Return to Video

(h) TROM - 1.1 Khoa Học

  • 0:35 - 0:36
    Bạn có nghe thấy tôi không?
  • 0:36 - 0:37
    Vâng,
  • 0:37 - 0:39
    tôi nghĩ là bạn đang nghe thấy,
  • 0:39 - 0:41
    nhưng không trông thấy tôi.
  • 0:41 - 0:43
    Đó là vì bạn có hai tai
  • 0:43 - 0:46
    Nếu bạn nhắm mắt lại, đưa tay sờ vào màn hình,
  • 0:47 - 0:48
    bạn sẽ thấy nó ở đó.
  • 0:48 - 0:50
    Bạn cảm nhận được nó qua làn da.
  • 0:51 - 0:53
    Nếu như bạn không được sờ
  • 0:53 - 0:55
    ít ra bạn cũng có thể ngửi thấy nó
  • 0:55 - 0:57
    và sau khi ngửi được mùi nhựa nóng
  • 0:57 - 1:00
    bạn nhận ra là màn hình của bạn phải có ở đó.
  • 1:00 - 1:03
    May là bạn có mũi.
  • 1:03 - 1:06
    Nhưng nếu bạn nếm thử nó thì sao?
  • 1:06 - 1:08
    Hơi khó phải không,
  • 1:08 - 1:11
    nhưng rồi bạn cũng sẽ nhận được vị của chất nhựa,
  • 1:11 - 1:13
    vì bạn có một chiếc lưỡi.
  • 1:13 - 1:15
    Bạn hiểu được thế giới chung quanh bạn,
  • 1:15 - 1:17
    tôi muốn nói là tất cả những gì chung quanh bạn
  • 1:18 - 1:19
    qua năm giác quan đó.
  • 1:19 - 1:21
    Nếu bạn có tai,
  • 1:21 - 1:22
    bạn có thể nghe.
  • 1:22 - 1:24
    Nếu có mắt,
  • 1:24 - 1:25
    bạn có thể thấy.
  • 1:25 - 1:26
    Qua làn da,
  • 1:26 - 1:27
    bạn nhận cảm giác.
  • 1:27 - 1:28
    Lưỡi bạn giúp bạn nếm,
  • 1:28 - 1:32
    và nếu bạn có mũi, bạn có thể ngửi.
  • 1:32 - 1:37
    Mắt, tai, mũi, lưỡi, và da, là những “công cụ”
  • 1:37 - 1:39
    mà bạn đã có từ khi sinh ra.
  • 1:39 - 1:42
    Những công cụ giúp bạn hiểu dược thế giới chung quanh.
  • 1:42 - 1:44
    Nhưng làm sao bạn biết được những điều đó?
  • 1:45 - 1:47
    Chỉ vì bạn để ý.
  • 1:47 - 1:51
    Và, làm sao bạn đã chia chúng ra thành năm giác quan?
  • 2:12 - 2:18
    [KHOA HỌC]
  • 2:26 - 2:28
    Câu trả lời là KHOA HỌC!
  • 2:28 - 2:30
    Vì thế giới quá phức tạp,
  • 2:31 - 2:34
    chúng ta phải dùng khoa học để khám phá và định nghiệm.
  • 2:34 - 2:35
    Nhưng khoa học là gì?
  • 2:36 - 2:38
    Tra cứu và phân tích thiên nhiên
  • 2:38 - 2:41
    qua quan sát và lý luận,
  • 2:41 - 2:42
    hay sự tổng hợp của tất cả kiến thức
  • 2:42 - 2:44
    đã tìm được qua tham khảo.
  • 2:44 - 2:48
    Cơ bản là tổng hợp của các thử nghiệm, số và chữ
  • 2:48 - 2:51
    mà qua đó, có thể định nghĩa được
  • 2:51 - 2:52
    Nhưng bằng cách nào?
  • 2:52 - 2:55
    Hầu hết mọi người công nhận các ký hiệu biểu trưng cho giá trị
  • 2:55 - 2:58
    và các nhóm ký hiệu tốt nhất là những chữ cái và số.
  • 2:58 - 3:01
    Đó là các phát minh đã giúp chúng ta
  • 3:01 - 3:03
    hiểu được môi trường xung quanh.
  • 3:04 - 3:05
    Để hiểu rõ hơn các ký hiệu này
  • 3:05 - 3:07
    đã ra đời như thế nào,
  • 3:07 - 3:10
    chúng ta hãy cùng xem một đoạn ngắn lịch sử của toán học:
  • 3:14 - 3:16
    Nhân loại, từ thuở hồng hoang
  • 3:16 - 3:19
    đã phải kiếm các giải pháp cho các trở ngại cơ bản
  • 3:19 - 3:20
    [Triển khai một Hệ thống Số]
  • 3:20 - 3:21
    Cất chỗ ở, đo đạc,
  • 3:21 - 3:24
    ghi chép các mùa màng và đếm các vật chung quanh
  • 3:25 - 3:26
    Hơn 30 ngàn năm trước,
  • 3:26 - 3:28
    những người tiền sử
  • 3:28 - 3:29
    đã biết ghi chép các đổi thay của mùa màng và thời tiết
  • 3:29 - 3:31
    để biết thời điểm thích hợp để trồng trọt.
  • 3:32 - 3:34
    Để biểu trưng cho thời gian trôi qua
  • 3:34 - 3:36
    họ khắc vạch lên trên vách hang
  • 3:36 - 3:39
    hay đẽo vào các khúc xương, gỗ, hay đá
  • 3:39 - 3:42
    Mỗi vạch tính là một
  • 3:42 - 3:43
    Nhưng hệ thống này rất bất tiện
  • 3:43 - 3:45
    khi con số lên cao
  • 3:45 - 3:46
    nên sau cùng thì phải chế ra các ký hiệu
  • 3:47 - 3:48
    biểu trưng cho một nhóm vật
  • 3:48 - 3:51
    Đã tìm thấy các bảng đất nung của người Sumerian
  • 3:51 - 3:53
    có từ bốn ngàn năm trước Công Nguyên
  • 3:53 - 3:56
    Một thanh đất nung biểu trưng cho 1,
  • 3:56 - 3:58
    một viên bi đất nung biểu trưng cho 10
  • 3:58 - 4:00
    và một hình chóp nón biểu trưng cho 60
  • 4:01 - 4:04
    Các văn bản ghi từ khoảng 3300 trước Công Nguyên cho thấy
  • 4:04 - 4:06
    những người Babylon ghi các con số
  • 4:06 - 4:07
    trên bảng đất nung với một que nứa.
  • 4:08 - 4:10
    Họ dùng hình cây đinh cho số 1
  • 4:10 - 4:13
    và một chữ V kế bên cho số 10,
  • 4:13 - 4:15
    rồi kết hợp các biểu tượng này để viết ra các số khác.
  • 4:15 - 4:16
    Ví dụ,
  • 4:16 - 4:18
    Dân Babylon đã viết số 19 như ...
  • 4:20 - 4:22
    Người Ai Cập cổ đại đã sử dụng các vật dụng
  • 4:22 - 4:24
    từ cuộc sống hàng ngày của họ để làm các biểu tượng.
  • 4:24 - 4:27
    một cây roi quất bò là 1, một vòng kiềng chân bò là 10,
  • 4:27 - 4:28
    một cuộn dây là 100,
  • 4:28 - 4:31
    một hoa sen là một ngàn, v.v...
  • 4:31 - 4:35
    Số 19 là một vòng kiềng chân và 9 cây roi
  • 4:36 - 4:38
    Người La Mã cổ đã tạo một hệ thống số
  • 4:38 - 4:40
    mà chúng ta vẫn thấy đến ngày nay
  • 4:40 - 4:41
    Cùng với các biểu tượng khác
  • 4:41 - 4:44
    họ đã sử dụng một dấu 'X' cho 10 và một dấu 'I' cho 1
  • 4:44 - 4:45
    Tới thời Trung cổ
  • 4:45 - 4:47
    Người La Mã đã đặt dấu 'I' ở bên phải của dấu 'X'
  • 4:47 - 4:50
    cho 11 và để bên trái cho 9
  • 4:50 - 4:52
    Thành ra họ viết 19 là XIX
  • 4:53 - 4:54
    Tất cả các hệ thống số đầy sáng tạo này
  • 4:55 - 4:58
    cho thấy các nhóm vật cũng như riêng một vật
  • 4:59 - 5:00
    Vài hệ thống đếm cổ xưa nhất của con người
  • 5:00 - 5:03
    dựa vào ngón tay và ngón chân
  • 5:03 - 5:06
    Vì vậy họ đã được dựa trên 1, 5, 10 và 20
  • 5:06 - 5:08
    Tiếng Zulu cho số 6 là
  • 5:08 - 5:11
    lấy ngón cái của tay phải
  • 5:11 - 5:12
    có nghĩa là tất cả những ngón khác bên tay trái
  • 5:13 - 5:16
    đã được đếm hết nên phải dùng tới ngón cái của tay kia.
  • 5:16 - 5:18
    Các hệ thống khác đã được phát triển từ thương mại
  • 5:18 - 5:20
    Sắc dân Yoruba ở Nigeria,
  • 5:20 - 5:22
    sử dụng vỏ ốc làm tiền tệ
  • 5:22 - 5:25
    và phát triển thành một hệ thống số phức tạp đáng ngạc nhiên
  • 5:25 - 5:26
    nó được dựa trên số 20
  • 5:26 - 5:28
    và trên các phép toán nhân,
  • 5:28 - 5:30
    toán trừ và toán cộng
  • 5:30 - 5:31
    Ví dụ như:
  • 5:31 - 5:36
    họ nghĩ ra số 45 như 3x20 trừ 10 trừ 5
  • 5:37 - 5:39
    Các nút thắt trên dây đã được sử dụng
  • 5:39 - 5:41
    để ghi chép số lượng trong nhiều nền văn hóa
  • 5:41 - 5:43
    như sắc dân Ba Tư chẳng hạn
  • 5:43 - 5:44
    Người Inca lại sử dụng một phiên bản hơn tinh tế hơn
  • 5:44 - 5:45
    gọi là "quipu"
  • 5:45 - 5:48
    một sợi dây dày được căng ngang
  • 5:48 - 5:49
    từ đó treo các dây nhỏ thắt nút
  • 5:50 - 5:52
    Loại nút dây người Inca sử dụng
  • 5:52 - 5:53
    cùng với chiều dài và màu sắc của dây
  • 5:53 - 5:56
    biểu trưng cho 1, 10, và 100
  • 5:56 - 5:58
    Trong thế giới ngày nay gần như mọi nền văn hóa công nghiệp
  • 5:58 - 6:00
    sử dụng chữ số 0 đến số 9.
  • 6:01 - 6:02
    Nhưng các biểu tượng này đã chưa được phát minh
  • 6:02 - 6:04
    mãi cho đến thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên ở Ấn Độ
  • 6:05 - 6:06
    và phải mất thêm 800 năm nữa
  • 6:06 - 6:10
    cho ý tưởng dùng số 0 nơi giá trị sẽ được ấn định
  • 6:10 - 6:11
    Ý tưởng vĩ đại này
  • 6:11 - 6:13
    đã thay đổi đáng kể bộ mặt của toán học
  • 6:13 - 6:15
    [Phát triển Phân số]
  • 6:15 - 6:17
    Con người đã luôn luôn chia sẻ với nhau
  • 6:17 - 6:19
    khi các nền văn hóa sơ khai chia nhau thực phẩm và nước uống
  • 6:19 - 6:21
    hay khi muốn chia đất đai của họ
  • 6:21 - 6:22
    một cách công bằng và bình đẳng
  • 6:23 - 6:24
    Thì phân số dần dần ra đời
  • 6:24 - 6:27
    như các biểu tượng trong những lần phải phân ra cho đều
  • 6:28 - 6:30
    Người Ai Cập cổ đại sử dụng các đơn vị phân số,
  • 6:30 - 6:32
    các phân số có tử số là 1,
  • 6:32 - 6:35
    như 1/2, 1/3 và 1/5,
  • 6:35 - 6:37
    rồi cộng hay chia các phân số này.
  • 6:37 - 6:40
    Nếu họ muốn chia ba ổ bánh mì đều nhau
  • 6:40 - 6:42
    cho năm người trong gia đình
  • 6:42 - 6:44
    thì trước tiên họ chia ổ thứ nhứt và ổ thứ nhì
  • 6:44 - 6:45
    làm ba phần
  • 6:46 - 6:48
    sau đó họ chia ổ thứ ba thành năm phần,
  • 6:50 - 6:51
    sau cùng họ lấy một phần ba còn lại
  • 6:52 - 6:55
    từ ổ thứ hai và chia thành năm miếng.
  • 6:56 - 7:00
    Họ đã viết các lần chia này như 1/3, 1/5, 1/15
  • 7:01 - 7:02
    Hiện nay chúng ta biểu trưng cho các phép chia này
  • 7:02 - 7:04
    với phân số: 3/5
  • 7:04 - 7:06
    3/5 của một ổ cho mỗi người,
  • 7:07 - 7:09
    hoặc 3 ổ chia cho 5 người
  • 7:10 - 7:12
    Các người Sumerians và Babylon ngày xưa
  • 7:12 - 7:13
    đã phát minh ra một hệ thống số phân số
  • 7:13 - 7:17
    dựa trên 60, mà chúng ta vẫn còn sử dụng 4000 năm sau.
  • 7:17 - 7:19
    Ngày của chúng ta có giờ, mỗi giờ 60 phút
  • 7:19 - 7:20
    và mỗi phút có 60 giây
  • 7:21 - 7:23
    và vòng tròn của chúng ta bao gồm 360 độ
  • 7:25 - 7:27
    Xã hội Trung Hoa lại sử dụng một bàn tính gọi là abacus
  • 7:27 - 7:30
    với một hệ thống dựa trên hàng 10, mặc dù nó không có 0
  • 7:31 - 7:32
    Một hình thức đầu của phân số thập phân
  • 7:32 - 7:33
    đã ra đời từ abacus
  • 7:34 - 7:34
    Ví dụ như:
  • 7:34 - 7:38
    3/5 sẽ là 6 trên 10 trên abacus
  • 7:38 - 7:41
    Người Trung Hoa đã thân thương gọi tử số bằng "con trai"
  • 7:41 - 7:43
    và mẫu số bằng "mẹ".
  • 7:44 - 7:45
    Mãi cho đến thế kỷ thứ 12
  • 7:45 - 7:46
    thì phân số chung với ký hiệu gạch,
  • 7:46 - 7:48
    mà chúng ta sử dụng cho tới ngày nay,
  • 7:48 - 7:49
    đã được phát minh.
  • 7:50 - 7:52
    Thậm chí sau đó, các phân số vẫn không được sử dụng rộng rãi
  • 7:52 - 7:54
    cho đến thời kỳ phục hưng, chỉ mới 500 năm trước đây.
  • 7:55 - 7:56
    [Phát triển Toán pháp]
  • 7:56 - 7:58
    Trong suốt lịch sử, mọi nền văn hóa trên toàn cầu
  • 7:58 - 8:00
    đã tạo ra những cách sáng tạo để tính toán.
  • 8:01 - 8:03
    Để giải quyết một con toán, như ... 12x15,
  • 8:04 - 8:05
    Các nông dân Nga ngày xưa
  • 8:05 - 8:07
    đã sử dụng một hệ thống nhân đôi và chia hai.
  • 8:10 - 8:12
    Khi một số lẻ của một nửa dẫn tới một phân số
  • 8:13 - 8:14
    họ làm tròn xuống
  • 8:16 - 8:17
    rồi thêm các yếu tố
  • 8:17 - 8:19
    liên hệ với số nhân lẻ.
  • 8:24 - 8:27
    Người Ai Cập xưa đã dựa vào cách nhân đôi
  • 8:27 - 8:28
    cho đến khi họ nghĩ ra được đủ các nhóm...
  • 8:32 - 8:35
    sau đó, họ cộng các nhóm này để tìm đáp số.
  • 8:41 - 8:43
    Trên khắp châu Âu và châu Á, trong thời Trung cổ,
  • 8:43 - 8:46
    abacus đã là một máy tính xách tay của thời đại.
  • 8:46 - 8:48
    Nhưng rất ít người biết sử dụng,
  • 8:48 - 8:50
    ngoài các thương gia giàu có và người cho vay.
  • 8:51 - 8:53
    Chỉ cần dời các hạt để cho mỗi hạt có giá trị khác nhau
  • 8:54 - 8:56
    bàn tính abacus đã đem lại một cách tính rất hiệu quả.
  • 8:57 - 8:59
    Rồi sau đó, al-Khwārizmī, nhà toán học tuyệt vời của Ả Rập
  • 8:59 - 9:02
    đã giới thiệu các chữ số Hindu Arabic từ số 0 đến số 9,
  • 9:02 - 9:04
    đến Bắc Mỹ và châu Âu
  • 9:04 - 9:06
    và đã tạo ra các phương thức mới để tính toán.
  • 9:07 - 9:09
    Các thuật toán này lại có thể ghi vào giấy.
  • 9:10 - 9:12
    Trong nhiều thế kỷ, học toán
  • 9:12 - 9:14
    đã trở thành một chỉ dấu kiện toàn của giáo dục
  • 9:14 - 9:15
    khi học sinh được dạy toán
  • 9:15 - 9:17
    những cột dài đầy số,
  • 9:17 - 9:18
    vay và mang theo,
  • 9:18 - 9:21
    và làm các toán chia dài một cách hữu hiệu và đáng tin cậy.
  • 9:22 - 9:23
    Thì họ có thể giữ hồ sơ lưu cho các thủ tục này
  • 9:23 - 9:25
    và kiểm tra kết quả.
  • 9:26 - 9:28
    Các con toán phức tạp ngày nay
  • 9:28 - 9:30
    được thực hiện với một máy tính cầm tay nhỏ
  • 9:30 - 9:31
    Điều này có nghĩa là sinh viên cần có khả năng
  • 9:31 - 9:33
    để kiểm tra tính hợp lý của đáp số
  • 9:33 - 9:35
    và phải sẵn có một kiến thức phong phú
  • 9:35 - 9:37
    của các chiến lược tính nhẩm để làm điều đó.
  • 9:38 - 9:40
    Hầu hết các phép tính toán đơn giản như 12x15
  • 9:41 - 9:43
    có thể được tính nhẩm bằng cách sử dụng một loạt các chiến lược.
  • 9:54 - 9:55
    Như chúng ta đã duyệt qua lịch sử phong phú
  • 9:55 - 9:57
    và sống động của toán học
  • 9:57 - 9:59
    chúng ta có thể xem các ý tưởng và sáng tạo
  • 9:59 - 10:01
    đã phát sinh thế nào từ mỗi nhu cầu của con người
  • 10:01 - 10:04
    để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày
  • 10:04 - 10:06
    Qua thời gian, các khám phá trong toán học
  • 10:06 - 10:08
    của cả những nam nhân và nữ nhân trên khắp thế giới,
  • 10:08 - 10:10
    đã mang lại cho chúng ta những ống kính hấp dẫn
  • 10:10 - 10:12
    giúp chúng ta để nhìn thế giới qua lăng kính của toán học
  • 10:12 - 10:14
    và làm cho thế giới chúng ta có lý hơn.
  • 10:15 - 10:17
    Khoa học là thu lượm các dữ kiện đã tìm được
  • 10:17 - 10:20
    bằng cách xác định những gì chúng ta đã quan sát
  • 10:21 - 10:23
    và thử nghiệm để khám phá.
  • 10:24 - 10:28
    Toán, hóa học và vật lý đại diện cho một thứ
  • 10:29 - 10:32
    ngôn ngữ cố định không cần phải diễn dịch.
  • 10:32 - 10:35
    Ngôn ngữ dùng để mô tả những gì chúng ta quan sát và
  • 10:36 - 10:39
    để kiểm tra những quan sát này để chứng minh chúng.
  • 10:39 - 10:41
    Hãy nghĩ về DNA,
  • 10:41 - 10:44
    các tế bào, thiên hà,
  • 10:44 - 10:46
    trái cây,
  • 10:46 - 10:48
    máy tính xách tay,
  • 10:49 - 10:51
    Máy điều hòa....
  • 10:51 - 10:54
    Hãy nghĩ về xe hơi,
  • 10:54 - 10:57
    thực phẩm,
  • 10:57 - 10:59
    nhà ở,
  • 11:00 - 11:03
    động vật,
  • 11:03 - 11:06
    thực vật.....
  • 11:06 - 11:09
    Nghĩ về các nguyên tử,
  • 11:09 - 11:11
    các bộ phận cơ thể,
  • 11:12 - 11:14
    khí hậu,
  • 11:15 - 11:18
    hay quần áo mà bạn đang mặc....
  • 11:20 - 11:23
    Và nhận ra rằng tất cả mọi thứ đều đã được định nghĩa,
  • 11:23 - 11:25
    hoặc tạo ra
  • 11:25 - 11:27
    bởi khoa học.
  • 11:34 - 11:36
    Để hiểu được khái niệm toàn bộ của khoa học,
  • 11:36 - 11:40
    bạn nên biết một lý thuyết khoa học nghĩa là:
  • 11:41 - 11:42
    Một lý thuyết khoa học
  • 11:42 - 11:45
    bao gồm một tập hợp các khái niệm,
  • 11:45 - 11:48
    gồm cả các hiện tượng trừu tượng và quan sát được,
  • 11:48 - 11:51
    diễn tả như những định lượng có thể tính được,
  • 11:51 - 11:54
    cùng với những quy định (gọi là định luật khoa học)
  • 11:54 - 11:56
    thể hiện mối quan hệ
  • 11:56 - 11:59
    giữa các quan sát về các khái niệm trên.
  • 11:59 - 12:02
    Một lý thuyết khoa học được xây dựng để tuân thủ với
  • 12:02 - 12:05
    các dữ liệu thực nghiệm sẵn có về những quan sát đó,
  • 12:05 - 12:09
    và được đưa ra như một nguyên tắc hoặc một nhóm nguyên tắc
  • 12:09 - 12:11
    để giải thích một lớp hiện tượng.
  • 12:12 - 12:14
    Một lý thuyết khoa học phải hoàn toàn khác
  • 12:14 - 12:15
    với bất kỳ một lý thuyết nào khác,
  • 12:16 - 12:18
    nó là phiên bản khả dĩ nhất
  • 12:18 - 12:21
    từ những khám phá mới đây.
  • 12:33 - 12:36
    Khoa học là công cụ tốt nhất mà loài người đã nghĩ ra ♪
  • 12:37 - 12:39
    để tìm hiểu cách thế giới này hoạt động như thế nào. ♪
  • 12:39 - 12:42
    Khoa học là một hình thức rất nhân bản của kiến thức. ♪
  • 12:42 - 12:45
    Chúng ta luôn luôn ở bên bờ của sự thông thái. ♪
  • 12:45 - 12:47
    Khoa học là một tập thể hợp tác ♪
  • 12:48 - 12:50
    nối liền với các thế hệ mới. ♪
  • 12:51 - 12:53
    Chúng ta vẫn nhớ ơn những người khai phá, ♪
  • 12:54 - 12:57
    và nhìn xuyên suốt qua họ. ♪
  • 12:57 - 12:58
    Nếu bạn là người có kiến thức nhiều về khoa học ♪
  • 12:59 - 13:00
    thế giới trông rất khác đối với bạn, ♪
  • 13:00 - 13:03
    và sự hiểu biết sẽ làm cho bạn mạnh mẽ hơn. ♪
  • 13:09 - 13:12
    Trong thế giới thực có thơ thực. ♪
  • 13:12 - 13:15
    Khoa học là thơ của thực tế. ♪
  • 13:16 - 13:18
    Chúng ta có thể làm khoa học, và với nó, ♪
  • 13:19 - 13:21
    chúng ta có thể nâng cao cuộc sống của chúng ta. ♪
  • 13:21 - 13:24
    Trong thế giới thực có thơ thực. ♪
  • 13:24 - 13:27
    Khoa học là thơ của thực tế. ♪
  • 13:27 - 13:30
    Câu chuyện của con người là câu chuyện của những ý tưởng ♪
  • 13:30 - 13:34
    đã chiếu sáng những góc tối. ♪
  • 13:40 - 13:44
    Các nhà khoa học yêu sự bí ẩn, họ thích được không biết. ♪
  • 13:46 - 13:48
    Tôi không cảm thấy sợ vì thấy mình không biết. ♪
  • 13:49 - 13:51
    Tôi nghĩ rằng điều đó thú vị hơn nhiều. ♪
  • 13:52 - 13:55
    Có một thực tế toàn vũ trụ ♪
  • 13:55 - 13:58
    mà trong đó tất cả chúng ta là một phần. ♪
  • 13:58 - 14:00
    Chúng ta càng nhìn sâu vào vũ trụ, ♪
  • 14:00 - 14:04
    thì chúng ta càng có nhiều khám phá đáng kể hơn. ♪
  • 14:04 - 14:06
    Hành trình đi tìm chân lý, bên trong và của chính nó, ♪
  • 14:06 - 14:09
    đã là một câu chuyện đầy những suy tư sâu sắc. ♪
  • 14:16 - 14:18
    Trong thế giới thực có thơ thực. ♪
  • 14:19 - 14:22
    Khoa học là thơ của thực tế. ♪
  • 14:23 - 14:25
    Chúng ta có thể làm khoa học, và với nó, ♪
  • 14:26 - 14:28
    chúng ta có thể nâng cao đời sống của chúng ta. ♪
  • 14:28 - 14:31
    Trong thế giới thực có thơ thực. ♪
  • 14:31 - 14:34
    Khoa học là thơ của thực tế. ♪
  • 14:34 - 14:37
    Câu chuyện của con người là những câu chuyện của những ý tưởng ♪
  • 14:38 - 14:40
    tỏa sáng ánh sáng vào góc tối. ♪
  • 14:40 - 14:43
    Từ điểm đứng cô đơn của chúng ta trong vũ trụ, ♪
  • 14:43 - 14:46
    chúng ta đã, thông qua sức mạnh của tư tưởng ♪
  • 14:46 - 14:49
    có thể nhìn lại một khoảnh khắc ♪
  • 14:50 - 14:52
    ngay sau phút khởi đầu của vũ trụ. ♪
  • 14:52 - 14:53
    Tôi nghĩ rằng khoa học ♪
  • 14:53 - 14:55
    thay đổi cách tâm trí bạn hoạt động. ♪
  • 14:55 - 14:58
    Suy nghĩ sâu sắc thêm một chút về sự vật. ♪
  • 14:58 - 15:02
    Khoa học thay cho thành kiến cá nhân ♪
  • 15:02 - 15:04
    với bằng chứng công khai kiểm chứng được. ♪
  • 15:04 - 15:07
    Có thơ thực trong thế giới thực. ♪
  • 15:08 - 15:11
    Khoa học là thơ của thực tế. ♪
  • 15:11 - 15:14
    Chúng ta có thể làm khoa học, và với nó, ♪
  • 15:15 - 15:16
    chúng ta có thể cải thiện cuộc sống của chúng ta. ♪
  • 15:16 - 15:19
    [Khoa học là một công cụ tuyệt vời để hiểu biết
  • 15:20 - 15:22
    thế giới xung quanh]
  • 15:22 - 15:24
    [hãy xem nó như một kính LÚP
  • 15:24 - 15:26
    qua đó bạn có thể nhìn rõ hơn
  • 15:26 - 15:30
    thực tế xung quanh bạn]
Title:
(h) TROM - 1.1 Khoa Học
Description:

http://tromsite.com - Phim tài liệu trọn bộ, sắp xếp rất quy củ (tải, xem trực tuyến trên Youtube, phụ đề Việt ngữ, xác nhận tín chỉ, chia sẻ, tham gia, và nhiều phân mục khác)

Tóm lượt:
-------------------------------------------------------------------------
TROM (viết tắt từ The Reality of Me – Thực Tại Của Tôi) là bộ phim tài liệu lớn nhất từ trước tới nay, và là bộ phim duy nhất cố phân tích tất cả mọi thứ: từ khoa học tới hệ thống tiền tệ đồng thời đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao cuộc sống của tất cả mọi người.

Một cách nhìn thế giới rất mới và thực tế.

“Từ trước khi khai thiên lập địa, đến giờ, và sau này”.
-------------------------------------------------------------------------

more » « less
Video Language:
English
Duration:
15:34
Amara Bot edited Vietnamese subtitles for (h) TROM - 1.1 Science
Thomasnguyencsl added a translation
Tio Trom added a translation

Vietnamese subtitles

Revisions