Xin chào, tôi là Tony và đây là Mỗi Khung Hình một Bức Tranh. Thứ cơ bản nhất chúng ta thấy trong ngôn ngữ điện ảnh có lẽ là đây; Cảnh Cảnh Nghịch Hướng Gần như mọi bộ phim bạn xem sẽ.. Gần như mọi bộ phim bạn xem sẽ đầy ắp những phân đoạn như vậy. Hầu hết các nhà làm phim sử dụng chúng như một cách nhanh gọn để ghi hình cảnh hội thoại. Giữ nguyên vị trí của diễn viên, sử dụng nhiều máy quay quay 10 cảnh, và sau đó đưa ra quyết định ở hậu kỳ. Nhưng tôi cho rằng Cảnh | Cảnh Nghịch Hướng vẫn là một kĩ thuật mạnh mẽ nếu chúng được thực hiện một cách chính xác và hợp lý và các tác phẩm của Joel & Ethan Coen là những ví dụ điển hình. -"Tụi tao cứ nghĩ mày là..." -"...một con nhái." Bởi vì anh em nhà Coen là bậc thầy về những cảnh hội thoại, họ thực hiện chúng bằng cách giữ các cảnh quay đơn giản nhưng rõ ràng. -"Tôi có thể chia sẻ điều này với ông được không?" Vậy thì hôm nay, chúng ta hãy xem xét lại Cảnh | Cảnh Nghịch Hướng Chúng ta có thể học được gì từ cách anh em nhà Coen sử dụng chúng? -"Để tôi hỏi cô điều này..." -"Liệu một thằng đần có thể nghĩ ra thứ này?" Một trong những điều đầu tiên bạn để ý về anh em nhà Coen đó là họ thích quay cảnh hội thoại từ bên trong không gian của cuộc đối thoại. và điều đó có nghĩa máy quay thường được đặt ở giữa hai nhân vật sao cho mỗi nhân vật đều có những cảnh quay riêng rẽ. -"Tao nói vậy mày hiểu chứ?" Nói cách khác, họ quay rất nhiều cảnh đơn. -"Tôi xin lỗi. Nãy giờ tôi không nghe gì cả." Những nhà làm phim khác, như Paul Greengrass, thích đặt máy quay phía sau diễn viên, sử dụng ống kính tiêu cự rất dài, khiến bạn cảm giác như mình đang nghe lén -"Tôi muốn biết chuyện gì đã xảy ra" -"Chuyện xảy ra ư?" -"Jason Bourne chứ cái gì. Cô đã có hồ sơ rồi đấy." -"Thôi tào lao đi." Anh em nhà Coen và Roger Deakins không làm như thế. Trên thực tế, họ quay hầu như hoàn toàn bằng ống kính góc rộng -"À tôi có những quan điểm khá mạnh mẽ về ống kính và cá nhân tôi..." -"...Tôi đang ngồi đây nói với anh và anh đang quay tôi từ phía kia..." -"...qua vai, chắc là bằng một máy quay. Tôi hiếm khi làm thế." -"Vì tôi nghĩ, anh biết đấy, máy quay muốn như thế này..." -"Đối với tôi, tôi sẽ quay những cảnh đơn từ trong này." Và nếu bạn làm thế, hãy chuyển qua một ống kính rộng hơn và đưa máy quay đến gần hơn Nó sẽ trở thành... -"Nó khác biệt phải không? Anh biết đấy, đó là cảm giác về sự hiện diện..." -"Anh ở ngay đấy với một ai, khác hẳn với khi nãy..." -"...tôi nghĩ theo phương diện tâm lý học, nó đem lại những hiệu quả khác nhau..." Nhưng những hiệu quả tâm lý đó là gì? Nếu một ống kính có tiêu cự dài làm bạn có cảm giác như đang nghe trộm, vậy thì ống kính này làm bạn cảm thấy như thế nào? -"Này, nghe này, có điều gì rất sai ở đây!" -"Tôi không muốn album Abraxas của Santana." -"Tôi vừa trải qua một vụ tai nạn ô tô tồi tệ" Tôi sẽ nói rằng đó là 2 cảm giác: khá là không thoải mái... và khá là hài hước. và cảm nhận như vậy là hợp lý. Bời vì anh em nhà Coen thích cô lập những cá nhân bẫy họ trong những tình huống mà họ thực sự không có quyền kiểm soát. Và bởi vì ống kính ở ngay đó... -"Chúng ta đã thỏa thuận rồi. Và thoả thuận là thoả thuận." -"Có phải Jerry không? Anh đi mà hỏi 3 linh hồn khốn khổ ở Brainerd xem thoả thuận có phải là thoả thuận không." Bạn cũng bị mắc kẹt với họ. Một hiệu quả khác là về mặt hình ảnh. Nhà Coen quay hầu hết bằng ống kính 27mm hay 32mm và họ thường quay cận cảnh vào để làm quá lên một phần nào đó trên khuôn mặt diễn viên. -"Frank Raffo, anh rể của tôi là thợ cắt tóc." -"Giời ạ, hắn nói giỏi lắm." Dùng ống kính góc rộng không chỉ làm phóng đại khuôn mặt... ...mà nó còn phóng đại các chuyển động hướng về phía máy quay, điển hình như việc camera được di chuyển gần vào để quay cận mặt. -"Và nó cũng đem lại cảm giác của sự chuyển động" -"Như khi tôi đưa tay tới rồi lui khỏi máy quay.." -"...ống kính góc rộng sẽ đem lại nhiều hiệu quả hơn." -"Và kể cả khi tôi xoay người, như thế này." -"Vậy thì đừng có để nó xảy ra như thế." -"Cảnh quay sẽ trở nên sống động hơn, góc cạnh hơn." -"Em đùa anh đấy à? Chúng ta còn có gia đình ở đây mà!" Hiệu quả thứ ba của việc quay nhiều cảnh đơn theo cách này.. ...là về cảnh trí xung quanh. Những cảnh quay như này có được sự cân bằng tốt... ...giữa nhân vật và mọi thứ xunh quanh cô ta. -"Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu nghi phạm của chúng ta đến từ Brainerd." -"Yah." Và nó giúp chúng ta nhìn nhận nhanh chóng về các nhân vật phụ. Hãy nghĩ về việc bạn hiểu về người phụ nữ này đến đâu chỉ thông qua quần áo và không gian làm việc của cô ta. -"Chúng tôi không thể tiết lộ bất kì thông tin gì." Nhưng điều tách biệt nhà Coen khỏi các nhà làm phim khác ...chính là nhịp điệu trong khâu biên tập của họ. -"Chúng ta sẽ dìm giá cổ phiếu." -"Đến khi chúng ta có thể mua được 50% tổng số" -"51." -"Không tính đến mezzanine'" -"Được đấy!" -"Nên là như vậy!" -"Rồi sẽ được thôi!" -"Đã được rồi thưa các vị!" Nhiều người cho rằng nhịp điệu đến từ các câu thoại. Nhưng nhịp điệu thật ra không đến từ lời nói. Nhiều khi, để cảm nhận được nhịp điệu, bạn phải xem khi nó được thực hiện tệ. Đây là cảnh từ một bộ phim họ viết nhưng không đạo diễn. Hãy để ý khoảng dừng gượng gạo giữa hai câu thoại. -"Chả phải là tôi đánh giá gì đâu." -"Ồ tuyệt vời quá." -"Nhưng hiện giờ có một giải đấu ồn ã nào đang diễn ra không?" Mọi thứ có vẻ khá "sai" Bây giờ hãy xem cảnh mà nhà Coen đạo diễn. -"Thuốc?" -"Ok." Và nhịp điệu này giúp nhấn mạnh rất nhiều cảnh phim của họ... và đó cũng là cách mà họ tìm ra được những khoảnh khắc không lời mà các đạo diễn khác không để ý đến. Nhưng cuối cùng thì những lựa chọn này kết tinh thành gì? Theo tôi thì chúng tạo nên một sắc thái riêng biệt. Bởi vì ở một góc độ, nhà Coen muốn bạn cười vào những con người này. Không phải tự nhiên mà họ dùng ống kính góc rộng để phóng đại phần mặt và dùng những khoảnh khắc đó để làm chi tiết gây cười. Nhưng ở một góc độ khác, nhà Coen lại muốn bạn đồng cảm với những nhân vật này. Họ căn khung hình đủ rộng để bạn nhìn thấy cảnh vật xung quanh ...và họ đặt ống kính ngay cạnh nhân vật khi họ ở những thời khắc tồi tệ nhất. -"Tôi sắp chết rồi." -"Làm gì đi chứ. Giúp tôi đi chứ!" Có một câu nói cổ: Rằng, bị kịch thì quay cận cảnh. Còn Hài Hước thì quay góc rộng. Nhưng đối với nhà Coen thì những đặc trưng này thường lẫn lộn với nhau. Họ thể hiện bi kịch và hài hước chung trong cùng một cảnh quay đơn thân mật. -"Tôi nhớ Mike." Và đó chính là điều lôi cuốn trong cách làm phim của họ Bởi vì các cảnh hội thoại không chỉ đơn thuần để ghi lại hội thoại. Chúng còn bao gồm cả những hành vi không lời. -"Tôi đoán là việc này không có ý nghĩa gì với ông cả." -"Tất nhiên là có chứ, Tôi có thể kể cho ông nghe vài câu chuyện.." -"Ý của tôi là thế đấy! ai trong chúng ta cũng có chuyện để kể.." Và bằng cách đặt máy quay ở đây, đồng thời sử dụng một ống kính góc rộng, đi theo một nhịp điệu cụ thể nhà Coen đã tìm ra một cách tiếp cận thú vị, sử dụng những công cụ đơn giản nhất. Cảnh Cảnh Nghịch Hướng