Return to Video

Cứu một ngôn ngữ khỏi tuyệt chủng

  • 0:02 - 0:04
    Ngôn ngữ không tự nhiên biến mất.
  • 0:05 - 0:08
    Người ta từ bỏ tiếng mẹ đẻ
    vì bị ép buộc
  • 0:09 - 0:11
    thường là do áp lực chính trị.
  • 0:12 - 0:13
    Vào năm 1892,
  • 0:13 - 0:15
    tướng Mỹ, Richard Henry Pratt,
  • 0:15 - 0:18
    nói rằng cách duy nhất
    để tiêu diệt một dân tộc
  • 0:18 - 0:21
    là xóa bỏ ngôn ngữ của họ.
  • 0:22 - 0:26
    Ông nói: "Giết tiếng da đỏ
    nhưng hãy giữ lại người".
  • 0:26 - 0:29
    Và năm 1978,
    chính phủ Mỹ đã làm như thế,
  • 0:29 - 0:32
    tách trẻ em bản địa khỏi gia đình,
  • 0:32 - 0:36
    buộc chúng vào học trường nội trú,
    đặt tên tiếng Anh cho chúng,
  • 0:36 - 0:39
    nếu nói tiếng bản địa sẽ bị phạt.
  • 0:39 - 0:42
    Đồng hóa cũng là một phần
    của diệt chủng.
  • 0:44 - 0:46
    Ngày nay, có chừng bảy ngàn ngôn ngữ
    còn tồn tại
  • 0:46 - 0:49
    nhưng chỉ một số ít
    được chính phủ công nhận
  • 0:49 - 0:51
    và được hỗ trợ trực tuyến.
  • 0:51 - 0:53
    Với những người
    từ đại đa số các nền văn hóa,
  • 0:53 - 0:56
    toàn cầu hóa vẫn còn xa lạ.
  • 0:57 - 1:00
    Nnghĩa là từ bỏ ngôn ngữ của mình
    để dùng ngôn ngữ của ai đó.
  • 1:01 - 1:03
    Nếu không có gì thay đổi,
  • 1:03 - 1:07
    khoảng ba ngàn ngôn ngữ sẽ biến mất
    trong vòng 80 năm nữa.
  • 1:08 - 1:10
    Nhưng mọi thứ đang thay đổi.
  • 1:10 - 1:12
    Khắp thế giới,
  • 1:12 - 1:14
    có những người đang hồi sinh lại
    ngôn ngữ của tổ tiên
  • 1:14 - 1:16
    và xây dựng lại
    nền văn hóa của mình.
  • 1:17 - 1:19
    Chúng tôi được biết,
  • 1:19 - 1:23
    sự phục hồi ngôn ngữ bắt đầu từ năm 1800,
    khi phong trào bài xích Do Thái bùng lên,
  • 1:23 - 1:27
    các cộng đồng Do Thái bắt đầu nghiên cứu
    ngôn ngữ của cha ông,
  • 1:27 - 1:30
    tiếng Do Thái, như một cách
    để hồi sinh văn hóa.
  • 1:30 - 1:33
    Dù đã ngủ yên cả ngàn năm,
  • 1:33 - 1:36
    nó vẫn được bảo tồn trong sách vở
    về tôn giáo và triết học Do Thái.
  • 1:36 - 1:40
    Các nhà hoạt động Do Thái
    nghiên cứu và dạy cho con em họ,
  • 1:40 - 1:43
    tạo ra thế hệ nói tiếng bản ngữ đầu tiên
    trong gần 100 thế hệ.
  • 1:44 - 1:48
    Ngày nay, nó là tiếng mẹ đẻ
    của khoảng năm triệu người Do Thái.
  • 1:48 - 1:50
    Hay ít nhất là của tôi,
  • 1:50 - 1:53
    một thành viên nói tiếng Anh bị đồng hóa
    của cộng đồng Do Thái di cư,
  • 1:53 - 1:57
    một cột trụ của việc cai trị
    bằng văn hóa.
  • 1:57 - 2:00
    Hai ngàn năm sau,
  • 2:00 - 2:02
    chúng tôi vẫn ở đây.
  • 2:03 - 2:04
    Và gần đây,
  • 2:04 - 2:07
    sự trỗi dậy của người Do Thái
    là một sự bất thường.
  • 2:07 - 2:10
    Có ít ngôn ngữ được gìn giữ tốt
    như ngôn ngữ của chúng tôi,
  • 2:10 - 2:11
    và sự thành lập nước Israel,
  • 2:11 - 2:14
    nhà nước Do Thái đầu tiên
    trong gần một ngàn năm,
  • 2:14 - 2:17
    đã tạo ra nơi chốn để dùng tiếng Do Thái
    trong cuộc sống hằng ngày.
  • 2:17 - 2:21
    Nói cách khác, phần lớn các nền văn hóa
    không được trao cơ hội.
  • 2:21 - 2:23
    (Video) Chào mọi người, tôi là Elizabeth
  • 2:23 - 2:25
    và tôi sống ở Cornwall.
  • 2:25 - 2:26
    Đó là tiếng Cornish,
  • 2:26 - 2:28
    ngôn ngữ cổ xưa của người Cornwall,
  • 2:28 - 2:32
    hiện là một quận
    ở miền Nam nước Anh.
  • 2:32 - 2:35
    Những năm 1900,
    các nhà hoạt động người Cornish
  • 2:35 - 2:37
    đã đấu tranh vì nền văn hóa của họ.
  • 2:37 - 2:39
    Ngôn ngữ đã bị lãng quên cả trăm năm,
  • 2:39 - 2:43
    nhưng họ dùng sách cổ và kịch nghệ
    để dạy cho con em mình.
  • 2:43 - 2:46
    Tuy nhiên, thế hệ mới nói tiếng Cornish
  • 2:46 - 2:47
    sống rải rác khắp vùng Cornwall
  • 2:47 - 2:51
    và không có khả năng sử dụng
    tiếng của mình một cách trôi chảy.
  • 2:51 - 2:54
    Trước thập niên 1990,
    ngôn ngữ Cornish được hồi sinh
  • 2:54 - 2:57
    nhưng không thể phát triển mạnh mẽ.
  • 2:57 - 3:01
    Sau đó, vào đầu những năm 2000,
    những người nói tiếng Cornish đã tìm cách
  • 3:01 - 3:05
    tận dụng công cụ trực tuyến
    để trò chuyện hàng ngày.
  • 3:06 - 3:09
    Từ đây, họ tổ chức các sự kiện
    hàng tuần, hàng tháng,
  • 3:09 - 3:11
    tụ họp và trò chuyện ở nơi công cộng.
  • 3:12 - 3:15
    Ngày nay, nhiều trường học dạy
    tiếng Cornish.
  • 3:15 - 3:17
    Có những bảng hiệu tiếng Cornish,
  • 3:17 - 3:19
    quảng cáo kem,
  • 3:19 - 3:21
    Wikipedia, hay thậm chí là meme.
  • 3:22 - 3:24
    (cười)
  • 3:26 - 3:30
    (cười)
  • 3:30 - 3:33
    Với ngôn ngữ được phục hồi,
  • 3:33 - 3:35
    người dân ở Cornall
    đã được thừa nhận
  • 3:35 - 3:38
    như một quốc gia Celtic
    bên cạnh Ireland, Scotland và xứ Wales.
  • 3:39 - 3:41
    Họ nhìn vào
    những kỷ nguyên bị đồng hóa và nói:
  • 3:41 - 3:44
    "Chúng tôi không phải
    là một quận của Anh.
  • 3:44 - 3:46
    Chúng tôi là một dân tộc
  • 3:46 - 3:48
    và chúng tôi vẫn tồn tại."
  • 3:48 - 3:49
    Nhưng không chỉ có họ,
  • 3:49 - 3:54
    tộc Tunica-Biloxi ở Louisiana cũng đang
    làm sống lại ngôn ngữ của mình.
  • 3:54 - 3:56
    (Video) Tên tôi là Teyanna.
  • 3:56 - 3:59
    Bạn bè gọi tôi là "Cơn bão âm thầm".
  • 4:00 - 4:02
    Mọi việc bắt đầu vào những năm 1980
  • 4:02 - 4:04
    khi Donna Pierite và gia đình
  • 4:04 - 4:06
    bắt đầu hành trình
    tới Baton Rouge và New Orleans
  • 4:06 - 4:11
    để photo cuốn từ điển cổ xưa
    được lưu trong kho lưu trữ đại học.
  • 4:11 - 4:13
    Mục đích là học tiếng Tunica
  • 4:13 - 4:17
    và dạy cho con em họ
    rồi chia sẻ với cộng đồng.
  • 4:17 - 4:21
    Ngày nay, họ đang dẫn dắt
    sự phục hưng của Tunica.
  • 4:21 - 4:26
    Từ năm 2014, có gần 100 người
    trong các lớp chuyên ngôn ngữ,
  • 4:26 - 4:29
    và theo điều tra dân số 2017,
  • 4:29 - 4:32
    trong đó, có thêm 32 người
    nói thành thạo,
  • 4:32 - 4:34
    và vài người như con gái Donna, Elisabeth,
  • 4:34 - 4:36
    đang dạy tiếng Tunica cho con cái mình.
  • 4:36 - 4:38
    Những người này đang tạo ra nhiều nội dung
  • 4:38 - 4:41
    những video trên Facebook và cả meme.
  • 4:41 - 4:43
    (cười)
  • 4:44 - 4:46
    (cười )
  • 4:47 - 4:49
    (cười)
  • 4:49 - 4:50
    Càng tạo nhiều nội dung,
  • 4:50 - 4:53
    họ càng truyền cảm hứng
    cho nhiều người Tunica.
  • 4:54 - 4:58
    Gần đây, một thành viên bộ lạc ở Texas
    đã viết cho Elisabeth trên Facebook,
  • 4:58 - 5:01
    hỏi cách nói: "phúc lành cho vùng này".
  • 5:01 - 5:03
    để viết lên bảng hiệu trong sân nhà,
  • 5:03 - 5:06
    để cô có thể khoe với hàng xóm
    rằng văn hóa của mình
  • 5:06 - 5:08
    vẫn tồn tại và phát triển.
  • 5:09 - 5:11
    Tiếng Do Thái, Cornish và Tunica
  • 5:11 - 5:15
    là ba ví dụ về sức sống âm thầm
    của ngôn ngữ trên mỗi lục địa.
  • 5:16 - 5:19
    Và dù là người nói tiếng Jèrriais
    từ quần đảo Chanel
  • 5:19 - 5:23
    hay dùng ngôn ngữ ký hiệu Kenya
    từ Nairobi,
  • 5:23 - 5:26
    mọi cộng đồng đang bảo tồn
    hay làm hồi sinh ngôn ngữ
  • 5:26 - 5:29
    đều có điểm chung là
    phương tiện truyền thông,
  • 5:29 - 5:32
    để ngôn ngữ của họ
    được chia sẻ và giảng dạy.
  • 5:32 - 5:34
    Internet phát triển
  • 5:34 - 5:37
    mở rộng việc tiếp cận và tạo ra
    phương tiện truyền thông,
  • 5:38 - 5:41
    giúp việc bảo tồn
    và làm hồi sinh ngôn ngữ cổ
  • 5:41 - 5:43
    trở nên khả thi hơn bao giờ hết.
  • 5:44 - 5:46
    Vậy, ngôn ngữ của cha ông các bạn là gì?
  • 5:46 - 5:49
    Của tôi là tiếng Do Thái, Yiddish,
    tiếng Hungary và Scottish Gaelic,
  • 5:49 - 5:51
    dù được nuôi dạy bằng tiếng Anh.
  • 5:52 - 5:56
    Và may mắn là những ngôn ngữ này
    đều có khả năng học được trên mạng.
  • 5:56 - 5:58
    Cụ thể là tiếng Do Thái
    được cài trên điện thoại của tôi,
  • 5:58 - 6:00
    được Google Dịch hỗ trợ,
  • 6:00 - 6:02
    thậm chí, có cả tự động chỉnh sửa.
  • 6:02 - 6:05
    Có thể ngôn ngữ của các bạn
    không được hỗ trợ rộng rãi,
  • 6:05 - 6:07
    tôi khuyến khích các bạn tìm hiểu nó
  • 6:07 - 6:11
    vì rất có thể ai đó
    đã bắt đầu tìm hiểu nó trên mạng.
  • 6:12 - 6:17
    Tìm lại ngôn ngữ
    và tiếp nhận nền văn hóa của mình
  • 6:17 - 6:21
    là cách để là khẳng định mình mạnh mẽ nhất
    trong kỷ nguyên toàn cầu hóa này,
  • 6:21 - 6:24
    vì như tôi đã học được
    trong tiếng Do Thái
  • 6:24 - 6:27
    "nhnw dyyn k'n" --
  • 6:27 - 6:28
    "chúng tôi vẫn tồn tại."
  • 6:28 - 6:30
    Xin cám ơn.
  • 6:30 - 6:33
    (vỗ tay)
Title:
Cứu một ngôn ngữ khỏi tuyệt chủng
Speaker:
Daniel Bögre Udell
Description:

Khoảng ba ngàn ngôn ngữ có thể biến mất trong vòng 80 năm tới, chôn vùi cùng với đó nhiều nền văn hoá. Trong bài nói chuyện ngắn này, nhà hoạt động ngôn ngữ Daniel Bögre Udell kể câu chuyện về những người đang tìm cách khôi phục ngôn ngữ của cha ông và xây dựng lại truyền thống của mình, đồng thời, khuyến khích ta tìm hiểu thêm về ngôn ngữ của tổ tiên. "Tìm lại ngôn ngữ và trân trọng văn hoá là cách mạnh mẽ để ta là chính mình", anh nói.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
06:46

Vietnamese subtitles

Revisions