Return to Video

Cách công nghệ đã giúp tôi đọc sách

  • 0:01 - 0:05
    Khi tôi còn là một cậu bé khoảng ba hoặc bốn tuổi
  • 0:05 - 0:09
    Tôi nhớ mẹ đã đọc một câu chuyện cho tôi
  • 0:09 - 0:12
    và hai anh trai tôi.
  • 0:12 - 0:14
    và tôi nhớ đã đặt tay của mình lên
  • 0:14 - 0:16
    để cảm nhận trang sách,
  • 0:16 - 0:19
    và cảm nhận hình ảnh mọi người đang nói đến
  • 0:19 - 0:22
    Và mẹ tôi nói rằng " Con yêu,
  • 0:22 - 0:24
    hãy nhớ rằng con không thể nhìn thấy
  • 0:24 - 0:28
    không thể sờ được hình ảnh
  • 0:28 - 0:30
    và không thể sờ thấy những gì in trên trang giấy
  • 0:30 - 0:32
    Và tôi nghĩ:
  • 0:32 - 0:34
    "Nhưng đó là những gì tôi muốn làm.
  • 0:34 - 0:38
    Tôi yêu thích những câu chuyện. Tôi muốn đọc"
  • 0:38 - 0:41
    Khi đó tôi nào có biết
  • 0:41 - 0:43
    rằng tôi sẽ là một phần của
    một cuộc cách mạng kỹ thuật
  • 0:43 - 0:47
    và điều đó sẽ biến giấc mơ thành hiện thực.
  • 0:47 - 0:50
    Tôi được sinh non khoảng 10 tuần,
  • 0:50 - 0:55
    điều này đã làm cho tôi bị mù, 64 năm trước
  • 0:55 - 0:58
    Tình trạng này được gọi là "Xơ hóa sau thấu kính"
  • 0:58 - 1:02
    và rất hiếm gặp trên thế giới hiện nay.
  • 1:02 - 1:04
    Tôi nào có biết, khi nằm cuộn tròn
  • 1:04 - 1:09
    trong lồng kính năm 1948
  • 1:09 - 1:12
    tôi đã đươc sinh ra đúng nơi
  • 1:12 - 1:15
    và đúng thời điểm,
  • 1:15 - 1:19
    rằng tôi đã được sinh ra ở một đất nước
    khiến tôi có thể tham gia
  • 1:19 - 1:22
    vào cuộc cách mạng công nghệ.
  • 1:22 - 1:27
    Có tổng cộng 37 triệu người mù
    trên hành tinh của chúng ta,
  • 1:27 - 1:30
    nhưng những người có thể sử dụng
    những tiến bộ của công nghệ
  • 1:30 - 1:33
    chủ yếu đến từ Bắc Mỹ, Châu Âu,
  • 1:33 - 1:38
    Nhật Bản và những quốc gia phát triển khác.
  • 1:38 - 1:41
    Máy vi tính đã thay đổi cuộc sống của
    tất cả những người có mặt ở khán phòng
  • 1:41 - 1:42
    và trên khắp thế giới,
  • 1:42 - 1:43
    nhưng tôi nghĩ chúng đã thay đổi cuộc sống
  • 1:43 - 1:47
    của những người khiếm thị hơn bất kỳ
    cuộc sống của ai khác.
  • 1:47 - 1:50
    Vì thế tôi muốn nói với các bạn về sự tương tác
  • 1:50 - 1:53
    giữa công nghệ thích ứng dựa trên máy vi tính
  • 1:53 - 1:58
    và những người tình nguyện
    đã giúp đỡ tôi nhiều năm nay
  • 1:58 - 2:01
    để tôi trở thành người như hôm nay.
  • 2:01 - 2:04
    Đó là sự tương tác giữa những người tình nguyện,
  • 2:04 - 2:07
    những nhà phát minh đầy đam mê và công nghệ,
  • 2:07 - 2:10
    và đó là một câu chuyện mà rất nhiều
    người khiếm thị khác có thể kể.
  • 2:10 - 2:14
    Nhưng ngày hôm nay hãy để cho tôi
    kể cho các bạn một ít về nó.
  • 2:14 - 2:18
    Khi tôi 5 tuổi, tôi đến trường và học Braille
    (hệ thống chữ nổi dành cho người mù)
  • 2:18 - 2:21
    Đây là một hệ thống tài tình gồm có 6 chấm
  • 2:21 - 2:22
    được bấm vào giấy,
  • 2:22 - 2:26
    và tôi có thể sờ chúng bằng những ngón tay mình.
  • 2:26 - 2:29
    Tôi nghĩ rằng họ đang chiếu slide
    hình học bạ lớp sáu của tôi.
  • 2:29 - 2:32
    Tôi không biết Julian Morrow lấy nó từ đâu.
  • 2:32 - 2:33
    (cười)
  • 2:33 - 2:35
    Tôi đọc khá tốt,
  • 2:35 - 2:40
    nhưng để nhận thức tôn giáo và thưởng thức âm nhạc thì đòi hỏi phải cố gắng nhiều hơn.
  • 2:40 - 2:41
    (cười)
  • 2:41 - 2:43
    Khi bạn rời một nhà hát opera,
  • 2:43 - 2:47
    bạn sẽ tìm thấy một biển báo chữ nổi trong những thang máy.
  • 2:47 - 2:51
    Hãy tìm nó. Bạn đã bao giờ để ý chưa?
  • 2:51 - 2:53
    Tôi lúc nào cũng tìm nó.
  • 2:53 - 2:55
    (cười)
  • 2:55 - 2:58
    Khi tôi còn đi học,
  • 2:58 - 3:01
    những cuốn sách được chép lại thành chữ nổi,
  • 3:01 - 3:04
    những người tình nguyện bấm từng chấm một
  • 3:04 - 3:06
    nhờ thế tôi có sách để đọc,
  • 3:06 - 3:08
    và việc bấm nốt đó cứ tiếp tục bởi những người tình nguyện mà hầu hết là phụ nữ,
  • 3:08 - 3:11
    cho đến cuối thế kỷ 19 ở đất nước này,
  • 3:11 - 3:13
    nhưng đó là cách duy nhất để tôi có thể đọc.
  • 3:13 - 3:16
    Khi tôi học trung học,
  • 3:16 - 3:19
    tôi có máy ghi âm cát-sét đầu tiên, hiệu Philips,
  • 3:19 - 3:23
    và những cuộn băng ghi âm
    đã trở thành thiết bị học tập
  • 3:23 - 3:25
    tiền vi tính.
  • 3:25 - 3:28
    Tôi có thể nhờ gia đình và bạn bè đọc giùm tài liệu,
  • 3:28 - 3:30
    và tôi có thể đọc lại nó
  • 3:30 - 3:33
    nhiều lần nếu tôi cần.
  • 3:33 - 3:35
    Và nó mang lại cho tôi sự tiếp xúc
  • 3:35 - 3:37
    với nhiều người tình nguyện và người hỗ trợ.
  • 3:37 - 3:41
    Ví dụ, khi tôi học Cao học
  • 3:41 - 3:43
    tại trường đại học Queen's ở Canada,
  • 3:43 - 3:47
    những tù nhân tại nhà tù ở Vịnh Collins
    đã đồng ý giúp tôi.
  • 3:47 - 3:50
    Tôi đưa cho họ một máy ghi âm, và họ đọc vào đó.
  • 3:50 - 3:51
    Một trong số họ nói với tôi,
  • 3:51 - 3:54
    "Ron, chúng tôi sẽ không đi bất cứ nơi nào vào lúc này."
  • 3:54 - 3:57
    (cười)
  • 3:57 - 3:59
    Hãy nghĩ về điều này, Những người đàn ông này
  • 3:59 - 4:03
    không có cơ hội học hành giống như tôi,
  • 4:03 - 4:07
    đã giúp đỡ tôi đạt được Thạc sĩ ngành luật
  • 4:07 - 4:11
    nhờ sự giúp đỡ tận tâm của họ.
  • 4:11 - 4:13
    Vâng, tôi đã trở lại và trở thành một học giả
  • 4:13 - 4:16
    ở trường đại học Melbourne's Monash,
  • 4:16 - 4:19
    và trong 25 năm đó,
  • 4:19 - 4:22
    những cuốn băng ghi âm là tất cả đối với tôi.
  • 4:22 - 4:24
    Thực tế, trong văn phòng của tôi vào năm 1990,
  • 4:24 - 4:29
    độ dài của những băng ghi âm tôi có
    lên đến 18 dặm.
  • 4:29 - 4:36
    Các sinh viên, gia đình và bạn bè
    đều đọc tài liệu cho tôi nghe.
  • 4:36 - 4:37
    Bà Lois Doery,
  • 4:37 - 4:40
    người mà sau này tôi gọi là
    "người mẹ mang thai hộ"
  • 4:40 - 4:44
    đã đọc cho tôi hàng ngàn giờ vào băng ghi âm.
  • 4:44 - 4:46
    Một trong những lý do tôi đồng ý
    nói chuyện ngày hôm nay
  • 4:46 - 4:49
    là vì tôi hy vọng rằng bà Lois sẽ có mặt ở đây
  • 4:49 - 4:53
    để tôi có thể giới thiệu và cảm ơn bà
    trước mặt mọi người.
  • 4:53 - 4:57
    Nhưng thật đáng tiếc, sức khỏe không cho phép
    bà đến đây ngày hôm nay.
  • 4:57 - 5:01
    Nhưng tôi xin cảm ơn bà Lois ở đây,
    từ bục diễn thuyết này.
  • 5:01 - 5:08
    (Vỗ tay)
  • 5:14 - 5:21
    I nhìn thấy máy tính Apple đầu tiên vào năm 1984,
  • 5:21 - 5:22
    và tôi tự nhủ rằng,
  • 5:22 - 5:27
    "Thứ này có một màn hình thủy tinh lớn,
    không hữu ích với tôi lắm"
  • 5:27 - 5:31
    Nhưng tôi đã quá sai.
  • 5:31 - 5:36
    Năm 1987, vào tháng mà con trai cả Gerard
    của chúng tôi được sinh ra,
  • 5:36 - 5:38
    tôi đã có chiếc máy tính khiếm thị đầu tiên
  • 5:38 - 5:41
    và nó đang ở đây.
  • 5:41 - 5:43
    Bạn có nhìn thấy nó không?
  • 5:43 - 5:48
    Và bạn thấy nó không có cái gọi là màn hình.
  • 5:48 - 5:52
    (cười)
  • 5:52 - 5:54
    Nó là một cái máy tính khiếm thị.
  • 5:54 - 5:56
    (cười)
  • 5:56 - 5:58
    Nó là một chiếc Keynote Gold 84k,
  • 5:58 - 6:03
    và 84k có nghĩa là nó có 84 kilobytes bộ nhớ.
  • 6:03 - 6:05
    (cười)
  • 6:05 - 6:10
    Các bạn đừng cười, tôi phải tốn 4.000USD
    vào thời điểm đó để có nó đấy. (cười)
  • 6:10 - 6:15
    Tôi nghĩ là đồng hồ của tôi còn có bộ nhớ lớn hơn.
  • 6:15 - 6:18
    Nó được phát minh bởi Russell Smith,
    một nhà phát minh đầy đam mê
  • 6:18 - 6:21
    ở New Zealand, ông luôn muốn giúp đỡ
    những người khiếm thị.
  • 6:21 - 6:25
    Thật đáng tiếc, ông ấy đã mất trong
    một vụ rơi máy bay vào năm 2005,
  • 6:25 - 6:28
    nhưng ký ức về ông ấy luôn sống mãi trong tim tôi.
  • 6:28 - 6:30
    Điều đó có nghĩa là, lần đầu tiên,
  • 6:30 - 6:33
    tôi có thể đọc lại những gì tôi đã đánh máy.
  • 6:33 - 6:35
    Nó có một bộ tổng hợp tiếng nói.
  • 6:35 - 6:37
    Tôi đã viết cuốn sách đồng tác giả đầu tiên của tôi về luật lao động
  • 6:37 - 6:42
    trên một máy đánh chữ vào năm 1979
    hoàn toàn từ bộ nhớ.
  • 6:42 - 6:47
    Nhưng chiếc máy này cho phép tôi
    đọc lại những gì tôi đã viết
  • 6:47 - 6:48
    và bước vào thế giới máy tính,
  • 6:48 - 6:52
    ngay cả chỉ với bộ nhớ 84k của nó.
  • 6:52 - 6:57
    Năm 1974, Ray Kurzweil,
    một nhà phát minh vĩ đại người Mỹ,
  • 6:57 - 7:00
    xây dựng một cái máy có thể
    quét những cuốn sách
  • 7:00 - 7:02
    và đọc chúng với bộ tổng hợp tiếng nói.
  • 7:02 - 7:05
    Những đơn vị nhận dạng ký tự quang học
  • 7:05 - 7:08
    chỉ thường hoạt động trên một phông chữ,
  • 7:08 - 7:12
    nhưng bằng cách sử dụng thiết bị kép
    máy quét dạng phẳng
  • 7:12 - 7:13
    và bộ tổng hợp tiếng nói,
  • 7:13 - 7:18
    ông ấy phát triển một chiếc máy
    có thể đọc bất cứ font chữ nào.
  • 7:18 - 7:21
    Và chiếc máy của ông ấy với kích thước
    to như một chiếc máy giặt,
  • 7:21 - 7:25
    được giới thiệu vào ngày 13 tháng 01 năm 1976.
  • 7:25 - 7:28
    Tôi thấy chiếc máy Kurzweil
    bản thương mại đầu tiên
  • 7:28 - 7:31
    vào tháng 03 năm 1989, và nó làm tôi kinh ngạc,
  • 7:31 - 7:34
    và vào tháng 9 năm 1989,
  • 7:34 - 7:37
    tháng mà chức phó giáo sư của tôi
  • 7:37 - 7:39
    tại trường đại học Monash được công bố,
  • 7:39 - 7:43
    trường luật có một cái máy như vậy,
    và tôi có thể sử dụng nó.
  • 7:43 - 7:47
    Lần đầu tiên, tôi có thể đọc những gì tôi muốn đọc
  • 7:47 - 7:49
    bằng cách đặt một quyển sách lên máy quét.
  • 7:49 - 7:51
    Tôi không phải tử tế với mọi người nữa!
  • 7:51 - 7:54
    (cười)
  • 7:54 - 7:56
    Tôi sẽ không còn bị kiểm duyệt nữa.
  • 7:56 - 7:59
    Ví dụ, tôi thấy xấu hổ,
  • 7:59 - 8:02
    và tôi thật sự thấy xấu hổ khi nhờ bất cứ ai
  • 8:02 - 8:04
    đọc cho tôi một cách rõ ràng
    những tài liệu về tình dục.
  • 8:04 - 8:08
    (cười)
  • 8:08 - 8:12
    Nhưng, bạn biết đấy, vào giữa đêm,
    tôi có thể bật một cuốn sách và....
  • 8:12 - 8:18
    (cười) (vỗ tay)
  • 8:22 - 8:25
    Bây giờ, máy đọc Kurzweil chỉ đơn giản là
  • 8:25 - 8:27
    một chương trình trên máy laptop của tôi
  • 8:27 - 8:28
    Nó đã thu nhỏ lại đến thế.
  • 8:28 - 8:30
    Và bây giờ tôi có thể quét
    cuốn tiểu thuyết mới nhất
  • 8:30 - 8:33
    mà không phải chờ đợi để có được nó
    trong thư viện sách nói.
  • 8:33 - 8:36
    Tôi có thể theo kịp với bạn bè của tôi.
  • 8:36 - 8:39
    Có rất nhiều người đã
    giúp đỡ tôi trong cuộc sống,
  • 8:39 - 8:42
    mà tôi thậm chí còn chưa gặp.
  • 8:42 - 8:45
    Một trong những người đó là
    nhà phát minh Mỹ Ted Henter.
  • 8:45 - 8:48
    Ted là một tay đua xe môtô
  • 8:48 - 8:52
    nhưng ông ấy đã gặp một tai nạn xe hơi
    vào năm 1987 và bị mất thị lực,
  • 8:52 - 8:56
    điều này thật kinh khủng nếu bạn đang lái xe môtô.
  • 8:56 - 8:58
    Sau đó ông ấy trở thành một vận động viên lướt ván
  • 8:58 - 9:02
    và là một nhà vô địch lướt ván bị tàn tật.
  • 9:02 - 9:05
    Nhưng vào năm 1989, ông hợp tác với Bill Joyce
  • 9:05 - 9:09
    để phát triển một chương trình mà có thể đọc ra
  • 9:09 - 9:11
    những gì trên màn hình máy tính
  • 9:11 - 9:13
    từ mạng hoặc từ những gì trên máy tính.
  • 9:13 - 9:17
    Nó được gọi là JAWS, Job Access With Speech (truy cập với lời nói)
  • 9:17 - 9:19
    nghe nó như thế này:
  • 9:19 - 9:22
    (JAWS nói)
  • 9:30 - 9:32
    Ron McCallum: Chậm quá phải không?
  • 9:32 - 9:33
    (cười)
  • 9:33 - 9:35
    Bạn thấy đó, nếu tôi đọc như thế,
    tôi sẽ ngủ gật mất.
  • 9:35 - 9:36
    Tôi làm chậm nó lại cho các bạn.
  • 9:36 - 9:39
    Tôi sẽ yêu cầu bật nó ở tốc độ tôi thường đọc.
  • 9:39 - 9:42
    Bật chức năng đó được không?
  • 9:42 - 9:47
    (JAWS nói)
  • 9:56 - 9:58
    (cười)
  • 9:58 - 10:00
    RM: Bạn biết đấy, khi chấm điểm
    bài luận của sinh viên
  • 10:00 - 10:02
    bạn muốn chấm nhanh cho xong.
  • 10:02 - 10:09
    (cười) (vỗ tay)
  • 10:11 - 10:15
    Công nghệ này cuốn hút tôi vào năm 1987
  • 10:15 - 10:18
    bây giờ đã có trên iPhone của tôi
    và của các bạn nữa.
  • 10:18 - 10:22
    Nhưng, bạn biết không,
    tôi thấy rằng đọc với các máy móc
  • 10:22 - 10:24
    là một quá trình rất cô đơn.
  • 10:24 - 10:29
    Tôi lớn lên với gia đình, bạn bè đọc sách cho tôi
  • 10:29 - 10:32
    tôi yêu sự ấm áp và hơi thở
  • 10:32 - 10:35
    và sự gần gũi của những người đọc sách.
  • 10:35 - 10:37
    Bạn có thích được đọc cho nghe không?
  • 10:37 - 10:40
    Và một trong những ký ức lâu dài nhất của tôi
  • 10:40 - 10:45
    là năm 1999, Mary đọc cho tôi và bọn trẻ
  • 10:45 - 10:48
    gần bãi biển Manly
  • 10:48 - 10:51
    "Harrt Potter và hòn đá phù thủy"
  • 10:51 - 10:53
    Nó là một quyển sách hay phải không?
  • 10:53 - 10:56
    Tôi vẫn thích được ai đó đọc cho nghe.
  • 10:56 - 10:58
    Nhưng tôi không từ bỏ công nghệ,
  • 10:58 - 11:03
    bởi vì nó cho phép tôi có một cuộc sống tuyệt vời.
  • 11:03 - 11:06
    Tất nhiên, đọc sách cho người mù
  • 11:06 - 11:07
    có trước tất cả các công nghệ này.
  • 11:07 - 11:11
    Cuối cùng, đĩa hát dung lượng lớn được phát triển
  • 11:11 - 11:12
    vào những năm đầu của của thập niên 30,
  • 11:12 - 11:15
    và bây giờ chúng ta đưa sách nói lên đĩa CD
  • 11:15 - 11:21
    sử dụng hệ thống truy cập kỹ thuật số DAISY.
  • 11:21 - 11:24
    Nhưng khi tôi đọc với giọng nói tổng hợp,
  • 11:24 - 11:27
    Tôi thích về nhà và đọc một
    cuốn tiểu thuyết đặc sắc
  • 11:27 - 11:31
    với một giọng thật.
  • 11:31 - 11:33
    Bây giờ vẫn còn có những rào cản
  • 11:33 - 11:35
    đối với chúng tôi, những người khuyết tật.
  • 11:35 - 11:38
    Nhiều trang web không đọc được bằng JAWS
  • 11:38 - 11:39
    và các công nghệ khác.
  • 11:39 - 11:41
    Các trang web thường rất trực quan,
  • 11:41 - 11:43
    và có tất cả các loại đồ thị
  • 11:43 - 11:45
    và các nút bấm không được đặt tên,
  • 11:45 - 11:49
    đó là lý do tại sao World Wide Web Consortium 3,
  • 11:49 - 11:55
    được biết đến như W3C, đã phát triển
    các tiêu chuẩn trên toàn thế giới
  • 11:55 - 11:56
    cho Internet.
  • 11:56 - 12:02
    Và chúng tôi muốn tất cả người sử dụng Internet
    hoặc chủ sở hữu trang web Internet
  • 12:02 - 12:04
    làm trang web của họ tương thích để
  • 12:04 - 12:09
    chúng tôi những người bị mất thị lực
    có thể có một sân chơi bình đẳng.
  • 12:09 - 12:13
    Có những rào cản khác gây ra bởi
    pháp luật của chúng ta.
  • 12:13 - 12:15
    Ví dụ, ở Úc,
  • 12:15 - 12:18
    giống như khoảng một phần ba
    các quốc gia trên thế giới,
  • 12:18 - 12:22
    có trường hợp ngoại lệ bản quyền cho phép sách được in bằng hệ thống chữ Braille
  • 12:22 - 12:24
    hoặc đọc cho những người khiếm thị.
  • 12:24 - 12:28
    Nhưng những cuốn sách
    không thể đi qua những biên giới.
  • 12:28 - 12:30
    Ví dụ, ở Tây Ban Nha, có 100.000
  • 12:30 - 12:32
    sách có thể truy cập bằng tiếng Tây Ban Nha.
  • 12:32 - 12:35
    Ở Argentina, có 50.000.
  • 12:35 - 12:37
    Không một quốc gia Mỹ Latinh nào khác
  • 12:37 - 12:39
    có nhiều hơn một vài ngàn.
  • 12:39 - 12:41
    Nhưng vận chuyển sách là không hợp pháp
  • 12:41 - 12:44
    từ Tây Ban Nha tới Mỹ Latinh.
  • 12:44 - 12:46
    Hiện có thể truy cập hàng trăm ngàn cuốn sách
  • 12:46 - 12:49
    ở Hoa Kỳ, Anh, Canada, Úc, v v,
  • 12:49 - 12:52
    nhưng chúng không thể được
    vận chuyển đến 60 quốc gia khác
  • 12:52 - 12:55
    nơi tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ
    và ngôn ngữ thứ hai.
  • 12:55 - 12:58
    Tôi đã nói với các bạn về Harry Potter.
  • 12:58 - 13:01
    Vâng, bởi vì chúng ta không thể
    vận chuyển sách qua biên giới,
  • 13:01 - 13:03
    nên phải có những phiên bản riêng biệt để đọc
  • 13:03 - 13:06
    ở tất cả các nước nói tiếng Anh khác nhau:
  • 13:06 - 13:09
    Anh, Hoa Kỳ, Canada, Úc,
  • 13:09 - 13:11
    và New Zealand tất cả phải có
  • 13:11 - 13:14
    những phiên bản đọc khác nhau của Harry Potter.
  • 13:14 - 13:17
    Và đó là lý do tại sao, vào tháng tới tại Ma-rốc,
  • 13:17 - 13:20
    một cuộc họp sẽ diễn ra giữa các quốc gia.
  • 13:20 - 13:21
    Đó là điều mà một nhóm các quốc gia
  • 13:21 - 13:23
    và Hiệp hội người mù thế giới ủng hộ,
  • 13:23 - 13:26
    một hiệp ước xuyên biên giới
  • 13:26 - 13:29
    để mà, nếu cuốn sách được phát hành
    theo một ngoại lệ bản quyền
  • 13:29 - 13:31
    và các quốc gia khác có một ngoại lệ bản quyền,
  • 13:31 - 13:33
    có thể vận chuyển chúng qua biên giới
  • 13:33 - 13:36
    và mang sự sống cho mọi người,
    đặc biệt ở các nước đang phát triển,
  • 13:36 - 13:40
    những người khiếm thị không có sách để đọc.
  • 13:40 - 13:42
    Tôi muốn điều đó xảy ra.
  • 13:42 - 13:51
    (vỗ tay)
  • 13:51 - 13:54
    Cuộc sống của tôi đã có phước hạnh tuyệt vời
  • 13:54 - 13:56
    với cuộc hôn nhân và những đứa con
  • 13:56 - 14:00
    và một công việc thú vị để làm,
  • 14:00 - 14:02
    cho dù đó là tại Đại học Trường Luật Sydney,
  • 14:02 - 14:04
    nơi tôi đã là trưởng khoa một nhiệm kỳ,
  • 14:04 - 14:07
    hay như bây giờ tôi ngồi trong Ủy ban Liên hợp quốc
  • 14:07 - 14:10
    về Quyền của Người khuyết tật, tại Geneva.
  • 14:10 - 14:15
    Tôi thực sự là một con người rất may mắn.
  • 14:15 - 14:18
    Tôi tự hỏi tương lai nắm giữ những gì.
  • 14:18 - 14:22
    Công nghệ này sẽ tiến xa hơn nữa,
  • 14:22 - 14:26
    nhưng tôi vẫn còn nhớ 60 năm trước đây,
    mẹ tôi đã nói rằng:
  • 14:26 - 14:27
    "Hãy nhớ rằng, con yêu,
  • 14:27 - 14:32
    con sẽ không bao giờ có thể đọc các bản in
    bằng ngón tay của con."
  • 14:32 - 14:37
    Tôi rất vui mừng vì sự tương tác
    giữa những người làm sách chữ nổi,
  • 14:37 - 14:40
    những tình nguyện viên đọc sách
    và các nhà phát minh đam mê,
  • 14:40 - 14:43
    đã cho phép giấc mơ được đọc
    trở thành sự thật đối với tôi
  • 14:43 - 14:46
    và với người khiếm thị trên khắp thế giới.
  • 14:46 - 14:50
    Tôi muốn cảm ơn nhà nghiên cứu của tôi
    Hannah Martin,
  • 14:50 - 14:52
    là người truy cập vào trang trình bày,
  • 14:52 - 14:57
    và vợ tôi, Giáo sư Mary Crock,
    là ánh sáng của cuộc đời tôi,
  • 14:57 - 14:58
    đang đến để đón tôi.
  • 14:58 - 14:59
    Tôi cũng muốn cảm ơn bà ấy.
  • 14:59 - 15:01
    Tôi nghĩ là bây giờ tôi phải nói lời tạm biệt
  • 15:01 - 15:03
    Chúc an lành cho các bạn. Cảm ơn rất nhiều.
  • 15:03 - 15:05
    (vỗ tay)
  • 15:05 - 15:14
    Yay! (vỗ tay)
  • 15:21 - 15:27
    Okay. Okay. Okay. Okay. Okay. (Vỗ tay)
Title:
Cách công nghệ đã giúp tôi đọc sách
Speaker:
Ron McCallum
Description:

Năm 1948, vài tháng sau khi ông được sinh ra, Ron McCallum đã mất đi thị lực. Trong buổi nói chuyện đầy thú vị và cảm động này, ông đã cho thấy làm thế nào ông có thể đọc - và ca ngợi sự phát triển của các công cụ thông minh, công nghệ máy tính tương thích đã làm điều đó có thể xảy ra. Với sự giúp đỡ của chúng, và các tình nguyện viên hào phóng, ông đã trở thành một luật sư, một học giả, và, trên tất cả, một người ham đọc sách. Chào mừng bạn đến cuộc cách mạng đóc sách của người khiếm thị. (Filmed at TEDxSydney.)

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
15:44

Vietnamese subtitles

Revisions