Return to Video

E-waste: Cleaning Up The World's Fastest-Growing Trash Problem

  • 0:00 - 0:03
    Hãy nghĩ về điện thoại hay laptop của bạn.
  • 0:04 - 0:06
    Bạn biết mọi thứ về nó.
  • 0:06 - 0:08
    Từng con chip trong đó,
    từng nơi sản xuất.
  • 0:09 - 0:10
    Và rồi...
  • 0:10 - 0:12
    bạn không biết gì nữa.
  • 0:12 - 0:15
    Ta có rác thải điện tử vì
    đồ vật không còn hữu dụng nữa
  • 0:15 - 0:17
    nên ta vứt chúng đi.
  • 0:17 - 0:19
    Vấn đề càng trầm trọng hơn khi
  • 0:19 - 0:21
    chính việc thiết kế và chế tạo chúng
  • 0:21 - 0:23
    gây khó khăn cho việc rã chúng ra,
  • 0:25 - 0:27
    lọc lấy nguyên liệu hữu dụng
  • 0:29 - 0:30
    và tái sử dụng.
  • 0:30 - 0:32
    ♪ Ống nối khung ♪
  • 0:32 - 0:34
    ♪ Khung nối... ♪
  • 0:34 - 0:38
    Tôi nghe nói có khoảng hơn
    4.000 người làm việc tại đây.
  • 0:38 - 0:40
    Tôi đã làm việc ở đây khoảng 15 năm.
  • 0:43 - 0:44
    Chúng tôi thấy đa số họ
  • 0:44 - 0:47
    có nồng độ kim lại nặng trong máu rất cao.
  • 0:47 - 0:49
    Tôi nghĩ không chỉ có châu Phi
  • 0:49 - 0:53
    đang phải đối mặt với vấn nạn rác điện tử
  • 0:53 - 0:58
    vì thiết bị điện và điện tử
    là một phần cuộc sống thường nhật.
  • 0:58 - 1:00
    Ta không thể cung cấp
    cho 7, 8, 9 tỷ người
  • 1:00 - 1:04
    những sản phẩm sẽ ở lại
    trên hành tinh này trong tương lai
  • 1:04 - 1:06
    nếu chúng ta vứt gần như tất cả chúng
  • 1:06 - 1:08
    sau khi dùng khoảng hai hay ba năm.
  • 1:11 - 1:13
    Khi các thiết bị trong đời sống
    ngày càng dễ mua
  • 1:13 - 1:17
    và vòng thay thế ngày càng ngắn hơn,
    đồ "cũ" ngày càng chất núi.
  • 1:17 - 1:22
    Tất cả màn hình và laptop ta vứt đi,
    cùng với lò vi sóng và tủ lạnh cũ,
  • 1:22 - 1:24
    đang dần trở thành những núi
    rác thải điện tử.
  • 1:25 - 1:28
    Trong một năm, ta tạo ra 44,7 triệu tấn
    rác điện tử
  • 1:28 - 1:32
    tương đương 4.500 tháp Eiffel.
  • 1:33 - 1:36
    Trước khi máy tính và điện thoại
    chạy hơi chậm hay có chút vết xước
  • 1:36 - 1:38
    thì linh kiện trong chúng
    đã có giá trị rồi.
  • 1:38 - 1:42
    Đa phần tồn tại dưới dạng kim loại quý
    như vàng hay bạc,
  • 1:42 - 1:47
    nếu gộp lại ước tính lên tới 55 tỷ euro
    nguyên liệu thô trong năm 2016.
  • 1:48 - 1:51
    Vậy tại sao chỉ có 20% rác điện tử
    được thu thập và tái chế?
  • 1:51 - 1:54
    Chắc chắn ta đang khái quát hóa
    nếu nghĩ tới rác điện tử,
  • 1:54 - 1:57
    sẽ khác nếu đó là
    một màn hình CRT cũ,
  • 1:57 - 2:00
    hay một chiếc điện thoại thông minh
    hiện đại hợp thời.
  • 2:00 - 2:03
    Nhưng chắc chắn có rất nhiều giá trị
    ta có thể thu lại từ rác điện tử.
  • 2:03 - 2:06
    Đó nên là một động lực để tái chế.
  • 2:06 - 2:07
    Tôi là giáo sư ở MIT,
  • 2:07 - 2:09
    tôi điều hành phòng TN
    Senseable City
  • 2:09 - 2:11
    và văn phòng thiết kế
    Carlo Ratii Associati.
  • 2:11 - 2:14
    Chúng tôi bắt đầu xem xét việc này
    với dự án Trash-Track.
  • 2:14 - 2:17
    Chúng tôi khởi động vài năm trước
    ở thành phố Seattle,
  • 2:17 - 2:19
    chúng tôi gắn nhiều thẻ điện tử lên rác,
  • 2:20 - 2:21
    để theo dõi rác.
  • 2:21 - 2:22
    Chúng tôi lần theo vỏ chuối,
  • 2:22 - 2:27
    màn hình CRT, máy tính,
    hộp mực in và vân vân.
  • 2:27 - 2:30
    Rất nhiều rác sẽ dừng chân
    ở biên giới Mỹ,
  • 2:30 - 2:32
    còn sau đó chúng tôi không thể
    lần theo được nữa.
  • 2:32 - 2:35
    Khi rác điện tử đến biên giới Mỹ,
    chúng đi xuống nam vào Mexico
  • 2:35 - 2:38
    hay chu du tới châu Phi, Ấn Độ
    hoặc châu Á.
  • 2:38 - 2:42
    ...những điểm đến nổi tiếng không chỉ
    cho rác ĐT ở Mỹ mà cả các nước phát triển.
  • 2:43 - 2:48
    Một vấn đề phức tạp nữa là
    rác ở đây không phải từ nơi khác đến
  • 2:49 - 2:52
    mà là sản sinh tại chỗ.
  • 2:57 - 3:01
    Chào mừng đến Agbogbloshie ở Ghana,
    bãi rác điện tử lớn nhất thế giới.
  • 3:01 - 3:06
    Thanh thiếu niên phải tiếp xúc với chì,
    thủy ngân và arsen
  • 3:06 - 3:08
    để trích lấy kim loại quý
    từ đồ điện tử cũ.
  • 3:08 - 3:10
    Ngày đầu tiên đến đây tôi đã bị sốc.
  • 3:11 - 3:13
    Bạn thấy công việc của họ.
  • 3:15 - 3:19
    Họ cắt phải tay,
    phải tiếp xúc với quá nhiều thứ.
  • 3:21 - 3:24
    Tên tôi là Bennett Nana Akuffo.
  • 3:26 - 3:29
    Tôi là quản lý dự án
    Green Advocacy Ghana.
  • 3:29 - 3:32
    Thanh niên tại đây sẽ lái xe tải
    đi khắp nơi.
  • 3:32 - 3:33
    Họ đến từng nhà.
  • 3:33 - 3:35
    Nếu họ đến nhà tôi,
  • 3:35 - 3:37
    họ chắc chắn sẽ mua chiếc tủ lạnh.
  • 3:37 - 3:40
    Sau đó, họ sẽ mang nó đến đây,
  • 3:40 - 3:42
    cắt nó ra từng mảnh.
  • 3:42 - 3:44
    Họ lấy nhôm từ vỏ tủ lạnh.
  • 3:44 - 3:48
    Họ lấy đồng từ động cơ trong tủ lạnh.
  • 3:48 - 3:51
    Đơn giản là dùng búa và đục để làm.
  • 3:51 - 3:54
    Sau đó, họ sẽ đốt dây cáp bên trong
  • 3:54 - 3:56
    để lấy đồng.
  • 3:56 - 3:58
    Còn vỏ xốp thì sao?
  • 3:58 - 4:00
    Nó sẽ được dùng làm chất đốt.
  • 4:00 - 4:03
    Khi họ cần xử lý tất cả
    những kim loại đó,
  • 4:03 - 4:06
    họ sẽ bỏ thêm mút xốp vào
    và đốt.
  • 4:07 - 4:10
    Đất đai bị ô nhiễm nặng,
  • 4:10 - 4:14
    mức độ chì, cadmium và arsen
    trong đất không ngừng tăng.
  • 4:14 - 4:17
    Chúng tôi đã làm
    một khảo sát sức khỏe ở đây.
  • 4:17 - 4:19
    Chúng tôi thấy rằng đa số mọi người
  • 4:19 - 4:21
    bị tăng nồng độ kim loại nặng trong máu.
  • 4:21 - 4:24
    Kim loại nặng liên quan đến ung thư
  • 4:24 - 4:25
    và các bệnh khác.
  • 4:26 - 4:28
    Toàn bộ nơi này như một khu thương mại.
  • 4:29 - 4:31
    Người bán nước, đồ uống.
  • 4:31 - 4:32
    Người làm việc,
  • 4:32 - 4:35
    người đi loanh quanh nhặt rác.
  • 4:35 - 4:38
    Cả nơi này là một cộng đồng.
  • 4:40 - 4:44
    Tôi nghe nói có hơn
    4.000 người đang làm việc ở đây.
  • 4:44 - 4:47
    Hầu hết họ dành cả ngày ở đây.
  • 4:47 - 4:49
    Rất nhiều người bị phơi nhiễm.
  • 4:52 - 4:55
    Đa phần nghĩ Agbogbloshie
    là một bãi rác.
  • 4:56 - 5:00
    Nhưng đây là ngành dịch vụ
    cung cấp cho người dân Ghana.
  • 5:00 - 5:01
    Đúng, nó độc hại,
  • 5:01 - 5:03
    nhưng là dịch vụ chúng ta cần.
  • 5:03 - 5:05
    Nếu không có Agbogbloshie,
  • 5:06 - 5:08
    điều gì sẽ xảy ra với những thiết bị cũ,
  • 5:08 - 5:11
    tủ lạnh cũ, TV và những thứ khác.
  • 5:12 - 5:17
    Cái gì có thể ngăn đồ điện tử cũ kết thúc
    số phận tại các bãi rác như Agbogbloshie?
  • 5:17 - 5:20
    Và nếu phải vào bãi rác, làm sao
    để tái sử dụng chúng an toàn?
  • 5:20 - 5:22
    Sứ mệnh của chúng tôi tại IDEO
  • 5:22 - 5:25
    đó là kết nối con người với công nghệ
  • 5:25 - 5:26
    qua thiết kế.
  • 5:26 - 5:27
    Tôi là Tim Brown.
  • 5:27 - 5:30
    Tôi là CEO của công ty thiết kế IDEO.
  • 5:30 - 5:31
    Hồi mới khởi nghiệp,
  • 5:31 - 5:35
    chúng tôi làm ra các thứ như con chuột
    đầu tiên cho máy tính Macintosh,
  • 5:35 - 5:38
    máy laptop đầu tiên
    và máy khử rung tim tự động đầu tiên.
  • 5:38 - 5:41
    Sự phức tạp của hệ thống
  • 5:41 - 5:44
    hỗ trợ cho những sản phẩm
    và dịch vụ này
  • 5:44 - 5:46
    giờ chúng tôi đã hiểu rõ hơn nhiều.
  • 5:46 - 5:48
    Vì thế chúng tôi quan tâm đến
    kinh tế vòng tròn.
  • 5:48 - 5:51
    Và cần phải nghĩ đến sản phẩm
  • 5:51 - 5:53
    không chỉ qua vòng đời sử dụng
  • 5:53 - 5:55
    mà còn là những thứ sau đó.
  • 5:55 - 5:57
    Tôi là Vincent Biruta,
  • 5:57 - 6:00
    Bộ trưởng Môi trường
    Cộng hòa Rwanda.
  • 6:00 - 6:05
    Chúng tôi đang đối mặt với 10.000 tấn
    rác điện tử mỗi năm.
  • 6:05 - 6:08
    Và chúng tôi đã quyết định xây dựng
  • 6:08 - 6:11
    một nhà máy tháo dỡ và tái chế
    rác điện tử,
  • 6:11 - 6:13
    nó có thể xử lý
  • 6:13 - 6:16
    10.000 tấn rác điện tử mỗi năm.
  • 6:16 - 6:19
    Hiện nay ở Rwanda, nhà máy thứ hai
  • 6:19 - 6:21
    làm nhiệm vụ tân trang
    lại một số máy tính,
  • 6:21 - 6:24
    chúng tôi có 400 máy tính
  • 6:24 - 6:26
    đang được phân phát đến các trường học.
  • 6:26 - 6:32
    Nhưng chúng tôi gửi linh kiện nhựa
    đến những công ty tái chế nhựa.
  • 6:33 - 6:37
    Gửi linh kiện kim loại
    đến nhà máy thép.
  • 6:37 - 6:40
    Chúng tôi cũng đang
    lên kế hoạch cho giai đoạn hai
  • 6:40 - 6:43
    để khôi phục kim loại quý
  • 6:43 - 6:46
    trong những linh kiện
    thiết bị điện tử này.
  • 6:46 - 6:50
    Ghana cũng có bước tiến khi thông qua
    luật cấm xử lý rác điện tử sai cách.
  • 6:52 - 6:56
    Và ngay tại bãi rác nổi tiếng này,
    đã có những biện pháp đốt an toàn hơn.
  • 6:57 - 7:00
    Với sự giúp đỡ của Pure Earth,
    một tổ chức phi chính phủ Mỹ,
  • 7:00 - 7:03
    chúng tôi quyết định
    tìm cách loại bỏ việc đốt
  • 7:03 - 7:05
    để lấy đồng.
  • 7:06 - 7:10
    Chúng tôi đã thử nghiệm
    với máy tuốt dây cáp.
  • 7:11 - 7:15
    Bạn sẽ đẩy dây cáp qua những cái lỗ này,
  • 7:15 - 7:18
    đây là những cỡ cáp ta có thể tái chế.
  • 7:18 - 7:21
    Và chỉ mất vài giây là xong,
  • 7:21 - 7:23
    nhựa vào đầu này,
  • 7:23 - 7:25
    kim loại ra đầu kia.
  • 7:27 - 7:28
    Khi bạn mang cáp đến đây,
  • 7:28 - 7:32
    nếu là đồng nguyên chất hay nhôm
    thì sẽ nặng hơn.
  • 7:32 - 7:35
    Những thanh niên này
    sẽ kiếm được nhiều tiền hơn.
  • 7:38 - 7:42
    Rác điện tử hiện trở thành dòng rác thải
    phát triển nhanh nhất thế giới.
  • 7:42 - 7:45
    Muốn giảm thiểu đòi hỏi cả người tiêu dùng
    và nhà sản xuất
  • 7:45 - 7:47
    phải thay đổi tư duy về đồ điện tử.
  • 7:47 - 7:50
    Nguyên nhân nằm ở thiết kế
    và giải pháp cũng nằm ở thiết kế.
  • 7:50 - 7:52
    Nếu ta thật sự muốn có
    nền kinh tế vòng tròn
  • 7:52 - 7:54
    thì phải nối hai đầu nó lại.
  • 7:54 - 7:56
    Tạo ra những khái niệm cung ứng mới.
  • 7:57 - 8:00
    Chúng ta không cần quá nhiều thiết bị
  • 8:01 - 8:03
    Có một số bộ phận có thể
    tái sử dụng nhiều lần.
  • 8:03 - 8:05
    Và khi cần quăng chúng đi,
  • 8:05 - 8:11
    ta phải bảo đảm là quăng đúng chỗ.
  • 8:11 - 8:13
    Chúng ta vẫn lưu luyến với việc
  • 8:13 - 8:15
    được sở hữu những sản phẩm đẹp đẽ.
  • 8:15 - 8:17
    Nhưng có lẽ đó không còn đúng
    cho tương lai.
  • 8:17 - 8:20
    Có lẽ chúng ta không nên mua mới sản phẩm
  • 8:20 - 8:22
    thay vào đó đưa chúng đến dịch vụ
  • 8:23 - 8:26
    để nhà sản xuất có lý do chính đáng
    để thu hồi chúng lại.
  • 8:26 - 8:29
    Chúng ta phải sáng tạo hơn nữa
    trong những năm tới
  • 8:29 - 8:31
    để giải quyết những vấn đề này.
  • 8:31 - 8:35
    Phụ đề bởi Lil_ly
    Reviewed by Elice Nguyen
Title:
E-waste: Cleaning Up The World's Fastest-Growing Trash Problem
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
Amplifying Voices
Project:
Environment and Climate Change
Duration:
08:37

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions