♪ [âm nhạc] ♪ [Giáo sư. Alex Tabarrok] Độc quyền. Độc quyền không chỉ là một trò chơi. Trong video này, ta sẽ nói về cách doanh nghiệp sử dụng quyền lực thị trường để tối đa hóa lợi nhuận. Chúng ta sẽ bắt đầu với một ví dụ gây tranh cãi. Đây là virus AIDS. Virus này đã giết chết hơn 36 triệu người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ở Mỹ, AIDS không còn là án tử hình như trước kia nữa. Bắt đầu từ giữa những năm 1990, tỉ lệ tử vong do AIDS bắt đầu giảm đáng kể với sự ra mắt của nhiều loại thuốc mới, chẳng hạn Combvir. Loại thuốc mới này rất tốt, nhưng cũng rất đắt, song lý do đâu bởi chi phí sản xuất thuốc quá cao. Thực ra chi phí sản xuất thuốc viên khá là khá thấp. Dù thế, viên thuốc này đắt là bởi vấn đề chính mà chúng ta bàn tới ở đây: Độc quyền. Công ty Dược phẩm GlaxoSmithKline (hay GSK) sở hữu bằng sáng chế thuốc Combivir, nghĩa là họ có quyền loại bỏ các đối thủ cạnh tranh. Chỉ GSK mới có quyền bán Combivir một cách hợp pháp. Bằng sáng chế mang lại cho GSK sự độc quyền, hay chúng ta có thể nói rộng ra là mang lại quyền lực thị trường. Quyền lực thị trường là quyền tăng giá vượt mức chi phí biên, mà không sợ các doanh nghiệp khác gia nhập thị trường. Vậy làm sao bạn biết giá cả cao hơn chi phí biên? Sau đây là một phép thử đơn giản ở Mỹ, Combivir có giá khoảng 12 đến 13 đô la/viên. Tuy nhiên, Ấn Độ không công nhận bằng sáng chế Combivir, nên tại đây có rất nhiều nhà sản xuất Combivir bán thuốc này trên thị trường cạnh tranh. Như chúng ta biết, trong thị trường cạnh tranh, giá cả sẽ giảm xuống tới chi phí biên, và ở Ấn Độ, giá của Combivir vào khoảng 50 xu/viên. Vậy là ở Mỹ, giá Combivir cao gấp khoảng 25 lần, so với chi phí biên. Chúng ta phân tích một chút về nguồn gốc của quyền lực thị trường. Căn bản là doanh nghiệp có quyền lực thị trường khi họ bán một hàng hóa độc nhất và có các rào cản gia nhập, tức nguồn lực ngăn cản đối thủ cạnh tranh tham gia thị trường. Những rào cản gia nhập này bao gồm bằng sáng chế, như ta đã thảo luận ở trên. Ngoài ra quy định của chính phủ cũng tạo ra các rào cản gia nhập, ví như giấy phép độc quyền. Lợi thế về quy mô có nghĩa một công ty lớn có thể bán ở mức chi phí thấp hơn so với bất cứ công ty nhỏ nào, gây khó dễ cho việc tạo dựng một thị trường cạnh tranh, ngay cả khi được miễn phí gia nhập. Dpanh nghiệp độc quyền thường nắm giữ nguyên liệu đầu vào quan trọng. Ví dụ: kim cương chỉ được tìm thấy ở một vài nơi trên thế giới. Nếu kiểm soát một vài mỏ kim cương như vậy, bạn có thể độc quyền hóa thị trường kim cương, nơi mình nắm quyền lực thị trường. Đổi mới về công nghệ có thể tạo ra quyền lực thị trường tạm thời cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tri thức hoặc khả năng mà doanh nghiệp khác chưa có sẽ sở hữu một số quyền lực thị trường. Ta sẽ nghiên cứu sâu thêm nữa về những điều này. Còn điều ta muốn làm lúc này là tập trung vào cách mà doanh nghiệp có quyền lực thị trường xác lập giá cả. Vậy mức giá nào sẽ tối đa hóa lợi nhuận? Doanh nghiệp độc quyền tối đa hóa lợi nhuận bằng cách nào? Bằng cách sản xuất với mức sản lượng mà tại đó doanh thu biên bằng với chi phí biên. Tuyệt! Đây cũng là quy luật giành cho doanh nghiệp cạnh tranh: chọn mức sản lượng mà tại đó doanh thu biên bằng với chi phí biên. Khác biệt duy nhất là với doanh nghiệp cạnh tranh thì doanh thu biên đã bằng giá rồi, và điều này không đúng với doanh nghiệp độc quyền. Doanh nghiệp độc quyền không phải là một thị phần nhỏ của thị trường. Bởi đang bán một mặt hàng độc nhất, nên doanh nghiệp độc quyền phải đối mặt với toàn bộ đường cầu thị trường dốc xuống. Kết quả là, doanh thu biên sẽ thấp hơn giá cả. Chúng ta cùng xem cách tính doanh thu biên của doanh nghiệp độc quyền. Hãy cùng bắt đầu với đường cầu, và giả sử ban đầu ta bán 2 đơn vị. Ta có thể bán 2 đơn vị với giá 16 đô la/đơn vị. Vậy tổng doanh thu là 16 đô la x 2 = 32 đô la. Giờ hãy nhớ rằng doanh thu biên là sự thay đổi trong tổng doanh thu từ việc bán một đơn vị bổ sung. Giả sử ta bán 1 đơn vị bổ sung nữa, là tổng là 3 đơn vị. Ta có thể bán 3 đơn vị với giá 14 đô la. 14 đô la là giá bán tối đa của mỗi đơn vị, mà ta có được khi bán 3 đơn vị. Khi số lượng bán ra là 3, tổng doanh thu là 14 x 3 = 42 đô la. Điều đó có nghĩa là doanh thu biên, tức sự thay đổi doanh thu từ việc bán đơn vị bổ sung đó, là 10 đô la. Giờ đây chúng ta thực sự có thể đưa ra cùng một kết luận theo một hướng khác. Doanh thu biên có thể được chia thành hai phần. Phần thứ nhất là doanh thu có được từ việc bán một đơn vị bổ sung. Đó chính là khu vực này. Chúng ta có thể bán một đơn vị bổ sung, đơn vị thứ 3 với giá 14 đô la. Đó là doanh thu có được. Nhưng, để có thể bán được đơn vị bổ sung đó, chúng ta phải giảm giá cho những đơn vị mà ta đang bán trước đó, vậy cũng có một phần doanh thu mất đi. Chúng ta đang nhận được 16 đô la/đơn vị khi chỉ cần bán 2 đơn vị. Khi bán 3 đơn vị, ta phải giảm giá xuống 14 đô la. vậy là mất 2 đô la/đơn vị, so với các đơn vị trước nên tổng số tiền hụt đi là 4 đô la. Vậy doanh thu biên chỉ là doanh thu có được (14 đô la) trừ đi doanh thu bị mất (4 đô la) = 10 đô la như trước đó. Chúng ta để ý thấy doanh thu có được chính là giá của đơn vị thứ 3, vì đó chính là doanh thu có được trừ đi doanh thu bị mất, chúng ta có thể nhìn thấy ngay là với doanh nghiệp độc quyền, thì doanh thu biên buộc phải thấp hơn giá cả. Được rồi. Hãy nhớ lại ta đang cần làm gì. Chúng ta muốn tìm mức giá tối đa hóa lợi nhuận, chính là mức sản lượng mà tại đó doanh thu biên bằng với chi phí biên. Nhưng liệu ta có cần thực hiện quá trình nhàm chán này để tìm doanh thu biên cho mỗi đơn vị không? Không. Có một cách làm tắt, và đó chính là điều mà tôi sẽ chỉ cho các bạn ngay sau đây. Đó là lối tắt để tìm doanh thu biên, có tác dụng đối với bất kỳ đường cầu tuyến tính nào. Mà trong khóa học này, ta chỉ phân tích đường cầu tuyến tính, thành thử cách làm tắt này rất có lợi cho chúng ta. Hãy chọn một đường cầu tuyến tính, vậy đường doanh thu biên bắt đầu ở cùng một điểm trên trục tung như đường cầu, song có độ dốc gấp đôi. Nếu ta viết đường cầu theo kiểu ngược lại, như P = A - BxQ, thì đường doanh thu biên = A - 2BxQ. Vậy là xong. Khá đơn giản! Ta cùng lấy thêm vài ví dụ nhé! Ta sẽ áp dụng cách làm tắt với hai đường cầu khác nhau này. Trong trường hợp thứ nhất, đường doanh thu biên bắt đầu ở cùng một điểm trên trục hoành. Đường này có độ dốc gấp đôi. Vậy ý nghĩa ở đây là nếu đường cầu cắt trục hoành ở điểm 500, thì đường doanh thu biên phải cắt trục tung ở điểm 250. Nhìn chung, do có độ dốc gấp đôi, nên đường doanh thu biên chia đôi khoảng cách giữa trục tung và đường cầu. Vậy khoảng cách từ trục tung đến đường doanh thu biên bằng 1/2 tổng khoảng cách đến đường cầu, xuyên suốt độ dài của đường doanh thu biên. Còn đường cầu thứ hai thì sao? Hãy để ý đường cầu cắt trục hoành ở điểm 200, vì vậy đường doanh thu biên phải cắt trục hoành ở điểm 100. Khá đơn giản, đúng không? Nhắc lại lần nữa, cách tính này đúng với bất kỳ đường cầu tuyến tính nào mà ta sẽ gặp trong khóa học này. Tuyệt vời! Giờ ta sẽ cùng giải đáp thắc mắc: doanh nghiệp dùng quyền lực thị trường để tối đa hóa lợi nhuận bằng cách nào? Đây là đường cầu và đường doanh thu biên với độ dốc gấp đôi. Chúng ta cùng xem đường chi phí biên. Chúng ta sẽ khiến đường này phẳng ra với giá 50 xu/viên. Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận bằng cách nào? Đối với từng đơn vị, doanh nghiệp sẽ so sánh doanh thu bán đơn vị bổ sung với chi phí bán đơn vị đó. Nếu doanh thu biên lớn hơn chi phí biên, thì đó là đơn vị có lợi nhuận khi bán, nên doanh nghiệp tiếp dục sản xuất tới khi nào doanh thu biên lớn hơn chi phí biên. Nghĩa là, doanh nghiệp sẽ sản xuất cho đến khi doanh thu biên bằng với chi phí biên. Điểm này cho ta thấy mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận, trong trường hợp này là 80 triệu viên. Vậy ta nên bán 80 triệu viên này với giá bao nhiêu cho mỗi viên? Ta sẽ tìm thấy kết quả ở đâu? Ta tìm bằng cách tham khảo đường cầu. Nhớ rằng đường cầu thể hiện mức độ sẵn sàng chi trả tối đa. Vậy mức độ sẵn sàng chi trả tối đa là 12.50 đô la/viên. 80 triệu viên là sản lượng tạo ra lợi nhuận tối đa, 12.50 đô la là mức giá tạo lợi nhuận tối đa cho một đơn vị. Thêm một đường nữa, hãy nhớ lại đi, đó là đường chi phí trung bình. Nếu dùng đường chi phí trung bình này ta có thể chỉ ra lợi nhuận trên biểu đồ, theo cách đã tính với doanh nghiệp cạnh tranh. Lợi nhuận = giá tiền - chi phí trung bình trong trường hợp này là 10 đô la/viên. nhân với số lượng, trong trường hợp này là 80 triệu viên, vậy lợi nhuận nằm trong vùng này. Vậy giờ ta đã hiểu cả rồi nhé! Bất cứ khi nào có câu hỏi về độc quyền, ta hãy vẽ một đường cầu, một đường doanh thu biên, một đường chi phí biên, nếu như chưa có sẵn. Sau đó ta có thể tìm mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận, tại đó doanh thu biên bằng với chi phí biên. Chúng ta tiếp tục dùng đường cầu để tìm giá tối đa hóa lợi nhuận. Chênh lệch giữa giá cả và chi phí trung bình cho chúng ta lợi nhuận trên một đơn vị, nhân với tổng số đơn vị, ta sẽ được tổng lợi nhuận. Được rồi. Đây chính là nội dung của bài học hôm nay. Trong bài học sau, ta sẽ nghiên cứu phần chênh lệch giữa giá cả và chi phí biên, cũng như cách thức thay đổi của mark-up (tức giá ghi chênh). Và điều chúng ta sẽ thể hiện là sự thay đổi của giá ghi chênh với độ co giãn của cầu. Bạn nhớ tôi đã nói sẽ gặp lại độ co giãn của cầu chứ! Vâng, ta sẽ gặp lại độ co giãn của cầu trong bài học sau. - [Lời dẫn] Nếu muốn tự kiểm tra, hãy nhấn "Practice Questions". Còn đã sẵn sàng học tiếp, hãy nhấn "Next Video". ♪ [âm nhạc] ♪