin này
  • 4:18 - 4:20
    để mọi người có thể dùng nó.
  • 4:20 - 4:23
    Ví dụ, nếu tôi có thể dùng những dữ liệu này
  • 4:23 - 4:25
    để xem ngay lúc này tôi thoải mái đến mức nào?
  • 4:25 - 4:27
    Hoặc nếu tôi có thể lấy những thông tin ấy
  • 4:27 - 4:30
    và biến chúng thành một hình ảnh có hệ thống
    trên màn hình thì sao?
  • 4:30 - 4:33
    Cái hình nằm phía bên phải kia
  • 4:33 - 4:35
    đã chỉ ra những suy nghĩ trong đầu của tôi.
  • 4:35 - 4:37
    Tôi càng thư giãn,
  • 4:37 - 4:39
    thì càng có nhiều năng lượng đi qua nó.
  • 4:39 - 4:41
    Tôi cũng có thể muốn biết
  • 4:41 - 4:43
    mình tập trung đến mức nào,
  • 4:43 - 4:46
    nên tôi có thể đưa mức độ tập trung của mình
    vào bảng mạch in nằm phía bên kia.
  • 4:46 - 4:48
    Và trí não tôi càng tập trung,
  • 4:48 - 4:51
    thì tấm bảng đấy sẽ càng tràn đầy năng lượng.
  • 4:51 - 4:54
    Bình thường thì tôi sẽ không có cách nào biết được
  • 4:54 - 4:57
    mức độ tập trung hoặc thư giãn của mình.
  • 4:57 - 4:59
    Như chúng ta biết, cảm nhận về cảm xúc nhất thời
  • 4:59 - 5:01
    là cực kỳ không đáng tin.
  • 5:01 - 5:04
    Chúng ta vẫn luôn bị sự căng thẳng ảnh hưởng
    mà nhiều khi không hề nhận ra
  • 5:04 - 5:06
    cho đến khi ta nổi điên lên với người
    không đáng bị đối xử như thế,
  • 5:06 - 5:09
    thì lúc đó, ta mới nhận ra đáng lẽ mình
    nên để ý, kiểm soát bản thân
  • 5:09 - 5:11
    sớm hơn một tí.
  • 5:11 - 5:13
    Sự nhận biết mới mẻ này
  • 5:13 - 5:15
    mở ra những cơ hội to lớn
  • 5:15 - 5:18
    cho những ứng dụng giúp cải thiện cuộc sống
    và bản thân chúng ta.
  • 5:18 - 5:21
    Chúng tôi đang cố gắng tạo ra
    một công nghệ sử dụng sự thấu hiểu này
  • 5:21 - 5:24
    để làm công việc của ta năng suất hơn,
    những kì nghỉ của ta thoải mái hơn
  • 5:24 - 5:27
    và những sự kết nối của ta trở nên
    sâu đậm, hiệu quả hơn bao giờ hết.
  • 5:28 - 5:31
    Chút nữa tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một vài viễn cảnh
  • 5:31 - 5:34
    nhưng trước hết tôi hãy xem lại quá trình
    đã trải qua để có kết quả như hiện nay.
  • 5:34 - 5:37
    À, cứ tự nhiên kiểm tra đầu tôi bất cứ lúc nào nhé.
  • 5:37 - 5:39
    (Cười)
  • 5:39 - 5:41
    Nhóm của tôi tại InteraXon và tôi
  • 5:41 - 5:44
    gần một thập kỷ rồi, đã phát triển những ứng dụng
    được điều khiển bằng ý nghĩ.
  • 5:44 - 5:46
    Trong thời kì phát triển đầu
  • 5:46 - 5:49
    chúng tôi đã được tiếp lửa bởi những thứ
    chúng tôi có thể điều khiển bằng trí óc mình.
  • 5:49 - 5:52
    Chúng tôi có thể khiến đồ vật khởi động,
    chiếu sáng và hoạt động
  • 5:52 - 5:54
    chỉ bằng cách suy nghĩ.
  • 5:54 - 5:56
    Chúng tôi đã vượt qua khoảng cách
  • 5:56 - 5:58
    giữa trí óc và máy móc.
  • 5:58 - 6:01
    Chúng tôi đã đưa vào hoạt động
    một lượng lớn mẫu hàng và sản phẩm
  • 6:01 - 6:03
    mà có thể được điều khiển bằng trí óc,
  • 6:03 - 6:05
    như là đồ gia dụng
  • 6:05 - 6:07
    hoặc bộ đồ chơi xe hơi hoặc trò chơi điện tử
  • 6:07 - 6:09
    hoặc một cái ghế bay.
  • 6:09 - 6:11
    Chúng tôi đã chế tạo công nghệ và những ứng dụng
  • 6:11 - 6:13
    có sự tham gia của trí tưởng tượng con người,
  • 6:13 - 6:15
    và điều đó thật sự rất lý thú.
  • 6:15 - 6:17
    Sau đó chúng tôi được đề nghị làm một dự án thật lớn
  • 6:17 - 6:19
    cho Thế vận hội Olympics.
  • 6:19 - 6:21
    Chúng tôi được mời chế tạo một hệ thống quy mô lớn
  • 6:21 - 6:23
    tại Olympics mùa đông tại Vancouver vào năm 2010,
  • 6:23 - 6:25
    được dùng ở Vancouver,
  • 6:25 - 6:27
    nó có khả năng điều khiển ánh sáng ở Tháp C.N,
  • 6:27 - 6:30
    những tòa nhà Quốc hội của Canada và thác Niagara
  • 6:30 - 6:33
    từ khắp nơi trong nước
  • 6:33 - 6:35
    bằng cách sử dụng trí óc.
  • 6:35 - 6:38
    Trong vòng 17 ngày tại Thế vận hội, 7,000 du khách từ khắp nơi trên thế giới
  • 6:38 - 6:40
    đã từng người một thực sự được điều khiển ánh sáng
  • 6:40 - 6:42
    từ Tháp C.N., quốc hội và Niagara trực tiếp
  • 6:42 - 6:44
    bằng trí óc từ khắp đất nước,
  • 6:44 - 6:46
    cách đó 3,000 km.
  • 6:46 - 6:48
    Vì vậy, điều khiển đồ đạc bằng trí não
  • 6:48 - 6:50
    thực sự khá là khoái.
  • 6:50 - 6:53
    Chúng tôi luôn quan tâm đến độ tương tác nhiều tầng của sự tương tác giữa con người.
  • 6:53 - 6:55
    Và thế là chúng tôi bắt đầu đi sâu vào sáng tạo
  • 6:55 - 6:57
    những ứng dụng điều khiển bằng ý nghĩ
  • 6:57 - 7:00
    ở một khung sườn phức tạp hơn là chỉ có sự điều khiển.
  • 7:00 - 7:03
    Đó là sự phản hồi.
  • 7:03 - 7:05
    Chúng tôi đã nhận ra là chúng tôi có một hệ thống
  • 7:05 - 7:07
    cho phép công nghệ có một chút hiểu biết về mình.
  • 7:07 - 7:11
    Và nó có thể cùng tham gia vào mối quan hệ với bạn.
  • 7:11 - 7:13
    Chúng tôi đã tạo ra một phòng cảm ứng
  • 7:13 - 7:16
    trong đó ánh sáng, nhạc và rèm cửa
    được tùy chỉnh theo trạng thái của bạn.
  • 7:16 - 7:19
    Chúng theo dõi những thay đổi nhỏ
    trong hoạt động tâm thần của bạn.
  • 7:19 - 7:21
    Vậy nên khi bạn thả mình nghỉ ngơi
    sau một ngày dài mệt mỏi,
  • 7:21 - 7:23
    trên ghế trường kỷ của văn phòng chúng tôi,
  • 7:23 - 7:26
    âm nhạc cũng sẽ thư giãn cùng bạn.
  • 7:26 - 7:28
    Khi bạn đọc, đèn bàn sẽ tỏa sáng hơn.
  • 7:28 - 7:31
    Khi bạn ngủ gật, hệ thống sẽ nhận ra,
  • 7:31 - 7:34
    và ánh sáng sẽ chìm dần theo giấc ngủ của bạn.
  • 7:34 - 7:37
    Thế rồi chúng tôi nhận ra, nếu công nghệ
    có thể biết gì đó về bạn,
  • 7:37 - 7:39
    và dùng chúng để giúp bạn,
  • 7:39 - 7:42
    thì sẽ có thể có những ứng dụng giá trị hơn thế nhiều.
  • 7:42 - 7:45
    Những ứng dụng có thể giúp ta biết hơn về bản thân.
  • 7:45 - 7:47
    Chúng ta có thể biết về những mặt khác nhau của mình
  • 7:47 - 7:49
    mà hầu hết là vô hình
  • 7:49 - 7:52
    và thấy được những thứ trước đây bị chê giấu.
  • 7:52 - 7:54
    Hãy để tôi đưa ra một ví dụ cho điều tôi đang nói ở đây.
  • 7:54 - 7:56
    Đây là một ứng dụng
  • 7:56 - 7:58
    mà tôi đã tạo ra cho iPad.
  • 7:58 - 8:00
    Mục tiêu của cái trò chơi Zen Bound
  • 8:00 - 8:02
    là quấn một sợi thừng quanh một hình nhân gỗ.
  • 8:02 - 8:04
    Bạn dùng ứng dụng này với một bộ tai nghe.
  • 8:04 - 8:07
    Bộ tai nghe này liên kết không dây
    với một iPad hoặc smartphone.
  • 8:07 - 8:09
    Trong bộ tai nghe ấy
  • 8:09 - 8:12
    có một loại vải cảm ứng trên trán và phía trên của tai.
  • 8:12 - 8:14
    Trong trò chơi Zen Bound nguyên bản,
  • 8:14 - 8:17
    Bạn chơi trò này bằng cách
    di chuyển ngón tay trên tấm gỗ.
  • 8:17 - 8:19
    Trong game này chúng tôi đã tạo ra, tất nhiên
  • 8:19 - 8:21
    bạn kiểm soát tấm gỗ đó trên màn hình
  • 8:21 - 8:23
    bằng tâm trí mình
  • 8:23 - 8:25
    Khi bạn tậm trung vào tấm gỗ,
  • 8:25 - 8:27
    nó sẽ quay
  • 8:27 - 8:30
    Tập trung nhiều hơn thì sẽ quay nhanh hơn.
  • 8:30 - 8:32
    Điều này là sự thật
  • 8:32 - 8:34
    Không phải là trò lừa.
  • 8:34 - 8:36
    Điều thực sự thú vị với tôi lại là
  • 8:36 - 8:38
    ở cuối trò chơi bạn có được số liệu thống kê và phản hồi
  • 8:38 - 8:40
    bạn đã chơi như thế nào.
  • 8:40 - 8:42
    Bạn có những biểu đồ và đồ thị
  • 8:42 - 8:44
    cho thấy não bạn đã làm việc như thế nào.
  • 8:44 - 8:47
    Không chỉ là bạn đã sử dụng bao nhiêu đoạn thừng
    hay điểm số cao nhất là bao nhiêu
  • 8:47 - 8:49
    mà là những với những gì đang xảy ra
  • 8:49 - 8:51
    bên trong tâm trí của bạn.
  • 8:51 - 8:53
    Và phản hồi giá trị này
  • 8:53 - 8:56
    chúng ta có thể sử dụng để hiểu những gì đang xảy ra
  • 8:56 - 8:59
    bên trong mỗi chúng ta.
  • 8:59 - 9:01
    Tôi thích gọi như thế này
  • 9:01 - 9:03
    "Hoạt động bên trong"
  • 9:03 - 9:05
    Bình thường chúng ta nghĩ về công nghệ
  • 9:05 - 9:07
    như là sự tương tác
  • 9:07 - 9:09
    Công nghệ này
  • 9:09 - 9:11
    là "Hoạt động bên trong"
  • 9:11 - 9:14
    Nó hiểu những gì bên trong bạn
  • 9:14 - 9:17
    và xây dựng một mối quan hệ hồi đáp
  • 9:17 - 9:19
    giữa bạn và quy trình của bạn
  • 9:19 - 9:21
    để bạn có thể sử dụng những thông tin này
  • 9:21 - 9:23
    để tiến lên phía trước.
  • 9:23 - 9:25
    Để bạn có thể sử dụng những thông tin này
  • 9:25 - 9:28
    để hiểu chính mình trong vòng tròn hồi đáp.
  • 9:28 - 9:32
    Tại InteraXon,
  • 9:32 - 9:35
    Công nghệ hoạt động bên trong
  • 9:35 - 9:38
    thực sự là một trong những
    nhiệm vụ xác định của chúng tôi.
  • 9:38 - 9:41
    Đó là cách giúp chúng ta hiểu thế giới bên trong
  • 9:41 - 9:43
    và phản ánh nó ra bên ngoài
  • 9:43 - 9:46
    vào trong vòng chặt chẽ này.
  • 9:46 - 9:49
    Ví dụ, điều khiển máy tính bằng suy nghĩ
  • 9:49 - 9:51
    có thể dạy trẻ em bị rối loạn khiếm khuyết chú ý (ADD)
  • 9:51 - 9:53
    để cải thiện sự tập trung của chúng.
  • 9:53 - 9:57
    Bị mắc rối loạn khiếm khuyết chú ý,
    trẻ không có nhiều sóng beta giúp cho sự tập trung
  • 9:57 - 9:59
    trong khi tỷ lệ sóng theta lại cao.
  • 9:59 - 10:02
    Do đó bạn có thể tạo ra một ứng dụng
    có thể bù đắp lại sự tập trung của não.
  • 10:02 - 10:05
    Bạn có thể tưởng tượng trẻ chơi game
    với các sóng não của chúng
  • 10:05 - 10:08
    và cải thiện các triệu chứng rối loạn tập trung
    của chính mình khi mà chúng chơi game.
  • 10:08 - 10:11
    Điều này có thể hiệu quả như thuốc Ritalin.
    (thuộc nhóm thuốc kích thích thần kinh)
  • 10:11 - 10:13
    Thậm chí có lẽ còn quan trọng hơn,
  • 10:13 - 10:15
    điều khiển máy tính bằng suy nghĩ có thể
    giúp những trẻ bị rối loạn tập trung chú ý
  • 10:15 - 10:18
    hiểu hơn về những trạng thái tinh thần dao động của trẻ,
  • 10:18 - 10:20
    từ đó có thể hiểu hơn về chính mình
  • 10:20 - 10:22
    và nhu cầu học tập của mình.
  • 10:22 - 10:26
    Cách trẻ có thể sử dụng những nhận thức mới
    để cải thiện bạn thân mình
  • 10:26 - 10:29
    sẽ gây nên nhiều hư tổn và làm lan rộng sự kỳ thị xã hội
  • 10:29 - 10:31
    mà những người được chẩn đoán khác nhau
  • 10:31 - 10:33
    đang phải đối mặt.
  • 10:33 - 10:35
    Chúng ta có thể nhìn sâu vào bên trong đầu mình
  • 10:35 - 10:37
    và tương tác với những gì bị cất giữ,
  • 10:37 - 10:42
    những gì từng bí ẩn và tách biệt khỏi chúng ta.
  • 10:42 - 10:45
    Công nghệ điện não đồ giúp ta hiểu mình
    và dự đoán được cảm xúc của mình
  • 10:45 - 10:47
    và tìm ra giải pháp tốt nhất cho những nhu cầu ta có.
  • 10:47 - 10:50
    Hãy tưởng tượng việc thu thập các nhận thức cá nhân
  • 10:50 - 10:53
    giúp tính toán và phản ánh tuổi thọ.
  • 10:53 - 10:55
    Hãy tưởng tượng những gì bạn có thể đạt được
  • 10:55 - 10:57
    từ cách nhìn này.
  • 10:57 - 11:00
    Nó giống như là được gắn vào trong Google cá nhân.
  • 11:00 - 11:02
    Về đề tài Google,
  • 11:02 - 11:04
    ngày nay bạn có thể tìm kiếm và gắn thẻ vào hình ảnh
  • 11:04 - 11:07
    dựa trên những suy nghĩ và cảm nhận trong khi xem.
  • 11:07 - 11:09
    Bạn có thể tag hình ảnh những con vật nhỏ là Vui vẻ,
  • 11:09 - 11:12
    hoặc bất cứ một tag nào khác,
  • 11:12 - 11:14
    và sau đó bạn có thể tìm kiếm những dữ liệu này,
  • 11:14 - 11:16
    định hướng với cảm giác của bạn,
  • 11:16 - 11:19
    chứ không phải những từ khóa giúp nhắc đến chúng.
  • 11:19 - 11:21
    Hoặc bạn có thể tag ảnh trên Facebook
  • 11:21 - 11:24
    với những cảm xúc liên quan đến
  • 11:24 - 11:26
    ký ức về chúng
  • 11:26 - 11:28
    và rồi ngay sau đó xếp theo thứ tự ưu tiên
  • 11:28 - 11:30
    mà thu hút sự chú ý của bạn,
  • 11:30 - 11:33
    như thế này.
  • 11:33 - 11:35
    Công nghệ nhân bản
  • 11:35 - 11:38
    là lấy một cái đã có sẵn trong tự nhiên
    liên quan kinh nghiệm công nghệ của con người
  • 11:38 - 11:41
    và xây dựng công nghệ liền mạch song song với nó.
  • 11:41 - 11:43
    Vì nó tương đương với hành vi của con người,
  • 11:43 - 11:46
    nó có thể cho phép chúng ta hiểu rõ hơn
    những gì mình đang làm
  • 11:46 - 11:49
    và, quan trọng hơn là, tại sao,
  • 11:49 - 11:51
    tạo ra một bức tranh lớn
  • 11:51 - 11:53
    từ những chi tiết nhỏ quan trọng
  • 11:53 - 11:55
    lại cho ta biết chúng ta là ai.
  • 11:55 - 11:57
    Với công nghệ nhân bản
  • 11:57 - 11:59
    ta có thể theo dõi chất lượng của chu kỳ giấc ngủ.
  • 11:59 - 12:02
    Khi năng suất của chúng ta bắt đầu giảm,
  • 12:02 - 12:04
    chúng ta có thể trở lại dữ liệu này
  • 12:04 - 12:06
    và xem làm sao để tạo ra cân bằng hiệu quả hơn
  • 12:06 - 12:08
    giữa công việc và vui chơi.
  • 12:08 - 12:10
    Bạn có biết những gì gây ra sự mệt mỏi trong bạn không
  • 12:10 - 12:12
    hay những gì mang đến năng lượng tràn đầy cho bạn,
  • 12:12 - 12:15
    những yếu tố kích hoạt gây trầm cảm là gì,
  • 12:15 - 12:19
    hay những niềm vui nào sẽ mang bạn ra khỏi sự sợ hãi?
  • 12:19 - 12:21
    Hãy tưởng tượng nếu bạn có quyền truy cập vào dữ liệu
  • 12:21 - 12:24
    cho phép xếp thang điểm hạnh phúc tổng thể
  • 12:24 - 12:27
    mà mọi người mang đến cho bạn,
  • 12:27 - 12:30
    hay những hoạt động mang đến cho bạn niềm vui.
  • 12:30 - 12:33
    Bạn muốn dành nhiều thời gian cho những người ấy?
    Bạn muốn ưu tiên gì?
  • 12:33 - 12:36
    Bạn muốn ly hôn?
  • 12:36 - 12:38
    Máy tính điều khiển bằng suy nghĩ cho phép bạn
  • 12:38 - 12:41
    xây dựng những hình ảnh đầy màu sắc
    cho cuộc sống của mình.
  • 12:41 - 12:44
    Với điều này, chúng ta có thể biết một ít về
    diễn tiến tâm trạng của mình
  • 12:44 - 12:47
    và tạo một câu chuyện về
    hành vi của chúng ta theo thời gian.
  • 12:47 - 12:49
    Chúng ta có thể bắt đầu thấy các tường thuật cơ bản
  • 12:49 - 12:51
    thúc đẩy chúng ta tiến lên
  • 12:51 - 12:54
    và cho chúng ta biết những gì đang diễn ra.
  • 12:54 - 12:56
    Từ điều này,
  • 12:56 - 12:58
    Chúng ta biết được làm thế nào để
    thay đổi cốt truyện, kết quả
  • 12:58 - 13:00
    và nhân vật
  • 13:00 - 13:02
    trong câu chuyện mỗi người.
  • 13:02 - 13:04
    Hai thiên niên kỷ trước,
  • 13:04 - 13:07
    những người Hy Lạp đã có những hiểu biết lớn.
  • 13:07 - 13:10
    Họ đã biết rằng, phần cơ bản rơi vào nơi
  • 13:10 - 13:13
    bạn bắt đầu sống theo câu phương ngôn của họ,
  • 13:13 - 13:16
    khi bạn bắt đầu tiếp xúc với chính mình.
  • 13:16 - 13:19
    Họ đã hiểu sức mạnh của câu chuyện về loài người
  • 13:19 - 13:21
    và giá trị mà chúng ta đặt trên con người
  • 13:21 - 13:24
    như sự thay đổi, tiến hóa, phát triển.
  • 13:24 - 13:27
    Nhưng họ cũng hiểu điều cơ bản hơn nữa đó là
  • 13:27 - 13:30
    những niềm vui trong khi khám phá,
  • 13:30 - 13:33
    niềm vui và thú vị mà chúng ta có được từ cuộc sống
  • 13:33 - 13:35
    và được là chính mình trong đó,
  • 13:35 - 13:37
    sự phong phú mà chúng ta có
  • 13:37 - 13:40
    từ sự nhìn nhận, cảm nhận và hiểu biết về cuộc sống.
  • 13:40 - 13:42
    Mẹ tôi là một nghệ sĩ,
  • 13:42 - 13:45
    khi còn nhỏ tôi thường thấy bà mang nhiều điều vào cuộc sống qua nét vẽ và cây cọ của mình.
  • 13:45 - 13:48
    Trước đó nó chỉ toàn là màu trắng và đầy tính hữu khả
  • 13:48 - 13:50
    Tiếp theo, nó đã tồn tại
  • 13:50 - 13:53
    qua ý tưởng và cách thể hiện nhiều màu sắc của bà.
  • 13:53 - 13:55
    Khi ngồi bên giá vẽ,
  • 13:55 - 13:58
    xem hết bức vẽ này đến bức khác của bà,
  • 13:58 - 14:02
    tôi đã học được rằng bạn có thể tạo ra được
    cả thế giới riêng cho mình.
  • 14:02 - 14:04
    Tôi nhận ra thế giới bên trong mình
  • 14:04 - 14:07
    ý tưởng, cảm xúc và sự tưởng tượng của mình
  • 14:07 - 14:11
    sự thật, không bị ràng buộc bởi bộ não và cơ thể.
  • 14:11 - 14:14
    Nếu có thể nghĩ và khám phá nó,
  • 14:14 - 14:17
    Bạn có thể mang nó vào trong cuộc sống.
  • 14:17 - 14:19
    Đối với tôi, máy tính được điều khiển bởi suy nghĩ
  • 14:19 - 14:21
    đơn giản và mạnh mẽ như một cây cọ vẽ
  • 14:21 - 14:24
    một công cụ để mở khóa và làm sinh động
  • 14:24 - 14:26
    thế giới ẩn bên trong chúng ta.
  • 14:26 - 14:28
    Tôi mong đến một ngày
  • 14:28 - 14:31
    tôi có thể ngồi bên cạnh bạn, cạnh giá vẽ,
  • 14:31 - 14:33
    xem thế giới mà chúng ta tạo ra
  • 14:33 - 14:35
    với những hộp công cụ mới
  • 14:35 - 14:37
    và nhìn xem những khám phá chúng ta có thể thực hiện
  • 14:37 - 14:39
    về chính bản thân mình
  • 14:39 - 14:41
    Cảm ơn rất nhiều.
  • 14:41 - 14:43
    (Vỗ tay)
Title:
Ariel Garten: Hãy tự biết mình, bằng một cái máy scan não
Speaker:
Ariel Garten
Description:

Hãy tưởng tượng có một trò chơi điện tử được điều khiển bằng tâm trí bạn. Bây giờ hãy tưởng tượng trò chơi ấy sẽ cho bạn biết về sự căng thẳng, cách thư giãn và cách tập trung của chính bạn. Tại TEDxToronto Ariel Garten chia sẻ với chúng ta rằng những hoạt động của não bộ chính chúng ta có thể mang đến một ý nghĩa mới cho câu phương ngôn 'Hãy tự biết mình.'

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
14:43

Vietnamese subtitles

Revisions