[Cách để transcribe] Transcribing có nghĩa tạo ra phụ đề cùng ngôn ngữ Được, nhưng chúng ta cần những bản dịch để làm gì? Ừm, những phụ đề cùng ngôn ngữ có ba công dụng sau. Chúng cho phép người khiếm thính và khó khăn khi nghe tiếp cận được buổi thuyết trình. Giúp truyền bá các ý tưởng trong các buổi trò chuyện trực tuyến, bởi vì một khi đoạn video có bản dịch, nó sẽ hiện trên Google khi ta tìm kiếm những chủ đề liên quan. và cuối cùng là, một khi bài phát biểu có bản dịch, nó có thể được dịch sang các ngôn ngữ khác và được chiếu ra thế giới Vậy, được rồi, transcribing giống như thế nào nhỉ? Tổng quan, trong khi transcribing, bạn gõ xuống những gì nghe được và thiết lập thời gian khi phụ đề hiện lên và khi nó biến mất. Tuy nhiên, có một vài quy tắc đơn giản khác để ghi nhớ trong khi bạn làm việc với bản dịch của mình. Không ghi lại những điều lỡ lời và những lỗi quá rõ ràng, như khi một người nói "we thinks" thay vì "we think" Đảm bảo mọi ký tự trong phụ đề phải thật rõ ràng thậm chí nếu người diễn thuyết đổi ý ngay giữa câu hoặc gặp khó khăn với ngữ pháp khi diễn thuyết bằng ngôn ngữ khác. Giữ độ dài dòng, độ dài phụ đề và tốc độ đọc trong giới hạn. Và hãy nhớ rằng, giống như khi bạn đang biên dịch, vào các dịp hiếm hoi, khi điều chỉnh thời gian không có tác dụng, bạn sẽ cần nén văn bản trong phụ đề lại để duy trì tốc độ đọc. Hãy cố gắng đồng bộ hoá phụ đề với những gì được nói ra. Có thể chấp nhận khi phụ đề bạn chèn một chút vào thời điểm câu tiếp theo được nói ra, đặc biết nếu như bạn cần điều đó cho tốc độ đọc tốt. Tuy nhiên, đừng bắt đầu phụ đề của bạn sớm hơn 100 mili giây khi câu kế tiếp được nói ra. Nếu không thì, bạn sẽ làm cho người xem có cảm giác kì lạ khi họ nhận ra cử chỉ của người nói không phù hợp với phụ đề. Và không để phụ đề ở lại trên màn hình quá 1 giây. sau khi người diễn thuyết nói đoạn tương tự. Không kết thúc phụ đề với một phần của câu tiếp theo. Làm hết sức có thể để phụ đề của bạn theo câu hay cụm hoàn chỉnh. Điều đó sẽ giúp dễ dàng theo dõi hơn, và nó cũng sẽ làm chúng dễ dàng dịch hơn, bởi vì ngữ pháp của ngôn ngữ đích có thể làm cho nó không thể phân chia câu được theo cách mà nó được tách ra trong phụ đề. Bao gồm thông tin về âm thanh cho những khán giả khiếm thính hoặc nghe không rõ. Sử dụng dấu ngoặc đơn, chỉ ra rằng đoạn nào có tiếng cười, tiếng nhạc và vỗ tay, nhận biết sự thay đổi của người nói không xuất hiện trên màn hình và miêu tả mọi âm thanh thiết yếu để hiểu được bài diễn thuyết. Không để bất kì phụ đề nào hiển thị ít hơn 1 giây hoặc dài hơn 7 giây. Đối với những khúc nhạc hoặc tiếng vỗ tay dài, để thông tin âm thanh hiển thị trong 3 giây đầu, và sau đó chỉ ra thời điểm âm thanh kết thúc. Nếu có chữ trên màn hình thể hiện bằng ngôn ngữ của bài nói, như những phụ đề được chèn vào, trong video chiếu trên sân khấu, chép lại đoạn này nếu nó không chèn lên những phụ đề khác. Điều này sẽ cho phép văn bản trên màn hình được dịch qua những ngôn ngữ khác. Chỉ ra nó là văn bản trên màn hình chứ không phải những gì được nói, sử dụng dấu ngoặc vuông. Làm một vài nghiên cứu để đánh vần đúng một số tên riêng được dùng trong bài nói. Nếu như bạn không hiểu được người diễn thuyết đang nói điều gì, hãy hỏi trong nhóm "I transcribe TEDx talks" hoặc trong nhóm cùng ngôn ngữ với bạn trên Facebook. Và phần lớn, hãy nhớ rằng bằng việc transcribing (sao chép lại), bạn đang thực hiện một điều tuyệt vời cho toàn thế giới, bởi vì bạn cho những ý tưởng trong bài thuyết trình đến được với khán giả rộng hơn, toàn cầu. Nếu bạn muốn học nhiều hơn về transcribing. hãy xem những hướng dẫn chi tiết hơn của chúng tôi, "Cách xử lý một Bản Dịch." Và bây giờ, Transcribing và translating vui vẻ nhé!