Hôm nay tôi sẽ nói với các bạn về một thiết kế trong lĩnh vực công nghệ y tế cho những nơi có tài nguyên hạn chế Tôi đã nghiên cứu về hệ thống y tế ở những đất nước này. Và một trong những thiếu sót lớn trong việc chăm sóc sức khỏe, ở gần như trên khắp mọi nơi là làm sao để có một ca phẫu thuật an toàn. Một trong những trở ngại chính mà chúng tôi cho rằng gần như cản trở khả năng tiếp cận ngay từ đầu và sự an toàn khi thực hiện các ca phẫu thuật là sự gây mê. Và thực sự, đây là mô hình mà chúng tôi mong đợi thực hiện để tiến hành gây mê phẫu thuật cho bệnh nhân ở những hoàn cảnh này. Ở đây chúng tôi có một cảnh mà bạn có thể thấy ở bất kỳ phòng phẫu thuật nào khắp nước Mỹ hay bất kỳ một đất nước phát triển nào khác. Ở đằng sau trong bức ảnh là một thiết bị gây mê hiện đại. Thiết bị này cho phép có thể thực hiện phẫu thuật và cứu sống tính mạng bởi vì nó được thiết kế để sử dụng trong những điều kiện như thế này. Để có thể vận hành, thiết bị này cần một số thứ mà bệnh viện phải đáp ứng được. Nó phải được vận hành bởi một bác sỹ gây mê được đào tạo đặc biệt chuyên sâu với nhiều năm huấn luyện sử dụng những thiết bị phức tạp để có thể theo dõi lưu lượng khí và giữ cho bệnh nhân an toàn và luôn được gây mê trong suốt ca phẫu thuật. Đây là một thiết bị chuyên dụng chạy trên những thuật toán máy tính và nó cần được chú ý, bảo dưỡng đặc biệt để có thể liên tục hoạt động, và nó cũng dễ bị hư hỏng. Trong trường hợp bị hư hỏng, cần có một nhóm các kỹ sư y sinh hiểu sự phức tạp của thiết bị này để có thể sửa, có thể tìm ra nguồn hư hỏng của các bộ phận trong thiết bị và giữ cho nó cứu sống bệnh nhân. Thiết bị này khá là mắc tiền. Điều này đòi hỏi một bệnh viện có ngân sách đủ để cho phép vận hành một thiết bị có giá hơn 50 000 hoặc 100 000 đô la Mỹ Như vậy, có lẽ rõ ràng nhất, và có lẽ cũng quan trọng nhất-- đường đến những khái niệm mà chúng ta đã nghe phần nào minh họa điều này cần phải có cơ sở hạ tầng để có thể cung cấp nguồn không gián đoạn bao gồm điện, khí ô-xy nén và các thiết bị y khoa khác -- những nguồn nguyên vật liệu này rất quan trọng để có thể thực hiện chức năng của thiết bị này. Nói cách khác, thiết bị này cần rất nhiều thứ mà bệnh viện này không thể đáp ứng. Đây là bộ nguồn cung cấp điện cho một bệnh viện ở vùng nông thôn Malauy (ở Đông Nam Châu Phi). Tại bệnh viện này, chỉ có một người đủ trình độ thực hiện gây mê và cô ấy đủ khả năng vì cô ấy có 12, có lẽ là 18 tháng được đào tạo về chuyên ngành gây mê. Tại bệnh viện này và trong toàn vùng không có đến một kỹ sư y sinh nào cả. Vì vậy, khi thiết bị này bị hư hỏng, hay những thiết bị khác mà họ sử dụng bị hư hỏng, họ phải cố gắng sửa chữa, nhưng hầu như, là hết cách. Những thiết bị sẽ được đem đến bãi phế liệu. Và giá trị của thiết bị mà tôi đã đề cập có thể bằng 1/4 hay 1/3 ngân sách hoạt động hàng năm. của bệnh viện này. Và cuối cùng, tôi nghĩ các bạn có thể thấy rằng cơ sở hạ tầng ở đây không được tốt. Bệnh viện này được kết nối với mạng lưới điện rất yếu, thường xuyên bị mất điện. Do đó, điện hoạt động thường xuyên trong toàn bộ bệnh viện, là nhờ máy phát điện. Và các bạn có thể hình dung sẽ ra sao, khi máy phát điện bị hư hay hết nhiên liệu. Ngân hàng Thế giới thấy được điều này và ước tính rằng một bệnh viện trong điều kiện như thế này ở một đất nước có thu nhập thấp có thể bị mất điện lên đến 18 lần một tháng. Tương tự như vậy, khí ô-xy nén và các thiết bị y tế khác thực sự là xa xỉ và thường bị hết hàng trong suốt hàng tháng hay thậm chí cả năm. Nghe có vẻ điên rồ, nhưng cách mà chúng ta đang làm hiện nay là mang những thiết bị đó những thiết bị mà được thiết kế dành cho những môi trường mà tôi đã nói với các bạn lúc đầu và rồi đem tặng hoặc bán chúng cho những bệnh viện có hoàn cảnh như thế này. Điều này không hợp lý, và thực sự không an toàn. Một trong những đối tác của chúng tôi ở bệnh viện Johns Hopkins đã quan sát các ca phẫu thuật ở Siera Leone (ở Tây Phi) cách đây khoảng 1 năm. Và ca phẫu thuật đầu tiên trong ngày là một ca sản khoa. Một sản phụ cần được phẫu thuật cấp cứu lấy thai nhi để cứu sống tính mạng của cô và đứa bé. Mọi thứ bắt đầu khá thuận lợi. Ca phẫu thuật được lên kế hoạch và tiến hành các bước chuẩn bị. Cô y tá ở đó. Cô ấy có thể tiến hành gây mê nhanh cho sản phụ, điều này quan trọng vì đây là điều cơ bản của các ca cấp cứu. Mọi thứ bắt đầu khá tốt cho đến khi bị mất điện. Và bây giờ vẫn đang ở giữa ca phẫu thuật, vị bác sỹ phẫu thuật đang chạy đua với thời gian để hoàn thành ca cấp cứu, anh ta làm được vậy là nhờ anh ta có một cái đèn pha. Nhưng cô y tá thì thực sự đang phải làm việc trong một phòng phẫu thuật tối om. và đang cố gắng tìm bất cứ thứ gì có thể sử dụng để gây mê cho bệnh nhân, để giữ cho bệnh nhân ngủ. Bởi vì thiết bị gây mê không thể hoạt động mà không có điện. Và bây giờ, ca phẫu thuật sản khoa này mà nhiều người trong số các bạn có thể đã trải qua, và cũng như với những ca phẫu thuật khác, đã trở thành thảm họa. Và thật thất vọng khi vì đây không chỉ là một sự việc hiếm khi xảy ra; điều này xảy ra ở khắp các nước đang phát triển. 35 triệu ca phẫu thuật cố gắng thực hiện mỗi năm mà không được gây mê an toàn. Một đồng nghiệp của tôi, Bác sỹ Paul Fenton, đang sống trong thực tế này. Anh ấy là Bác sỹ trưởng khoa gây mê tại một bệnh viện kết hợp giảng dạy y khoa ở Malauy, Hằng ngày anh làm việc trong một phòng phẫu thuật như thế này, anh cố gắng thực hiện gây mê cho bệnh nhân và giảng dạy cho những sinh viên khác cách thực hiện gây mê cũng sử dụng thiết bị đó -- thứ mà càng ngày lại càng không đáng tin cậy và thực sự không an toàn, ở bệnh viện nơi anh làm việc. Sau rất nhiều ca phẫu thuật như, bạn có thể hình dung, một thảm họa thực sự tồi tệ, anh ấy chỉ nói "Đủ rồi. Tôi xong rồi. Thế là quá đủ. Phải có thứ gì đó tốt hơn." Rồi anh ấy bước xuống hội trường đến nơi mà họ bỏ tất cả những thiết bị mà vừa mới biến thành rác -- tôi nghĩ đó là một thuật ngữ khoa học-- và anh ấy bắt đầu mày mò. Anh lấy một bộ phận từ chỗ này rồi một bộ phận khác từ chỗ kia và cố gắng làm thành một thiết bị sao cho nó có vận hành trong điều kiện thực tế mà anh đang phải đối mặt. Và cái mà anh ấy đã làm ra chính là thiết bị này sản phẩm Thiết bị Gây mê Vạn năng-- một thiết bị có thể vận hành và gây mê cho các bệnh nhân của anh trong bất kỳ hoàn cảnh nào mà bệnh viện có thể đáp ứng. Quay trở lại đó cũng tại bệnh viện đó, đã phát triển hơn một chút, 12 năm sau, thiết bị này thực hiện gây mê các bệnh nhân từ bệnh nhi đến bệnh lão. Và bây giờ tôi sẽ chỉ cho các bạn thấy thiết bị này hoạt động như thế nào. Và đây! Chính là thiết bị này. Khi có điện mọi thứ trong thiết bị này bắt đầu hoạt động trong hộp máy. Bên trong đó có lắp đặt một máy tạo khí ô xy. Đến đây, tôi sẽ đề cập một chút về khí ô-xy. Về cơ bản, để tiến hành gây mê, bạn cần có khí ô-xy tinh khiết nhất có thể, bởi vì sau đó bạn sẽ pha loãng nó với khí. Và hỗn hợp khí mà bệnh nhân hít vào cần có một tỷ lệ ô-xy nhất định nếu không sẽ trở nên nguy hiểm. Vì vậy khi có điện, thiết bị tạo ô-xy lấy không khí ở trong phòng. Và chúng ta đều biết rằng không khí trong phòng thì hoàn toàn miễn phí, và rất dồi dào, và không khí trong phòng đã có sẵn tỷ lệ 21% ô-xy. Như vậy máy tạo ô-xy sẽ lấy ô-xy trong phòng, tiến hành lọc và chuyển 95% ô-xy tinh khiết đi lên và qua đây tại đó, ô-xy sẽ hòa với chất gây mê. Và trước khi hỗn hợp khí này được đưa vào phổi của bệnh nhân, nó sẽ đi qua đây -- các bạn không thể thấy, nhưng có một thiết bị cảm biến ô-xy ở đây -- nó sẽ hiện thị trên màn hình này phần trăm khí ô xy được cung cấp. Và nếu bạn không có điện, hoặc, không may điện bị mất giữa chừng khi đang thực hiện phẫu thuật thiết bị này sẽ tự động chuyển đổi mà thậm chí ta không phải chạm vào nó, để lấy không khí trong phòng từ van này. Mọi thứ khác cũng như trước. Điểm khác biệt duy nhất là bây giờ các bạn chỉ đang có 21% ô-xy. Điều này từng là một trò chơi phỏng đoán nguy hiểm, bởi vì bạn chỉ biết mình đã hòa quá ít khí ô-xy một khi điều tệ hại đã xảy ra. Nhưng chúng tôi đã đặt một bộ ắc quy có tuổi thọ dài dự phòng ở đây. Đây là bộ phận duy nhất có ắc quy dự phòng. Nhưng nó cho phép người vận hành có thể kiểm soát dù trong trường hợp có điện hay không, vì người vận hành có thể điều chỉnh lưu lượng dựa trên phần trăm ô-xy mà họ đưa cho bệnh nhân Trong cả hai trường hợp, bất kể có điện hay không, đôi lúc bệnh nhân cần giúp để thở. Đó là thực tế của quá trình gây mê. Phổi có thể bị tê liệt. Và vì vậy chúng ta chỉ việc thêm vào ống thông khí này. Chúng ta đã từng thấy những ca phẫu thuật trong 3 đến 4 giờ để thông khí cho bệnh nhân bằng dụng cụ này. Vì vậy đây là một thiết bị khá dễ hiểu. Tôi không dám nói là đơn giản; nó rõ ràng và dễ hiểu. Và nó cố tình được thiết kế như vậy. Bạn không cần một bác sỹ chuyên khoa gây mê được đào tạo chuyên sâu để sử dụng thiết bị này điều này rất có ích vì ở những bệnh viện vùng nông thôn như thế này, bạn sẽ không thể được đào tạo đến trình độ đó. Nó cũng được thiết kế dành cho những hoàn cảnh mà ở đó nó được sử dụng. Đây là một thiết bị cực kỳ chắc chắn. Nó có thể chịu được sức nóng, sự hao mòn và hỏng hóc có thể xảy ra ở những bệnh viện tại vùng nông thôn như thế này. Và như vậy, nó không dễ bị hư, nhưng nếu trong trường hợp hư hỏng, hầu như mọi bộ phận trong thiết bị có thể được sửa chữa và thay thế bằng một cái cờ lê và tuốc nơ vít. Và cuối cùng là thiết bị này có giá rất phải chăng. Thiết bị này có giá bằng một phần tám giá của thiết bị gây mê thông thường mà tôi đã trình bày với các bạn trước đó. Nói cách khác, cái chúng ta có ở đây là một thiết bị cho phép thực hiện phẫu thuật và cứu sống tính mạng vì nó được thiết kế dành riêng cho những hoàn cảnh mà ở đó nó được sử dụng, giống như thiết bị ban đầu tôi cho các bạn thấy. Nhưng chúng tôi không bằng lòng dừng lại ở đó. Liệu nó có thực sự hiệu quả không? Đây có thực sự là thiết kế có thể vận hành đúng chỗ không? Cho đến nay, chúng tôi đã chứng kiến kết quả rất khả quan Thiết bị gây mê này đã được sử dụng ở 13 bệnh viện tại bốn đất nước, và kể từ năm 2010, chúng tôi đã thực hiện thành công trên 2000 ca phẫu thuật mà không có phản ứng lâm sàng nguy hại nào cả. Vì vậy, chúng tôi rất xúc động. Đây thực sự là một giải pháp có khả năng mở rộng và hiệu quả về mặt chi phí đối với vấn đề rất phổ biến. Tuy vậy chúng tôi vẫn muốn chắc chắn rằng đây là thiết bị an toàn và hiệu quả nhất mà chúng ta có thể đặt trong các bệnh viện. Và để làm điều đó chúng tôi đã thiết lập một số quan hệ đối tác với các tổ chức phi chính phủ và các trường đại học để thu thập dữ liệu về giao diện sử dụng, về loại phẫu thuật mà thiết bị này thích hợp để sử dụng và phương pháp mà chúng ta có thể tự nâng cấp thiết bị này. Một trong những quan hệ đối tác đó là với bệnh viện Johns Hopkins ngay ở đây, tại Baltimore. Họ có một phòng thí nghiệm mô phỏng gây mê rất tốt ở Baltimore. Chúng tôi đã mang thiết bị này và tái tạo một số trường hợp xảy ra tại phòng phẫu thuật mà thiết bị này có thể gặp phải tại một trong những bệnh viện mà nó dự kiến hoạt động ở đó, và trong một môi trường an toàn và được kiểm soát. để đánh giá tính hiệu quả của nó. Sau đó chúng tôi có thể so sánh kết quả từ nghiên cứu này với thực tế xảy ra, vì chúng tôi đặt hai thiết bị này ở những bệnh viện mà bệnh viện Johns Hopkins hợp tác làm việc ở Sierra Leone bao gồm cả bệnh viên nơi mà ca phẫu thuật lấy thai nhi đã diễn ra. Như tôi đã nói nhiều về sự gây mê và tôi sẽ làm thế. Tôi nghĩ nó thực sự tuyệt vời và là một phần quan trọng trong chăm sóc sức khỏe. Và nó thực sự dường như ngoài giới hạn mà chúng ta không bao giờ nghĩ tới, cho đến khi chúng ta không có cách nào để thực hiện nó. và rồi nó trở thành người gác cổng. Ai được phẫu thuật và ai không? Ai được phẫu thuật an toàn và ai không? Nhưng các bạn biết đấy, đây chỉ là một trong số nhiều cách mà thiết kế này có thể tác động lên sức khỏe của bệnh nhân. Nếu càng có nhiều người trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mà đang phải làm việc với những thách thức như thế này ở những đất nước có thu nhập thấp có thể tự mình bắt tay vào thiết kế, thì việc tìm kiếm giải pháp từ bên ngoài cách suy nghĩ thông thường và đi từ thực tế bệnh viện -- hay nói cách khác, nếu chúng ta có thể thiết kế những thiết bị dành riêng cho những hoàn cảnh đang thực sự tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới thay vì mong muốn có một thiết bị tối tân -- chúng ta có thể cứu sống rất nhiều mạng người. Cám ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay)