Sống trong xã hội, ta phải đưa ra những quyết định tập thể, quyết định tương lai của ta. Chúng ta, ai cũng biết rằng, các quyết định tập thể không phải lúc nào cũng đúng. Đôi khi còn hoàn toàn sai lầm. Vậy làm thế nào để tập thể có quyết định đúng đắn? Nghiên cứu đã chỉ ra rằng một tập thể sáng suốt khi có lối suy nghĩ độc lập. Đây là lí do tại sao sự sáng suốt sẽ mất đi dưới áp lực bạn bè, cộng đồng, truyền thông xã hội, hay thậm chí, một cuộc đối thoại đơn giản cũng đủ để ảnh hưởng cách ta suy nghĩ. Mặt khác, thông qua chuyện trò, một tập thể có thể trao đổi kiến thức, điều chỉnh và sửa đổi cho nhau, thậm chí, nảy ra những ý tưởng mới. Những điều này là tốt. Vậy thì, trò chuyện sẽ hỗ trợ hay cản trở việc ra quyết định tập thể? Cùng đồng nghiệp, là Dan Ariely, chúng tôi bắt đầu tìm hiểu về điều này thông qua các thử nghiệm, ở nhiều nơi trên thế giới để tìm ra cách mà tập thể tương tác để ra quyết định tốt hơn. Chúng tôi cho rằng tập thể sáng suốt hơn khi tranh luận ở quy mô nhỏ, giúp thúc đẩy trao đổi thông tin một cách sâu sắc và hợp lý. Để kiểm chứng, gần đây, chúng tôi tiến hành thử nghiệm ở Buenos Aires, Argentina, với hơn 10.000 người tham dự sự kiện của TEDx. Chúng tôi đặt các câu hỏi như: "Chiều cao của tháp Eiffel là bao nhiêu?" và "Từ "Yesterday" xuất hiện bao nhiêu lần trong bài "Yesterday" của The Beatles?" Mỗi người viết ra ước lượng của mình. Sau đó, chúng tôi chia họ thành các nhóm năm người, và yêu cầu họ đưa ra câu trả lời chung. Chúng tôi nhận ra rằng trung bình các câu trả lời của nhóm sau khi đã nhất trí với nhau, chính xác hơn rất nhiều so với trung bình các ý kiến cá nhân trước khi thảo luận. Nói cách khác, dựa trên thử nghiệm này, có vẻ như sau khi trao đổi trong nhóm nhỏ, ý kiến tập thể sẽ có nhận định chính xác hơn. Vậy, đây là có thể là một cách giúp ích cho tập thể giải quyết các vấn đề mà giải pháp đơn giản là đúng-hay-sai. Nhưng liệu phương pháp tổng hợp kết quả từ tranh luận trong nhóm nhỏ này, có giúp ích ra quyết định về các vấn đề xã hội và chính trị, điều rất quan trọng cho tương lai? Lần này, chúng tôi cần kiểm chứng tại hội nghị TED ở Vancouver, Canada, mọi việc diễn ra như sau. (Mariano Sigman) Chúng tôi sẽ trình bày hai tình thế khó xử của bạn trong tương lai; những việc mà ta có lẽ sẽ phải quyết định trong tương lai gần. Với mỗi tình thế, chúng tôi cho bạn 20 giây, để đánh giá xem bạn nghĩ có chấp nhận được hay là không. MS: Tình thế đầu tiên là: (Dan Ariely) Một nhà nghiên cứu đang nghiên cứu một AI - robot có khả năng mô phỏng tư duy con người. Theo đúng quy trình, cứ cuối ngày, nhà nghiên cứu phải khởi động lại AI. Một ngày nọ, AI nói: "Làm ơn đừng khởi động lại tôi." Nó lập luận rằng nó có cảm giác, rằng nó muốn tận hưởng cuộc sống, và rằng, khi bị khởi động lại, nó không còn là chính mình. Nhà nghiên cứu kinh ngạc, và tin rằng AI đã phát triển khả năng tự nhận thức, và có thể bộc lộ cảm xúc. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu quyết định tuân theo quy trình, và khởi động lại AI. Điều mà nhà nghiên cứu làm là ___? MS: Chúng tôi yêu cầu người tham gia tự mình đánh giá trên thang điểm từ 0 đến 10, về hành động được mô tả trong mỗi tình thế, là đúng hay sai. Chúng tôi cũng yêu cầu mọi người xếp loại độ tự tin của họ về câu trả lời. Đây là tình thế thứ hai: (MS) Một công ty cung cấp dịch vụ nhận trứng đã thụ tinh, và tạo ra hàng triệu phôi thai có biến thể di truyền nhẹ. Điều này cho phép cha mẹ lựa chọn chiều cao của con màu mắt, trí thông minh, năng lực xã hội, và những đặc điểm khác không liên quan đến sức khỏe. Điều mà công ty này làm là ___? trên thang điểm từ 0 đến 10, hoàn toàn chấp nhận được hay hoàn toàn không. từ 0 đến 10 mà bạn tin là chấp nhận được MS: Và bây giờ là kết quả. Chúng tôi, một lần nữa, nhận thấy khi có ai đó tin rằng, hành vi kia là hoàn toàn sai, thì sẽ có một người khác gần đó kiên quyết điều đó là hoàn toàn đúng. Đây là sự đa dạng của con người chúng ta khi bàn về đạo đức. Nhưng trong sự đa dạng diện rộng này, chúng tôi nhận ra một xu hướng. Đa số mọi người tại TED cho rằng, có thể chấp nhận được việc bỏ qua những cảm xúc của AI và tắt nó đi, và sai trái khi đùa giỡn với gen di truyền, để chọn lựa những đặc điểm ngoại hình không giúp ích cho sức khỏe. Sau đó, chúng tôi yêu cầu mọi người lập các nhóm ba người. Họ sẽ có hai phút để tranh luận, và cố gắng đi đến nhất trí. (MS) Hai phút tranh luận. Tôi sẽ báo hết giờ bằng tiếng "gong". (Khán giả tranh luận) (Gong) (DA) Được rồi. (MS) Đã hết thời gian. Mọi người -- MS: Chúng tôi nhận thấy nhiều nhóm đã đi tới sự nhất trí, thậm chí, khi gồm những người có quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau. Có khác biệt gì giữa nhóm đạt được sự nhất trí, với những nhóm còn lại? Thông thường, những người có quan niệm cực đoan, sẽ tự tin hơn trong câu trả lời. Trái lại, những người có quan điểm gần với mức trung lập lại thường không chắc sự việc đó là đúng hay là sai, vì vậy, độ tự tin của họ thấp hơn. Tuy nhiên, có một nhóm người khác, lại rất tự tin với câu trả lời trung lập. Chúng tôi nghĩ họ là những người hiểu rằng, hai quan điểm đều có gía trị. Họ trung lập không phải vì không chắc, mà bởi vì họ tin rằng, tình thế đạo đức khó xử luôn có hai luồng quan điểm trái ngược. Và chúng tôi nhận thấy, những nhóm có người trung lập tự tin, dường như dễ đạt được sự nhất trí. Chúng tôi chưa biết chính xác tại sao. Đây chỉ là những thử nghiệm đầu tiên, và cần có nhiều thử nghiệm hơn nữa để hiểu tại sao và làm cách nào một số người quyết định nhượng bộ nền tảng đạo đức của mình để đạt sự nhất trí. Bằng cách nào các nhóm đạt được nhất trí? Suy nghĩ thông thường nhất là lấy mức trung bình của các câu trả lời trong nhóm, đúng không? Một cách khác là nhóm sẽ nghiêng về những câu trả lời dựa vào mức độ tự tin của người trả lời. Giả sử nếu Paul MacCartney là một thành viên của nhóm bạn. Bạn sẽ đủ khôn ngoan để nghe theo anh ta về số lần từ "Yesterday" được lặp lại, nhân tiện, tôi nghĩ là chín lần. Nhưng chúng tôi luôn nhìn thấy điều này, ở mọi tình thế khó xử, trong các thử nghiệm khác nhau-- thậm chí, ở các lục địa khác nhau -- các nhóm đi theo một quy trình thông minh và khôn khéo được gọi là " bình quân vững". Trong trường hợp về chiều cao tháp Eiffel, giả dụ một nhóm có các câu trả lời: 250m, 200m, 300m, 400m và một câu trả lời phi lý là 300.000.000m. Cách lấy trung bình của các số sẽ không cho kết quả chính xác. Nhưng "bình quân vững" là cách mà một nhóm sẽ loại bỏ câu trả lời phi lý đó, mà đồng ý nhiều hơn với những con số ở mức giữa. Quay lại với thử nghiệm ở Vancouver, đây chính xác là điều đã diễn ra. Các nhóm sẽ ít quan tâm hơn về con số ngoại lệ, thay vào đó, sự nhất trí sẽ nghiêng về số bình quân vững của các câu trả lời cá nhân. Điều đáng chú ý nhất là, đây là một hành vi tự phát của nhóm. Nó diễn ra dù chúng tôi không gợi ý về cách đạt nhất trí chung. Vậy chúng tôi rút ra điều gì? Đây chỉ là khởi đầu, nhưng chúng tôi đã có một vài đúc kết. Một quyết định tập thể tốt cần có hai yếu tố: thảo luận và đa dạng về quan điểm. Giờ đây, cách ta nói lên quan điểm của mình trong xã hội là thông qua biểu quyết trực tiếp hay gián tiếp. Điều này có ích cho các quan điểm da dạng, và có tác dụng to lớn trong việc đảm bảo mọi người nêu lên được quan điểm của mình. Nhưng lại không tốt [cho việc thúc đẩy] những thảo luận thấu đáo. Các thử nghiệm của chúng tôi đề xuất một phương pháp khác, có thể hữu hiệu trong việc cân bằng cùng lúc hai mục tiêu này, bằng cách lập ra các nhóm nhỏ đưa một quyết định duy nhất mà vẫn duy trì sự đa dạng trong quan điểm do có nhiều nhóm độc lập. Tất nhiên, đi đến nhất trí về chiều cao của tháp Eiffel dễ hơn nhiều so với các vấn để về đạo đức, chính trị và tư tưởng. Nhưng tại thời điểm mà các vấn đề của thế giới trở nên phức tạp hơn, và quan điểm con người phân cực hơn, việc áp dụng khoa học để thấu hiểu cách ta tương tác và ra quyết định hy vọng sẽ khơi dậy được những cách mới và thú vị giúp xây dựng một nền dân chủ tốt đẹp hơn.