Return to Video

Language Death: How do languages die?

  • 0:01 - 0:03
    Xin chào , chào mừng đến với
    Langfocus Channel
  • 0:03 - 0:05
    và tên tôi là Paul.
  • 0:05 - 0:08
    Chủ đề hôm nay là: Cái chết của ngôn ngữ.
  • 0:08 - 0:10
    Thông thường trên kênh này, khi tôi nói về một ngôn ngữ nào đó,
  • 0:10 - 0:12
    nó thường là ngôn ngữ sống.
  • 0:12 - 0:15
    1 ngôn ngữ mà vẫn được sử dụng bởi những người bản địa ngày nay
  • 0:15 - 0:17
    Nó tiếp tục phát triển và tiến hoá.
  • 0:17 - 0:21
    Nhưng bên cạnh đó cũng có những ngôn ngữ chết và ngôn ngữ tuyệt chủng.
  • 0:21 - 0:25
    Ngôn ngữ đó được coi là "chết" khi không còn nhiều người bản địa sử dụng,
  • 0:25 - 0:28
    mặc dù nó vẫn có thể được dùng theo cách nào đó.
  • 0:28 - 0:30
    Ví dụ, tiếng Latin là ngôn ngữ chết
  • 0:30 - 0:32
    nhưng nó tiếp tục được sử dụng cho mục đích tôn giáo
  • 0:32 - 0:35
    và cho 1 số mục đích hành chính ở Vatican
  • 0:36 - 0:39
    Số ít người vẫn có thể nói ngôn ngữ đó, nhưng không thuần thục như ngôn ngữ bản xứ,
  • 0:39 - 0:42
    và nó không được truyền lại như 1 ngôn ngữ bản xứ.
  • 0:42 - 0:43
    1 ví dụ khác là tiếng Do Thái,
  • 0:43 - 0:46
    nó là ngôn ngữ chết trước khi hồi sinh
  • 0:46 - 0:48
    dưới dạng tiếng Do Thái hiện đại.
  • 0:48 - 0:50
    Không ai dùng nó như tiếng bản địa trong thời gian dài
  • 0:50 - 0:53
    nhưng nó tiếp tục được sử dụng cho những mục đích tôn giáo
  • 0:53 - 0:55
    và như 1 ngôn ngữ viết.
  • 0:55 - 0:58
    Ngược lại, ngôn ngữ được coi là tuyệt chủng
  • 0:58 - 1:00
    khi không có người nào có thể nói được nó.
  • 1:00 - 1:03
    Ví dụ, nếu người nói cuối cùng
  • 1:03 - 1:05
    của tiếng Thổ Dân Mỹ chết
  • 1:05 - 1:07
    và không một ai học nó như ngôn ngữ thứ 2,
  • 1:07 - 1:09
    thì ngôn ngữ đó tuyệt chủng.
  • 1:09 - 1:13
    Tương tự, ngôn ngữ cổ xưa như Sumerian, cũng tuyệt chủng.
  • 1:13 - 1:16
    Vài người có thể đọc những văn bản cổ của ngôn ngữ đó,
  • 1:16 - 1:18
    nhưng không ai thực sự sử dụng nó ngày nay.
  • 1:18 - 1:20
    Ngôn ngữ trở nên chết hoặc tuyệt chủng
  • 1:20 - 1:22
    chính là kết quả của sự mất dần ngôn ngữ.
  • 1:23 - 1:25
    Những kiểu mất dần ngôn ngữ.
  • 1:25 - 1:27
    Ngôn ngữ không biến mất theo cùng 1 cách
  • 1:27 - 1:29
    Có rất nhiều cách làm mất dần ngôn ngữ
  • 1:29 - 1:31
    Cách phổ biến nhất khiến ngôn ngữ đó biến mất
  • 1:31 - 1:33
    là do sự chết dần ngôn ngữ.
  • 1:33 - 1:36
    Điều này thường xảy ra khi người nói 1 ngôn ngữ
  • 1:36 - 1:39
    tiếp xúc với 1 ngôn ngữ có uy thế cao hơn như:
  • 1:39 - 1:42
    ngôn ngữ của nhóm người thống trị, nhiều quyền lực hơn.
  • 1:42 - 1:45
    Cộng đồng có thể duy trì song ngữ trong thời gian khá dài.
  • 1:45 - 1:47
    Nhưng với mỗi thế hệ nối tiếp,
  • 1:47 - 1:49
    càng ít người trẻ nói tiếng truyền thống của họ
  • 1:49 - 1:51
    và khả năng nói thành thạo thấp hơn,
  • 1:51 - 1:55
    vì họ lựa chọn sử dụng ngôn ngữ uy thế thay vì ngôn ngữ truyền thống
  • 1:55 - 1:58
    cho đến 1 ngày, ngôn ngữ truyền thống của họ không còn được nói nữa.
  • 1:58 - 2:00
    1 ví dụ đó là Cornish,
  • 2:00 - 2:03
    Ngôn ngữ này không còn được sử dụng vào cuối thế kỷ 19
  • 2:03 - 2:05
    như kết quả từ sự ảnh hưởng lớn mạnh của Tiếng Anh
  • 2:05 - 2:09
    và cũng là kết quả của sự nhận thức rằng Conish là ngôn ngữ thuộc tầng lớp thấp hơn
  • 2:09 - 2:12
    thậm chí những người sử dụng tiếng cũng nhận định như vậy vào thời điểm đó.
  • 2:12 - 2:14
    Nhưng Conish thực sự không tuyệt chủng
  • 2:14 - 2:16
    bởi có sự nỗ lực hồi sinh
  • 2:16 - 2:19
    khuyến khích mọi người tiếp tục sử dụng ngôn ngữ này.
  • 2:19 - 2:22
    Tiếp theo: ngôn ngữ chết từ dưới lên trên,
  • 2:22 - 2:23
    Khi ngôn ngữ chết từ dưới lên trên,
  • 2:23 - 2:26
    1 ngôn ngữ không còn được sử dụng như ngôn ngữ bản xứ
  • 2:26 - 2:29
    nhưng tiếp tục được sử dụng trong bối cảnh cụ thể:
  • 2:29 - 2:33
    thường trong bối cảnh tôn giáo trang trọng hoặc lễ kỷ niệm,
  • 2:33 - 2:35
    hoặc có thể cho mục đích văn học.
  • 2:36 - 2:37
    Khi ngôn ngữ chết dần,
  • 2:37 - 2:41
    ngôn ngữ thường biến mất đầu tiên trong bối cảnh trang trọng
  • 2:41 - 2:43
    vì nó bị thế chỗ bởi ngôn ngữ uy thế hơn.
  • 2:43 - 2:47
    Nhưng nó tiếp tục được sử dụng trong nhiều bối cảnh bình thường trong thời gian dài.
  • 2:47 - 2:50
    Mặt khác, khi ngôn ngữ chết từ dưới lên trên,
  • 2:50 - 2:52
    ngôn ngữ ở tầng dưới chết đi trước,
  • 2:52 - 2:54
    Nghĩa là, ngôn ngữ trong bối cảnh bình thường chết đi trước,
  • 2:54 - 2:57
    nhưng nó tiếp tục được sử dụng trong bối cảnh trang trọng.
  • 2:58 - 2:59
    1 ví dụ là tiếng Latin,
  • 2:59 - 3:02
    về cơ bản nó không còn được sử dụng ngoài mục đích tôn giáo
  • 3:02 - 3:05
    hoặc dịp kỷ niệm, hoặc có thể trong bối cảnh văn học.
  • 3:06 - 3:08
    Tiếp theo: ngôn ngữ chết đột ngột.
  • 3:08 - 3:10
    Ngôn ngữ chết đột ngột xảy ra khi tất cả
  • 3:10 - 3:12
    hoặc hầu hết những người nói ngôn ngữ đó
  • 3:12 - 3:16
    đột ngột chết vì hậu quả của thiên tai hay bạo lực.
  • 3:16 - 3:20
    1 ví dụ diễn ra vào năm 1830 ở Tasmania,
  • 3:20 - 3:22
    khi hầu như tất cả các cư dân bản địa của hòn đảo
  • 3:22 - 3:26
    bị xóa sổ bởi người Châu Âu giữa "chiến tranh đen"
  • 3:27 - 3:30
    Tiếp theo: ngôn ngữ chết cấp tiến.
  • 3:30 - 3:31
    Giống với ngôn ngữ chết đột ngột,
  • 3:31 - 3:34
    ngôn ngữ chết cấp tiến thường xảy đến liên tục
  • 3:34 - 3:37
    và thường xảy đến như hậu quả của sự đàn áp chính trị
  • 3:37 - 3:39
    hoặc bị đe dọa bạo lực
  • 3:39 - 3:43
    Điểm khác biệt đó là người nói ngôn ngữ đó không bị xóa sổ,
  • 3:43 - 3:45
    nhưng đột nhiên dừng sử dụng ngôn ngữ đó
  • 3:45 - 3:47
    như 1 cách để tránh áp bức.
  • 3:47 - 3:49
    1 ví dụ đã xảy ra ở El Salvador
  • 3:49 - 3:51
    trong cuộc nổi dậy những năm 1930,
  • 3:51 - 3:55
    khi rất nhiều thổ dân đột ngột dừng nói tiếng bản địa của họ
  • 3:55 - 3:57
    như 1 cách để tránh bị nhận dạng
  • 3:57 - 3:59
    là thổ dân và tránh khả năng bị giết.
  • 4:00 - 4:02
    2 ngôn ngữ đột ngột chết đi
  • 4:02 - 4:04
    là Lenca và Cacaopera.
  • 4:05 - 4:06
    Nghiên cứu điển hình.
  • 4:06 - 4:09
    Hãy cùng nhìn vào 1 vài ngôn ngữ đã chết
  • 4:09 - 4:12
    và tìm hiểu chúng đã không còn được nói nữa như thế nào
  • 4:12 - 4:13
    Tiếng Slavonic Giáo hội cổ
  • 4:13 - 4:17
    Tiếng Slavonic Giáo hội cổ là ngôn ngữ Slavonic đầu tiên được chứng thực,
  • 4:17 - 4:20
    được nói và viết vào giữa thế kỉ 9 và 11.
  • 4:20 - 4:22
    Nó là 1 loạt các tiếng Slavic được tiêu chuẩn hóa
  • 4:22 - 4:24
    để có thể hiểu bởi những người nói
  • 4:24 - 4:26
    nhiều thổ ngữ Slavic lúc đó,
  • 4:26 - 4:29
    những thổ ngữ Slavic vẫn còn khá giống nhau.
  • 4:29 - 4:30
    Những thổ ngữ Slavic đó,
  • 4:30 - 4:33
    về cơ bản là dạng thông tục của cùng một ngôn ngữ,
  • 4:33 - 4:36
    dần dần phát triển thành những ngôn ngữ Slavic khác nhau ngày nay.
  • 4:37 - 4:40
    Do nó vẫn còn được sử dụng trong 1 số nhà thờ cho mục đích tôn giáo,
  • 4:40 - 4:42
    nó là 1 ngôn ngữ phụng vụ,
  • 4:42 - 4:46
    vậy nên nó vừa vặn với danh mục ngôn ngữ chết từ dưới lên trên
  • 4:46 - 4:48
    Sự phát triển mới của ngôn ngữ Slavic
  • 4:48 - 4:52
    đã thay thế thổ ngữ Slavonic cũ như 1 ngôn ngữ thường nhật.
  • 4:52 - 4:55
    Nhưng tiếng Slavonic Giáo hội cổ vẫn tiếp tục được sử dụng cho mục đích tôn giáo
  • 4:55 - 4:59
    và cho mục đích chính trị trong 1 khoảng thời gian nhất định.
  • 4:59 - 5:03
    Cần lưu ý rằng một số ngôn ngữ chết không thực sự chết đi.
  • 5:03 - 5:05
    Trong cả 2 trường hợp về tiếng Latin và Slavonic cổ,
  • 5:05 - 5:07
    ngôn ngữ không bao giờ ngừng được sử dụng,
  • 5:07 - 5:10
    nó tiếp tục tiến hoá thành các ngôn ngữ khác nhau,
  • 5:10 - 5:13
    bỏ lại ngôn ngữ văn học được mã hóa phía sau
  • 5:13 - 5:16
    như một ngôn ngữ chết riêng biệt đã không còn được sử dụng.
  • 5:16 - 5:18
    Ngôn ngữ Mandan
  • 5:18 - 5:21
    Vào năm 2016, một người đàn ông tên là Edwin Benson,
  • 5:21 - 5:24
    người nói tiếng Mandan cuối cùng còn lại đã qua đời.
  • 5:24 - 5:28
    Mandan là một ngôn ngữ thổ dân châu Mỹ thuộc ngữ hệ Siouan,
  • 5:28 - 5:30
    được sử dụng ở bang Bắc Dakota.
  • 5:30 - 5:33
    Dân số của những người nói tiếng Mandan gần như bị xóa sổ
  • 5:33 - 5:35
    bởi một đợt bùng phát bệnh đậu mùa
  • 5:35 - 5:38
    vào những năm 1780 và một lần nữa vào những năm 1830.
  • 5:38 - 5:40
    Sự gắn kết những dân số còn lại
  • 5:40 - 5:42
    bị hạn chế bởi việc di dời của chính phủ
  • 5:42 - 5:46
    và việc xây dựng các con đập, chúng đã ngăn cách các làng với nhau,
  • 5:46 - 5:48
    trong khi ảnh hưởng của tiếng Anh ngày càng tăng.
  • 5:48 - 5:50
    Việc hầu hết dân số
  • 5:50 - 5:53
    bị xóa sổ trong đợt bùng phát bi thảm của bệnh đậu mùa
  • 5:53 - 5:56
    đã đặt ngôn ngữ này trong danh mục cái chết ngôn ngữ đột ngột,
  • 5:56 - 5:59
    mặc dù một số người nói ngôn ngữ vẫn tiếp tục sống.
  • 5:59 - 6:02
    Trong số những người nói ngôn ngữ còn lại, chúng ta có thể kết luận rằng có một yếu tố
  • 6:02 - 6:06
    làm chết dần ngôn ngữ, khi ngày càng nhiều thành viên trong cộng đồng đó
  • 6:06 - 6:09
    bắt đầu nói ngôn ngữ ưu thế - tiếng Anh, cho đến một ngày
  • 6:09 - 6:11
    tiếng Mandan không còn được sử dụng.
  • 6:11 - 6:12
    Tiếng Gaul.
  • 6:12 - 6:14
    Cho đến thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên,
  • 6:14 - 6:18
    một ngôn ngữ Celtic tên là Gaulish đã được nói ở Pháp.
  • 6:18 - 6:19
    Khi người La Mã chinh phục khu vực này,
  • 6:19 - 6:22
    họ đã biến tiếng Latinh thành ngôn ngữ chính thức của bang
  • 6:22 - 6:24
    và việc có thể nói tiếng Latinh trở thành một cách
  • 6:24 - 6:27
    để đạt được địa vị và cơ hội kinh tế.
  • 6:27 - 6:28
    Trong một số thế kỷ,
  • 6:28 - 6:31
    người ta thường sử dụng song ngữ bằng tiếng địa phương Gaulish
  • 6:31 - 6:33
    và ngôn ngữ uy thế là tiếng Latinh,
  • 6:33 - 6:36
    cho đến khi tiếng Latinh cuối cùng thay thế hoàn toàn tiếng Gaul.
  • 6:36 - 6:38
    Đây là một trường hợp rõ ràng về cái chết dần của ngôn ngữ,
  • 6:38 - 6:41
    khi dân số dần dần từ bỏ ngôn ngữ truyền thống của họ
  • 6:41 - 6:44
    để chuyển sang ngôn ngữ uy thế.
  • 6:44 - 6:45
    Tiếng Ajawa
  • 6:45 - 6:47
    Từ năm 1920 đến năm 1940,
  • 6:47 - 6:50
    ngôn ngữ Ajawa biến mất ở Nigeria
  • 6:50 - 6:53
    vì toàn bộ cộng đồng chuyển sang nói tiếng Hausa
  • 6:53 - 6:56
    vì lý do kinh tế và thực tế.
  • 6:56 - 7:00
    Toàn bộ cộng đồng nhanh chóng ngừng sử dụng ngôn ngữ truyền thống của họ
  • 7:00 - 7:02
    và nó không được truyền lại cho thế hệ tiếp theo.
  • 7:02 - 7:05
    Đây là một ví dụ về cái chết ngôn ngữ cấp tiến,
  • 7:05 - 7:07
    khi một ngôn ngữ chết vì tất cả những người nói ngôn ngữ đó
  • 7:07 - 7:10
    đột ngột chuyển sang ngôn ngữ khác.
  • 7:10 - 7:12
    Trong nhiều trường hợp về cái chết ngôn ngữ cấp tiến,
  • 7:12 - 7:15
    cộng đồng từ bỏ ngôn ngữ của họ để sinh tồn
  • 7:15 - 7:16
    trước bạo lực.
  • 7:16 - 7:19
    Nhưng trong trường hợp cụ thể này, họ đã từ bỏ ngôn ngữ Ajawa
  • 7:19 - 7:22
    vì nói tiếng Hausa có lợi hơn cho cộng đồng của họ.
  • 7:23 - 7:25
    Tại sao chúng ta nên quan tâm đến cái chết của ngôn ngữ?
  • 7:25 - 7:28
    Một số người nghĩ rằng cái chết của ngôn ngữ là một điều tốt,
  • 7:28 - 7:31
    rằng sự đa dạng ngôn ngữ ít hơn là một điều tốt.
  • 7:31 - 7:33
    Ví dụ, các nhà lãnh đạo của một số quốc gia
  • 7:33 - 7:36
    muốn một ngôn ngữ chiếm ưu thế và thay thế tất cả các ngôn ngữ khác,
  • 7:36 - 7:39
    bởi vì họ nghĩ rằng điều đó sẽ thúc đẩy sự thống nhất của đất nước họ.
  • 7:39 - 7:42
    Mặt khác, một ngôn ngữ là một phần của một nền văn hóa,
  • 7:42 - 7:44
    vì vậy khi một ngôn ngữ chết đi, một phần của nền văn hóa đó cũng chết đi,
  • 7:44 - 7:47
    và cách nhìn thế giới độc đáo cũng chết theo nó.
  • 7:47 - 7:49
    Ví dụ, chúng ta hãy nhìn vào
  • 7:49 - 7:51
    ngôn ngữ Kallawaya đang bị đe dọa ở Bolivia.
  • 7:51 - 7:54
    Kallawaya được sử dụng bởi một giáo phái y học,
  • 7:54 - 7:57
    những người học ngôn ngữ, không chỉ để hiểu cách thực hành nghi lễ
  • 7:57 - 7:59
    và truyền thống truyền miệng của tổ tiên họ,
  • 7:59 - 8:03
    mà còn để hiểu hàng ngàn hàng vạn tên thực vật
  • 8:03 - 8:06
    cụ thể theo ngôn ngữ Kallawaya để giải thích việc sử dụng thuốc
  • 8:06 - 8:08
    của các loại cây trồng khác nhau ở địa phương.
  • 8:08 - 8:10
    Nếu tiếng Kallawaya biến mất,
  • 8:10 - 8:13
    thì tất cả nền văn hóa và kiến thức bí mật đó sẽ biến mất cùng với nó.
  • 8:14 - 8:17
    Sự đa dạng ngôn ngữ đang giảm dần
  • 8:17 - 8:20
    và hiện tại, gần 7.000 ngôn ngữ trên Trái đất,
  • 8:20 - 8:22
    gần một nửa đang bị đe dọa.
  • 8:22 - 8:25
    Và top 100 ngôn ngữ được nói nhiều nhất
  • 8:25 - 8:28
    được nói bởi 85% của dân số thế giới.
  • 8:28 - 8:31
    Một số ngôn ngữ có nguy cơ tuyệt chủng đang tìm cuộc sống mới
  • 8:31 - 8:33
    thông qua các nỗ lực hồi sinh,
  • 8:33 - 8:36
    điều này yêu cầu ngôn ngữ trước tiên cần được ghi lại và tài liệu hóa,
  • 8:36 - 8:38
    sau đó được học bởi những người nói mới,
  • 8:38 - 8:42
    và cũng được sử dụng bởi một cộng đồng nhiệt tình và thúc đẩy.
  • 8:42 - 8:45
    Và có một số ảnh hưởng chính trị cũng sẽ không gây hại.
  • 8:45 - 8:46
    Câu hỏi trong ngày:
  • 8:46 - 8:48
    Ở quốc gia của bạn, hoặc trong khu vực của bạn,
  • 8:48 - 8:52
    có ngôn ngữ nào đang gặp nguy hiểm sắp chết hay trở nên tuyệt chủng không?
  • 8:52 - 8:54
    Bạn cảm thấy thế nào về việc những ngôn ngữ đang dần biến mất?
  • 8:54 - 8:56
    Liệu một điều gì đó quan trọng sẽ bị mất?
  • 8:56 - 9:00
    Hãy nhớ theo dõi Langfocus trên Facebook, Twitter và Instagram.
  • 9:00 - 9:03
    Và một lần nữa xin cảm ơn tất cả của những người ủng hộ Patreon tuyệt vời của tôi,
  • 9:03 - 9:06
    đặc biệt là những người ủng hộ Patreon hàng đầu của tôi,
  • 9:06 - 9:08
    có tên trên màn hình ngay bây giờ.
  • 9:08 - 9:10
    Rất cảm ơn họ.
  • 9:10 - 9:13
    Nhân tiện, trên video cuối cùng về Toki Pona,
  • 9:13 - 9:17
    một số bạn hỏi tại sao Toki Pona đã được liệt kê trên danh sách Patreon.
  • 9:17 - 9:19
    Đó là bởi vì người sáng tạo của ngôn ngữ Toki Pona
  • 9:19 - 9:21
    đã là một Patreon kể từ mùa hè năm ngoái,
  • 9:21 - 9:24
    nhưng không mong muốn xuất hiện trong danh sách.
  • 9:24 - 9:28
    Nhưng theo yêu cầu, tôi đã bắt đầu liệt kê tên của ngôn ngữ.
  • 9:28 - 9:31
    Cảm ơn vì đã xem, và chúc một ngày tốt đẹp!
  • 9:31 - 9:37
    ♪ (âm nhạc) ♪
  • 9:37 - 9:43
    ♪ (âm nhạc) ♪
Title:
Language Death: How do languages die?
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
Amplifying Voices
Project:
Endangered Languages
Duration:
09:51

Vietnamese subtitles

Incomplete

Revisions Compare revisions