Tôi sẽ bắt đầu bằng việc kể về một email mà tôi thấy trong hộp thư đến gần đây. Tôi có một hộp thư đến khá lạ vì tôi là bác sĩ trị liệu và tôi tạo một mục cho lời khuyên gọi là "Bác sĩ trị liệu thân mến," nên bạn có thể tưởng tượng trong đó có gì. Ý tôi là tôi đã đọc hàng ngàn bức thư cá nhân từ nhiều người trên thế giới. Và những là thư này từ tan vỡ và mất mát, cho tới những cuộc cãi nhau với cha mẹ hoặc anh chị em. Tôi lưu chúng vào một thư mục trong máy tính của tôi và đặt tên là "Những vấn đề trong cuộc sống." Tôi đã nhận được rất nhiều email như thế này, và tôi muốn đưa bạn thăm thế giới của tôi một lát và đọc bạn nghe một trong những lá thư đó. Thư viết thế này. "Bác sĩ thân mến, tôi đã kết hôn được mười năm và mọi thứ vẫn tốt đẹp cho đến vài năm trước. Đó là khi chồng không còn muốn làm tình với tôi nhiều nữa, và giờ chúng tôi làm điều đó rất ít." Tôi nghĩ các bạn không mong điều này đâu. (Cười) "Tối qua, tôi mới phát hiện ra rằng trong vài tháng qua, anh ấy có những cuộc điện thoại lén lút lúc đêm muộn với một phụ nữ ở công ty. Tôi lục ảnh cô ấy, và cô ấy thật xinh đẹp. Tôi không thể tin điều này lại xảy ra. Bố tôi đã ngoại tình với đồng nghiệp khi tôi còn nhỏ và điều đó làm gia đình tôi tan vỡ. Không cần phải nói nhiều, tôi đã rất suy sụp. Nếu tôi tiếp tục cuộc hôn nhân này, tôi sẽ chẳng thể tin chồng mình một lần nữa. Nhưng tôi không muốn bọn trẻ nhìn thấy bố mẹ li dị, và phải rơi vào cảnh mẹ kế,... Tôi nên làm gì bây giờ?" Bạn nghĩ cô ấy nên làm gì? Nếu bạn nhận lá thư này, bạn có thể nghĩ rằng bị phản bội thật là đau khổ. Hoặc có thể nỗi đau của cô ấy đặc biệt hơn ở chỗ cô đã có trải nghiệm đó khi lớn lên với bố của mình. Và giống tôi, bạn có thể đồng cảm với người phụ nữ này, và bạn có thể có, tôi nên nói thế nào đây nhỉ, hãy gọi nó là "cái nhìn không tốt đẹp" với người chồng. Hiện giờ có một vài suy nghĩ trong đầu tôi khi đọc những bức thư như vậy trong hộp thư, Nhưng tôi phải thận trọng khi hồi âm những bức thư đó vì tôi biết rằng mỗi bức thư tôi nhận được thực sự là một câu chuyện được viết bởi những tác giả đặc biệt. Và cũng có một phiên bản khác của câu chuyện này. Nó luôn luôn xảy ra. Và tôi biết điều đó vì với tư cách là nhà vật lí trị liệu, chúng ta là những người không đáng tin khi kể về cuộc sống của mình. Tôi cũng thế. Và bạn cũng vậy. Và tất cả những người bạn biết cũng đều như thế. Đáng ra đây là điều tôi không nên kể vì như thế các bạn sẽ không tin bài diễn thuyết này. Ý tôi không phải là chúng ta cố ý nói sai sự thật. Hầu hết những gì mọi người kể cho tôi đều là sự thật, theo quan điểm của họ. Phụ thuộc vào cách họ nhấn mạnh hay giảm nhẹ sự việc cách họ đến và rời đi, cái họ thấy và muốn tôi thấy, họ kể câu chuyện của mình theo những cách khác nhau. Nhà tâm lí học Jerome Bruner mô tả điều này rất hoa mỹ -- ông nói, "Để kể một câu chuyện chắc chắn phải có lập trường đạo đức." Chúng ta đều luẩn quẩn với câu chuyện cuộc sống của mình. Tại sao ta chọn thế này, tại sao mọi sự lại tồi tệ, tại sao ta đối xử với ai đó như vậy - vì rõ ràng, họ đáng bị như thế -- hoặc một số người đối xử với ta thế này - dù rõ ràng ta không như thế. Câu chuyện là cách ta định hình cuộc sống của mình. Nhưng chuyện gì xảy ra khi câu chuyện ta kể có thể lừa dối người khác hoặc chưa đầy đủ hoặc sai hoàn toàn? Thay vì cung cấp sự rõ ràng, câu chuyện này khiến ta thấy khó hiểu. Ta phải thừa nhận rằng hoàn cảnh hình thành nên câu chuyện của ta. Nhưng cái tôi luôn tìm được trong công việc đó là những thứ đối lập cứ xảy ra. Cách ta kể về cuộc sống của mình hình thành nên cuộc sống của ta. Đó là sự nguy hiểm của câu chuyện vì chúng có thể khiến ta rối bời, nhưng cũng là sức mạnh. Vì nếu ta có thể thay đổi câu chuyện của ta, tức là ta có thể thay đổi được cuộc sống. Và giờ tôi sẽ chỉ bạn cách làm điều đó. Tôi là bác sĩ trị liệu, và thực sự tôi không phải là người kể chuyện đáng tin cậy. Và nếu tôi ở trên máy bay, và ai đó hỏi nghề nghiệp của tôi, tôi thường nói tôi là một biên tập viên. Nói như vậy một phần là vì nếu nói tôi là nhà trị liệu, tôi luôn luôn nhận được những rắc rối, kiểu như, "Oh, bác sĩ trị liệu. Bạn sẽ thôi miên tôi đúng không?" Và tôi sẽ nghĩ, "A: Không, và B: Tại sao tôi lại làm điều đó ở đây? Nếu nói tôi là bác sĩ phụ khoa, bạn sẽ hỏi tôi rằng tôi định khám vùng chậu cho bạn sao?" (Cười) Nhưng lý do chính tôi nói mình là biên tập viên là vì sự thật là như thế. Công việc của nhà trị liệu là giúp mọi người chỉnh sửa nhưng điều thú vị trong vai trò là nhà trị liệu là khi chỉnh sửa, tôi không chỉ sửa cho một người. Tôi đang cố gắng dạy một nhóm người đọc cách sửa, sử dụng một bức thư mỗi tuần làm ví dụ. Nên tôi đang nghĩ như này, "Cái gì không liên quan đến vấn đề?" "Nhân vật chính đang tiến lên hay trong vòng luẩn quẩn, có thực sự quan trọng hay là nhân tố gây xao nhãng?" "Các tình tiết có cùng kể về một chủ đề?" Và điều tôi lưu tâm là hầu hết câu chuyện của mọi người xoay quanh hai chủ đề chính. Đầu tiên là sự tự do, và thứ hai là sự thay đổi. Và khi tôi chỉnh sửa, đó là những chủ đề tôi bắt đầu. Hãy cùng bắt đầu với sự tự do trước. Các câu chuyện về sự tự do sẽ như thế này: ta thường tin rằng ta có sự tự do vô cùng lớn. Ngoại trừ những vấn đề trong tầm tay, trong trường hợp đó ta cảm thấy ta không có gì cả. Các câu chuyện của ta thường là về cảm giác bị mắc kẹt, đúng không? Ta cảm thấy bị giam cầm bởi gia đình, công việc, các mối quan hệ, quá khứ của mình. Thỉnh thoảng, ta bị giam cầm bởi chính ta bằng việc tự hành hạ mình -- Các bạn chắc đều biết câu chuyện này. Câu chuyện "Cuộc sống của ai cũng tốt hơn tôi" vô cùng phổ biến. Câu chuyện "Tôi là kẻ lừa đảo", "Tôi khó được yêu", "Chẳng có điều gì tốt đẹp xảy ra với tôi". và "Khi tôi nói, 'Hey, Siri,' và cô ấy không trả lời, tức là cô ấy ghét tôi." Tôi thấy chúng và bạn cũng thấy. Người phụ nữ viết bức thư này, cô ấy cũng cảm thấy mình bị lừa dối. Nếu tiếp tục sống với chồng, cô sẽ không thể tin anh lần nữa nhưng nếu ly hôn, các con của cô sẽ bị ảnh hưởng. Có một phim hoạt hình tôi nghĩ là một ví dụ hoàn hảo về những gì đang xảy ra ở các câu chuyện này. Phim kể về một tù nhân đang rung cái chốt liều lĩnh cố thoát ra ngoài. Nhưng bằng cách nào đó, cửa mở. Không hề có chốt. Người đó không hề ở trong tù. Đó là hầu hết chúng ta. Ta cảm thấy hoàn toàn bị lừa dối, mắc kẹt trong vòng xoáy của cảm xúc. Nhưng ta không mở chốt để đến với sự tự do vì ta biết đó là một cái bẫy. Sự tự do đi liền với trách nhiệm. Nếu ta chịu trách nhiệm với chính ta trong câu chuyện này, ta có thể đã thay đổi. Và chủ đề khác tôi thường thấy trong các câu chuyện: sự thay đổi. Các câu chuyện đó sẽ như này: một người nói, "Tôi muốn thay đổi." Nhưng ý của họ là, "Tôi muốn nhân vật khác trong câu chuyện thay đổi." Nhà trị liệu mô tả tình thế này như: "Nếu nữ hoàng có quả bóng, bà sẽ trở thành nhà vua." Ý tôi là -- (Cười) Điều này thật khó hiểu phải không? Tại sao ta lại không muốn nhân vật chính, là linh hồn của câu chuyện thay đổi? Nó có thể là vì sự thay đổi, thậm chí là sự thay đổi tích cực, bao gồm lượng lớn sự mất mát. Mất đi sự thân thuộc. Mặc dù sự thân thuộc đó không dễ chịu hoặc nói hẳn ra là đau khổ, ít nhất ta biết nhân vật, sự sắp đặt các tình tiết, và vòng tuần hoàn của cuộc đối thoại trong truyện. "Anh chưa bao giờ giặt đồ!" "Anh đã làm rồi!" "Oh, yeah? Khi nào thế?" Khá kì cục khi ta cảm thấy thoải mái khi biết mọi chuyện sẽ diễn ra như thế nào vào mỗi lần như vậy. Để viết một chương mới cần sự liều lĩnh. Đó là dám bắt đầu ở một trang mới. Nhà văn nào cũng nói như này, chẳng có điều gì đáng sợ hơn là một trang giấy trắng. Nhưng đây mới là vấn đề: khi ta viết một câu chuyện, chương tiếp theo sẽ dễ viết hơn rất nhiều. Ta nói rất nhiều về việc phải hiểu bản thân mình hơn. Nhưng để hiểu được bản thân thì trước hết phải không biết về nó. Để bỏ một phiên bản bạn kể về chính mình để bạn có thể sống cuộc đời của mình, chứ không phải là câu chuyện bạn kể cho mình nghe về cuộc đời bạn. Và đó là cách chúng tôi mở cái chốt kia. Tôi muốn quay lại lá thư của người phụ nữ kia, về vấn đề của cô ấy. Cô ấy hỏi tôi mình nên làm thế nào. Có một cụm từ tôi học được ở công ty: ultracrepidarianism. Thói quen cho lời khuyên hoặc ý kiến về vấn đề không phải thế mạnh của mình. Một từ thú vị, phải không? Bạn có thể dùng nó ở ngữ cảnh khác nhau, và chắc bạn sẽ dùng nó sau bài diễn thuyết này. Tôi dùng nó vì nó nhắc tôi rằng, với tư cách là nhà trị liệu, tôi giúp mọi người chọn ra những gì họ muốn, nhưng tôi không thể lựa chọn cuộc sống cho họ. Chỉ bạn mới có thể viết câu chuyện của mình, và tất cả các bạn đều cần một số công cụ. Những gì tôi muốn làm là biên tập lại lá thư của người phụ nữ kia, như một cách để chỉ ra ta có thể thay đổi câu chuyện đó thế nào. Và tôi muốn bắt đầu bằng việc yêu cầu các bạn nghĩ về một câu chuyện liên quan đến mình bây giờ, nó có thể không tốt đẹp. Nó có thể về một hoàn cảnh bạn đã trải qua, có thể về một người nào đó trong cuộc đời, hoặc thậm chí là về chính bạn. Và tôi muốn các bạn nhìn vào các nhân vật khác. Ai là người cùng bạn tán thành phiên bản sai trái của câu chuyện này? Ví dụ, người phụ nữ gửi tôi bức thư đó đã kể chuyện này cho bạn của cô. Họ có thể tặng cô cái gọi là "sự thương hại ngu ngốc." Với sự thương hại ngu ngốc, ta tán thành câu chuyện, ta nói, "Bạn đúng, điều đó thật không công bằng," khi một người bạn kể rằng anh ấy không thăng tiến như mong muốn, mặc dù ta biết điều này đã xảy ra vài lần trước đó vì anh ấy thực sự không nỗ lực, và cũng có thể ăn cắp tài sản công ty. (Cười) Ta nói, "Yeah, bạn đúng, anh ta thật ngu ngốc," khi một người bạn kể rằng bạn trai của cô ấy chia tay với cô ta, mặc dù ta biết có nhiều nguyên do liên quan đến việc cô ấy cư xử trong mối quan hệ, như nhắn tin liên tục hoặc lục lọi ngăn kéo của anh ấy, có thể dẫn đến sự tan vỡ. Ta nhìn thấy vấn đề giống như này, nếu có ẩu đả ở mọi quán bar bạn đến, rất có thể nguyên nhân chính là bạn. (Cười) Để trở thành một biên tập viên tốt, ta cần phải biết thương cảm đúng chỗ, không chỉ là với bạn bè, mà còn với chính ta. Nó được gọi là -- có lẽ là một khái niệm chuyên môn -- "giúp người khác nhận ra cái sai của mình" Và những cái sai này rất có giá trị, vì chúng giúp ta biết ta đã bỏ qua điều gì trong câu chuyện của mình. Sự thật là, ta không biết có thật là chồng của người phụ nữ kia ngoại tình, vì sao đời sống tình dục của họ thay đổi từ hai năm trước, hay nội dung của các cuộc điện thoại vào đêm muộn. Và nó có thể là vì tuổi thơ của cô ấy, nên cô đang viết những câu chuyện riêng lẻ về sự phản bội, nhưng có lẽ có một thứ cô ấy sẽ không kể cho tôi trong lá thư của cô ấy hoặc thậm chí là để bản thân mình thấy. Nó giống như một người làm bài kiểm tra của Rorschach. Bạn biết bài kiểm tra của Rorschach chứ? Một nhà tâm lí học sẽ cho bạn nhìn những vết mực giống như này, và hỏi, "Bạn đã nhìn thấy gì?" Và người đó nhìn vào vết mực và nói, "Tôi hoàn toàn không nhìn thấy máu." Và người kiểm tra nói, "Kể tôi nghe bạn không nhìn thấy cái gì nữa." Trong viết lách, nó gọi là quan điểm. Người kể chuyện không muốn kể điều gì? Tôi muốn đọc một bức thư nữa. Nó như này. "Bác sĩ thân mến, Tôi cần cô tư vấn vấn đề với vợ tôi. Gần đây cô ấy tức giận về mọi thứ tôi làm kể cả những điều nhỏ nhất, như âm thanh phát ra khi tôi nhai. Trong bữa sáng, tôi để ý cô ấy còn bí mật cho thêm sữa vào món bánh granola của tôi nên nó không còn giòn nữa." (Cười) "Tôi cảm giác cô ấy khó tính với tôi từ khi bố tôi mất hai năm trước. Tôi rất gần gũi với ông ấy và bố cô ấy mất khi cô ấy còn nhỏ, nên cô ấy không cảm nhận được những gì tôi đã trải qua. Có một người bạn công ty có bố mất cách đây vài tháng, và họ hiểu được nỗi đau của tôi. Tôi ước tôi cũng có thể nói chuyện với vợ mình như với bạn kia, nhưng tôi cảm thấy cô ấy không bao giờ thông cảm cho tôi. Làm sao để vợ tôi quay trở về như cũ?" OK. Bạn có thể cho rằng nó giống như câu chuyện của người phụ nữ kia, chỉ là được kể bởi một người khác. Câu chuyện trước đó là về người chồng phản bội, còn câu chuyện này là về người vợ không cảm được nỗi đau của anh ấy. Nhưng đáng chú ý là, ngoài những sự khác nhau ra, cả hai câu chuyện đều nói về sự kết nối. Nhưng nếu có thể tạm quên đi người kể đầu tiên và viết câu chuyện từ góc nhìn của nhân vật khác, tình cờ là nhân vật này dễ thông cảm hơn, và các nút thắt được mở. Đó là bước khó nhất trong quá trình biên tập, nhưng cũng là nơi sự thay đổi bắt đầu. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn nhìn câu chuyện của mình và viết nó từ góc nhìn của một người khác? Bạn sẽ học được điều gì từ góc nhìn này? Đó là lý do khi nhìn những người bị trầm cảm, tôi thường nói, "Bạn không là người tốt nhất để nói chuyện với mình về vấn đề này," vì sự trầm cảm xuyên tạc câu chuyện sang một hướng khác. Nó hạn chế các góc nhìn của ta. Điều này cũng đúng khi ta cảm thấy cô đơn, đau đớn hoặc bị từ chối. Ta sáng tạo nhiều câu chuyện, xuyên tạc chúng dưới góc nhìn hạn hẹp thậm chí ta còn không biết ta đang xem xét chúng. Và sau đó, ta nghiễm nhiên trở thành những người truyền tin giả của chính mình. Tôi có một lời thổ lộ. Tôi đã viết phiên bản câu chuyện của người chồng kia. Bạn không biết tôi đã dành bao lâu để cân nhắc giữa món granola và pita chips đâu. Tôi viết nó dựa trên cáck kể của những nhân vật khác mà tôi đã gặp trong nhiều năm qua không chỉ là bệnh nhân đến khám mà còn trong chuyên mục nữa. Khi điều đó xảy ra khi cả hai người trong cùng một câu chuyện viết thư cho tôi, cả hai đều không biết là người kia cũng viết, thế là tôi có hai phiên bản của câu chuyện được gửi đến hộp thư của mình. Nó thực sự đã diễn ra. Tôi không biết phiên bản khác của bức thư của người phụ nữ kia nhưng tôi biết một điều: cô ấy phải viết nó. Vì chỉ khi có can đảm để sửa lại, cô ấy mới có thể viết một bản khác so với bản cô ấy đã gửi cho tôi. Kể cả chồng cô ấy có ngoại tình đi chăng nữa -- và cũng có thể là vậy -- cô ấy không cần phải biết tình tiết sẽ như thế nào. Vì thông qua việc chỉnh sửa, cô sẽ phải tưởng tượng ra khả năng tiếp theo của diễn biến câu chuyện. Thi thoảng tôi nhìn thấy mọi người đang phải cam chịu, và họ thực sự bị chìm trong cảm xúc đó quá lâu. Họ là những người phàn nàn nhưng từ chối sự giúp đỡ. Các bạn chắc biết kiểu người này. Họ là người mà khi bạn cố đưa ra một đề nghị giúp đỡ họ từ chối, "Yeah, không, nó không hiệu quả đâu, vì..." "Yeah, không, điều đó là không thể vì tôi không làm được." "Đúng là tôi muốn có nhiều bạn, nhưng mọi người thật phiền hà." (Cười) Cái họ thực sự từ chối là chỉnh sửa câu chuyện về sự đau khổ và cam chịu của mình. Và với những người như vậy, tôi thường tiếp cận bằng một cách khác. Và tôi chọn nói một điều gì khác. Tôi nói với họ, "Chúng ta đều sẽ chết." Tôi cá bạn là bạn đang mừng vì tôi không phải là nhà trị liệu của bạn. Bởi cách họ nhìn tôi giống như cách bạn nhìn tôi bây giờ, đó là một ánh nhìn đầy hoang mang. Nhưng khi tôi nói rằng có một câu chuyện được viết bởi tất cả chúng ta. Nó được gọi là cáo phó. Và thay vì là chủ nhân phải chịu những đau khổ, chúng ta sẽ viết những câu chuyện đó khi vẫn còn sống. Ta sẽ là anh hùng thay vì là nạn nhân của câu chuyện đó, Ta chọn những gì trên trang giấy mà ở trong đầu của mình và hình thành nên hiện tại. Tôi nói với họ rằng cuộc sống vốn là lựa chọn nghe câu chuyện nào và câu chuyện nào cần phải sửa. Và nó xứng đáng với sự nỗ lực cho một sự thay đổi vì chẳng có gì quan trọng với chất lượng cuộc sống của ta hơn là những câu chuyện của bản thân mình. Tôi nói vậy là để khi có chuyện xảy ra với mình, chính ta trở thành chủ nhân của giải Pulitzer của riêng mình. Hầu hết ta không là người phàn nàn nhưng từ chối được giúp đỡ hoặc ít nhất ta không tin bản thân mình. Nhưng có một cách rất dễ để vượt qua cảm giác lo lắng, tức giận hoặc bị tổn thương. Đó là lần tiếp theo bạn hãy chiến đấu với điều gì đó, nhớ rằng, chúng ta đều sẽ chết. (Cười) Sau đó hãy sử dụng công cụ chỉnh sửa và hỏi bản thân mình: Tôi muốn câu chuyện của mình như thế nào? Sau đó, hãy viết nên tác phẩm của mình. Xin cảm ơn. (Vỗ tay)