Return to Video

Vòng đời của một sao neutron

  • 0:09 - 0:11
    Cứ khoảng mỗi một thế kỷ,
  • 0:11 - 0:14
    một ngôi sao khổng lồ ở đâu đó trong
    thiên hà của chúng ta
  • 0:14 - 0:15
    sẽ cạn kiệt nhiên liệu.
  • 0:15 - 0:19
    Điều này xảy ra sau hàng triệu năm
    khi nhiệt độ và áp suất
  • 0:19 - 0:21
    đã biến nhiên liệu hydro của ngôi sao
  • 0:21 - 0:27
    thành các nguyên tố nặng hơn như heli,
    carbon, nitơ và cuối cùng là sắt.
  • 0:27 - 0:31
    Không còn khả năng tạo ra đủ năng lượng
    để duy trì cấu trúc của mình,
  • 0:31 - 0:37
    ngôi sao sụp đổ do lực hấp dẫn của nó
    và nổ tung thành một siêu tân tinh.
  • 0:37 - 0:40
    Ngôi sao bắn hầu hết vật chất của mình
    vào không gian,
  • 0:40 - 0:42
    gieo những nguyên tố nặng vào thiên hà.
  • 0:42 - 0:48
    Nhưng những gì còn lại của ngôi sao chết
    thậm chí còn đáng kinh ngạc hơn:
  • 0:48 - 0:52
    một quả cầu vật chất đặc đến mức
    mà các electron nguyên tử
  • 0:52 - 0:56
    bị tách khỏi quỹ đạo lượng tử của chúng
    vào sâu trong hạt nhân.
  • 0:56 - 1:00
    Cái chết của ngôi sao đó
    đã sinh ra một sao neutron:
  • 1:00 - 1:03
    một trong những vật thể đặc nhất
    từng được biết đến trong vũ trụ,
  • 1:03 - 1:09
    cùng một loạt những tính chất vật lý
    của vật chất siêu đặc này.
  • 1:09 - 1:11
    Nhưng sao neutron là gì?
  • 1:11 - 1:17
    Hãy nghĩ về một quả cầu với các proton
    và electron bị nén vào cùng neutron
  • 1:17 - 1:21
    và hình thành một dạng chất lỏng lý tưởng
    gọi là Chất siêu lỏng ---
  • 1:21 - 1:23
    được bao bọc trong một lớp vỏ cứng.
  • 1:23 - 1:26
    Vật chất này là cực kỳ đặc-
  • 1:26 - 1:29
    đến mức khối lượng của
    một chiếc tàu chất đầy hàng
  • 1:29 - 1:32
    có kích thước chỉ bằng sợi tóc,
  • 1:32 - 1:37
    hay khối lượng của cả ngọn núi Everest
    gói gọn trong cỡ một viên đường.
  • 1:37 - 1:42
    Sâu xuống lớp vỏ, dòng neutron siêu lỏng
    hình thành những pha khác nhau
  • 1:42 - 1:45
    mà các nhà vật lý gọi là
    "Mỳ hạt nhân",
  • 1:45 - 1:49
    vì chúng các dạng từ giống như lagsana
    cho đến hình dạng như sợi mỳ spaghetti.
  • 1:49 - 1:53
    Sao tiền thân của sao neutron
    thường tự quay quanh trục.
  • 1:53 - 1:54
    Khi sụp đổ,
  • 1:54 - 1:57
    một ngôi sao có đường kính
    hàng triệu cây số
  • 1:57 - 2:03
    sẽ nén lại thành một sao neutron
    có đường kính chỉ cỡ 25 cây số.
  • 2:03 - 2:07
    Nhưng mô-men động lượng
    vẫn được bảo toàn.
  • 2:07 - 2:10
    Nên giống như việc một người trượt băng
    sẽ tăng tốc độ quay
  • 2:10 - 2:12
    khi họ thu cánh tay mình lại,
  • 2:12 - 2:16
    sao neutron xoay nhanh hơn rất nhiều
    so với tiền thân của nó.
  • 2:16 - 2:23
    Sao neutron nhanh nhất từng ghi nhận
    xoay 700 vòng mỗi giây,
  • 2:23 - 2:26
    nghĩa là một điểm trên bề mặt ngôi sao
    sẽ xoay trong không gian
  • 2:26 - 2:29
    với vận tốc bằng một phần năm
    vận tốc ánh sáng.
  • 2:29 - 2:34
    Sao neutron cũng có trường lực từ
    mạnh nhất từng được biết.
  • 2:34 - 2:38
    Sự tập trung từ lực này
    hình thành nên các xoáy
  • 2:38 - 2:41
    phóng ra các tia năng lượng
    từ các hố từ trường.
  • 2:41 - 2:45
    Vì các hố không cố định
    thẳng hàng với trục của ngôi sao,
  • 2:45 - 2:48
    các tia phát xạ xoay tròn
    giống như ngọn đèn hải đăng,
  • 2:48 - 2:51
    nhấp nháy khi được nhìn từ Trái đất.
  • 2:51 - 2:53
    Chúng ta gọi chúng là Sao xung.
  • 2:53 - 2:57
    Việc phát hiện ra một trong những
    tín hiệu nhấp nháy kì lạ này
  • 2:57 - 3:01
    là nhờ vào nhà vật thiên văn
    Jocelyn Bell vào năm 1967
  • 3:01 - 3:05
    bằng đúng cách mà chúng ta đã gián tiếp
    phát hiện ra sao neutron
  • 3:05 - 3:07
    lần đầu tiên.
  • 3:07 - 3:13
    Sự tự quay điên cuồng của một sao neutron
    sẽ chậm lại sao mỗi hàng tỷ năm
  • 3:13 - 3:18
    do sự phát xạ năng lượng
    dưới dạng điện từ và sóng hấp dẫn.
  • 3:18 - 3:22
    Nhưng không phải sao neutron nào
    cũng biến mất trong thầm lặng.
  • 3:22 - 3:25
    Ví dụ, chúng ta đã quan sát được
    những hệ sao đôi
  • 3:25 - 3:28
    nơi mà sao neutron đồng hành
    cùng quỹ đạo với một sao khác.
  • 3:28 - 3:31
    Sao neutron có thể hấp thu dần
    người bạn đồng hành nhẹ hơn,
  • 3:31 - 3:34
    tạo thành một đĩa khí nóng
    ngày càng mở rộng xung quanh
  • 3:34 - 3:39
    trước khi nó sụp đổ thành một lỗ đen.
  • 3:39 - 3:42
    Khi mà nhiều ngôi sao
    tồn tại dưới dạng hệ sao đôi,
  • 3:42 - 3:46
    chỉ một phần nhỏ trong đó
    sẽ hình thành hệ sao neutron đôi,
  • 3:46 - 3:52
    nơi mà hai sao neutron quay quanh nhau
    trong một vũ điệu chết chóc.
  • 3:52 - 3:57
    Khi chúng cuối cùng hợp nhất với nhau,
    chúng tạo ra sóng hấp dẫn trong không gian
  • 3:57 - 4:01
    giống như khi quăng một hòn đá
    vào trong hồ nước tĩnh.
  • 4:01 - 4:03
    Thuyết tương đối rộng của Einstein
  • 4:03 - 4:08
    dự đoán hiện tượng này hơn 100 năm trước,
    nhưng nó chỉ được xác thực
  • 4:08 - 4:10
    mãi đến năm 2017,
  • 4:10 - 4:14
    khi máy quan sát sóng hấp dẫn
    LIGO và VIRGO
  • 4:14 - 4:17
    quan sát được sự va chạm
    của một sau neutron.
  • 4:17 - 4:21
    Nhiều kính thiên văn ghi nhận được
    một sự bùng nổ tia gamma và một chớp sáng,
  • 4:21 - 4:26
    sau đó là các tín hiệu tia X và
    sóng vô tuyến từ cùng một vụ va chạm.
  • 4:26 - 4:31
    Điều đó trở thành sự kiện đáng chú ý nhất
    trong lịch sử ngành thiên văn.
  • 4:31 - 4:33
    Nó tạo ra những dữ liệu quý báu
  • 4:33 - 4:35
    để xác định chính xác
    tốc độ rơi tự do,
  • 4:35 - 4:38
    củng cố các học thuyết quan trọng
    của các nhà thiên văn,
  • 4:38 - 4:44
    và cung cấp bằng chứng về nguồn gốc của
    các nguyên tố nặng như vàng và bạch kim.
  • 4:44 - 4:47
    Các sao neutron vẫn chưa tiết lộ hết
    các bí ẩn của chúng.
  • 4:47 - 4:52
    LOGO và VIRGO đang được nâng cấp
    để có thể phát hiện nhiều sự va chạm hơn.
  • 4:52 - 4:53
    Điều đó sẽ giúp chúng ta hiểu
  • 4:53 - 4:58
    cách những quả cầu nam châm xoay tít,
    phát xạ và cực kì đặc này
  • 4:58 - 5:02
    có thể giúp chúng ta hiểu về vũ trụ.
Title:
Vòng đời của một sao neutron
Speaker:
David Lunney
Description:

Xem bài học đầy đủ tại: https://ed.ted.com/lessons/the-life-cycle-of-a-neutron-star-david-lunney

Cứ khoảng một thế kỷ, một ngôi sao lớn ở đâu đó trong thiên hà của chúng ta lại cạn kiệt nhiên liệu. Không còn tạo đủ năng lượng để duy trì cấu trúc của mình, nó suy sụp dưới lực hấp dẫn và nổ thành một siêu tân tinh. Cái chết của ngôi sao đó hình thành một sao neutron: một trong những vật thể đặc nhất từng được biết đến trong vũ trụ. David Lunney sẽ giải thích chính xác một sao neutron là gì.

Bài học tạo bởi David Lunney, hiệu chỉnh bởi JodyPrody.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:02

Vietnamese subtitles

Revisions