Return to Video

Hành trình chinh phục thế giới của ngô - Chris Kniesly

  • 0:07 - 0:12
    Ngô hiện chiếm hơn một phần mười
    sản lượng cây trồng toàn cầu.
  • 0:12 - 0:17
    Chỉ riêng Hoa Kỳ đã có đủ sản lượng
    ngô để bao phủ toàn nước Đức.
  • 0:17 - 0:21
    Trong khi những cây lương thực khác
    rất phong phú về chủng loại
  • 0:21 - 0:29
    thì hơn 99% sản lượng ngô thu hoạch
    thuộc cùng một giống: hạt vàng số hai.
  • 0:29 - 0:32
    Điều này nghĩa là chúng ta trồng
    ngô Hạt vàng số hai
  • 0:32 - 0:35
    nhiều hơn bất kỳ loài cây
    nào khác trên hành tinh này.
  • 0:35 - 0:39
    Vậy, làm thế nào duy nhất loại giống này
    của duy nhất loại hoa màu này
  • 0:39 - 0:44
    lại trở thành câu chuyện thành công nhất
    trong lịch sử ngành nông nghiệp?
  • 0:44 - 0:48
    Khoảng 9.000 năm trước, ngô,
    hay còn được gọi là bắp,
  • 0:48 - 0:53
    có nguồn gốc từ teosine,
    một loại cỏ bản địa tại Mesoamerica.
  • 0:53 - 0:57
    Hạt của teosite rất cứng và
    rất khó ăn được,
  • 0:57 - 1:01
    nhưng xơ của nó thì có thể được tận dụng
    để làm ra những vật liệu khác nhau.
  • 1:01 - 1:07
    Hơn 4.700 năm sau đó, người nông dân
    đã nhân giống loài cây này,
  • 1:07 - 1:10
    thành cây trồng chủ lực,
    với lõi lớn hơn và hạt ăn được.
  • 1:10 - 1:15
    Khi ngô lan rộng khắp châu Mỹ,
    nó đóng một vai trò quan trọng,
  • 1:15 - 1:19
    nhiều cộng đồng bản địa
    tôn kính "Mẹ Ngô"
  • 1:19 - 1:22
    là nữ thần, người tạo ra mùa màng.
  • 1:22 - 1:27
    Khi người châu Âu lần đầu đặt chân đến Mỹ,
    họ xa lánh loài cây lạ này.
  • 1:27 - 1:31
    Nhiều người còn tin rằng đó là nguồn gốc
    của sự khác biệt về văn hóa và thể chất
  • 1:31 - 1:33
    giữa họ và người Mesoamerica.
  • 1:33 - 1:34
    Tuy nhiên,
  • 1:34 - 1:39
    nỗ lực canh tác hoa màu châu Âu
    trên đất Mỹ nhanh chóng thất bại,
  • 1:39 - 1:42
    và những người định cư bắt buộc
    phải mở rộng thực đơn ăn uống của họ.
  • 1:42 - 1:46
    Nhận thấy lương thực này hợp với khẩu vị,
    họ nhanh chóng đưa ngô vượt Đại Tây Dương,
  • 1:46 - 1:50
    nơi khả năng thích nghi của ngô với
    nhiều loại khí hậu khiến nó trở thành
  • 1:50 - 1:53
    cây lương thực phổ biến
    ở nhiều quốc gia châu Âu.
  • 1:53 - 1:58
    Nhưng, Hoa Kỳ - quốc gia mới ra đời
    vẫn là thủ phủ ngô của cả thế giới.
  • 1:58 - 2:02
    Vào đầu những năm 1800,
    nhiều khu vực trên cả nước
  • 2:02 - 2:06
    đã tạo ra nhiều giống mới với
    đủ các hương vị và kích thước.
  • 2:06 - 2:07
    Tuy nhiên, vào những năm 1850,
  • 2:07 - 2:12
    sự đa dạng này lại gây khó khăn cho
    các công nhân tàu hỏa trong khâu đóng gói,
  • 2:12 - 2:14
    và thương nhân khi buôn bán.
  • 2:14 - 2:19
    Sàn giao dịch tại các trung tâm đường sắt
    như Chicago khuyến khích người nông dân
  • 2:19 - 2:21
    nhân giống một cây trồng đạt tiêu chuẩn.
  • 2:21 - 2:26
    Giấc mơ này cuối cùng cũng trở thành
    hiện thực tại hội chợ thế giới năm 1893,
  • 2:26 - 2:31
    nơi giống ngô hạt vàng của James Reid
    đã giành giải thưởng cao nhất.
  • 2:31 - 2:35
    Trong 50 năm tiếp theo, ngô
    hạt vàng trở nên phổ biến toàn quốc.
  • 2:35 - 2:38
    Nhờ vào phát triển khoa học kỹ thuật
    của chiến tranh thế giới II,
  • 2:38 - 2:41
    máy gặt đập liên hợp được
    đưa vào sử dụng rộng rãi.
  • 2:41 - 2:46
    Một mẻ ngô trước đây mất một ngày
    để thu hoạch thủ công
  • 2:46 - 2:50
    giờ chỉ mất năm phút khi sử dụng máy.
  • 2:50 - 2:54
    Một phát minh khác trong thời chiến
    là chất nổ amoni nitrat,
  • 2:54 - 2:57
    được tái sử dụng để phục vụ
    cho công việc tại trang trại.
  • 2:57 - 2:59
    Với loại phân bón tổng hợp mới này,
  • 2:59 - 3:03
    người nông dân có thể canh tác những
    ruộng ngô dày đặc năm này qua năm khác,
  • 3:03 - 3:08
    mà không cần phải luân canh cây trồng
    và phục hồi nitơ cho đất.
  • 3:08 - 3:12
    Trong khi tiến bộ này biến ngô thành
    cây trồng phổ biến tại các trang trại Mỹ,
  • 3:12 - 3:16
    chính sách nông nghiệp của Mỹ lại
    áp đặt hạn ngạch sản lượng ngô mà
  • 3:16 - 3:19
    người nông dân có thể trồng
    nhằm đảm bảo giá thành cao.
  • 3:19 - 3:23
    Nhưng đến năm 1972, Tổng thống
    Richard Nixon đã bãi bỏ những giới hạn này
  • 3:23 - 3:27
    khi đàm phán giao thương một lượng lớn
    lương thực cho Liên Bang Xô Viết.
  • 3:27 - 3:31
    Với thỏa thuận thương mại mới này
    và công nghệ thế chiến thứ II,
  • 3:31 - 3:35
    sản xuất ngô bùng nổ thành một
    hiện tượng toàn cầu.
  • 3:35 - 3:40
    Những núi ngô này đã truyền cảm hứng
    cho vô số hình thức chế biến.
  • 3:40 - 3:45
    Bột ngô có thể được sử dụng như chất
    làm đặc cho mọi thứ từ xăng đến keo
  • 3:45 - 3:51
    hoặc chế biến thành chất làm ngọt giá rẻ
    như siro ngô hàm lượng fructose cao.
  • 3:51 - 3:55
    Ngô nhanh chóng trở thành một trong những
    thức ăn chăn nuôi có giá rẻ nhất thế giới.
  • 3:55 - 3:58
    Điều này góp phần làm giảm
    giá thành của thịt,
  • 3:58 - 4:02
    từ đó tăng nhu cầu về thịt và ngô.
  • 4:02 - 4:07
    Ngày nay, con người chỉ tiêu thụ 40%
    tổng số ngô canh tác,
  • 4:07 - 4:12
    60% còn lại để cung cấp cho các ngành
    tiêu thụ hàng hóa trên toàn thế giới.
  • 4:12 - 4:16
    Nhưng sự phổ biến của loại hoa màu
    "kỳ diệu" này cũng có cái giá của nó.
  • 4:16 - 4:21
    Nguồn nước toàn cầu bị ô nhiễm bởi
    amoni nitrat dư thừa từ cánh đồng ngô.
  • 4:21 - 4:26
    Ngô là một trong những nguồn
    phát thải khí carbon trong nông nghiệp,
  • 4:26 - 4:30
    một phần bởi sự gia tăng sản xuất các
    sản phẩm từ thịt.
  • 4:30 - 4:35
    Sử dụng sirô ngô hàm lượng fructose cao
    có thể là nguồn gốc tiểu đường và béo phì.
  • 4:35 - 4:38
    Và sự phát triển của
    nông nghiệp độc canh
  • 4:38 - 4:43
    đã khiến nguồn cung cấp thực phẩm dễ
    bị xâm hại bởi sâu và mầm bệnh,
  • 4:43 - 4:48
    chỉ cần một loại vi-rút cũng có khả năng
    lây nhiễm nguồn cung cấp ngô của thế giới.
  • 4:48 - 4:51
    Ngô đã có hành trình từ một loại cỏ
  • 4:51 - 4:54
    trở thành phần tử quan trọng
    trong nền công nghiệp của thế giới.
  • 4:54 - 5:01
    Nhưng chỉ thời gian mới cho chúng ta biết
    liệu nó có dẫn đến sự bất bền vững không.
Title:
Hành trình chinh phục thế giới của ngô - Chris Kniesly
Speaker:
Chris Kniesly
Description:

Xem toàn bộ bài học tại: https://ed.ted.com/lessons/how-corn-conquered-the-world-chris-kniesly

Ngô hiện chiếm hơn 1/10 sản lượng cây trồng toàn cầu, và trên 99% lượng ngô thu hoạch là từ cùng một giống: ngô hạt vàng số hai. Điều này có nghĩa là chúng ta trồng nhiều giống ngô hạt vàng số hai hơn bất kỳ loại hoa màu nào khác trên hành tinh. Vì vậy, làm thế nào mà loại lương thực này lại trở thành câu chuyện thành công nhất trong lịch sử ngành nông nghiệp? Chris Kniesly đã nghiên cứu sự phát triển của loài cây trồng kỳ diệu này.

Bài giảng bởi Chris Kniesly, chỉ đạo sản xuất bởi Artrake Studio.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:00

Vietnamese subtitles

Revisions