Tối nay, tôi muốn nói về một vấn đề toàn cầu đáng kinh ngạc đang là giao điểm của việc sử dụng đất, lương thực và môi trường, một vấn đề liên quan đến tất cả chúng ta, cái tôi gọi là một sự thật mất lòng khác. Nhưng trước tiên, tôi muốn đưa bạn vào một cuộc hành trình nhỏ. Hãy cùng đến thăm hành tinh của chúng ta, nhưng vào ban đêm, và từ ngoài vũ trụ. Hành tinh của chúng ta trông như thế này từ vũ trụ, vào ban đêm, nếu bạn theo một vệ tinh đi quanh trái đất thì điều đầu tiên bạn thấy, hẳn nhiên là loài người đang dần thống trị cả hành tinh này như thế nào. Ta thấy các thành phố, các mỏ dầu, bạn còn thấy cả các đội đánh cá trên biển, Chúng ta đang làm chủ phần lớn hành tinh này, chủ yếu qua sự sử dụng năng lượng mà chúng ta thấy vào ban đêm. Nhưng hãy quay lại và nhìn vào trái đất vào ban ngày. Cái ta thấy ban ngày là những cảnh quan, đây là một phần của lưu vực sông Amazon, một nơi gọi là Rondonia ở vùng trung nam của Amazon ở Brazil. Nếu các bạn nhìn kĩ vào góc trên bên phải, các bạn sẽ thấy một đường trắng mỏng, đó là một con đường được xây dựng vào những năm 1970. Nếu ta đến đúng nơi đó vào năm 2001 ta sẽ thấy những con đường này dẫn ra những con đường khác, rồi lại những con đường khác nữa, và kết thúc là mảnh đất trống nhỏ trong rừng nơi có vài con bò. Những con bò đó được nuôi để lấy thịt. Mọi người sẽ ăn những con bò đó. Và những con bò đó được tiêu thụ chủ yếu ở Nam Mỹ, tại Brazil và Argentina. Chúng không được vận chuyển lên đây. Nhưng sự phá rừng theo hình xương cá này, là điều ta thường thấy ở khu vực nhiệt đới, đặc biệt ở vùng này trên thế giới. Nếu ta đi xa thêm một chút về phía Nam, trong hành trình xuyên thế giới này chúng ta sẽ có thể đến rìa Bolivia của Amazon, tại đây cũng vào năm 1975, và nếu nhìn thật kĩ, các bạn sẽ thấy một đường trắng mỏng qua cái nhìn như đường may Giờ hãy quay lại đó một vài năm sau, năm 2003 và ta sẽ thấy khung cảnh nơi đây ở đó có một người nông dân sống một mình ngay giữa khu rừng nguyên sinh. thật sự giống bang Iowa hơn là một khu rừng nhiệt đới. Thực tế đó là các cánh đồng đậu tương. Đậu tương ở đây được chuyển tới Châu Âu và Trung Quốc và được dùng làm thức ăn cho vật nuôi, đặc biệt là sau khi dịch bò điên xảy ra chục năm trước đây, khi đó chúng ta không muốn cho động vật ăn protein động vật nữa, vì nó mang mầm bệnh. Thay vào đó, chúng ta cho chúng dùng protein thực vật. Và thế là bùng nổ việc sản xuất đậu tương, qua đó cho thấy thương mại và toàn cầu hóa đã có tác động thế nào đối với những mảnh rừng nhiệt đới và Amazon-- đúng là một thế giới kì lạ và liên kết chặt chẽ mà chúng ta có ngày nay. Chà, và sau nhiều lần như vậy, những gì mà ta nhìn thấy trên trái đất trong cuộc hành trình của chúng ta là những cảnh quan lần lượt nối tiếp nhau bị khai hoang và thay đổi để trồng lương thực và các loại cây trồng khác. Vậy nên một trong những câu hỏi chúng tôi đặt ra là bao nhiêu phần trái đất đang được dùng để trồng lương thực, và chính xác là ở đâu, và làm sao ta có thể thay đổi trong tương lai, và điều này nghĩa là gì? Nhóm chúng tôi đã xem xét vấn đề này trên quy mô toàn cầu, bằng việc sử dụng dữ liệu vệ tinh và dữ liệu từ trên mặt đất để theo dõi ngành nông nghiệp trên toàn cầu Và đây là những gì chúng tôi đạt được, thật rất đáng giật mình. Bản đồ này mô tả những vùng làm nông trên trái đất. Những khu vực màu xanh được dùng để trồng các cây lương thực như bột mỳ, đậu tương, ngô, gạo, v.v. Tất cả chiếm hết 16 triệu km vuông đất. Nếu ghép tất cả lại với nhau làm một, thì sẽ bằng diện tích của Nam Mỹ. Khu vực thứ hai, màu nâu, là những đồng cỏ nơi người ta nuôi súc vật. Khu vực này có diện tích là 30 triệu km vuông, bằng diện tích đất Châu Phi, một diện tích lớn, và đó tất nhiên là những mảnh đất tốt nhất như những gì bạn thấy. Và phần còn lại là lòng sa mạc Sahara, hay Siberia, hay giữa một khu rừng nhiệt đới. Chúng ta đã đang sự dụng những mảnh đất giá trị nhất của hành tình này rồi. Nếu tính kĩ, thì 40% diện tích bề mặt trái đất được sử dụng cho nông nghiệp, con số này lớn hơn 60 lần so với diện tích những khu vực chúng ta vẫn than phiền, các thành phố và khu ngoại ô lớn, nơi mà phần lớn chúng ta sinh sống Một nửa nhân loại đang sinh sống trong các thành phố, nhưng một diện tích lớn hơn 60 lần lại đang được sử dụng để trồng lương thực. Đây đúng là một kết quả đáng kinh ngạc, và chúng tôi thực sự sốc khi nhận ra điều này. Chúng ta đang dành một phần đất khổng lồ cho nông nghiệp, và chúng ta cũng đang dùng rất nhiều nước. Đây là một tấm hình chụp tại Arizona, khi nhìn vào bạn tự hỏi "Họ đang trồng gì vậy?" Và té ra họ đang trồng xà lách ở ngay giữa sa mạc và dùng nước phun lên trên. Buồn cười là thứ rau này có thể được bán trong siêu thị tại thành phố Twin của chúng ta. Nhưng điều thật sự thú vị là nguồn nước này phải được lấy từ đâu đó, nó được lấy từ ngay đây, sông Colorado ở Bắc Mỹ. Sông Colorado một ngày thường nhật vào thập kỷ 1950, như bạn biết, không có lũ, không có hạn hán, vào những ngày thường, nó trông giống như thế này. Nhưng nếu giờ ta quay trở lại đây, trong điều kiện bình thường và vẫn địa điểm cũ, thì đây là những gì còn lại. Sự khác biệt chỉ là nguồn nước tưới cho cây trồng ở sa mạc, hay những sân gôn ở Scottsdale, tùy thuộc vào bạn. Đây là một nguồn nước lớn và chúng ta đang 'đào mỏ' nguồn nước và dùng nó để trồng trọt, và ngày nay, nếu bạn đi xuôi xuống theo dòng sông Colorado, bạn sẽ thấy nó đã hoàn toàn cạn nước và không còn chảy ra biển. Chúng ta đã thật sự dùng cạn nước của toàn bộ một con sông Bắc Mỹ chỉ để tưới tiêu. Đó thậm chí chưa phải là ví dụ tồi tệ nhất thế giới. Có lẽ tệ hại nhất là biển Aral. Nhiều người ở đây hẳn còn nhớ đã học điều này trong giờ địa lý. Nơi này thuộc Liên Xô cũ ở giữa Kazakhstan và Uzbekistan, một trong những vùng biển trong đất liền lớn nhất thế giới. Nhưng đây có một nghịch lý là nơi này trông như được bao quanh bởi hoang mạc. Vậy tại sao lại có biển ở đây? Lý do có biển ở đây là vì ở phía bên phải, bạn có thể thấy hai dòng sông nhỏ chảy qua cát, cung cấp nước cho vùng đất này. Những dòng sông đó là tuyết tan chảy xuống từ trên những ngọn núi xa ở phía Đông, khi tuyết tan, nước chảy xuống theo sông xuyên qua hoang mạc, và tạo thành Biển Araf rộng lớn. Những năm 1950, dân Liên Xô đã quyết định dẫn nguồn nước đó tới sa mạc để cấp nước trồng bông, tin hay không tùy bạn, ở Kazakhstan, để bán bông cho những thị trường quốc tế nhằm đem ngoại tệ vào Liên Xô. Lúc đó họ thật sự rất cần tiền. Bạn có thể tưởng tượng chuyện gì đã diễn ra. Nếu bạn chặn nguồn nước đổ vào biển Aral, thì chuyện gì sẽ xảy ra? Đây là hình ảnh năm 1973, 1986, 1999, 2004, và khoảng 11 tháng trước. Thật đáng kinh ngạc. Có nhiều thính giả ngồi đây sống ở khu vực Trung Tây. Hãy tưởng tượng đó là hồ Superior. Tưởng tượng đó là hồ Huron. Đó là một sự thay đổi lạ thường. Đây không chỉ là sự thay đổi vùng nước và đường biển, đây là sự thay đổi những thứ căn bản của môi trường ở khu vực này. Hãy bắt đầu bằng điều này. Liên xô thực ra không có một câu lạc bộ Sierra. Có thể nói như vậy. Và thế là những gì bạn tìm thấy ở đáy biển Aral chẳng đẹp đẽ chút nào. Chỉ toàn chất thải độc hại, nhiều thứ bị vứt bỏ tại đó giờ đã chất thành đống. Một trong những hòn đảo nhỏ ở đó từng là bị cách ly và không thể tiếp cận từng là nơi dùng để thử nghiệm vũ khí sinh học của Liên Xô. Ngày nay bạn có thể đi bộ tới đó. Thời tiết cũng đã thay đổi. Mười chín trong số hai mươi loài cá độc nhất vô nhị từng chỉ có thể tìm thấy ở biển Aral giờ đã biến mất khỏi trái đất. Đây rõ là một thảm họa môi trường. Nhưng hãy quay lại chuyện cũ. Đây là một tấm hình mà Al Gore đã gửi tôi cách đây vài năm mà anh ta đã chụp ở Liên Xô từ rất lâu rồi, cho thấy những con tàu đánh cá ở biển Aral. Mọi người có thấy con kênh họ đã đào không? Họ đã cố hết sức để đại khái là giữ cho tàu nổi trên vùng nước còn sót lại, nhưng cuối cùng họ phải bỏ cuộc bởi đơn giản cọc tàu và dây chão không thể neo vào vùng nước mới dùng để rút lui. Không biết bạn thế nào, nhưng tôi thì e rằng các nhà khảo cổ mai này sẽ tìm ra điều này và viết truyện về thời đại của chúng ta, và tự hỏi "Họ đã nghĩ gì vậy?" Đó là tương lai mà chúng ta đang phải trông đợi. Chúng ta đã sử dụng hết 50% nước ngọt trên trái đất và nông nghiệp tính riêng đã chiếm 70% con số đó. Vậy là loài người sử dụng rất nhiều nước và đất cho nông nghiệp. Ngoài ra, chúng ta còn dùng rất nhiều không khí cho cùng mục đích này. Thông thường khi nghĩ tới không khí, chúng ta hay nghĩ tới biến đổi khí hậu và khí nhà kính, và hầu hết xung quanh vấn đề năng lượng, nhưng té ra nông nghiệp lại là một trong những ống thải khí nhà kính lớn nhất. Nếu nhìn vào lượng CO2 tạo ra từ việc đốt rừng nhiệt đới, hay khí metan do bò và lúa gạo tạo ra, hay khí NO từ các loại phân bón, thì sẽ thấy nông nghiệp tạo ra 30% lượng khí nhà kính đi vào bầu khí quyển do hoạt động của con người. Lớn hơn lượng khí do giao thông gây ra. Hơn cả việc sản xuất điện. Và thực tế là, hơn tất cả các hoạt động sản xuất khác. Nông nghiệp là ống xả khí nhà kính lớn nhất của con người trên thế giới này. Nhưng chúng ta không nói về vần đề đó nhiều. Vậy nên nông nghiệp mới thống trị hành tinh này như ngày nay, như chiếm 40% diện tích đất, 70% lượng nước chúng ta sử dụng, và 30% lượng khí nhà kính thải ra. Chúng ta đã tăng gấp đôi lượng hóa chất nitrogen và phốt-pho trên trái đất chỉ để dùng cho phân bón, gây ra những vấn đề lớn về chất lượng nước ở các dòng sông, hồ, và thậm chí cả đại dương, và đây là nguyên nhân đơn lẻ lớn nhất dẫn tới sự mất đa dạng sinh thái. Không còn nghi ngờ gì nữa, nông nghiệp chính là mối lo lớn nhất của hành tinh này kể từ cuối kỷ băng hà. Không còn gì để chối cãi cả. Và nó ngang hàng với thay đổi khí hậu về mức độ nghiêm trọng. Và cả hai vấn đề đều xảy ra cùng một lúc. Nhưng điều thực sự quan trọng cần phải nhớ là nông nghiệp không hoàn toàn xấu. Nông nghiệp không phải là một điều xấu. Thực tế là chúng ta phụ thuộc cả vào nó. Nó không phải là một lựa chọn. Không phải một thứ xa xỉ. Nó là một thứ thiết yếu. Chúng ta phải tạo ra thức ăn cho mình, quần áo và thậm chí năng lượng sinh học cho khoảng 7 tỉ người trên thế giới ngày nay và nhu cầu nông nghiệp chì có thể tăng trong tương lai. Nhu cầu đó sẽ không biến mất. Mà sẽ tăng lên rất nhiều, chủ yếu là do dân số đang tăng. Chúng ta đang có 7 tỉ người hôm nay ít nhất sẽ biến thành 9 tỉ chắc 9 tỉ rưỡi trước khi mọi người ở đây không còn sống. Quan trọng hơn là khẩu phần ăn cũng thay đổi. Khi thế giới trở nên đông người hơn và cũng giàu có hơn, chúng ta sẽ thấy lượng thịt tiêu thụ sẽ tăng lên, đồng nghĩa với việc sử dụng nhiều nguồn năng lượng hơn. Vậy là nhiều người hơn, ăn nhiều hơn, và thức ăn giàu dinh dưỡng hơn và dĩ nhiên khủng hoảng năng lượng cũng sẽ xảy ra đồng thời, chúng ta sẽ phải thay thế dầu bằng các nguồn năng lượng khác kiểu gì cũng phải chứa các loại chất đốt sinh học và các nguồn năng lượng sinh học. Vậy khi ghép những mảnh ghép này lại, thật khó thấy làm cách nào chúng ta có thể đi qua hết thế kỷ này mà không tăng việc sản xuất nông nghiệp toàn cầu lên ít nhất gấp đôi. Chà, làm thế nào đây? Làm sao chúng ta có thể tăng gấp đôi sản lượng nông phẩm toàn cầu? Chúng ta có thể sử dụng nhiều đất hơn. Đây là một bản phân tích chúng tôi thực hiện, bên trái là nơi canh tác hoa màu hiện tại, bên phải là nơi canh tác trong tương lai dựa vào chất lượng đất và khí hậu giả sử biến đổi khí hậu không gây ảnh hưởng gì lớn, một giả thuyết không đúng cho lắm, Chúng ta có thể dùng thêm đất, nhưng vấn đề là những vùng đất còn lại đều nằm trong các khu vực nhạy cảm. Những nơi sinh thái đa dạng, nhiều carbon, những thứ mà chúng ta muốn bảo tồn. Ta có thể tăng thực phẩm bằng cách tăng diện tích đất trồng, nhưng tốt hơn là không nên, bởi vì xét về mặt sinh thái, đó là một việc rất rất nguy hiểm. Thay vì đó, chúng ta có thể sẽ muốn ngừng bước chân của nông nghiệp và canh tác một cách tốt hơn. Đây là công trình chúng tôi đang làm, cố tìm ra nơi trên thế giới mà chúng ta có thể nâng cao sản lượng mà không làm hại tới môi trường. Những khu vực màu xanh là nơi trồng ngô, coi ngô như một ví dụ, đã đạt được năng suất rất cao, có thể là cao nhất trên trái đất này với điều kiện đất và khí hậu hiện tại, nhưng những khu vực màu nâu và vàng là những nơi chúng ta mới chỉ đạt được 20-30% năng suất tối đa có thể đạt được. Bạn có thể thấy phần lớn khu vực này ở Châu Phi, thậm chí là Mỹ Latin, và thú vị thay, cả ở Đông Âu, nơi Liên Xô và các nước khối Đông Âu từng tồn tại, vẫn là một mớ canh tác nông nghiệp lộn xộn. Tiếp theo là dưỡng chất và nước. Sẽ là chất hữu cơ hay truyền thống hoặc là sự kết hợp giữa cả hai. Cây cối cần nước và dưỡng chất. Chúng ta có thể làm việc này, và có cơ hội để thành công. Nhưng chúng ta phải thực hiện một cách khôn ngoan để đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực và vấn đề môi trường trong tương lai. Phải tìm cách hài hòa giữa việc trồng lương thực và tạo ra môi trường làm việc tốt hơn. Ngay lúc này là vấn đề làm tất cả hoặc không gì cả. Chúng ta có thể trồng lương thực làm nền chẳng hạn như đồng đậu tương và trong biểu đồ này, ta có thể thấy rất nhiều lương thực, nhưng không có nhiều nước sạch, chúng ta không tích trữ nhiều cacbon, đa dạng sinh học cũng mất dần. Còn khu vực chủ đạo, ta có thảo nguyên này xét về mặt môi trường thảo nguyên này rất tuyệt nhưng bạn không thể ăn nó. Có gì để ăn chứ? Chúng ta cần tìm cách kết hợp hai điểm này lại với nhau để tạo thành một kiểu nông nghiệp mới. Giờ khi tôi nói về chuyện này, mọi người thường đáp rằng "Không phải câu trả lời rõ rành rành đó sao?" đồ ăn hữu cơ trong nước, trợ cấp thương mại, phí nông nghiệp mới-- đúng thế, có rất nhiều ý tưởng hay, nhưng không ý tưởng nào trong số đó là viên đạn bạc cả. Tôi nghĩ chúng giống đạn chì hơn. Và tôi thích đạn chì. Có nó bạn sẽ có một thứ vô cùng mạnh, nhưng chúng ta cần đặt chúng lại cạnh nhau. Vậy nên những gì phải làm là tạo ra một nền nông nghiệp có tất cả những ý tưởng tốt nhất về nông nghiệp thương mại và cách mạng xanh cùng những ý tưởng về nông nghiệp hữu cơ và thực phẩm trong nước và những ý tưởng tốt nhất về việc bảo vệ môi trường, không được để chúng mâu thuẫn nhau mà phải kết hợp nhau để tạo nên một kiểu nông nghiệp mới mà tôi gọi là "văn hóa lục địa", hay nông nghiệp toàn cầu. Buổi nói chuyện này đang dần chuyên sâu hơn chúng tôi đang cố gắng đưa ra những điểm then chốt để con người giảm tranh cãi, mà tăng cường hợp tác. Tôi muốn cho các bạn xem một đoạn băng ngắn ghi lại nỗ lực của chúng tôi để kết hợp những ý tưởng này vào một cuộc nói chuyện nhỏ. (Nhạc) ("Học viện Môi trường, Đại học Minnesota: Động lực khám phá") (Nhạc) ("Dân số thế giới đang tăng thêm 75 triệu người mỗi năm. Gần bằng diện tích của nước Đức. Ngày này, dân số đã đạt gần 7 tỉ người. Với tốc độ này, dân số sẽ đạt 9 tỉ trước năm 2040. Và tất cả đều cần thức ăn. Nhưng làm thế nào để cung cấp thức ăn cho cả thế giới mà không phá hủy hành tinh này? Ai cũng biết biến đổi khí hậu là một vấn đề lớn. Nhưng đó không phải là vấn đề duy nhất. Chúng ta cần đối diện với một "sự thật mất lòng" khác. Khủng hoảng nông nghiệp toàn cầu. Dân số tăng + lượng thịt tiêu thụ + lượng sữa tiêu thụ + phí năng lượng + sản xuất năng lượng sinh học = áp lực lên tự nhiên. Hơn 40% diện tích đất trái đất đã được dùng cho nông nghiệp. Tổng diện tích cây lương thực toàn cầu là 16 triệu km2. Gần bằng diện tích Nam Mỹ. Diện tích đồng cỏ là 30 triệu km2. Bằng diện tích của Châu Phi. Nông nghiệp đang sử dụng diện tích đất gấp 60 lần diện tích đất thành thị và ngoại ô cộng lại. Tưới tiêu tiêu thụ nhiều nước nhất trên hành tinh này. 2.800 km3 nước được dùng để tưới cho hoa màu mỗi năm. Lượng nước đó đủ để đổ đầy 7.305 tòa nhà Empire State mỗi ngày. Ngày nay, nhiều sông lớn đã bị mất dòng chảy. Một số còn khô cạn hoàn toàn. Biển Aral giờ đã biến thành hoang mạc. Hay sông Colorado, giờ không còn dòng chảy ra đại dương. Phân bón đã làm tăng gấp đôi lượng phốt pho và nitrogen trong môi trường. Hậu quả? Ô nhiễm nước lan rộng và nhiều sông hồ xuống cấp. Ngạc nhiên thay nông nghiệp lại là nguyên nhân lớn nhất gây ra biến đổi khí hậu. Nó tạo ra 30% tổng lượng khí nhà kính. Nhiều hơn cả lượng khí thải ra từ ngành sản xuất điện và công nghiệp, hay tất cả máy bay, tàu hỏa và ô tô trên thế giới này gộp lại. Hầu hết khí thải nông nghiệp đều do việc phá rừng nhiệt đới khí metan từ vật nuôi và các cánh đồng lúa và oxit nitro do bón phân quá nhiều. Không gì con người làm biến đổi thế giới nhiều bằng công nghiệp. Và những gì con người làm cũng chỉ để tồn tại. Đúng là một điều tiến thoái lưỡng nan... Khi dân số thế giới tăng thêm vài tỉ người, chúng ta cần lượng thức ăn gấp đôi, thậm chí gấp ba lần. Vậy chúng ta cần làm gì? Chúng ta cần một cuộc nói chuyện lớn hơn, một cuộc đối thoại quốc tế. Cần đầu tư vào những giải pháp thật sự: khích lệ nông dân, nông nghiệp chính xác, đa dạng hoa màu, tưới tiêu tiết kiệm, tái chế nước xấu, canh tác đất tốt hơn, chế độ ăn thông minh hơn. Chúng ta cần tất cả mọi người cùng tham gia. Vận động nông nghiệp thương mại, đối thoại môi trường, và nông nghiệp hữu cơ... phải thực hiện đồng thời. Không có giải pháp đơn lẻ nào hết. Chúng ta cần sự hợp tác, sự tưởng tượng, lòng quyết tâm, bởi thất bại không phải là một lựa chọn. Làm thế nào để vừa nuôi sống thế giới mà không hủy hoại nó? Đúng vậy, chúng ta đang đối mặt với một trong những thử thách lớn nhất trong lịch sử nhân loại ngày nay: nhu cầu thức ăn cho 9 tỉ người và phải làm được vậy một cách ổn định và công bằng. đồng thời bảo vệ hành tinh của chúng ta vì thế hệ ngày nay và mai sau. Đây sẽ là một trong những việc khó khăn nhất mà chúng ta từng làm trong lịch sử nhân loại, và chúng ta chắc chắc phải làm tốt, phải làm tốt trong lần thử đầu tiên và cũng là duy nhất của mình. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay)