À, các đại dương của Trái Đất. Chúng rất đẹp, truyền cảm hứng và đầy sức sống. Chúng cũng, chắc bạn cũng biết, ít nhiều đang bị hủy hoại. Ví dụ ở Seychelles, hoạt động của con người và biến đổi khí hậu đã tẩy trắng san hô. Đánh bắt hải sản quá mức dẫn đến số lượng cá suy giảm. Đa dạng sinh học đang trong nguy kịch. Vậy ta có thể làm gì? Tất nhiên là một hình thức bảo vệ nào đó rồi. Thiên nhiên rất mau hồi phục. Khi một khu vực biển được bảo vệ chiến lược, toàn bộ hệ sinh thái có thể hồi sinh. Tuy nhiên, không dễ dàng để xây dựng các khu bảo tồn biển. Thứ nhất, bạn sẽ gặp vấn đề về tìm nơi để bảo vệ. Rạn san hô này trùng với đường đánh bắt cá quốc tế này, giao với nơi nuôi cá kia. Mọi thứ đều liên kết với nhau. Và các kế hoạch bảo vệ biển phải tính đến ảnh hưởng của nơi này lên nơi khác. Rồi đến vấn đề kêu gọi góp sức. Nền kinh tế biển thường dựa vào đánh bắt và du lịch. Nếu mọi người không nghĩ mình có thể giúp sức, thì không có cơ hội để có được thoả thuận địa phương để khu bảo tồn đó thành công. Khu bảo tồn biển phải được củng cố. Nghĩa là chính phủ phải đầu tư sâu vào kế hoạch chứ không chỉ hỗ trợ bề mặt. Và cuối cùng, sự bảo tồn cần tiền. Rất nhiều tiền. Chính phủ các đảo quốc và nước ven biển muốn bảo vệ lãnh hải nhưng thường mắc nợ cao và không thể ưu tiên cho công cuộc bảo tồn. Nếu chỉ dựa vào tiền từ thiện để cấp vốn cho bảo vệ biển, ta chỉ có thể có một vài khu rải rác. Nhưng ta cần số lượng nhiều hơn, trong thời gian ngắn hơn để có tác động lâu dài. Vậy thế nào là bảo vệ biển thông minh? Làm thế nào để có vốn, sự ủng hộ từ chính phủ và kế hoạch cẩn thận tính đến cả yếu tố kinh tế địa phương và hệ sinh thái đa dạng? Chúng tôi muốn chia sẻ với bạn một ý tưởng táo bạo từ Uỷ Ban Bảo vệ Thiên Nhiên (UBBVTN) nhằm việc giải quyết mọi vấn đề cùng một lúc. Họ nhận ra nợ của các quốc đảo và nước có bờ biển là thứ cho phép họ đạt được mục tiêu bảo tồn biển. Ý tưởng của TNC là tái cơ cấu món nợ này, tạo vốn và ý chí chính trị để bảo vệ các rạn san hô, rừng ngập mặn và ngành thủy sản. Ví dụ, nếu bạn tái cấp vốn cho căn nhà để hưởng một lãi suất tốt hơn, bạn có thể dùng khoản tiết kiệm để cách nhiệt gác xép. Đó là cách làm của Trái phiếu Xanh cho Bảo tồn (Blue Bonds for Conservation). Tái cấp nợ rồi dùng khoản tiết kiệm để xây dựng các khu bảo tồn biển. Tất nhiên, tái cơ cấu nợ quốc gia phức tạp hơn nhiều, nhưng cơ bản là thế đấy. Nếu các nhà đầu tư bỏ vào 40 triệu đô la bây giờ, nó có thể mở ra tới 1,6 tỉ đô la cho bảo tồn biển. Đây là cách để việc đó diễn ra. Bước 1: Đàm phán thỏa thuận. Quốc gia ven biển cam kết bảo vệ ít nhất 30% lãnh hải. Đổi lại, Uỷ Ban Bảo vệ Thiên Nhiên sẽ cho các nhà đầu tư, nhà cấp vốn cộng đồng và các tổ chức phát triển quốc tế đến bàn đàm phán để tái cơ cấu một phần nợ quốc gia, cho phép lãi suất thấp và kì đáo hạn dài hơn. Bước 2: Lên kế hoạch biển. Đồng thời, Uỷ Ban Bảo vệ Thiên Nhiên làm việc với các nhà khoa học biển, lãnh đạo chính phủ và cổ đông địa phương để lên kế hoạch bảo tồn chi tiết để hòa hợp nhu cầu của biển với nhu cầu của người dân. Bước 3: Lên kế hoạch lâu dài. UBBVTN thành lập và điều phối độc lập quỹ tín dụng bảo tồn. Khoản tiết kiệm từ tái cơ cấu nợ đi vào đó để hỗ trợ các khu bảo tồn biển mới. Niềm tin khiến chính phủ phải chịu trách nhiệm với cam kết của họ, đảm bảo Trái phiếu Xanh cấp vốn cho nỗ lực bảo tồn thực sự. Kế hoạch này có khả thi không? Nó đã đi vào hoạt động. Năm 2016, UBBVTN đã giúp lên kế hoạch khu bảo tồn quốc gia ở Seychelles. UBBVTN tái cơ cấu 22 triệu đô là từ nợ quốc gia. Đổi lại, chính phủ đồng ý bảo tồn 30% khu vực biển của họ. Hiện nay, Seychelles đang tiến tới việc bảo tồn 400.000 km vuông biển. Khu vực có diện tích gần bằng nước Đức. Seychelles đang bảo tồn rạn san hô, giúp hồi sinh nghề cá, tăng cường khả năng hồi phục với biến đổi khí hậu. Và giúp nền kinh tế của họ giàu mạnh hơn. Thành công này khiến các chính phủ khác chú ý. Nhiều nước muốn tham gia. Đây là thời cơ nâng tầm một cách đáng kể và nhanh chóng. UBBVTN đã xác định hơn 20 nước mà kế hoạch này khả thi. Nhưng để tiến hành, họ cần vốn ban đầu. Và sắp xếp các nhóm địa phương có thể phát triển kế hoạch bảo tồn hiệu quả với tất cả các cổ đông và cơ cấu thỏa thuận. Nếu có được sự hỗ trợ cần trong năm năm tới, họ có thể bảo tồn bốn triệu km vuông biển. Bằng 10 nước Đức. Điều này sẽ làm tăng số lượng các khu bảo tồn ở các đại dương trên Trái Đất lên tới 15%. Giúp nhiều rạn san hô trên thế giới hồi sinh và cung cấp môi trường sống cho vô số loài sinh vật. Sẽ thật tuyệt. Và đó chỉ là bước đầu. Vì chuyển đổi nợ này không chỉ có hiệu quả với 20 nước trên thế giới mà có đến gần 100 nước. Với cách tiếp cận này, ai cũng có lợi. Chính phủ, dân địa phương, nhà đầu tư, và quan trọng hơn cả, các đại dương của ta. Mọi người cùng có lợi. À, các đại dương của Trái Đất. [Dự án Táo bạo] (The Audacious Project).