Tháng 6 năm 2017, tôi tham gia tình nguyện tại một kho thực phẩm địa phương phía nam thành phố quê tôi tại Atlanta, Georgia. Đó là một buổi chiều thứ sáu, ngày phát lương thực miễn phí hàng tuần. Khi đỗ xe, tôi thấy mọi người bắt đầu đến, nhiều người còn mang cả xe kéo, chuẩn bị nhận thực phẩm cho tuần. Khi tôi vừa bước vào cửa, thì đã có khoảng 40 người đang xếp hàng bên ngoài. Tôi rất phấn khích, bởi vì không có gì khiến tôi vui hơn là việc phục vụ cộng đồng. Nhưng khi vừa đến buổi gặp giữa các tình nguyện viên, tôi chợt nhận ra: chúng tôi thực sự chưa cho họ bữa ăn nào cả. Chúng tôi chỉ đơn thuần cho họ lương thực. Tôi chen vào dòng người nơi để chắc những cái bánh Weight Watchers Ding Dongs phải được cho vào túi của từng gia đình. Khi họ đem những chiếc túi đến, tôi nghĩ thầm: Chúng tôi đang làm gì thế này? Mỗi túi có hai chai Diet Snapples loại hơn 0.5 lít, bốn lít xốt thịt nướng, một túi bánh lát khoai tây Kettle, một hộp mì pasta macaroni giàu rau xanh hình siêu nhân, một hộp bánh quy cho bữa sáng BelVita, một lon đậu nghiền, một lon đậu hà lan, một lon bắp non, Tôi luôn nghĩ về những cái bánh Ding Dongs ấy và hành tây xanh Pháp chiên giòn, bạn biết đấy, thứ nằm trên cùng của món thịt hầm đậu xanh ấy. Chỉ có nhiêu đó thôi. Và hôm đó, chúng tôi đã phát hơn 100 túi như vậy và mọi người đã xếp hàng để nhận một túi như thế. Bỗng một cảm giác ùa lấy tôi. Khiến tôi cảm thấy buồn và hơi giận dữ. Kiểu, làm sao tôi có thể vui về công việc mình đang làm khi biết thực sự sẽ chẳng có một bữa ăn nào từ số thực phẩm mà chúng tôi vừa trao cho hơn 100 gia đình. Ai lại muốn một bữa ăn với xốt thịt nướng và bánh Ding Dongs chứ? (Cười) Sự thật là, Việc tham gia những sự kiện thế này là một phần cuộc đời tôi. Tôi tham gia phát thực phẩm miễn phí từng lượm ve chai khi còn bé, tôi còn không nhớ nổi số lần quyên góp cho các cửa hàng bách hóa, tôi làm tình nguyện ở các mái ấm, và làm việc tại các kho lương thực, và tôi chắc rằng nhiều bạn cũng giống như tôi. Vào năm 2013, tôi thậm chí còn mở một nhà hàng tạm thời, mang tên Sunday Soul. Tôi đã thuê bàn, ghế và khăn, in thực đơn tôi mang những thứ này đến nhiều con hẻm, dưới những chân cầu và trong công viên để những người vô gia cư có thể có một bữa tối một cách đàng hoàng. Tôi đã bỏ công sức làm việc này một thời gian dài. Ở hầu hết các thành phố lớn ở Mỹ, ngân hàng lương thực được xem như một tổ chức cộng đồng đầy yêu thương. Tình nguyện viên từ những tập đoàn đến hàng tuần để phân loại thực phẩm và đóng hộp cho người nghèo. và phát thực phẩm miễn phí họ sưởi ấm trái tim nơi học đường và các toà nhà văn phòng để chất đầy kệ ở ngân hàng lương thực và các kho thực phẩm trên toàn quốc. Đây là cách ta đang chấm dứt nạn đói. Và nó khiến tôi nhận ra răng điều chúng ta đang làm là sai lầm. Nhưng ta vẫn tiếp tục công việc đó ngày này sang ngày khác và hi vọng vào một kết quả khác. Ta tạo ra một vòng lặp khiến mọi người sống nhờ vào ngân hàng thực phẩm và kho lương thực hàng tháng vì thức ăn không đủ chất dinh dưỡng và rõ ràng không hề mang lại một chế độ ăn uống lành mạnh. Tại Mỹ, mục tiêu của ta, hay thứ ta gọi là "từ thiện," thực sự đã ngăn ta tiến bộ. Ta cho thế giới thấy được số người đang thiếu lương thực. Những quảng cáo trên truyền hình, những bảng yết thị, các đợt quyên góp khổng lồ, sự góp mặt của nhiều nhân vật nổi tiếng trong cuộc đấu tranh này. Nhưng sự thật vẫn là, mặc cho những nỗ lực đó, thì hàng triệu người vẫn sống trong cơn đói. Và ta có thể làm tốt hơn nữa. Trên thế giới, có 821 triệu người đang đói. Tỉ lệ là một trên chín. Hiện tại, ở Hoa Kỳ có gần 40 triệu người đói mỗi năm, gồm hơn 11 triệu trẻ em phải ngủ trong cơn đói hằng đêm. Thế mà, ta vẫn đang lãng phí thức ăn -- hơn 3.6 triệu tấn mỗi năm, chính xác là như thế. EPA ước tính lượng thức ăn thừa đã tăng gấp đôi giữa năm 1970 và 2017, và chiếm đến 27% ở các bãi rác thãi. Khi số thức ăn đó không được xử lý, chúng dần phân hủy và thải ra khí metan độc hại, một trong những nhân tố dẫn đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Ta đã tạo ra sự lãng phí thức ăn, sự lãng phí tài chính trong việc tạo ra lượng thức ăn này và sự lãng phí lực lượng lao động sử dụng trong cả quá trình. Kéo theo đó là sự bất bình đẳng trong xã hội giữa những người cần thức ăn mà không thể có và những người dư thức ăn đến mức ném chúng đi. Tất cả điều này khiến tôi nhận ra rằng nạn đói không phải vì khan hiếm mà vì quá trình cung ứng. Vào năm 2017, tôi bắt đầu tìm cách chống lại nạn đói bằng công nghệ. Các ứng dụng giao đồ ăn bắt đầu trở nên phổ biến, và tôi tin chắc ta có thể dùng ngược lại công nghệ này và lấy thức ăn từ những doanh nghiệp như các nhà hàng và tiệm tạp hóa. đem đến cho những người nghèo. Tôi tin rằng công nghệ và sự đổi mới mới có sức mạnh giải quyết những vấn đề thực tại, điển hình là nạn đói. Năm 2017, tôi đã tạo ra một ứng dụng sẽ tồn trữ mọi thứ mà một doanh nghiệp bán và giúp họ dễ dàng quyên góp lượng thức ăn thừa này thứ mà hiển nhiên sẽ trở thành rác thải vào cuối ngày. Người dùng chỉ việc nhấn vào một loại thức ăn, sẽ biết được họ phải quyên góp bao nhiêu, và ứng dụng này sẽ tính ra cân nặng và giá trị thuế của các thứ đó tại lúc quyên góp. Chúng tôi kết nối với các tài xế địa phương theo mô hình tiêu dùng cộng tác để nhận thức ăn này và chuyển chúng đến thẳng những tổ chức phi lợi nhuận và những người nghèo. Tôi đã cung cấp dữ liệu và những phân tích giúp doanh nghiệp cắt giảm lượng thức ăn dư thừa bằng cách giúp họ nhận ra loại nào liên tục bị dư thừa thường xuyên, và họ đã tiết kiệm hàng triệu đô la. Sứ mệnh của chúng tôi là: Nhiều người được no, rác thải được giảm. Trước năm 2018, khách hàng của chúng tôi là sân bay lớn nhất thế giới, Atlanta's Hartsfield-Jackson, và đã hợp tác với nhiều thương hiệu và tập đoàn như Hormel, Chick-fil-A và Papa John's. Chúng tôi thậm chí đã có cơ hội làm việc với NFL cho Super Bowl LIII. Suốt hai năm qua, chúng tôi đã hợp tác với hơn 200 doanh nghiệp để chuyển hơn 900 tấn thức phẩm ăn được từ các bãi rác thải đến những người thực sự cần chúng. (Vỗ tay) Cám ơn các bạn. (Vỗ tay) Con số này tượng trưng cho khoảng 1.7 triệu bữa ăn và cho phép chúng tôi mở rộng quy mô sang các thành phố khác, như Washington, DC, Chicago, Miamia, Philadelphia và nhiều hơn thế nữa. Đó chỉ mới là một cách thật sự giải quyết được vấn đề. Cách khác là đề khởi những cửa hàng tạp hóa tạm thời. Chúng tôi xử lý lại thức ăn thừa từ các doanh nghiệp và xây dựng cửa hàng tạp hóa miễn phí tại nơi lương thực khan hiếm. Chúng tôi có một đầu bếp, cho phép nếm thử thức ăn tại đó và cung cấp công thức chế biến cho các gia đình. Chúng tôi tặng mỗi gia đình túi mua hàng tái sử dụng và cho phép họ mua hàng với giá thấp hơn. Chúng tôi muốn mọi người có những bữa ăn chứ không chỉ là thực ăn. Chúng tôi muốn thay đổi cách nhìn và hành động để giải quyết nạn đói ở đất nước này, để tin rằng ta có thể xóa bỏ nạn đói, không phải là phi lợi nhuận hay ngân hàng thực phẩm, mà như một doanh nghiệp xã hội, với mục tiêu giảm thiểu rác thải và xóa bỏ nạn đói. Nhưng mọi thứ không dễ dàng như tôi nghĩ để thay đổi cách nhìn và suy nghĩ về cách ta nghĩ nạn đói có thể được giải quyết. Vào năm 2016, Pháp là nước đầu tiên cấm các siêu thị vứt bỏ số thực phẩm chưa qua sử dụng. Thay vào đó, họ phải quyên góp nó, và nếu không, họ sẽ bị phạt. Đúng vậy. (Vỗ tay) Vào năm 2017, Ý làm theo mô hình đó, trở thành nước châu Âu thứ hai thông qua lệnh cấm lãng phí thức ăn. Và họ đã tuyên bố rất đơn giản khi đưa ra điều luật: "Ta đang lãng phí hàng triệu tấn thức ăn còn tốt, trong khi nhiều người nghèo đang phải chịu đói." Đơn giản như vậy đó. Đan Mạch cũng đã lập ra tiệm cung cấp thức ăn bị lãng phí. Tên là: Wefood. Họ xử lý lại lượng thức ăn thừa từ các cửa hàng địa phương và bán chúng với giá đã giảm lên đến 50%. Rồi họ dùng tất cả số tiền quyên tặng cho các hoạt động hỗ trợ khẩn cấp và nhu cầu an sinh xã hội cho những người nghèo. Nó đã được ca ngợi là "Lòng tốt của cửa hàng tạp hóa." Năm trước, cửa hàng trả-tuỳ-khả năng đầu tiên trên thế giới được ra đời, khi Feed it Forward đã có mặt tại Toronto. Kệ của họ luôn chất đầy lượng thức ăn thừa đã qua xử lý từ nhiều siêu thị lớn và cho phép các gia đình chi trả trong phạm vi có thể tại cửa hàng tạp hóa của họ. Điều này thật tuyệt vời. Đây là những cải tiến mà ta cần nhiều hơn nữa. Tất cả chúng ta đều thực hiện việc thay đối thái độ về cách giải quyết nạn đói. Khi nghĩ về cách ta cho phép những tiến bộ và công nghệ thay đổi cuộc sống mình, từ cách ta giao tiếp với nhau đến cách ta xem chương trình giải trí thậm chí cả cách ta nhận được thức ăn, thật ngạc nhiên khi ta vẫn chưa giải quyết được nạn đói. Ta tạo ra xe tự lái và hàng triệu người thì lại không được ăn no. Với hàng triệu đô la được quyên góp để xóa bỏ sự khan hiếm lương thực, lẽ ra ta đã có thể xóa bỏ nạn đói nhiều năm trước. Tôi thắc mắc rằng -- (Vỗ tay) Tôi thắc mắc, tại sao ta không thể thoát ra cái vòng luẩn quẩn này? Sao ta vẫn chưa xử lý được vấn đề này? Tôi nhớ lần gặp các nhà đầu tư và trình bày ý tưởng, cố gắng gây quỹ cho việc kinh doanh của mình, và một trong số họ đã bảo tôi, một cách nghiêm túc, "Nạn đói đã được giải quyết rồi," như thể hàng triệu người sẽ không đi ngủ với cái bụng đói mỗi đêm, và như thể không còn gì làm nữa. Thực tế là, ai cũng nghĩ rằng nạn đói đang được giải quyết, nhưng sự thật, nó vẫn đang được xử lý. Nếu muốn xóa bỏ nạn đói, thì ta phải thay đổi cách mình đang làm. Những hành động tương tự sẽ luôn thu về những kết quả tương tự. Có hàng trăm doanh nhân xã hội trên thế giới. Họ tập trung giải quyết những vấn đề lớn, như nạn đói, nhưng vẫn chưa nhận được sự ủng hộ bằng việc chúng tôi làm cho các tổ chức chống nạn đói quốc gia và ngân hàng thực phẩm. Tuy nhiên, nếu được trao cơ hội, họ sẽ có khả năng đưa ra những góc nhìn sâu sắc có thể là những suy nghĩ cấp tiến để giải quyết vấn đề này. Đó là lý do tôi đi khắp thế giới và nói về thực trạng nạn đói hiện nay tại Mỹ và giải thích sự khác biệt giữa cho người khác lương thực và cho họ những bữa ăn. Tôi vẫn đang gặp các uỷ viên hội đồng thành phố và tổ chức viên thành phố trên toàn nước Mỹ để khiến họ hiểu rằng công nghệ thực sự có sức mạnh kết nối các doanh nghiệp với thức ăn thừa đến những người nghèo, và giải thích với họ một bữa ăn có ý nghĩa thế nào đối với một gia đình. Tôi gặp gỡ các hội đồng giáo dục và các học khu để nói về cách ta cho trẻ em đang đói ăn, và các tổ chức chăm sóc sức khỏe, chia sẻ thông điệp thực phẩm là sức khỏe, và là cuộc sống, thông qua việc xóa bỏ nạn đói, ta có thể giải quyết nhiều vấn nạn khác. Vậy nếu muốn biết rằng chúng ta không sống ở một đất nước nơi mà thực phẩm còn tốt bị lãng phí trong khi hàng xóm không có gì để ăn, thì ta phải thay đổi luật pháp. Ta cần phải đề ra những chính sách mới, và quan trọng nhất, ta cần thay đổi suy nghĩ cũng như hành động của mình. Phát thực phẩm miễn phí là tốt. Ngân hàng lương thực làm vì mục đích cao cả. Và đôi khi tôi cũng thích bánh Ding Dongs. Nhưng việc phát thực phẩm miễn phí không giải quyết nạn đói. Nếu thông minh để kết nối những điểm chấm nằm ngay trước mắt ta, ta có thể không chỉ tặng cho mỗi gia đình một hộp mì pasta macaroni giàu rau xanh hình siêu nhân và bốn lít xốt thịt nướng để nuôi sống họ. Mà ta còn có thể làm tăng giá trị nhân phẩm cho họ. Cõ lẽ ta có thể tăng được số người tham gia học tập ở trường. Ta có thể cải thiện sức khỏe cho hàng triệu người. Quan trọng nhất, ta có thể giảm số thức ăn lãng phí ở các bãi rác thải, tạo nên một môi trường lành mạnh cho mọi người. Điều tôi thích nhất vẫn là ta có thể cảm nhận niềm vui suốt cả quá trình. Nếu xóa bỏ nạn đói, ta không còn gì để mất vì ta đã đạt được mọi thứ. Vậy hãy làm thôi. Cám ơn các bạn. (Vỗ tay) Cám ơn.