Hãy tưởng tượng bạn làm việc tại Tổ chức bảo trợ trẻ em. Và bạn phải lên tiếng chống lại sự ngược đãi trẻ em. Bạn bước vào một căn nhà, một cách đường đột, không báo trước. Điều đầu tiên bạn thấy chính là một cái nệm giữa phòng, trên sàn nhà. Ba đứa trẻ đang say ngủ trên đó. Cạnh đấy là một cái bàn nhỏ với vài cái gạt tàn, cùng với những vỏ bia rỗng. Những cái bẫy chuột to đùng được đặt ở góc phòng, khá gần nơi lũ trẻ đang say ngủ. Vậy nên bạn ghi chép. Một phần công việc của bạn là kiểm tra toàn bộ căn nhà. Nên bạn bắt đầu với căn bếp, nơi chỉ có một ít thực phẩm. Bạn chú ý đến một chiếc nệm khác đặt trên sàn nhà trong phòng ngủ, nơi mà người mẹ đang nằm cùng với đứa trẻ sơ sinh. Thông thường thì, tại thời điểm này, hai trường hợp có thể xảy ra. Những đứa trẻ được coi là không an toàn và được chuyển ra khỏi nhà, giao cho nhà nước giám hộ trong một khoảng thời gian nhất định. Hoặc được tiếp tục sống cùng gia đình và hệ thống phúc lợi trẻ em sẽ cung cấp sự giúp đỡ và hỗ trợ. Khi làm việc tại Tổ chức Bảo trợ Trẻ em, tôi liên tục chứng kiến những cảnh tượng như vậy. Số thì tốt hơn, một số còn tệ hơn. Hãy tưởng tượng bạn là người đến kiểm tra ngôi nhà đó, bởi tôi muốn biết các bạn sẽ suy nghĩ những gì. Điều gì ảnh hưởng quyết định của bạn? Điều gì sẽ tác động đến suy nghĩ của bạn về gia đình đó? Bạn nghĩ họ thuộc chủng tộc, sắc tộc nào? Tôi muốn các bạn biết rằng nếu là những đứa trẻ da trắng, thì gia đình thông thường vẫn sống cùng nhau sau cuộc kiểm tra này. Một nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania chỉ ra rằng gia đình da trắng trung bình nhận được nhiều sự trợ giúp hơn từ hệ thống phúc lợi trẻ em. Và trường hợp của họ sẽ thường không phải qua điều tra kĩ càng. Nhưng nếu là trẻ da đen, thì khả năng chúng phải rời khỏi nhà cao hơn gấp bốn lần, và chúng sẽ ở lại trung tâm chăm sóc lâu hơn, và rất khó để tìm được một trung tâm chăm sóc ổn định. Vì hệ thống chăm sóc trẻ em chỉ là sự bảo trợ tức thời, cho trẻ có nguy cơ cao bị lạm dụng. Nhưng đó cũng là một giải pháp làm bối rối, tổn thương cho gia đình. Một nghiên cứu tại Đại học Minnesota chỉ ra rằng những đứa trẻ từng ở trung tâm bảo trợ, thường gặp nhiều vấn đề về hành vi và cảm xúc hơn, so với trẻ được sống cùng gia đình trong khi nhận giúp đỡ. Trường hợp mà tôi đã nói lúc đầu khá phổ biến. Người mẹ đơn thân sống trong ngôi nhà tồi tàn với bốn đứa con. Và chuột khiến việc bảo quản thức ăn là bất khả thi, chứ đừng nói đến thức ăn tươi ngon. Vậy người mẹ đó có đáng phải xa cách những đứa con của mình? Luật sư bảo trợ gia đình, Emma Ketteringham, cho biết nếu bạn sống trong một nơi tồi tàn, thì bạn càng phải là bậc cha mẹ tốt. Cô ấy cho rằng chúng ta đã đặt những tiêu chuẩn bất công lên những bậc cha mẹ đã nuôi dưỡng con họ trong nghèo khó. Nơi sống và sắc tộc của họ, liệu có ảnh hưởng đến việc con cái họ phải rời đi. Trong vòng 2 năm làm việc cho tổ chức bảo trợ trẻ em, tôi đã đưa ra những quyết định mạnh. Những giá trị tôi coi trọng, đã ảnh hưởng đến công việc của tôi. Hiện tại, ở khoa công tác xã hội tại Đại học bang Florida, tôi đứng đầu một tổ chức, phát triển nghiên cứu về bảo trợ trẻ em hiệu quả và sáng tạo nhất. Nghiên cứu chỉ ra số trẻ da đen trong hệ thống bảo trợ cao gấp hai lần, 28%, so với mặt bằng chung là 14%. Và dù có rất nhiều nguyên nhân, hôm nay tôi sẽ đề cập đến một nguyên nhân: đó là thành kiến ngầm. Hãy bắt đầu với từ "ngầm". Nó vô hình, là thứ mà bạn không nhận ra. "Thành kiến" - những khuôn mẫu, định kiến mà chúng ta áp đặt lên những nhóm người nhất định. Vậy thành kiến ngầm là những gì tiềm ẩn đằng sau những quyết định của chúng ta. Vậy làm thế nào để khắc phục nó? Tôi có một giải pháp hứa hẹn, mà tôi muốn chia sẻ cho bạn. Hiện tại, hầu hết các bang, có rất nhiều trẻ em da đen tại các trung tâm bảo trợ. Nhưng số liệu đã chỉ ra ở quận Nassau, một cộng đồng ở New York, đã thành công trong việc giảm số trẻ da đen bị tách khỏi gia đình. Vào năm 2016, nhóm chúng tôi đã đến thăm cộng đồng đó, và bắt đầu cuộc nghiên cứu, khám phá ra hiệu quả của việc báo cáo ẩn danh. Đây là cách nó hoạt động. Một nhân viên đi điều tra một trường hợp lạm dụng trẻ em. Khi ra khỏi ngôi nhà, nhưng trước khi đứa trẻ đó được chuyển đi, người nhân viên đó phải quay về văn phòng và báo cáo những gì họ thấy. Nhưng đây là sự khác biệt: Khi trình báo lên ủy ban, họ sẽ xóa tên, dân tộc, khu phố, chủng tộc của trẻ, tất cả thông tin nhận dạng trẻ. Họ sẽ tập trung vào sự việc, nguồn lực gia đình, các câu chuyện liên quan. và khả năng bảo vệ trẻ của cha mẹ. Với thông tin đó, ủy ban sẽ đưa ra đề xuất, mà không biết gì về sắc tộc của gia đình trẻ. Việc ẩn danh đã có tác động lớn đến cộng đồng này. Năm 2011, 57% trẻ da đen phải vào các trung tâm bảo trợ. Nhưng sau năm năm áp dụng báo cáo ẩn danh, con số đã giảm còn 21%. (Vỗ tay) Đây là những gì tôi học được từ việc trao đổi với họ: "Khi một gia đình từng tiếp xúc với ủy ban bảo trợ trẻ em, đa số chúng ta thường dựa vào đó để phán xét họ, ngay cả khi họ đã cố làm điều gì đó khác." "Khi nhìn thấy những địa chỉ đã biết, khu nhà hay mã ZIP, tôi tự nhiên nghĩ đến những điều tồi tệ nhất." "Phúc lợi trẻ em thường rất chủ quan vì nó thuộc về cảm xúc. Ai cũng bị cảm xúc của bản thân chi phối. Rất khó để rũ bỏ hết khi làm công việc này. Nên đừng để cái nhìn chủ quan về sắc tộc, xuất thân xen vào công việc, như thế bạn có thể đi đến kết quả khác." Biện pháp ẩn danh này kéo chúng ta lại gần nhau hơn để giải quyết vấn đề thành kiến ngầm trong quyết định chăm sóc trẻ. Bước tiếp theo của tôi là tìm ra cách sử dụng trí tuệ nhân tạo và học máy, để mở rộng dự án, làm cho nó dễ tiếp cận tại nhiều nơi khác nữa. Chúng ta có thể thay đổi hệ thống phúc lợi trẻ em. Các tổ chức phải có trách nhiệm nâng cao nhận thức chung cho nhân viên của mình. Chúng ta phải có trách nhiệm. để đảm bảo các quyết định được đưa ra bởi đạo đức và bảo đảm. Hãy tưởng tượng một hệ thống bảo trợ, tập trung vào việc đồng hành cùng cha mẹ tiếp sức mạnh cho gia đình, không xem nghèo khó là thất bại. Hãy cùng nhau xây dựng hệ thống này, làm cho các gia đình bền chặt hơn, thay vì chia rẽ. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) (Tán thưởng)