1 00:00:00,000 --> 00:00:11,149 Hãy tưởng tượng một nhà thần kinh học xuất sắc tên Mary. 2 00:00:11,149 --> 00:00:13,830 Mary sống trong một căn phòng đen trắng, 3 00:00:13,830 --> 00:00:16,220 cô ấy chỉ đọc sách đen trắng 4 00:00:16,220 --> 00:00:20,360 và màn hình của cô ấy chỉ hiển thị màu đen và trắng. 5 00:00:20,360 --> 00:00:26,070 Dù chưa từng thấy màu sắc, Mary là một chuyên gia về thị giác màu sắc 6 00:00:26,070 --> 00:00:31,221 và biết mọi thứ về tính chất vật lý và sinh học của nó. 7 00:00:31,221 --> 00:00:33,421 Cô ấy biết cách các bước sóng ánh sáng 8 00:00:33,421 --> 00:00:36,842 kích thích ba loại tế bào nón trên võng mạc, 9 00:00:36,842 --> 00:00:38,601 và cách các tín hiệu điện tử 10 00:00:38,601 --> 00:00:42,661 di chuyển qua các dây thần kinh thị giác vào não. 11 00:00:42,661 --> 00:00:45,232 Tại đây, chúng thúc đẩy hệ thần kinh hoạt động 12 00:00:45,232 --> 00:00:50,751 để xử lí hàng triệu màu sắc mà hầu hết con người có thể phân biệt. 13 00:00:50,751 --> 00:00:52,192 Giờ hãy tưởng tượng một ngày 14 00:00:52,192 --> 00:00:54,802 màn hình trắng đen của Mary bị hỏng 15 00:00:54,802 --> 00:00:57,580 và một quả táo có màu sắc hiện ra. 16 00:00:57,580 --> 00:00:58,691 Lần đầu tiên, 17 00:00:58,691 --> 00:01:03,372 Mary có thể tiếp xúc trực tiếp với thứ mà cô ấy đã biết nhiều năm. 18 00:01:03,372 --> 00:01:05,211 Vậy cô ấy có học được gì mới không? 19 00:01:05,211 --> 00:01:10,342 Có điều gì về sự cảm thụ màu sắc mà cô ấy không biết? 20 00:01:10,342 --> 00:01:13,491 Nhà triết học Frank Jackson đã đưa ra một thí nghiệm tưởng tượng 21 00:01:13,491 --> 00:01:17,069 mang tên Căn phòng của Mary vào năm 1982. 22 00:01:17,069 --> 00:01:21,312 Ông cho rằng nếu Mary đã biết mọi kiến thức vật lí về thị giác màu sắc 23 00:01:21,312 --> 00:01:24,722 và nếu trải nghiệm màu sắc vẫn dạy cô ấy một điều gì đó mới mẻ, 24 00:01:24,722 --> 00:01:27,462 thì trạng thái tâm lí, giống như sự cảm thụ màu sắc, 25 00:01:27,462 --> 00:01:31,583 sẽ không thể được miêu tả hoàn toàn bởi những hiện tượng vật lí. 26 00:01:31,583 --> 00:01:33,492 Thí nghiệm Căn phòng của Mary 27 00:01:33,492 --> 00:01:37,492 mô tả thứ mà các nhà triết học gọi là lý luận kiến thức, 28 00:01:37,492 --> 00:01:40,041 rằng có những đặc tính và kiến thức phi vật chất 29 00:01:40,041 --> 00:01:44,622 chỉ có thể được khám quá qua trải nghiệm có ý thức. 30 00:01:44,622 --> 00:01:48,024 Lý luận kiến thức đối lập với chủ nghĩa duy vật. 31 00:01:48,024 --> 00:01:50,603 Chủ nghĩa này cho rằng mọi thứ, kể cả trạng thái tâm lí 32 00:01:50,603 --> 00:01:53,684 đều có 1 lời giải thích mang tính vật lí. 33 00:01:53,684 --> 00:01:55,813 Với những người nghe về câu chuyện của Mary, 34 00:01:55,813 --> 00:01:59,483 việc thực sự nhìn thấy màu dường như chắc chắn 35 00:01:59,483 --> 00:02:03,063 sẽ khác hoàn toàn với việc được học về nó. 36 00:02:03,063 --> 00:02:06,057 Vì vậy, chắc chắn sẽ có những tiêu chuẩn về thị giác màu sắc 37 00:02:06,057 --> 00:02:07,057 vượt khỏi những mô tả 38 00:02:07,057 --> 00:02:08,581 vật lí của nó 39 00:02:09,153 --> 00:02:12,702 Lý luận kiến thức không chỉ là về thị giác màu sắc. 40 00:02:12,702 --> 00:02:18,205 Căn phòng của Mary dùng sức nhìn màu để tượng trưng cho trải nghiệm có ý thức. 41 00:02:18,205 --> 00:02:21,713 Nếu khoa học tự nhiên không thể giải thích cho sức nhìn màu, 42 00:02:21,713 --> 00:02:26,844 thì có lẽ nó cũng không thể giải thích cho trải nghiệm có ý thức. 43 00:02:26,844 --> 00:02:29,304 Ví dụ, ta có thể biết được mọi thông tin vật lí 44 00:02:29,304 --> 00:02:32,724 về cấu trúc và chức năng của bộ não con người, 45 00:02:32,724 --> 00:02:37,794 nhưng vẫn không thể hiểu được cảm giác khi được là người đó. 46 00:02:37,794 --> 00:02:42,407 Những trải nghiệm không thể diễn tả này có các đặc tính gọi là cảm thụ tính, 47 00:02:42,407 --> 00:02:47,585 những tiêu chuẩn chủ quan mà ta không thể miêu tả hay đong đếm. 48 00:02:47,585 --> 00:02:50,469 Cảm thụ tính là trải nghiệm riêng biệt với mỗi người, 49 00:02:50,469 --> 00:02:51,714 như bị ngứa, 50 00:02:51,714 --> 00:02:52,934 yêu, 51 00:02:52,934 --> 00:02:54,634 hay cảm thấy buồn chán. 52 00:02:54,634 --> 00:02:58,737 Khái niệm vật lí không thể giải thích những trạng thái tâm thần này. 53 00:02:59,577 --> 00:03:02,185 Các nhà triết học quan tâm đến vấn đề trí tuệ nhân tạo 54 00:03:02,185 --> 00:03:03,985 đã sử dụng lý luận kiến thức 55 00:03:03,985 --> 00:03:06,715 để đưa ra giả thuyết rằng khôi phục một trạng thái vật lí 56 00:03:06,715 --> 00:03:11,375 không nhất thiết phải có một trạng thái tâm thần phản hồi. 57 00:03:11,375 --> 00:03:12,656 Nói cách khác, 58 00:03:12,656 --> 00:03:16,304 để tạo nên một hệ thống máy tính bắt chước chức năng của từng nơron 59 00:03:16,304 --> 00:03:17,466 của bộ não con người 60 00:03:17,466 --> 00:03:22,665 sẽ không cần một bộ não điện toán hoá có ý thức. 61 00:03:22,665 --> 00:03:26,927 Không phải tất cả các nhà triết học đều nghĩ thí nghiệm căn phòng của Mary có ích 62 00:03:26,927 --> 00:03:29,836 Một số cho rằng kiến thức sâu rộng của cô ấy về sức nhìn màu 63 00:03:29,836 --> 00:03:32,636 sẽ giúp cô ấy tạo ra một trạng thái tâm thần tương tự 64 00:03:32,636 --> 00:03:35,446 khi thực sự nhìn thấy màu sắc đó. 65 00:03:35,446 --> 00:03:39,655 Việc màn hình bị hỏng sẽ không giúp cô ấy biết thêm điều gì mới. 66 00:03:39,655 --> 00:03:42,945 Một số khác cho rằng kiến thức ban đầu của cô ấy chưa bao giờ đủ 67 00:03:42,945 --> 00:03:45,816 bởi nó dựa hoàn toàn vào các khái niệm vật lí 68 00:03:45,816 --> 00:03:48,506 mà có thể được truyền tải bằng ngôn ngữ. 69 00:03:48,506 --> 00:03:50,085 Nhiều năm sau khi đề xuất, 70 00:03:50,085 --> 00:03:53,826 Jackson đã thay đổi hoàn toàn quan điểm của mình về thí nghiệm này. 71 00:03:53,826 --> 00:03:56,886 Ông quyết định rằng việc Mary nhìn thấy màu đỏ 72 00:03:56,886 --> 00:04:01,726 vẫn tạo ra những hiện tượng vật lí đáng kể trong bộ não, 73 00:04:01,726 --> 00:04:05,557 thay vì những cảm thụ tính vô danh không có lời giải thích vật lí. 74 00:04:05,557 --> 00:04:07,637 Dù vậy vẫn chưa có lời giải thích dứt khoát 75 00:04:07,637 --> 00:04:11,037 cho việc liệu Mary có học được điều gì mới 76 00:04:11,037 --> 00:04:12,866 khi cô ấy nhìn thấy quả táo không. 77 00:04:12,866 --> 00:04:15,976 Liệu có tồn tại giới hạn cơ bản cho kiến thức của chúng ta 78 00:04:15,976 --> 00:04:18,917 về những điều mà mình chưa trải nghiệm? 79 00:04:18,917 --> 00:04:21,948 Và liệu điều này có nghĩa là có một số khía cạnh của vũ trụ 80 00:04:21,948 --> 00:04:25,338 mà ta không bao giờ có thể lĩnh hội? 81 00:04:25,338 --> 00:04:30,676 Hay khoa học và triết học sẽ giúp chúng ta vượt qua giới hạn của bộ não người?