Nói chuyện về việc nâng cao vị thế quả là kì cục, bởi vì khi chúng ta nói về nâng cao vị thế thứ tác động đến chúng ta nhiều nhất chính là những câu chuyện. Vì vậy tôi muốn bắt đầu với 1 câu chuyện thường ngày. Một phụ nữ trẻ ở Ấn Độ có cuộc sống như thế nào? Đến hiện tại, tôi đã dành 27 năm cuộc đời tôi ở Ấn Độ đã sống ở 3 thị trấn nhỏ hai thành phố lớn và tôi có được vài trải nghiệm. Khi tôi lên 7 tuổi, một gia sư người từng tới nhà tôi để dạy tôi môn toán đã cưỡng bức tôi. Hắn ta đã đặt tay lên váy của tôi. Hắn đã đặt tay lên váy của tôi và nói rằng hắn biết cách khiến tôi cảm thấy vui. Khi 17 tuổi, một cậu bạn ở trường cấp ba đã gửi một thư điện tử nêu chi tiết những thứ mang tính bạo lực tình dục mà cậu ta có thể làm với tôi lý do bởi tôi đã không chú ý đến cậu ta. 19 tuổi, tôi đã giúp một người bạn mà bố mẹ cô ép cô phải cưới 1 người đàn ông già hơn thoát khỏi cuộc hôn nhân kinh khủng đó. 21 tuổi, khi bạn tôi và tôi đang đi dạo trên đường vào một buổi chiều, một gã đã kéo quần của hắn xuống và thủ dâm trước mặt chúng tôi. Chúng tôi gọi người giúp, nhưng chẳng có ai tới cả. 25 tuổi, một buổi tối khi tôi đang đi bộ về nhà hai gã đi mô tô đã tấn công tôi. Tôi đã ở hai đêm tại bệnh viện để phục hồi lại sau cú sốc và những vết thương. Suốt cuộc đời mình, tôi đã chứng kiến những người phụ nữ - trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp- trải qua những điều như vậy và họ hiếm khi nói chuyện về chúng. Vì vậy, nói một cách đơn giản, cuộc sống ở Ấn Độ thật không dễ dàng gì. Nhưng hôm nay tôi sẽ không nói với bạn về nỗi sợ hãi này. Tôi sẽ nói về con đường lạ lùng của việc nhận ra rằng nỗi sợ này đã đưa tôi đến đâu. Sự việc xảy ra vào 1 đêm tháng 12 năm 2012 đã thay đổi cuộc đời tôi. 1 cô gái trẻ, 1 sinh viên 23 tuổi, đi xe buýt ở Delhi cùng anh bạn của cô. Có 6 gã đàn ông trẻ tuổi trên chiếc xe buýt đó, những kẻ mà bạn có thể gặp hàng ngày ở Ấn Độ và những tình tiết đáng sợ sau đây được dùng đi dùng lại trong giới truyền thông Ấn Độ và quốc tế. Cô gái này đã bị cưỡng hiếp nhiều lần, bị trói bởi 1 sợi dây thừng bị đánh liên tục, bị cắn và bị bỏ mặc cho tới chết. Bạn của cô bị bịt miệng, bị tấn công, và bị đánh bất tỉnh Cô ấy đã chết vào ngày 29 tháng 12. Và thời điểm đó khi hầu hết chúng ta đang chuẩn bị chào đón năm mới, Ấn Độ lại chìm bóng tối. Lần đầu tiên trong lịch sử của chúng ta, đàn ông và phụ nữ trong những thành phố của Ấn Độ đã thức tỉnh bởi sự thật kinh khủng về địa vị thật sự của phụ nữ Ấn Độ. Ngày nay, giống như nhiều phụ nữ trẻ khác, tôi hoàn toàn bị khiếp sợ. Tôi không thể tin rằng điều gì như vậy có thể xảy ra ở thủ đô của 1 đất nước. Tôi đã cảm thấy giận dữ và thất vọng, nhưng trên hết, tôi cảm thấy hoàn toàn bất lực. Thật sự thì chúng ta làm được những gì? Một vài người viết blog, một số lờ đi, số khác thì tham gia cuộc biểu tình. Tôi đã làm tất cả việc đó. Thực tế, ai cũng làm vậy 2 năm về trước. Truyền thông bị lấp đầy bởi những câu chuyện về tất cả những hành vi ghê tởm mà đàn ông Ấn Độ làm. Họ được ví như thú vật, những quái vật bị kìm nén dục tính. Thực tế, sự kiện lạ lẫm và không tưởng tượng nổi này trong đầu của người Ấn Độ mà phản ứng từ truyền thông, dư luận và giới chính trị gia Ấn Độ đã cho thấy: Không một ai biết phải làm gì. Và không ai muốn chịu trách nhiệm về nó. Thực tế, có một vài bình luận chung chung trên truyền thông bởi những nhân vật quan trọng để phản ứng với sự bạo hành tình dục đối với phụ nữ. Bình luận đầu tiên bởi 1 thành viên của quốc hội, bình luận thứ hai bởi 1 nhà lãnh đạo tinh thần, và cái thứ ba bới luật sư của những kẻ bị buộc tội khi cô gái đang đấu tranh giành sự sống và cô đã qua đời. Bây giờ, với tư cách một phụ nữ đang chứng kiến điều này ngày qua ngày, tôi thấy mệt mỏi. Vậy với tư cách là 1 cây bút và nhà hoạt động bình đẳng giới, tôi đã viết rất nhiều về phụ nữ, nhưng thời điểm này, tôi nhận ra có khác biệt, bởi vì một phần trong tôi nhận ra tôi cũng là người phụ nữ trẻ đó, và tôi quyết định tôi muốn thay đổi điều này. Vì vậy tôi đã làm vài điều vội vàng và không có kế hoạch. Tôi đã đăng nhập vào diễn đàn báo chí công dân được gọi là iReport, và tôi đã quay các video về bức tranh đời sống ở Bangolore. Tôi đã nói về cảm nhận của tôi, tôi nói về những sự thật, và tôi nói về điều phải lên án trong đời sống ở Ấn Độ. Chỉ trong vài giờ, blog đó đã được chia sẻ rộng rãi, và những bình luận và suy nghĩ đổ về từ khắp nơi trên thế giới. Vào thời điểm đó, vài suy nghĩ xuất hiện trong tôi. Một là, công nghệ luôn sẵn trong tay những phụ nữ trẻ như tôi. Hai là, giống như tôi, phần lớn phụ nữ hiếm khi sử dụng nó để bảy tỏ những quan điểm của họ. Ba là, tôi đã nhận ra đó là lần đầu tiên tiếng nói của tôi được chú ý. Vậy là trong vài tháng sau đó, tôi đã tường thuật các sự việc ở Bangalore những sự việc mà không có chỗ trong các bản tin thời sự chính thống. Ở công viên Cubbon, công viên lớn nhất ở Bangalore, tôi đã tập hợp hơn 100 người những nhóm nam thanh niên đề nghị giúp đỡ mặc váy để chứng minh trang phục không phải là nguyên nhân của vụ cưỡng hiếp. Khi trình bày những sự kiện như vậy tôi thấy tôi đã kết tội những kẻ ác, tôi thấy tôi có một kênh để bày tỏ tất cả những cảm xúc bên trong bản thân. Tôi tham gia diễu hành trước tòa thị chính khi mà học sinh giơ cao những khẩu hiệu " Hãy giết chúng, hãy treo cổ chúng" "Các người không làm điều đó với mẹ và chị em của mình" Tôi đã tới một đêm cầu nguyện nơi người dân tập trung lại để nói chuyện 1 cách cởi mở về chuyện sự bạo hành tình dục, và tôi ghi lại rất nhiều blog nêu lên sự lo ngại về tình hình ở Ấn Độ về điểm đó. ["Tôi có các chị em và anh em họ hiện đang sống ở những thành phố và ở nước ngoài tuy nhiên họ chưa bao giờ nói chuyện với tôi hay phàn nàn về những khó khăn hàng ngày như các bạn nói"] Sự phản ứng đã làm tôi bối rối Khi những bình luận ủng hộ đổ về từ khắp nơi trên thế giới, thì cũng có những lời lẽ hung hăng. Một số gọi tôi là đạo đức giả Một số khác gọi tôi là nạn nhân, một kẻ biện hộ cưỡng hiếp. Thậm chí một số người nói rằng tôi có động cơ chính trị. Tuy nhiên, kiểu bình luận này diễn đạt điều mà chúng ta đang thảo luận tại đây ngày hôm nay. Tuy nhiên, tôi đã sớm hiểu rằng đó không phải là tất cả. Khi tôi cảm thấy mình được nâng cao vị thế bằng sự tự do của kênh báo chí cho người dân đã trao cho tôi, tôi tìm thấy bản thân mình trong hoàn cảnh lạ lẫm. Vậy là một thời điểm cuối tháng Tám, tôi đã đăng nhập Facebook và tôi nhìn qua bảng tin, và tôi thấy có một đường dẫn được các bạn tôi chia sẻ. Tôi vào đường dẫn đó; nó dẫn tôi quay lại một bài viết được tải lên bởi cô gái Mỹ tên là Michaela Cross. Bài báo có tiêu đề là, "Ấn Độ: Câu chuyện mà bạn không bao giờ muốn nghe." Và trong bài báo này, cô ấy đã kể lại về lần đầu đối mặt với sự quấy rối tình dục ở Ấn Độ. Cô đã viết rằng: " Chẳng có cách nào để đối phó với những ánh mắt như vậy, những ánh mắt hàng ngày nhìn chằm chằm vào cơ thể tôi như thể có quyền làm như vậy, mà không có sự thay đổi biểu cảm nào dù tôi có bắt gặp kiểu nhìn chằm chằm đó hay không. Bước tới cửa hàng hoa quả hay tiệm may, tôi đều bắt gặp những ánh mắt sắc lẹm tưởng như chúng cắt tôi từng mẩu." Cô ấy gọi Ân Độ là thiêng đường của khách du lịch và là địa ngục của phụ nữ. Cô ấy nói rằng cô bị theo dõi, bị sớ mó, và phải nhìn sự thủ dâm trước mắt Cuối buổi tối hôm đó, bài báo lan truyền chóng mặt. Nó đã trên các kênh tin tức khắp thế giới. Ai ai cũng thảo luận về nó. Có hàng triệu lượt xem, hàng nghìn bình luận và lượt chia sẻ, và tôi đã tận mắt chứng kiến điều tương tự như vậy. Truyền thông bị mắc kẹt trong cái vòng luẩn quẩn của quan điểm vốn sẵn và sự tức giận bùng phát và chẳng đi đến kết quả nào hết. Vì vậy tối hôm đó, tôi ngồi phân vân tôi nên phản ứng lại ra sao tôi thấy chính bản thân bị phủ đầy những ngờ vực. Các bạn biết đấy, là 1 nhà văn, tôi tiếp cận vấn đề này như một người quan sát, như một người Ấn Độ, tôi cảm thấy hổ thẹn và mất niềm tin, như 1 nhà hoạt động, tôi nhìn nhận nó như 1 người bảo vệ các quyền lợi, tuy nhiên là một nhà báo cho nhân dân, tôi bỗng dưng cảm thấy rất mỏng manh. Ý tôi là, cô ấy ở đây, 1 phụ nữ trẻ người đang trên truyền thông nói về trải nghiệm giống tôi của cô ấy trong khi tôi thì vẫn còn lưỡng lự. Không ai từng nói với các bạn rằng việc nâng cao vị thế thực sự đến từ việc cho phép bản thân được phép suy nghĩ và hành động. Nâng cao vị thế thường là tạo ra như là nó là một lý tưởng, nó là kết quả tuyệt vời. Khi chúng ta nói về nâng cao vị thế, chúng ta thường nói về việc trao cho sự tiếp cận với vật chất, sự tiếp cận với những công cụ. Tuy nhiên, nâng cao vị thế là một cảm xúc. Nó là 1 cảm giác. Bước đầu tiên để nâng cao vị thế là tự trao cho bản thân đặc quyền, chìa khóa cho ý chí độc lập, và cho tất cả phụ nữ khắp nơi, không quan trọng họ là ai và đến từ đâu đến, đó chính là bước khó khăn nhất. Chúng ta sợ tiếng nói của chính mình, thừa nhận nỗi sợ đó, nhưng việc đó cho ta sức mạnh thay đổi cuộc sống xung quanh. Bây giờ trong tình huống tôi đối mặt với quá nhiều hiện thực khác nhau, tôi không biết phán xét ra sao, bởi vì tôi không biết nó có ý nghĩa gì với tôi. Tôi sợ phán xét bởi vì tôi không biết sẽ có chuyện gì nếu tôi không ủng hộ quan điểm của cô gái này. Tôi không biết điều đó có ý nghĩa thế nào với tôi nếu tôi thách thức sự thật của ai đó. Nhưng giản đơn là Tôi phải đưa ra quyết định: Tôi nên lên tiếng hay giữ im lặng? Vậy là sau khi suy nghĩ rất nhiều, tôi đã làm 1 video blog để đáp lại, và tôi đã nói với Michaela, Có nhiều mảng màu trong xã hội Ấn Độ và tôi cũng cố gắng giải thích rằng mọi thứ sẽ ổn và tôi đã bày tỏ sự lấy làm tiếc về điều cô ấy trải qua Và vài ngày sau đó, tôi được mời nói chuyện trên truyền hình với cô ấy, lần đầu tiên tôi đã liện hệ với cô gái này người tôi chưa từng gặp mặt và hoàn toàn xa lạ, tuy vậy tôi đã cảm thấy thật gần gũi. Từ khi bài viết được đưa ra ánh sáng, càng nhiều hơn những người trẻ thảo luận về quấy rối tình dục trong khu kí túc xá, và trường đại học của Michaela đã cung cấp sự hỗ trợ mà cô ấy cần. Trường này đã từng có những phương pháp để huấn luyện và trang bị cho sinh viên những kĩ năng họ cần để đối phó với những đe dọa như là sự quấy rồi, và đây là lần đầu tiên tôi cảm thấy mình không cô độc. Bạn thấy đấy, nếu có điều gì mà tôi học được khi là 1 nhà báo nhân dân năng động qua vài năm, đó là sự thiếu vắng trầm trọng 1 tổ chức để chủ động tìm kiếm những nơi mà tiếng nói của chúng ta có thể được lắng nghe. Chúng ta không nhận ra rằng khi chúng ta đứng lên, chúng ta không phải là các cá nhân, chúng ta đại diện cho những cộng đồng, bạn bè chúng ta, những tầng lớp xã hội. Hầu hết chúng ta nói rằng quyền của phụ nữ bị phủ nhận, nhưng sự thật là, chính phụ nữ tự phủ nhận những quyền của họ. Trong 1 cuộc khảo sát gần đây ở Ấn Độ, 95% phụ nữ những người làm việc trong ngành công nghệ thông tin, hàng không, bệnh viện và các tổng đài, nói rằng họ không cảm thấy an toàn khi 1 mình về nhà sau giờ làm vào những giờ muộn hoặc vào buổi tối. Ở Bangalore, nơi tôi sinh ra, con số này là 85%. Ở những vùng nông thôn ở Ấn Độ, nếu có thứ gì đó bị bỏ qua các vụ cưỡng dâm tập thể ở Bandaun hay tạt axit ở Odisa và ở Aligarh cố tình bị bỏ qua, thì chúng ta cần phải hành động thật sớm. Đừng hiểu nhầm ý tôi, những thách thức mà phụ nữ sẽ đối mặt khi kể những câu chuyện của họ là có thực, tuy nhiên chúng ta cần bắt đầu theo đuổi và cố gắng xác định những phương pháp tham gia vào hệ thống và không chỉ theo đuổi truyền thông một cách mù quáng. Ngày nay, đã có nhiều phụ nữ hơn trước đây đang đứng lên và chất vấn chính phủ Ấn Độ, và đây là kết quả cho sự dũng cảm đó. Tăng gấp 6 lần số phụ nữ báo cáo rằng họ bị quấy rối, và chính phủ đã thông qua Luật Tội phạm năm 2013 để bảo vệ phụ nữ khỏi sự quấy rối tình dục. Để kết thúc bài nói chuyện này, tôi chỉ muốn nói rằng tôi biết rất nhiều người trong khán phòng này có những bí mật, tuy nhiên chúng ta hãy lên tiếng. Hãy chiến đấu với sự xấu hổ và hãy nói về nó. Có thể ở diễn đàn, với 1 cộng đồng, với người bạn yêu, bất kỳ ai hay bất cứ điều gì bạn chọn, nhưng hãy lên tiếng. Sự thật là, cái kết cho vấn đề này mới vừa bắt đầu với chúng ta, Cảm ơn các bạn. (tiếng vỗ tay)