Hiện tại, phần lớn người tị nạn sống ở các thành phố thay vì ở các trại tị nạn. Chúng ta đại diện cho 60 phần trăm số người tị nạn khắp thế giới. Với đa số người tị nạn sống ở khu vực thành thị, việc thay đổi nhận thức và áp dụng lối suy nghĩ mới là cần thiết. Thay vì phí tiền vào việc xây những bức tường, sẽ tốt hơn nếu đầu tư cho những dự án giúp người tị nạn tự cứu mình. (Vỗ tay) Tài sản của chúng ta sẽ phải bị bỏ lại. Nhưng những kĩ năng và kiến thức thì không. Nếu được phép lao động để kiếm sống, những người tị nạn có thể tự nuôi sống bản thân và cống hiến cho sự phát triển của đất nước sở tại. Tôi được sinh ra ở thành phố Bukavu, South Kivu, nước Cộng hòa dân chủ Congo. Tôi là người con thứ năm trong gia đình 12 anh chị em. Cha tôi, một thợ máy, đã làm việc rất vất vả để tôi được đến trường. Giống như những người trẻ khác, tôi có nhiều kế hoạch và ước mơ. Tôi từng muốn được hoàn tất việc học, có một công việc tốt, lập gia đình và có những đứa con và hỗ trợ gia đình mình. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Chiến tranh ở quê hương đã buộc tôi phải chạy tới Uganda vào năm 2008, chín năm trước. Gia đình tôi gia nhập một nhóm tị nạn định cư tại thủ đô của Uganda, Kampala. Tại đất nước mình, tôi sống ở thành phố, và chúng tôi cảm thấy Kampala tốt hơn nhiều so với trại tị nạn. Người tị nạn trong các thành phố đã luôn bị các tổ chức quốc tế từ chối cứu trợ, kể cả sau khi được UNHCR công nhận vào năm 1997. Bên cạnh nghèo đói, chúng tôi phải đối mặt với tình trạng nghèo nàn của khu nhà nghèo địa phương, chúng tôi phải đối mặt với những khó khăn thường gặp của người tị nạn như rào cản trong ngôn ngữ. Tại Công-gô ngôn ngữ chính thức là tiếng Pháp. Nhưng tại Uganda lại là tiếng Anh. Chúng tôi không được tiếp cận với giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Chúng tôi phải đối mặt với nạn quấy nhiễu, bóc lột, hăm dọa, và cả phân biệt đối xử. Các tổ chức nhân đạo chủ yếu tập trung vào việc xây dựng chỗ ở tại khu vực nông thôn, và chúng tôi thì chẳng nhận được sự giúp đỡ nào. Nhưng chúng tôi không muốn đồ bố thí. Chúng tôi muốn tự làm việc và nuôi sống bản thân. Tôi và hai người cùng cảnh ngộ đã thành lập một tổ chức nhằm hỗ trợ những người tị nạn khác. YARID - chương trình Phát triển cơ bản cho người tị nạn Châu Phi trẻ -- bắt đầu bằng các cuộc đối thoại trong cộng đồng người Công-gô. Chúng tôi đặt câu hỏi cho cộng đồng rằng họ sẽ làm cách nào để vượt qua những thử thách đó. Chương trình hỗ trợ YARID phát triển theo thời gian, từ tổ chức cộng đồng bóng đá đến giảng dạy tiếng Anh, đến hỗ trợ công việc kiếm sống. Bóng đá làm thay đổi tâm trạng của những người trẻ thất nghiệp và kết nối mọi người từ những cộng đồng khác nhau. Những lớp tiếng Anh miễn phí cho mọi người cơ hội tương tác với cộng đồng người Uganda, giúp họ làm quen với hàng xóm và bán hàng hóa. Chương trình dạy nghề cung cấp những kĩ năng kiếm sống và nhờ đó, mang đến những cơ hội để tự chủ kinh tế. Chúng tôi đã chứng kiến nhiều hộ gia đình có thể tự kiếm sống. Chúng tôi đã chứng kiến những người không còn cần sự giúp đỡ từ chúng tôi. Khi được mở rộng, chương trình YARID đã thu hút sự tham gia từ những người có quốc tịch khác nhau -- Công-gô, Rwanda, Burundia, Somali, Ethiopia, Nam Sudan. Tới nay, YARID đã hỗ trợ hơn 3.000 người tị nạn khắp Kampala và sẽ còn nhiều hơn nữa. (Vỗ tay) Người tị nạn cần sức mạnh, không phải đồ từ thiện. Chúng tôi hiểu cộng đồng mình hơn bất kì ai. Chúng tôi hiểu những thách thức va cơ hội mà mình đối mặt để có thể tự kiếm sống. Tôi hiểu rõ hơn bất kì ai rằng sáng kiến từ người tị nạn mang lại hiệu quả. Và chúng cần được thế giới công nhận và hỗ trợ. Hãy cho chúng tôi sự hỗ trợ mà chúng tôi xứng đáng, và chúng tôi sẽ trả lại các bạn cả vốn lẫn lời. Xin cảm ơn. (Vỗ tay)