Ai sẽ nuôi sống chúng ta trên hành tinh đang gặp khủng hoảng Miguel A. Altieri Đại học Schumacher 29/04/2015 Xin chào tất cả mọi người. Tôi rất hân hạnh được có mặt ở đây, trong trường ĐH Schumacher và đất nước tươi đẹp này. Clara và tôi cảm thấy được chào đón và cảm thấy thuộc về một cộng đồng mà mọi thành viên đều quan tâm đến những vấn đề rất quan trọng cho tương lai của hành tinh, từ những vấn đề thuộc về sự thay đổi thiên nhiên một cách tích cực, và cả nông nghiệp nữa, cho đến sự thay đổi bản thân chúng ta vì đó mới là điều quan trọng. Chuyện chúng ta sẽ bàn đến trong ngày hôm nay là sự đối lập về ý thức hệ trong nông nghiệp Có 2 hệ thống cùng tồn tại. Một là nông nghiệp theo hình thức công nghiệp, dựa vào các hoá chất đầu vào và phương pháp trong Cách mạng Xanh. Hai là nông nghiệp nhà quê mà người thực hiện là các hộ nông dân. Hình thức này tồn tại hàng thế kỷ, sử dụng những kiến thức mà ngày nay chúng ta gọi là "những nguyên tắc nông nghiệp sinh thái". Hình thức nông nghiệp công nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất phục vụ nông nghiệp Trên thế giới có 1.5 tỉ hec-ta đất nông nghiệp mà 80% là độc canh. Hình thức này phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên bên ngoài, tức là tiêu tốn rất nhiều năng lượng và đã trở thành áp lực chính dẫn đến sự thay đổi của sinh quyển bởi vì ngày nay nông nghiệp không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực sản xuất mà còn cả các khu vực xa. Ví dụ, những khu vực chết ngoài đại dương mà chúng ta thấy là do các chất gây ô nhiễm chảy từ sông ra biển. Những chất này cùng với phân bón kích thích sự phát triển mạnh mẽ của tảo và các sinh vật khác Như vậy, đó có lẽ là tác động lớn nhất làm thay đổi sinh quyển theo những hướng khác nhau. Độc canh có thể có một vài lợi điểm ngắn hạn về kinh tế nhưng hình thức này không tối ưu về mặt sinh thái vì với một hệ thống đồng nhất như vậy, không có nhiều loài sinh vật thì không có sự đa dạng. Sự đồng nhất cao về mặt di truyền làm cho hệ thống này cực kỳ dễ bị tổn thương trước sâu bệnh và thay đổi khí hậu. Thực tế là trong thập niên 70, Mỹ đã đưa ra một cảnh báo về tình trạng dễ bị ảnh hưởng của nông nghiệp Hoa Kỳ. Hồi đó cả nước đã phải chịu một thảm hoạ do bệnh trên ngô, làm giảm sản lượng từ 119 triệu tấn năm 1969 xuống còn 106 triệu tấn năm 1970. 13 triệu tấn ngô bị mất tương đương với 18.5 triệu Ca-lo. Những hệ thống dễ bị tổn thương, do không có các quy trình sinh thái để tự bảo vệ chính nó, nên con người phải dùng thuốc diệt sâu bọ để làm cho những hệ thống đó có thể tồn tại. Thêm vào đó, những hệ thống như thế tiêu tốn 80% lượng nước toàn cầu và tạo ra từ 25 - 30% lượng khí nhà kính. Trên biểu đồ này, các bạn có thể thấy châu Âu sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật nhất thế giới và tất nhiên là lượng hoá chất này sẽ chảy ra môi trường, gây nhiều hậu quả. Ước tính, ở Anh nếu tính toàn bộ ảnh hưởng của nông nghiệp hình thức công nghiệp, không chỉ ô nhiễm do thuốc BVTV mà cả mất đa dạng sinh học, mất đất do xói mòn, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, thì con số đó là 208 Bảng/ha. Những chi phí nyaf được gọi là ảnh hưởng bên ngoài. Chúng được gọi là ảnh hưởng bên ngoài vì toàn xã hội trả chi phí đó, những nông dân sử dụng thuốc BVTV và những công ty bán các sản phẩm này không phải trả chi phí đó. Một điều nữa mà chúng ta đang phải đối mặt hiện nay là hệ thống nông nghiệp đang trở nên ngày càng dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của khí hậu. Có một đợt hạn khủng khiếp nhất trong 50 năm xảy ra vào năm 2012 ở vùng Trung Tây Hoa Kỳ, gây tổn thất khoảng 13% sản lượng ngô và 8% sản lượng đậu tương. Hầu hết ngô và đậu tương ở đó là cây trồng chuyển gen (GMO) vì đây là khu vực mà hầu hết cây trồng là sinh vật chuyển gen. Ở California, năm nay 2014 là năm thứ ba hạn hán. Vì thế 400000 acre đất phải bỏ hoang, tương đương với tổn thất khoảng 1.5 tỉ Đô-la. Một trong những điều thú vị ở đây là hình thức sản xuất nông nghiệp hiện đại này ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu, và biến đổi khí hậu liên quan đến nông nghiệp quy mô công nghiệp. Như tôi đã nói, hình thức sản xuất nông nghiệp này phát thải từ 25 đến 30% lượng khí nhà kính, lượng khí nhà kính này làm biến đổi khí hậu và làm thay đổi hệ thống nông nghiệp. Mặc cho sự cảnh báo này, và mặc cho bằng chứng là hệ thống nông nghiệp đó không bền vững, chúng ta vẫn quảng bá nó một cách rộng rãi. Một trong những ví dụ rõ ràng nhất là công nghệ mới - mà chúng ta gọi là GMO. Khoảng 220 triệu ha đất trồng cây GMO, trong đó 60% là đậu tương, cụ thể là giống "Round-up ready", kháng thuốc trừ cỏ Round-up. Loại thuốc trừ cỏ này do Monsanto sản xuất. Lý luận được sử dụng ở đây, bởi những người ủng hộ công nghệ này, không chỉ là các công ty mà cả các nhà khoa học nhận tài trợ từ công ty này, là ... Như ở trường tôi, đại học California, một trường công, nhận 500 triệu Đô-la từ BP để tạo ra cái mà họ gọi là "năng lượng sinh học chuyển gen". Lý luận được sử dụng ở đây là chúng ta cần phải nuôi sống thế giới. Nhưng té ra khi chúng ta bắt đầu phân tích xem 1 ha đất trồng cây chuyển gen có thực sự cung cấp lương thực cho một trong số một tỉ người đang chịu nạn đói - bởi vì đó mới là vấn đề. Chúng ta thì không phải là vấn đề, mà là những người nghèo thu nhập dưới 1 Đô-la mỗi ngày và không có đủ ăn cơ. Thực ra là không một mảnh đất nào trong số 200 ha này là để cứu đói cả. Vì sao? Có 4 cây trồng chiếm hầu hết diện tích trồng cây chuyển gen: đậu tương, ngô, bông và cải dầu. Các bạn có thể nói là chúng ta ăn mỗi ngô và đậu tương, nhưng thực tế 50% số đó là để nuôi gia súc 50% còn lại là để nuôi ô tô. Gia súc thì không ở Mỹ La-tin, nơi trồng các loại cây chuyển gen này, mà người nghèo thì lại ở châu Phi. Ngô và đậu tương trồng ở Mỹ la-tinh sẽ được vận chuyển đến châu Âu và Trung Quốc. Có nghĩa là không có nổi 1 ha trong số đất đó được dùng để sản xuất lương thực cho 1 trong số 1 tỉ người đang chịu nạn đói hiện nay. Mặc cho sự thật đó, những hệ thống sản xuất này vẫn tiếp tục được sử dụng bằng cách buộc nông dân dùng Round-up và độc canh. Nông dân không thể không dùng Round-up, không thể đa dạng hoá hệ thống cây trồng vì tất cả sẽ chết. Rõ ràng, hệ thống nông nghiệp này phải chịu những ảnh hưởng về sinh thái của việc sử dụng lặp đi lặp lại một công nghệ. Một trong những hậu quả đó là kháng thuốc. Đây là một cánh đồng đậu tương ở Brazil bị xâm chiếm hoàn toàn bởi cỏ kháng Round- up. Có khoảng 12 loài cỏ đã kháng được Round-up vì đó chính là sự phản ứng của tự nhiên. Giống như trong ngành Côn trùng học, khi chúng ta sử dụng thuốc diệt côn trùng. Hiện có khoảng 500 loài côn trùng có khảng năng kháng 1000 loại thuốc diệt côn trùng. Cuộc chiến của các chất hoá học tạo ra nhiều vấn đề hơn là giải quyết được vấn đề. Có một nghiên cứu mới công bố cho thấy một số ảnh hưởng của glyphosate đối với con người. Glyphosate có thể gây ra ung thư tuyến giáp thể non- Hodgskins và một số bệnh ung thư khác. Glyphosate hiện đang được sử dụng trên 750 sản phẩm thuốc trừ cỏ trên toàn thế giới. Sẽ có một số người nói rằng kiểu gì cũng có những điểm tốt ở GMO, ví dụ như "gạo vàng". Hiện gạo vàng đã ra đời và có vẻ như là nó sẽ được quảng bá mạnh mẽ ở châu Á. Loại lúa chuyển gen này có thể sản sinh ra Beta-caroten. Beta-caroten là tiền Vitamin A, mà vitamin A thì rất quan trọng đối với mắt. Châu Á lại có nhiều người bị các bệnh về mắt. Vậy thì, tại sao không tạo ra lúa có Beta-caroten và sản xuất rộng rãi ở châu Á? Té ra, khi nghiên cứu hệ thống này... Ở đây, nông dân trồng đủ các thứ cây, không chỉ lúa mà nhiều giống lúa, các cây trồng mùa khô, các cây lâu năm, họ nuôi cá, vịt, lươn, nói chung là rất nhiều thành phần mà khi con người sống trong hệ thống đó, họ chẳng thiếu chất gì. Có điều, những vùng đất này bị chuyển sang sản xuất độc canh. Thế là khi con người ăn mỗi gạo, và chỉ gạo, họ thiếu đủ các chất, không chỉ vitamin A. Thuốc trừ cỏ sử dụng trong Cách mạng Xanh để diệt những loài thực vật mà chúng ta gọi là "cỏ dại" trong nông nghiệp hiện đại, còn nông dân thì gọi là ... ví dụ như ở Mexico, nông dân gọi là những cây có ích mà không phải là cây trồng. Những cây này có thể ăn được, có thể chữa bệnh và nhiều công dụng khác. Trên bảng này, có một loại cây lấy lá, mà chúng ta cố diệt bằng thuốc trừ cỏ, chứa tới 444 micro-gram Beta- caroten trong mỗi gram khối lượng tươi. Trong khi đó, gạo vàng có khoảng 1.6, hiện là 6 micro-gram Beta-caroten. Con số đã được nâng lên... Nghĩa là chúng ta phải ăn 1 cân gạo vàng để có được lượng Beta-caroten trong một chiếc lá của một loài cây mà chúng ta cố diệt bằng thuốc trừ cỏ. Hơn nữa, khi sử dụng hoá chất, thì các thành tố khác trong hệ thống, ngoài lúa, cũng bị ảnh hưởng. Ví dụ, cá trong hình có vai trò rất quan trọng vì chúng ăn cỏ, một số con húc vào thân cây lúa, làm cho côn trùng rơi xuống để ăn. Ngoài ra, nông dân trồng cả bèo tấm, giúp cố định đạm. Những cây bèo tấm này không chỉ cung cấp phân bón cho lúa, đỡ phải mua phân, mà còn trở thành thức ăn cho vịt. Vịt thì cũng là một thành tố trong hệ thống, cho thịt và trứng. Tóm lại, chúng ta phá vỡ một hệ thống bền vững. Người nông dân này, khi sử dụng đa dạng các thành tố: vịt, cá, cây trồng, cỏ và nhiều thứ nữa, có một hệ thống nông nghiệp tự cung tự cấp. Đây chính là một mô hình nông nghiệp sinh thái. Nói đơn giản, là chúng ta tạo lập một hệ thống với nhiều thành phần, có khả năng phối hợp với nhau nhằm tăng độ phì nhiều của đất, năng suất cây trồng của hệ thống. Chúng ta không cần bất cứ tài nguyên nào từ bên ngoài. Cái mà chúng ta cần là rất nhiều kiến thức để tạo lập và quản lý một hệ thống nhiều thành tố Điều đáng buồn ở đây là những hệ thống nông nghiệp sinh thái này bị phá huỷ bởi nông nghiệp hiện đại. Một xu hướng khác trong nông nghiệp là nhiên liệu sinh học, hay nói cách khác là một phương pháp nhân tạo hoá các quá trình tự nhiên và tạo ra những hệ thống độc canh khổng lồ. Nguyên nhân mà người ta theo đuổi hướng này, đặc biệt là châu Âu và Mỹ là vì họ buộc phải tăng cường sử dụng nhiên liệu sinh học bởi vì ... các bạn thấy ở đây ... châu Âu, Mỹ và OECD sử dụng 50% năng lượng trên toàn thế giới. Các nước khác, khoảng 170 nước, chia nhau 50% còn lại. Như thế có nghĩa là chúng ta cần một nguồn nhiên liệu khác vì dầu mỏ đang ngày càng đắt và khan hiếm và nhiên liệu thì ở trong tay Maduro, hay Chavez, nói chung là những người mà nước Mỹ không thích. Thế là chúng ta phải tìm ra một nguồn nhiên liệu khác, dạng lỏng mà không quá khác so với dầu mỏ, một loại nhiên liệu mà có thể sử dụng được cho ô tô, máy bay và các phương tiện cơ giới như thế. Thế thì nó là gì? Là nhiên liệu sinh học. Có một sự thật là ở Mỹ và châu Âu không đủ đất để trồng cây nguyên liệu phục vụ sản xuất nhiên liệu sinh học. Nếu đem toàn bộ diện tích đất trồng ngô ở Mỹ ra sản xuất nhiên liệu sinh học thì mới đáp ứng được 12% lượng cồn mà cả nước cần. Ở châu Âu, thì càng ít đất. Thế thì phải trồng cây nguyên liệu ở đâu? Ở châu Phi và Nam Mỹ. Nói ngắn gọn, quy trình lấy đất này gọi là cướp đất, diễn ra chủ yếu ở châu Phi nơi mà nước ngoài và các công ty tới thoả thuận với chính phủ các nước châu Phi, mà ở châu Phi thì nhiều nước có tệ tham nhũng. Thế là như chúng ta thấy ở đây có rất nhiều thoả thuận được thực hiện ở nhiều nước châu Phi. Những nước tham gia việc cướp đất này là Ả-rập Sau-đi, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ. Công ty của những nước này nhảy vào châu Phi và chiếm hơn 80 triệu ha đất để sản xuất nhiên liệu sinh học và một số loại cây công nghiệp như cao su, gỗ, mà không sản phẩm nào để phục vụ châu Phi. Họ trồng những cây này ở châu Phi và mang sản phẩm đi. Đây là một ví dụ của một công ty ở Sierra- Leon. Người ta phá rừng và phá đi những cộng đồng bản địa để độc canh - một hình thức sản xuất gây tác động lớn tới hệ sinh thái trái đất. Những hệ thống nông nghiệp thế này sử dụng 80% đất trồng trên thế giới mà chỉ tạo ra 30% lượng lương thực, lại tiêu tốn 70% lượng nước và 80% lượng nhiên liệu hoá thạch. Như thế là rất kém hiệu quả vì sản xuất nông nghiệp trên quy mô công nghiệp không tập trung vào lương thực mà vào sinh khối: nhiên liệu sinh học, chất dẻo sinh học, thuốc sinh học - bất cứ cái gì có thể làm được từ sinh khối. Cách làm này chỉ tạo ra 30% lương thực Nhưng tại sao chúng ta lại dính lấy nó và còn nghĩ là nó hiệu quả, nó nuôi sống bao người. Hoang đường! Nạn đói trên thế giới thì cứ tiếp tục trầm trọng hơn. Mà lý do ở đây không phải là không có đủ lương thực, mà là vì người nghèo không có đủ tiền mua lương thực. 1/3 cho đến 2/3 dân số thế giới chỉ kiếm được dưới 3 Đô-la mỗi ngày. Có nghĩa là khả năng tiếp cận lương thực là một vấn đề lớn và cả sự bất công nữa. Mỗi năm, mỗi người vứt đi trung bình 115 kg lương thực, ở Mỹ và châu Âu. Nếu chúng ta có thể mang lượng lương thực đó sang châu Phi thì chúng ta sẽ giải quyết được nạn đói ngay. Thực ra nạn đói trên thế giới sinh ra là do hệ thống sản xuất lương thực bị chi phối bởi các tập đoàn, ví dụ những nhà cung cấp hạt như ADM, Cargill. Họ là những công ty công nghệ sinh học và siêu thị. Họ là vua lương thực vì họ quyết định nhà sản xuất trồng gì, bao nhiêu, bán cho ai, dùng công nghệ nào, và quyết định cho cả người tiêu dùng. Những siêu thị lớn quyết định người tiêu dùng sẽ ăn gì, giá bao nhiêu, chất lượng lương thực và nhờ đó họ nắm toàn bộ hệ thống sản xuất lương thực Thách thức cấp bách ở thế kỷ tới, cấp bách vì tương lai đã ở ngay đây rồi, là phải tăng cường sản xuất lương thực một cách bền vững. Đó là điều kiện đủ, chứ không phải điều kiện cần, mà cũng không phải là giải pháp. Vấn đề là diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp, chính xác hơn là diện tích đất tốt dành cho canh tác ngày càng thu hẹp, dầu mỏ ít đi, nước hiếm hơn, Ni-tơ ít đi và phải đối mặt với biến đổi khí hậu. Theo quan điểm nông nghiệp sinh thái, thì thách thức này không thể vượt qua nổi nếu chúng ta tiếp tục làm nông nghiệp theo kiểu công nghiệp. Chúng ta không cần công nghệ mới mà cần một ý thức hệ mới. Đây chính là lúc phải sử dụng hệ thống nông nghiệp mới. Những đặc điểm của hệ thống nông nghiệp trong tương lai là: không phụ thuộc vào năng lượng hoá thạch, ít ảnh hưởng tới môi trường, thân thiện với tự nhiên, chống chịu được với biến đổi khỉ hậu, có nhiều chức năng - không chỉ sản xuất ra lương thực mà cả phải đảm bảo nhu cầu về xã hội, văn hoá, kinh tế và là nền tảng của hệ thống nông nghiệp tại chỗ. Trong 15 đến 20 năm tới, 75% dân số sẽ sống ở thành thị, và sẽ có khoảng 50 đô thị trên 10 triệu dân trong 15 năm tới. Những nơi đó cần nhập 6000 tấn lương thực mỗi ngày từ khoảng cách 1000 km. Các bạn có tưởng tượng được phải tốn bao nhiêu năng lượng, lượng phát thải và cơ sở hạ tầng thì mới đáp ứng được nhu cầu đó? 6000 tấn thực phẩm mỗi ngày! Do đó, cái mà chúng ta cần là một nền nông nghiệp năng suất cao, đa dạng, hiệu quả và đây chính là điều có thể thực hiện được nhờ nông nghiệp sinh thái. Trong hệ thống này, nhờ sự đa dạng sinh học, các loài động, thực vật tương tác với nhau nhằm đảm bảo sự vận hành của cả hệ thống. Ở đây sự tái chế được thực hiện ở mức cao nên không phụ thuộc vào tài nguyên bên ngoài, kể cả là tài nguyên hữu cơ, có chăng là vào giai đoạn đầu khi chuyển đổi. Những hệ thống này rất hiệu quả. Vậy thì những hệ thống nông nghiệp như thế ở đâu ra? Thực ra là nhiều người ở các nước đang phát triển đã làm nông theo cách này cả 5000 năm rồi, qua nhiều thế hệ. Ví dụ, ở dãy Andes, Trung Mỹ như Mexico hay là vùng đất thấp Nam Mỹ như Brazil, Colombia, ... Nếu các bạn tới châu Phi hay châu Á thì các bạn sẽ thấy nông dân đã làm cách này từ 5000 năm trở lại đây. Hiện nay có khoảng 1.5 tỉ nông dân truyền thống, sản xuất trên 380 triệu nông trại với diện tích trung bình là 2 ha. Họ nắm trong tay 1.9 triệu loài cây lương thực, nghĩa là họ có một tài sản dồi dào về đa dạng di truyền. Cách Mạng Xanh với bao nhiêu chất xám và công nghệ cũng chỉ tạo ra 7000 giống. Và những người nông dân này mới là những người đang nuôi sống thế giới. Họ sản xuất ra 50-75% lương thực, tuỳ nước mà chỉ sử dụng 23-30% diện tích đất, 30% lượng nước và 20% lượng nhiên liệu hoá thạch. Vậy, nếu chúng ta thực sự muốn nuôi sống cả thế giới thì sao không để cho những người nông dân này quản lý đất đai? Họ chỉ có 30% đất thôi, sao không để họ quản lý 60% diện tích đất, thế là chúng ta giải quyết được nạn đói ngay lập tức. Nhưng đây là một vấn đề nhạy cảm về chính trị vì tái quy hoạch đất và những thứ liên quan. Một vài ví dụ về hệ thống nông nghiệp truyền thống, nếu các bạn tới Mexico City, chỉ cách thành phố 20 km thôi, có một khu vực được người Chinampas quản lý hàng ngàn năm hay cũng khoảng 500 năm trước khi người Tây Ban Nha tới. Hệ thống này có thể nuôi 2 triệu người thời còn các vua Aztec. Hệ thống này gồm một con kênh, trong kênh có cá, có cỏ và những cây cỏ này được sử dùng để tái chế chất hữu cơ. Họ luân canh phức tạp, ví dụ: cúc vạn thọ trồng với ngô - đậu - bí và gặt hái nhiều lợi ích từ mô hình này Họ trồng cả những cây mà chúng ta lo diệt trừ ví dụ rau sam - một cây quan trọng trong nền ẩm thực của nông dân Mexico Loài cây này chịu hạn rất tốt. Có một điều thú vị là: Người Chinampas có thể sản xuất đủ lương thực cho 15 - 20 người trên 1 ha đất. Đây là một hệ thống rất hiệu quả đã trải qua thử thách của thời gian. Người nông dân này đang quản lý một hệ thống đa canh rất phức tạp. Nếu các bạn tham quan hệ thống cà phê hay ca cao ở Trung Mỹ, Colombia hay Mexico thì các bạn sẽ thấy nông dân quản lý một hệ thống tới 150 loài cây (thân gỗ) và cà phê chỉ là một trong số đó. Người nông dân này đang tính xem khi nào thu hoạch thì phù hợp, khi nào thì tỉa cây, khi nào thì làm cái này cái kia, cho 150 loại cây, tức là phải sử dụng một lượng kiến thức khổng lồ về thực vật. Người Milpa cũng thế, họ không chỉ trồng ngô và đậu tương mà còn cả ớt xen canh. Đây đơn giản chỉ là cách họ tự cung tự cấp. Hệ thống này rất hiệu quả về năng suất. Khi tính toán sản lượng, cần tới 1.5 đơn vị diện tích độc canh mới sản xuât được cùng một lượng lương thực đa canh vì đa canh cơ bản là hai hệ thống độc canh chồng lên nhau và chúng sử dụng ánh sáng, dinh dưỡng, nước hiệu quả hơn rất nhiều. Chỉ số hiệu quả sử dụng đất cho biết giá trị hiệu quả của một hệ thống. Đây là số liệu từ 170 nông hộ ở châu Phi: tăng đa dạng sinh học nông trại tỉ lệ thuận với tăng trưởng của các nguyên tố đa lượng, khoáng và vitamin. Nhưng khi độc canh, thì chỉ có một hệ thống không thiếu tất cả khoáng chất và vitamin vì khi giảm đa dạng sinh học cũng là giảm giá trị dinh dưỡng. Chúng ta có bằng chứng rõ ràng rằng cứ tăng đa dạng sinh học là cải thiện được dinh dưỡng. Hơn nữa, có một điều rất quan trọng là nông trại nhỏ năng suất hơn nông trại lớn. Nông trại hàng ngàn ha mà chỉ trồng ngô thì chỉ được 18 - 20 tấn/ha. Nông trại nhỏ 1ha, thì ngoài 1ha ngô họ còn có đậu, bí, gà, lấy trứng, vịt, cái này cái kia, cho nên tổng sản lượng... Nếu lấy tổng sản lượng làm thước đo cho năng suất của một hệ thống thì ... Nhìn vào biểu đồ bên trái, mỗi đường một nước số liệu do FAO cung cấp, cứ tăng diện tích thì giảm sản lượng. Tức là, thực ra nông hộ nhỏ mới là phương pháp sản xuất lương thực hiệu quả. Nông nghiệp sinh thái là ngành khoa học tổng hợp kiến thức từ sinh thái, khoa học xã hội, nông học - như khoa học đất, côn trùng học, ... cùng với kiến thức truyền thống của người nông dân. Chúng ta tạo ra một cuộc hội thoại về kiến thức mà từ đó sinh ra các nguyên tắc. Nông nghiệp sinh thái cũng giống như Sinh thái học. Sinh thái học giải thích sự vận hành của thiên nhiên, hệ thống tun-dra cũng như hệ thống rừng nhiệt đới có những nguyên tắc giống nhau. Nông nghiệp sinh thái cũng vậy. Đó là ngành khoa học với nhiều nguyên tắc chung, giải thích sự vận hành của Nông nghiệp và làm cách nào chúng ta có thể xây dựng hệ thống nông nghiệp tương lai Như đã nói, một trong những cách để nông nghiệp khỏi phụ thuộc vào dầu mỏ... Các bạn có thể tưởng tượng được ở Anh mà xảy ra điều đã xảy ra ở Cu-ba năm 1998 khi tổng nhập khẩu dầu mỏ giảm từ 77 xuống 63%? Thế thì có mà sụp đổ toàn bộ nền nông nghiệp. Toàn bộ những nông trại lớn mà tôi thấy trên đường đến đây sẽ không thể vận hành nổi nếu thiếu dầu mỏ, phân bón và thuốc BVTV. Những gì đã xảy ra ở Cuba là Liên Xô sụp đổ, hai nước có quan hệ rất chặt chẽ hồi đó Liên Xô viện trợ Cuba Nông nghiệp Cuba theo kiểu Liên Xô, tức là dùng máy cày lớn, thuốc BVTV, phân bón, dầu mỏ, ... Họ bị thay đổi một cách đột ngột khi Liên Xô sụp đổ. Điều thú vị ở đây là... trên hình có một số cây trồng chính, những thanh nhạt là sản lượng của nông hộ nhỏ khi có thuốc BVTV và phân bón còn những thanh đậm là sản lượng sau khi Liên Xô sụp đổ. Những điều xảy ra ngay lập tức lúc đó là hệ thống nông nghiệp quy mô lớn sụp đổ và hệ thống nông nghiệp quy mô nhỏ đã sản xuất được lượng lương thực mà cả nước cần nhờ nông dân. Từ đây các bạn có thể thấy mức đóng góp của nông dân cao hơn khi không có thuốc BVTV và phân bón. Cách mà họ làm là sử dụng kiến thức sinh thái ví dụ như đa canh luân canh, phân xanh, phân hữu cơ, tất cả những phương pháp ứng dụng nguyên tắc của nông nghiệp sinh thái. Đây chỉ là ví dụ từ 1 nông dân. Tôi muốn đưa 1 ví dụ ở Santo Spirito Anh ấy bắt đầu làm nông như thế này. Và đây là kết quả: một nông trại 10 ha gồm nhiều thành tố phức tạp, phục vụ nhiều mục đích, luân canh cây lương thực và đồng cỏ, ... Đây là năng suất toàn hệ thống. Anh ấy có thể sản xuất đủ protein cho 34 người trên 1ha trong 1 năm. Hiệu quả sử dụng năng lượng là quan trọng nhất: 30 Anh ấy đầu tư 1 Kcal và thu lại 30Kcal, Không có hệ thống nông nghiệp nào có thể hiệu quả hơn thế. Hệ thống nông nghiệp quy mô công nghiệp hiệu quả nhất Mỹ có hệ số 1.5. Tức là người nông dân này sản xuất hiệu quả hơn tới 20 lần, nói về sinh thái, so với các hệ thống nông nghiệp khác. Một điều đáng chú ý khác khi nông dân phản ứng lại với khủng hoảng năm 1999, có một sự kiện đặc biệt, có 216 nông dân thuộc hội nông dân quy mô nhỏ quốc gia (Cuba) sử dụng phương pháp nông nghiệp sinh thái Sau 10 năm, con số này tăng thành 110,000 thành viên. Ngày nay chắc số thành viên là 130,000 đang thực hành nông nghiệp sinh thái - phương pháp mà tôi đang trình bày. Họ làm thế nào? Họ thực hiện một cuộc cải cách tên là Campesino a Campesino. Đây là một hệ thống mạng lưới nông dân nhằm trao đổi thông tin và kiến thức. Đây là một hiện tượng văn hoá dựa trên một số quy tắc. Đây là một bức vẽ, xin lỗi quý vị là thông tin bằng tiếng Tây Ban Nha. Hình người này gồm những nguyên tắc của chiến dịch kết nối người - người. Đây là một triết lý "rễ cỏ" Hai chân thể hiện sáng tạo và tự do. Hai tay là sản xuất và bảo vệ. Đôi mắt có tầm nhìn về sự bền vững. Yêu thiên nhiên, gia đình, nông nghiệp và cộng đồng nơi trái tim và lên tiếng cho quyền tự chủ về lương thực. (Quyền tự chủ về lương thực) là một khái niệm mới mà nông dân tạo ra thông qua chiến dịch Campesino cách đây không lâu. Những gì họ làm chỉ đơn giản là tụ họp lại và nhờ một người giảng cho cộng đồng về ví dụ như bảo tồn đất, hay phân xanh, hay cách ủ phân và các phương pháp chọn lọc hạt giống, rồi thực hiện một hoạt động có tên "lai giống có sự tham gia" để cải thiện một số giống địa phương. Thế là họ có được những hạt giống cần thiết để thực thi quyền tự chủ về lương thực. Đây là một nông trại ở Cuba. Tôi không biết các bạn có để ý là 2008 có 3 trận bão ở Cuba, 1 là Ike và 2 trận nhỏ. Có người nói là Mỹ gây ra những trận bão này nhưng ai biết được. Té ra, ngay sau bão một nhóm các nhà khoa học hợp tác với chúng tôi thông qua một mạng lưới tên là SOCLA - Hội nông nghiệp sinh thái Mỹ La-tin. Bà Clara nhà tôi là chủ tịch. Nhóm này tới kiểm tra xem nông trại nào chống chịu được bão và kết quả là nơi nào đa dạng, kết hợp chăn nuôi, lâm nghiệp thì nơi đó chống chịu tốt Đây là thiệt hại trung bình hợp tác xã - 72% nhưng mục 2 và 3 - đa dạng hơn thì ít thiệt hại hơn. Họ có thiệt hại, tận 3 trận bão cơ mà. Nhưng điều quan trọng nhất là tốc độ phục hồi. Hệ thống 3 phục hồi năng suất nhanh hơn hẳn, và nó là hệ thống đa dạng hơn hệ thống 1 - một hệ thống đơn giản hơn. Tính đàn hồi (của hệ thống) có hai yếu tố. 1 là chống lại sự thay đổi và 2 là khả năng phục hồi. Như nông trại Perla, Cuba, sau bão Mitchell và nó đã phục hồi thế nào nhờ vào nông nghiệp sinh thái. Rất nhanh! Ở khu vực khác thuộc vùng nhiệt đới, đồng cỏ được khuyến khích canh tác bởi các trung tâm quốc tế, các nhà nghiên cứu, các cơ quan và cả giới công nghiệp. Ví dụ ở Colombia và Mexico, chúng ta thấy diện tích độc canh khổng lồ trồng cỏ đạt năng suất rất cao khi được cung cấp nước và phân bón. Nếu không có nước, như hệ thống tưới bằng nước mưa thì thành thế này đây: bò chết. Hệ thống duy nhất có thể tồn tại là hệ thống của dân quê, nơi mà độ ẩm được duy trì, tiểu khí hậu thấp hơn 2 độ so với nơi khác, độ ẩm cao, bò tạo ra phân bón - bổ sung chất hữu cơ cho đất và tăng cường khả năng giữ nước của đất... Như chúng ta thấy ở hệ thống này: lương mưa, và đường trên cùng là sản lượng sữa - nó ổn định mặc cho thay đổi về khí hậu. Đó chính là sự đàn hồi. Một hệ thống có thể duy trì được sản lượng của nó mà không bị ảnh hưởng bởi lượng mưa. Chúng ta thấy rằng cách làm nông nghiệp sinh thái thông qua tăng cường sự đa dạng của cảnh quan, sự đa dạng của thảm thực vật, và phức tạp hơn là nông lâm kết hợp rồi kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, ... quản lý đất đai một cách hữu cơ, và trữ nước, chúng ta có thể tạo ra một hệ thống rất đàn hồi. Ngoài ra có những nông dân đang phục hồi đất đai bằng sinh thái phục hồi vì ... Đây là Mixtec ở Mexico. Đây là hậu quả của chăn nuôi quy mô lớn, thả gia súc tràn lan, phá rừng ... Có một vài nông dân, như các bạn thấy các chấm xanh lục, họ muốn bám trụ ở đây. Tương lai nào dành cho họ nếu họ rời đi? Họ sẽ đến Mỹ để bị bóc lột sức lao động hay ở Mexico City và cũng bị bóc lột? Họ muốn ở lại. Họ chọn ở lại nên họ bắt đầu, bằng bàn tay, trồng lại rừng trên đỉnh núi, bằng một loài thông bản địa, vì họ tin rằng đây là nơi hút nước của ngọn núi. Sau đó họ thực hiện các biện pháp bảo tồn đất với ruộng bậc thang, đường thoát và lấy nước. Không phải là ở đây không có mưa mà ở đây chỉ mưa 2 tháng/ năm, thế thôi. Họ phải trữ nước. Đây là việc rất quan trọng, có thể làm được ở quy mô nông trại. Dựa vào lượng nước có thể có, mà họ quyết định diện tích canh tác để đảm bảo có đủ nước tưới. Đây là một cánh đồng rau dền được tưới nước. Đây thực ra là một loài thực vật đang được phục hồi vì nó có hàm lượng protein rất cao, 18%. Khi người Tây Ban Nha tới, họ nói rằng đây là cây tà giáo và họ không thể dùng được, cấm trồng và trồng lúa mì thay vào. Lúa mì không có protein như dền. Dân bản địa đang phải rất cố gắng để phục hồi cây dền. Đây là một ví dụ thú vị khác về phục hồi một khu đất ở Colombia. Năm 1992, 2001 và hiện nay 2013, một lưu vực đã hoàn toàn được phủ xanh, đủ khả năng hỗ trợ các hệ thống đa canh. Tôi không muốn gây hiểu lầm rằng nông nghiệp sinh thái chỉ dành cho nông hộ nhỏ. Tuy rằng hình thức này cực kỳ quan trọng đặc biệt đối với nông dân những nước đang phát triển Đây là một ví dụ ở California, một người nông dân hữu cơ đa dạng hoá hệ thống của mình. Họ trồng xà lách xen với hoa vì hoa giúp thu hút các loài côn trùng có lợi và thế là họ không phải phun thuốc hữu cơ. Chế phẩm hữu cơ rất đắt vi cần nhiều nguyên liệu đầu vào. Thế thì sao không trồng hoa để thu hút côn trùng có lợi để quản lý dịch hại? Hay là, trồng tam giác mạch, hoặc allysum trong vườn nho để thu hút côn trùng có lợi Hoặc đa dạng hoá nông trại bằng những "đảo" cây làm nơi trú ngụ cho côn trùng có lợi những loài côn trùng này sẽ tới vườn nho để giúp quản lý dịch hại. Hoặc trồng cây theo băng, nhiều nông dân làm cách này để cơ giới hoá và sử dụng các quy trình luân canh khác nhau, dùng các tổ hợp cây trồng khác nhau trên mỗi băng để giảm chi phí sản xuất và giảm tổn thất do dịch hại.... Có rất nhiều ví dụ, như nông lâm kết hợp ở Brazil, trồng nhiều loại cây thân gỗ để có chỗ cho động vật nghỉ dưới tán, hoặc cây lương thực, như đậu tương giữa các hàng cây thân gỗ. Khái niệm quyền tự chủ về lương thực mà tôi trình bày lúc nãy là khái niệm mà Campesina đã sử dụng. Nó có nghĩa là quyền của cộng đồng, dù là cộng đồng nông dân, thành thị, khu vực trong việc quyết định hệ thống nông nghiệp của họ để ưu tiên năng suất đầu tiên là cho nhu cầu nơi sở tại và xuất bán những gì dư thừa. Có 3 yếu tố, 1 là nông nghiệp sinh thái, 2 là cải cách xã hội, 3 là hỗ trợ của nhà nước Có nghĩa là cải cách xã hội phải tạo áp lực lên chính phủ và chính phủ phải có trách nhiệm với nhu cầu của nông dân. Ví dụ, ở Brazil, ở đây có người tới từ Brazil, cải cách xã hội đã đi đến một kết quả là hiện nay Brazil có luật nông nghiệp sinh thái, với nguồn ngân sách là 3 tỉ Đô- la. Đó là kết quả của cải cách xã hội. Số tiền đó sẽ được dùng để hỗ trợ và mở rộng các hệ thống nông nghiệp sinh thái toàn quốc. Đây là cách họ tạo ra thay đổi Không phải chỉ có 200 - 300 người mà hơn 1 triệu người đã dừng mọi hoạt động ở Brasilia và thảo luận. Nông nghiệp sinh thái đã trở thành một vấn đề của cải cách xã hội. Nằm trong tay các nhà cải cách xã hội Đây có thể xem như khoa học quân sự. Họ nói là sự kết hợp của nông dân, nông trại gia đình và nông nghiệp sinh thái có thể nuôi sống gia đính thành phố và các quốc gia bằng năng suất cao hơn, hiệu quả hơn, tự động hơn, tiết kiệm hơn, ... Tại sao nông nghiệp sinh thái phù hợp với cải cách xã hội? Tại sao những nhà cải cách xã hội thấy rằng nông nghiệp sinh thái là phương pháp sẽ cung cấp kỹ thuật và kiến thức khoa học để nâng cao quyền tự chủ về lương thực? Vì nó kích thích sự tham gia. Nó hiệu quả về kinh tế - không phụ thuộc tài nguyên bên ngoài. Nó phù hợp về văn hoá - tôn trọng và phát tán kiến thức truyền thống. Nó lành mạnh về sinh thái - họ không muốn thay đổi hệ thống mà muốn tối ưu hoá Và nó cung cấp nguyên tắc để đạt được quyền tự chủ về lương thực. Gần đây Campesina họp ở Mali và họ tuyên bố rằng họ thấy nông nghiệp sinh thái là cách chính để chống lại hệ thống kinh tế đặt lợi ích lên trên cuộc sống Và nông nghiệp sinh thái đặt trong hệ tư tưởng về quyền tự chủ về lương thực tạo ra giải pháp đồng bộ để giải quyết hàng loạt những khủng hoảng trên thế giới hiện nay. Họ còn nói, giải pháp thực tiễn đối với khí hậu, suy dinh dưỡng sẽ không thể được tạo ra từ hệ thống quy mô công nghiệp. Nên phải cải thiện nó. Chúng ta cần một hệ thống mới thực sự dựa vào sản xuất nông nghiệp sinh thái ... Như vậy, điều khó khăn là thay đổi các Vua thực phẩm, và có rất nhiều hoạt động về chủ đề này. Ví dụ: cố gắng ngăn Monsanto và các tập đoàn lớn kiểm soát hệ thống sản xuất lương thực. Bên cạnh đó, có một phương pháp khác, là đi song song, trong đó nông dân tự quản lãnh thổ và tự tạo hệ thống buôn bán địa phương thật sự độc lập Ví dụ, những nơi nông dân bán sản phẩm của mình, nhiều sản phẩm hữu cơ hơn loại thông thường vì có một mối quan hệ giữa người bán và người mua và người mua hiểu rằng ủng hộ nền nông nghiệp này không chỉ cho họ thực phẩm sạch mà, nghiên cứu đã chỉ ra những thành phố bao quanh bởi nông dân quy mô nhỏ có ít vấn đề về bạo lực, nghiện ma tuý, ... hơn khu vực bao quanh bởi các nông trại lớn. Thành phố bao quanh bởi các nông trại nhỏ có nhiệt độ trung bình thấp hơn 5 độ so với những thành phố bao quanh bởi hệ thống độc canh lớn Tức là có các lợi ích khác nữa mà mọi người đang dần hiểu ra. Một điều nữa là các cải cách của nông dân coi nông nghiệp sinh thái là công cụ để tranh luận, bảo vệ, xây dựng và cải tiến khu vực nông thôn thành lãnh thổ. Có một thay đổi lớn trong thời gian gần đây, được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Khu vực độc lập nơi mà người dân toàn quyền quyết định hình thức sản xuất mà không bị chi phối bởi bất cứ ai, Điều này đôi khi có thể được tạo ra qua bầu cử lãnh đạo Có những nơi mà nông dân làm thị trưởng và quyết định khu vực này không GMO, không hoá chất, chúng ta sẽ làm nông nghiệp sinh thái, chúng ta sẽ mua thực phẩm từ các nông trại nhỏ cho trường học và bệnh viện ... Đó là 1 cách. Cách khác, thực hiện bởi MST ở Brazil, họ cứ thế chiếm đất. Có rất nhiều nước Nam Mỹ có luật rằng đất đai có chức năng xã hội. Tức là nếu bạn có đất ở Nam Mỹ mà không sử dụng thì đất đó sẽ được giao cho người khác sản xuất. Những khu vực như thế đang sinh sôi. Điều này rất quan trọng và đáng mừng vì đó là những khu dự trữ đa dạng sinh học, hạt giống và cũng là những khu thí nghiệm về quyền tự chủ trong lương thực. Người dân tự bảo vệ mình khỏi những áp lực như thực vật chuyển gen, độc canh, nhiên liệu sinh học, thuốc BVTV ... Cuối cùng, ta thấy nông nghiệp sinh thái là nền móng cho các khu vực độc lập, để đạt được quyền tự chủ về lương thực, tự chủ về năng lượng và về công nghệ. Các bạn có thể thấy nhiều nông dân tự tạo ra nhiên liệu sinh học không phải là đi chợ mua mà làm ra nhiên liệu chạy máy kéo của mình. Sự tự chủ về công nghệ sinh ra từ ứng dụng các nguyên tắc nông nghiệp sinh thái vì khi dùng các kỹ thuật nông nghiệp sinh thái thì không cần các công nghệ bên ngoài, không phải mua gì mà tự tạo được các thứ nhờ vào những nguyên tắc đảm bảo năng suất. Tất cả những điều đó tất nhiên là sẽ dấn đến sự đàn hồi trước thay đổi của khí hậu. Có một số chương trình hợp pháp ủng hộ nông nghiệp sinh thái là kết quả của sự đấu tranh của mọi người, của các cải cách xã hội. Nhiều nước Mỹ La-tin, hầu hết là những nước có chính phủ tiến bộ. Như Ecuador có luật đa dạng nông nghiệp nông nghiệp sinh thái và hạt giống. Ở Ecuador, trồng cây chuyển gen là phạm pháp Đó là cải thiện chính sách. Brazil có luật quốc gia về nông nghiệp sinh thái như tôi đã nói. Nicaragua có luật hỗ trợ mở rộng nông nghiệp sinh thái và hữu cơ. Có các công cụ pháp chế để giải quyết áp lực từ người dân và nay trở thành công cụ để người dân thực hiện điều mình muốn. Để kết thúc, đây là một nghiên cứu ở ĐH Michigan. Bên trái là danh sách các loại cây trồng. Họ tính chỉ số, và những số >1 có nghĩa là có thể tăng năng suất nhờ nông nghiệp sinh thái. Có sự khác biệt giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển Ở các nước phát triển, hấu như không có cây nào có chỉ số >1. Tức là theo phân tích này, không có khả năng nâng cao sản lượng bằng nông nghiệp sinh thái. Còn ở các nước đang phát triển thì có. Theo tôi, nguyên nhân ở đây là những nước đang phát triển có 3 thứ mà những nước phát triển thật tiếc là không có đặc biệt, theo kinh nghiệm của tôi là ở Mỹ. 1 - chúng ta không có triệu phú kiến thức truyền thống. 2 - chúng ta không có hạt giống vì 1.9 tỉ hạt giống mà tôi nhắc đến ở các nước đang phát triển, nhất là những trung tâm khởi nguyên. 3 - chúng ta không có cải cách xã hội. Tôi với Clara đã đi nhiều nước châu Âu như Tây Ban Nha, Bỉ, và ở đây - Anh. Chúng tôi cũng vừa đi châu Phi dạy học Một trong những điều ấn tượng ở cải cách xã hội ở Mỹ Latin là chúng là những cải cách đầy năng lượng ở vùng quê đã tạo ra thay đổi. Điều đó không tồn tại ở California. Ví dụ, không có một cuộc đấu tranh nào để đẩy mạnh lý tưởng này, một cách mạnh mẽ, và có thể đối đầu với những tập đoàn. Đối với tôi thì có vẻ như nhiều người hoài nghi về tiềm năng của nông nghiệp sinh thái ở châu Âu hay Mỹ. Tôi nghĩ nó không phụ thuộc nhiều vào kiến thức và công nghệ mà vào việc tạo ra sự vận động xã hội thật mạnh mẽ để có thể thắng được lực cản đang tồn tại trong xã hội. Xin cảm ơn rất nhiều. ĐH Schumacher Một phần thuộc quỹ Dartington Hall