Hãy tưởng tượng một nhà thần kinh học xuất sắc tên Mary. Mary sống trong một căn phòng đen trắng, cô ấy chỉ đọc sách đen trắng và màn hình của cô ấy chỉ hiển thị màu đen và trắng. Dù chưa từng thấy màu sắc, Mary là một chuyên gia về thị giác màu sắc và biết mọi thứ về tính chất vật lý và sinh học của nó. Cô ấy biết cách các bước sóng ánh sáng kích thích ba loại tế bào nón trên võng mạc, và cách các tín hiệu điện tử di chuyển qua các dây thần kinh thị giác vào não. Tại đây, chúng thúc đẩy hệ thần kinh hoạt động để xử lí hàng triệu màu sắc mà hầu hết con người có thể phân biệt. Giờ hãy tưởng tượng một ngày màn hình trắng đen của Mary bị hỏng và một quả táo có màu sắc hiện ra. Lần đầu tiên, Mary có thể tiếp xúc trực tiếp với thứ mà cô ấy đã biết nhiều năm. Vậy cô ấy có học được gì mới không? Có điều gì về sự cảm thụ màu sắc mà cô ấy không biết? Nhà triết học Frank Jackson đã đưa ra một thí nghiệm tưởng tượng mang tên Căn phòng của Mary vào năm 1982. Ông cho rằng nếu Mary đã biết mọi kiến thức vật lí về thị giác màu sắc và nếu trải nghiệm màu sắc vẫn dạy cô ấy một điều gì đó mới mẻ, thì trạng thái tâm lí, giống như sự cảm thụ màu sắc, sẽ không thể được miêu tả hoàn toàn bởi những hiện tượng vật lí. Thí nghiệm Căn phòng của Mary mô tả thứ mà các nhà triết học gọi là lý luận kiến thức, rằng có những đặc tính và kiến thức phi vật chất chỉ có thể được khám quá qua trải nghiệm có ý thức. Lý luận kiến thức đối lập với chủ nghĩa duy vật. Chủ nghĩa này cho rằng mọi thứ, kể cả trạng thái tâm lí đều có 1 lời giải thích mang tính vật lí. Với những người nghe về câu chuyện của Mary, việc thực sự nhìn thấy màu dường như chắc chắn sẽ khác hoàn toàn với việc được học về nó. Vì vậy, chắc chắn sẽ có những tiêu chuẩn về thị giác màu sắc vượt khỏi những mô tả vật lí của nó Lý luận kiến thức không chỉ là về thị giác màu sắc. Căn phòng của Mary dùng sức nhìn màu để tượng trưng cho trải nghiệm có ý thức. Nếu khoa học tự nhiên không thể giải thích cho sức nhìn màu, thì có lẽ nó cũng không thể giải thích cho trải nghiệm có ý thức. Ví dụ, ta có thể biết được mọi thông tin vật lí về cấu trúc và chức năng của bộ não con người, nhưng vẫn không thể hiểu được cảm giác khi được là người đó. Những trải nghiệm không thể diễn tả này có các đặc tính gọi là cảm thụ tính, những tiêu chuẩn chủ quan mà ta không thể miêu tả hay đong đếm. Cảm thụ tính là trải nghiệm riêng biệt với mỗi người, như bị ngứa, yêu, hay cảm thấy buồn chán. Khái niệm vật lí không thể giải thích những trạng thái tâm thần này. Các nhà triết học quan tâm đến vấn đề trí tuệ nhân tạo đã sử dụng lý luận kiến thức để đưa ra giả thuyết rằng khôi phục một trạng thái vật lí không nhất thiết phải có một trạng thái tâm thần phản hồi. Nói cách khác, để tạo nên một hệ thống máy tính bắt chước chức năng của từng nơron của bộ não con người sẽ không cần một bộ não điện toán hoá có ý thức. Không phải tất cả các nhà triết học đều nghĩ thí nghiệm căn phòng của Mary có ích Một số cho rằng kiến thức sâu rộng của cô ấy về sức nhìn màu sẽ giúp cô ấy tạo ra một trạng thái tâm thần tương tự khi thực sự nhìn thấy màu sắc đó. Việc màn hình bị hỏng sẽ không giúp cô ấy biết thêm điều gì mới. Một số khác cho rằng kiến thức ban đầu của cô ấy chưa bao giờ đủ bởi nó dựa hoàn toàn vào các khái niệm vật lí mà có thể được truyền tải bằng ngôn ngữ. Nhiều năm sau khi đề xuất, Jackson đã thay đổi hoàn toàn quan điểm của mình về thí nghiệm này. Ông quyết định rằng việc Mary nhìn thấy màu đỏ vẫn tạo ra những hiện tượng vật lí đáng kể trong bộ não, thay vì những cảm thụ tính vô danh không có lời giải thích vật lí. Dù vậy vẫn chưa có lời giải thích dứt khoát cho việc liệu Mary có học được điều gì mới khi cô ấy nhìn thấy quả táo không. Liệu có tồn tại giới hạn cơ bản cho kiến thức của chúng ta về những điều mà mình chưa trải nghiệm? Và liệu điều này có nghĩa là có một số khía cạnh của vũ trụ mà ta không bao giờ có thể lĩnh hội? Hay khoa học và triết học sẽ giúp chúng ta vượt qua giới hạn của bộ não người?