Đây là một khu bệnh lao, và bức ảnh được chụp vào thời những năm cuối của 1800, cứ 7 người thì có 1 người chết vì bệnh lao. Chúng ta lúc đó chưa biết nguyên nhân gây bệnh là gì. Có giả thuyết là bạn bị nhiễm bệnh chính vì cơ thể của bạn dể bị tổn thương. Căn bệnh còn được lãng mạn hóa. Nó còn có tên là căn bệnh hao mòn, nó là căn bệnh của những thi sĩ, nghệ sĩ và những người trí thức. Một vài người nghĩ nó mang đến cho bạn xúc cảm mãnh liệt và làm bạn thành một thiên tài sáng tạo. Cho đến thập niên 1950, ta mới biết được rằng bệnh lao là do một loại bệnh truyền nhiễm cao do vi khuẩn gây ra. Điều này không còn lãng mạn như trước nhưng đã khiến chúng ta phát triển thuốc chữa bệnh. Các bác sĩ đã khám phá một loại thuốc mới, iproniazid, khiến họ rất lạc quan tin rằng có thể chữa khỏi bệnh lao, và họ đưa thuốc cho bệnh nhân, bệnh nhân cảm thấy hân hoan. Họ cởi mở hơn, mạnh mẽ hơn. Một báo cáo y khoa đã viết họ đã "nhảy múa vui mừng." Không may thay, điều này không phải là do họ đã đỡ hơn. Nhiều người trong số họ vẫn đang dần chết đi. Một báo cáo y khoa khác mô tả họ trong trạng thái "vui vẻ kì quái." Từ đây, loại thuốc chống trầm cảm đầu tiên đã ra đời. Khám phá tình cờ không phải là hiếm trong khoa học, nhưng nó đòi hỏi nhiều hơn là chỉ một điều trùng hợp may mắn. Bạn phải nhận diện nó khi tình cờ xảy ra. Là một nhà thần kinh học, tôi sẽ nói cho bạn biết về thí nghiệm đầu tay của tôi bạn có thể gọi nó là vận may -- hãy gọi nó là vận may có tính toán. Nhưng trước hết tôi sẽ nói thêm về gốc gác sự khám phá. Thật may mắn là từ thập niên 1950, ta đã tìm ra một vài loại thuốc khác có thể chữa bệnh lao. Ít nhất là ở Mỹ, nhưng không hẳn ở những nước khác, ta đã đóng cửa các viện cách ly, và hầu hết các bạn đã không phải lo lắng về bệnh lao. Nhưng đa số những gì có thật vào đầu thế kỷ 19, về bệnh truyền nhiễm, vẫn còn xãy ra về các bệnh rối loạn tâm thần. Ta đang ở trong cuộc lan truyền của bệnh dịch rối loạn cảm xúc như trầm cảm và rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý PTSD. Cứ 4 người lớn ở Mỹ thì có 1 người mắc bệnh tâm thần, nghĩa là nếu chính bạn chưa trải qua nó hay người nhà bạn cũng chưa trải qua, thì cũng sẽ có ai đó mà bạn biết mắc bệnh, dù họ không nói gì về việc đó. Trầm cảm giờ đây đã vượt HIV/AIDS, sốt rét, tiểu đường và chiến tranh để trở thành mối đe dọa lớn nhất toàn cầu. Cũng giống như bệnh lao của thập niên 1950, ta không biết nguyên nhân của bệnh trầm cảm. Một khi đã phát triển, nó thành bệnh mạn tính, kéo dài suốt đời, và vẫn chưa có cách chữa trị. Loại thuốc chống trầm cảm thứ hai cũng đã được khám phá một cách tình cờ, vào những năm 1950, từ thuốc kháng histamine, thứ gây tâm lý vui buồn thất thường, đó là imipramine. Trong cả hai trường hợp bệnh lao và thuốc kháng histamine, ai đó phải nhận ra là có một loại thuốc được tạo ra để làm một việc -- chữa lao hay chặn các dị ứng -- có thể làm thêm những việc rất khác -- chữa trầm cảm. Và sự tái dụng vào mục tiêu mới nầy thật sự khá thử thách. Khi bác sĩ thấy tác dụng cải thiện tâm trạng của iproniazid họ không thực sự nhận ra tác dụng mới của nó. Họ đã quen xem nó là một loại thuốc chữa lao nên chỉ liệt kê những tác dụng đó như tác dụng phụ, một tác dụng ngược. Như các bạn thấy ở đây, rất nhiều bệnh nhân trong 1954 được ghi nhận ở vào trạng thái hưng phấn. Các bác sĩ thì lại lo ngại tình trạng này có thể ảnh hưởng tới việc điều trị bệnh lao. Nên họ đã đề nghị chỉ sử dụng iproniazid trong trường hợp lao nặng và với những bệnh nhân có tâm lý ổn định. Điều này đi ngược lại cách ta sử dụng nó như một loại thuốc chống trầm cảm. Họ đã quá quen nhìn nó từ góc độ của một căn bệnh, họ không thấy được giải pháp cho một căn bệnh khác ẩn sau đó. Nói một cách công bằng, lỗi không hoàn toàn nằm ở họ. Chúng ta thường cho rằng chức năng nào đó là bất biến. Ta thường có xu hướng nghĩ đến một vật thể gắn với việc sử dụng và chức năng truyền thống của nó. Suy nghĩ nhất định cũng là nguyên nhân khác, đúng chứ? Đó là sự nhận thức trong khuôn khổ khi chúng ta tiếp cận vấn đề. Và đó là điều gây khó khăn cho ta trong việc tái chế, tôi đoán đó là lý do người ta lại giao một chương trình tivi cho một anh chàng chuyên tái dụng. (Tiếng cười) Tác dụng trong cả hai trường hợp iproniazid và imipramine, rất là mạnh mẽ-- những bệnh nhân đã nhảy múa điên cuồng. Không ngạc nhiên là họ đã nhận ra được tác dụng đó. Nhưng điều này sẽ khiến ta thắc mắc ta đã bỏ sót gì nữa. Iproniazid và imipramine có ý nghĩa nhiều hơn là một nghiên cứu trong sự dùng thuốc trong tác dụng khác. . Chúng có hai điểm chung rất quan trọng. Một là chúng có tác dụng phụ kinh khủng. Trong đó có nhiễm độc gan, tăng hơn 20kg cân nặng, tự tử. Hai là chúng làm tăng nồng độ serotonin, một loại chất hóa học trong não, hay chất dẫn truyền thần kinh. Và nếu chỉ một trong hai có thể đã không quan trọng lắm, nhưng nếu cả hai kết hợp có nghĩa là ta phải phát minh loại thuốc an toàn hơn, và serotonin trở thành một khởi đầu lý tưởng. Vậy là ta đã chế ra thuốc chú trọng đặc biệt tới serotonin, các chất ức chế tái hấp thụ serotonin có chọn lọc, loại SSRI nổi tiếng nhất là Prozac. Đó là 30 năm về trước, từ đó ta gần như chỉ tập trung tối ưu các loại thuốc đó. SSIR ngày càng tốt hơn những loại thuốc trước đó, nhưng chúng vẫn có tác dụng phụ, gồm có tăng cân, mất ngủ, tự tử -- và mất rất nhiều thời gian bốn đến sáu tuần mới có tác dụng ở người bệnh. Đó là ở những người mà thuốc có tác dụng. Còn ở nhiều người khác thì thuốc không có tác dụng. Có nghĩa là giờ đây, năm 2016 này, ta vẫn chưa có cách chữa cho nhiều dạng rối loạn tâm lý, chỉ có thuốc làm giảm triệu chứng, cũng giống như việc uống thuốc giảm đau thay vì uống kháng sinh. Thuốc giảm đau làm bạn cảm thấy đỡ hơn nhưng nó không có tác dụng chữa bệnh gì cả. Chính sự linh hoạt trong suy nghĩ khiến chúng ta nhận ra rằng iproniazid và imipramine có thể thay đổi mục đích sử dụng theo cách này, nó đưa ta tới giả thuyết serotonin, mà chúng ta đã nhắm vào một cách ngây ngô. Đây là tín hiệu não, serotonin từ một chương quảng cáo SSIR. Nếu bạn chưa rõ, đây là một minh họa. Trong khoa học, ta cố loại bỏ thành kiến, bằng cách thực hành các thí nghiệm "mù đôi" hoặc theo thuyết bất khả tri về những kết quả của thí nghiệm. Nhưng thành kiến đã ăn sâu vào cái chúng ta chọn nghiên cứu và cách chúng ta chọn nghiên cứu. Vì vậy đã tập trung vài serotonin trong 30 năm qua, bỏ qua những thứ khác. Ta vẫn chưa tìm ra cách chữa, nhưng sẽ ra sao nếu serotonin chỉ là một phần trong trầm cảm? Sẽ ra sao nếu nó chẳng phải là phần chính yếu? Có nghĩa là dù ta có bỏ ra bao nhiêu thời gian hay tiền bạc và công sức, thì cũng sẽ chẳng dẫn đến cách chữa. Trong ít năm trở lại đây, các bác sĩ đã tìm ra một loại thuốc thực sự chống trầm cảm kể từ sau SSIR, đó là Calypsol, thuốc này có tác dụng rất nhanh, chỉ trong vòng vài giờ hay 1 ngày, nó không tập trung vào serotonin. Nó chú trọng tới glutamate, một chất dẫn truyền thần kinh khác. Nó cũng đã được chuyển mục đích sử dụng. Ban đầu nó được sử dụng là một chất gây mê trong phẫu thuật. Nhưng không như những loại thuốc khác, được công nhận khá nhanh, Calypsol mất tới 20 năm để được công nhận như một loại thuốc chống trầm cảm, mặc dù thực tế nó là loại thuốc chống trầm cảm tốt hơn cả những loại thuốc khác. Có lẽ vì nó là loại thuốc tốt hơn nên khó để chúng ta công nhận hơn. Không có dấu hiệu điên cuồng nào về tác dụng của nó. Thế nên năm 2013, tại Đại học Columbia, khi đó tôi đang làm việc với đồng nghiệp là tiến sĩ Chistine Ann Denny, chúng tôi đang thử nghiệm xem Calypsol có chống trầm cảm trên chuột. Calypsol không tồn tại được lâu, nó chỉ có thể ở trong cơ thể bạn trong vòng vài giờ. Chúng tôi thí nghiệm lần đầu. Chúng tôi tiêm Calypsol vào chuột, rồi đợi một tuần, sau đó làm tiếp một thí nghiệm khác để tiết kiệm tiền. Và một thí nghiệm mà tôi đã thực hiện là gây căng thẳng cho chuột, coi đó như một kiểu trầm cảm. Lúc đầu có vẻ như chẳng có tác dụng gì. Vì vậy chúng tôi đáng lẽ đã dừng lại ở đó. Nhưng tôi đã tiếp tục thử nghiệm này trong nhiều năm, và các dữ liệu có vẻ hơi kì quặc. Tôi thấy có gì đó không đúng. Tôi đã quay lại, chúng tôi phân tích lại, xem xét lại liệu chúng đã được tiêm Calypsol trước một tuần hay chưa. Và đây là điều đã xảy ra. Nếu bạn nhìn vào góc xa bên trái, nếu bạn đặt con chuột trong một không gian mới, đây là một chiếc hộp, rất thú vị là con chuột sẽ chạy vòng quanh và khám phá bạn có thể thấy đường màu hồng đo quãng đường chúng chạy. Chúng tôi lại đặt một con chuột khác trong một chiếc cốc đựng bút chì để xem chuột có muốn tương tác với chuôt kia. Đây cũng là một minh họa. Một con chuột bình thường sẽ khám phá. Nó sẽ thích xã giao. Xem điều gì tiếp theo nào. Nếu bạn gây căng thẳng cho con chuột trong kiểu trầm cảm này, tức ở chiếc hộp chính giữa, nó sẽ không thích xã giao, không khám phá. Nó sẽ chỉ nấp sau góc phía sau chiếc cốc. Nhưng nếu chuột đã được tiêm Calypsol ở phía bên phải của bạn, nó khám phá, và tỏ ra thích xã giao. Trông như nó chưa hề bị gây căng thẳng, thật khó tin. Chúng tôi cũng có thể dừng ở đây, nhưng trước đây Christine đã dùng Calypsol như thuốc gây mê, và một vài năm trước, cô nhận thấy nó có một vài tác dụng kì quặc lên tế bào và một số hành vi khác vẫn kéo dài sau khi dùng thuốc, có lẽ là vài tuần. Vì vậy chúng tôi nghĩ, Được rồi, điều này không hoàn toàn là không thể xảy ra, nhưng chúng tôi đã rất hoài nghi. Vậy là chúng tôi làm cái mà ta làm trong khoa học khi chưa chắc chắn chúng tôi lại thí nghiệm lần nữa. Tôi nhớ lúc ở trong phòng thí nghiệm động vật, chuyển lũ chuột từ hết hộp này qua hộp khác thí nghiệm, Christine đã ngồi cả trên sàn với chiếc máy vi tính trên đùi để lũ chuột không nhìn thấy, và cô đã phân tích dữ liệu trên máy tính. Tôi nhớ chúng tôi đã hét lên. mặc dù la hét không phải điều nên làm trong phòng thí nghiệm. khi thí nghiệm thành công, Hình như là lũ chuột đã được bảo vệ khỏi sự căng thẳng, hay chúng đã phấn khích lạ lùng, hay bạn muốn hiểu sao cũng được. Và chúng tôi đã thực sự phấn khởi. Rồi chúng tôi lại hoài nghi bởi điều này tuyệt không tưởng nổi. Chúng tôi lại thí nghiệm lần nữa. Chúng tôi thí nghiệm lại trong mô hình PTSD, thí nghiệm lại trong mô hình sinh lý. Chúng tôi cho vào hormone gây căng thẳng, rồi chúng tôi để các sinh viên làm. Rồi để các cộng tác viên cách nửa vòng trái đất ở Pháp làm. Tất cả họ đều cho ra cùng một kết quả. Dường như việc tiêm chỉ một liều Calypsol đã giúp chống lại căng thẳng trong nhiều tuần. Chúng tôi chỉ mới công bố điều này một năm trước, nhưng các phòng thí nghiệm khác cũng đã xác nhận tác dụng này. Chúng tôi vẫn chưa biết nguyên nhân gây trầm cảm, nhưng biết là sự căng thẳng là dấu hiệu khởi đầu trong 80% trường hợp, và biết trầm cảm và PTSD là hai căn bệnh khác nhau, nhưng chúng có một điểm chung. Đúng không? Đó là căng thẳng do chấn thương như trên trận chiến hay các thảm họa tự nhiên hay bạo lực trong cộng đồng hoặc tấn công tình dục gây ra rối loạn căng thẳng hậu chấn thương, không phải ai trải qua căng thẳng cũng mắc rối loạn khí sắc. Khả năng bị căng thẳng nhưng có thể thích ứng được và không biến thành trầm cảm hay PTSD được gọi là thích ứng căng thẳng, nó khác biệt tùy người. Ta vẫn luôn nghĩ nó là một đặc tính thụ động. Tưởng là sự vắng mặc của các yếu tố mẫn cảm và các yếu tố rủi ro. Nhưng sẽ ra sao nếu chúng hoạt động? Hay là ta có thể kích thích nó, như là mặc thêm áo giáp. Chúng tôi đã tình cờ tìm ra loại thuốc tăng cường thích ứng đầu tiên. Như đã nói, ta chỉ cho vào một lượng thuốc rất nhỏ, nó đã kéo dài trong nhiều tuần, và nó không như những loại thuốc chống trầm cảm trước đây. Nhưng nó lại giống với cái bạn thấy trong thuốc miễn dịch. Với vắc-xin miễn dịch, bạn sẽ được tiêm những liều thuốc và khi nhiều tuần, tháng, năm qua khi bạn thực sự đối mặt với vi khuẩn, không phải vắc-xin trong cơ thể bảo vệ bạn mà là hệ miễn dịch của bạn đã hình thành cơ chế kháng lại và ứng phó với vi khuẩn, bạn thực sự chẳng bao giờ nhiễm bệnh, rất khác với khi bạn đã được trị liệu. Đúng không? Trong trường hợp ấy, bạn bị nhiễm khuẩn, bạn bệnh, bạn uống thuốc kháng sinh để chữa trị những thứ thuốc này thực sự hoạt động để giết vi khuẩn. Hay như tôi đã nói, với loại thuốc giảm đau này bạn sẽ chọn lấy loại thuốc nào đó làm giảm triệu chứng, nhưng nó sẽ không có tác dụng chữa trị, bạn chỉ có thể thấy đở hơn trong khoảng thời gian uống thuốc, đó là lý do mà bạn phải tiếp tục uống mãi. Trong trầm cảm và PTSD -- khi chúng ta bị căng thẳng -- ta chỉ có thuốc làm giảm bệnh. Thuốc chống trầm cảm chỉ có thể làm giảm triệu chứng, đó là tại sao bạn phải liên tục uống thuốc trong suốt thời gian bị bệnh, thường có nghĩa là đến suốt đời. Chúng tôi gọi những loại thuốc tăng cường thích ứng này là ""paravaccines" nghĩa là tương tự vắc-xin, bởi nó hình như có tiềm năng giúp ngăn cản sự căng thẳng và ngăn lũ chuột phát triển trầm cảm và rối loạn căng thẳng hậu chấn thương. Còn nữa không phải thuốc chống trầm cảm nào đều là paravaccine. Chúng tôi cũng đã thử Prozac, và nó không tác dụng. Nếu được áp dụng với con người, chúng ta có thể bảo vệ những người có nguy cơ chống lại các bệnh do căng thẳng gây ra như trầm cảm và PTSD. Đó là những làm sơ cứu, và các lính cứu hỏa, người tị nạn, tù nhân và quản tù. lính chiến, bạn biết đó. Và để cho bạn thấy mức độ ảnh hưởng của những căn bệnh này, trong năm 2010, gánh nặng bệnh tật toàn cầu ước tính khoảng 2,5 nghìn tỉ đô la, vì là các bệnh mạn tính nên chi phí cứ thế cộng dồn và dự đoán sẽ tăng tới 6 nghìn tỉ đô chỉ trong 15 năm tiếp theo. Như tôi đã đề cập, thay đổi mục đích có thể rất khó khăn bởi ta đã có những định kiến từ trước. Calypsol có một cái tên khác, ketamine, còn được gọi là Special K, một loại hóa chất của "hộp đêm" và rất dễ gây nghiện. Nó vẫn được sử dụng khắp thế giới là một loại thuốc gây mê. Nó được sử dụng cho trẻ em. Nó được mang ra chiến trường. Nó là một loại thuốc tình thế ở nhiều quốc gia phát triển, bởi nó không ảnh hưởng đến hô hấp. Nó được WHO liệt vào danh sách những dược phẩm thiết yếu nhất. Nếu ta phát hiện ketamine như một loại paravaccine trước, ta sẽ dễ dàng phát triển nó, nhưng vì thế, ta phải đấu tranh với những định kiến về chức năng và quan điểm ngăn chận sự phát triễn. May thay, nó không phải loại thuốc duy nhất ta phát hiện được có tính năng phòng bệnh, nhưng những thứ thuốc khác chúng tôi tìm thấy thì vẫn còn rất lạ lẫm, chúng phải trải qua quy trình kiểm định FDA -- nếu qua được kiểm tra thì mới có thể được sử dụng cho người. Việc đó sẽ mất nhiều năm. Nên nếu bạn muốn việc này xảy ra sớm hơn, ketamine đã được FDA kiểm định. Nó có tính đặc trưng chủng loại và có sẵn để dùng. Ta có thể phát triển nó với rất ít chi phí và thời gian. Nhưng trên thực tế, ngoài định kiến về chức năng và quan điểm, việc tái chức năng thuốc còn vấp phải một thách thức khác, đó là chính sách. Hiện không có chính sách khuyến khích khi thuốc công khai, không có bằng sáng chế và không còn độc quyền để khuyến khích các công ty dược phẩm phát triển nó bởi nó không tạo ra lợi nhuận. Trường hợp này không chỉ ở ketamine mà còn ở tất cả các loại thuốc. Tuy nhiên, ý tưởng sử dụng thuốc để ngăn ngừa các bệnh tâm thần so với việc chỉ chữa bệnh là hoàn toàn mới lạ trong tâm thần học. Có thể là từ 20, 50, 100 năm sau, chúng ta sẽ nhìn lại chứng trầm cảm và PTSD như cách đã nhìn về các khu bệnh lao trong quá khứ. Đây có thể là khởi đầu cho việc loại bỏ hoàn toàn các bệnh tâm thần. Nhưng như một nhà khoa học vĩ đại đã từng nói, "Chỉ có kẻ ngốc mới chắn chắn mọi thứ. Người thông minh thì vẫn cứ nghiên cứu." Cảm ơn. (Vỗ tay)