"Tên ác quỷ đã đến thành phố." "Nhưng đừng lo - tất cả những gì hắn muốn chỉ là diễn một màn ảo thuật". Tiền đề vô lý này tạo nên cốt truyện chính cho kiệt tác của Mikhail Bulgakov, ''Bậc thầy và Margarita.'' Được viết tại Moscow những năm 1930, sự kết hợp siêu thực giữa châm biếm chính trị, tiểu thuyết lịch sử và chủ nghĩa thần bí, đã biến tác phẩm thành một trong những tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20 - và cũng là một trong những di sản kỳ lạ nhất. Câu chuyện bắt đầu với cuộc gặp gỡ giữa hai thành viên văn học ưu tú ở Moscow bị một quý ông kì lạ tên là Woland gián đoạn, tự giới thiệu mình là một học giả ngoại quốc được mời để thuyết trình về tà thuật. Khi vị khách lạ mặt và hai người bạn tranh luận về triết học và đưa ra những điềm báo xấu về số phận của họ, thì bối cảnh chuyển đến thành phố Jerusalem ở thế kỉ thứ nhất. Ở đó, một Pontius Pilate đau khổ miễn cưỡng thực thi án tử của Chúa Giêsu thành Nazareth. Tường thuật thay đổi giữa hai bối cảnh, Woland và tuỳ tùng - Azazello, Koroviev, Hella, và một con mèo khổng lồ tên Behemoth- dùng năng lực pháp thuật kì quái, để thể hiện màn kịch và để lại dấu vết của sự tàn phá và hỗn độn trên đường đi. Phần lớn sự hài hước đen tối của cuốn tiểu thuyết không chỉ đến từ trò nghịch ngợm quỷ quái này mà còn từ từ bối cảnh đối lập mà câu chuyện xảy ra. Câu chuyện của Bulgakov diễn ra trong cùng bối cảnh nơi nó được viết- Liên Xô vào thời kì đỉnh cao của Stalin. Ở đó, hoạ sĩ và nhà văn làm việc dưới sự kiểm duyệt nghiêm ngặt và sẽ bị bỏ tù, lưu đày hoặc xử tử nếu bị coi là phá hoại tư tưởng nhà nước. Ngay cả khi được thông qua, các tác phẩm của họ cùng với nhà cửa, các chuyến du lịch và mọi thứ khác đều bị cai trị bởi một bộ máy quan liêu hỗn loạn. Trong cuốn tiểu thuyết, Woland vận dụng hệ thống này cùng chất liệu hiện thực để cho ra những kết cục hài hước. Khi người khác bị bêu đầu, tiền từ trên trời rơi xuống như mưa, việc công dân Moscow hành xử vì lợi ích cá nhân vụn vặt đã khắc hoạ cách xã hội Xô Viết gieo rắc lòng tham, sự hoài nghi bất chấp lý tưởng của xã hội. Việc tường thuật cố tình trộn lẫn các hiện tượng siêu nhiên kì lạ với đời sống vô lý của chế độ Soviet Bằng cách nào Bulgakov xuất bản thành công cuốn tiểu thuyết đầy tính trỉ trích trong một chế độ áp bức như thế? Thực tế là không. Ông viết "Bậc thầy và Margarita" trong mười năm. Nhưng nếu sự ưu ái của Stalin giúp tránh Bulgakov khỏi những áp bức nghiêm trọng, thì đa số vở kịch và văn bản của ông bị giữ không cho xuất bản, để giữ cho ông được an toàn nhưng mất đi tiếng nói. Khi tác giả qua đời năm 1940, phần còn lại của bản thảo vẫn không được công khai. Bản kiểm duyệt sau cùng được in năm 1960 trong khi nhiều bản sao chép của bản gốc vẫn được lưu hành trong giới văn học ngầm. Văn bản đầy đủ được công khai năm 1973 hơn 30 năm sau khi được hoàn thành. Trải nghiệm của Bulgakov về sự kiểm duyệt và thất vọng về nghệ thuật truyền màu sắc tự truyện cho phần hai của cuốn tiểu thuyết, khi nhân vật trùng với tên tác phẩm, cuối cùng, cũng được giới thiệu. "Bậc thầy" là một tác giả giấu tên, cố gắng viết nên cuốn tiểu thuyết trong nhiều năm, nhưng lại đốt đi bản thảo sau khi bị nhà xuất bản từ chối cũng giống như Bulgakov với tác phẩm của chính mình. Tuy nhiên, nhân vật chính thật sự là quý bà Margarita. Sự hiến dâng của bà với người tình đã tạo ra một liên kết kì lạ với sự trốn thoát của bọn ma quỷ, mang câu chuyện tới đỉnh điểm của siêu thực. Ngoài tính hài hước đen tối và cấu trúc phức tạp, tâm điểm của "Bậc thầy and Margarita" là sự suy ngẫm về nghệ thuật, tình yêu và sự cứu rỗi, thứ không thể bị đánh mất trong sự hoài nghi. Việc quyển sách bị công bố chậm trễ và sống sót qua nhiều xung đột là minh chứng cho lời nhắn gửi của Wooland với Bậc thầy ''Bản thảo không cháy.''