Return to Video

Vị vua đầu tiên và cuối cùng của Haiti - Marlene Daut

  • 0:06 - 0:10
    Cặp vợ chồng hoàng gia Haiti
    đến buổi đăng cơ
  • 0:10 - 0:11
    trong tiếng vỗ tay như sấm.
  • 0:11 - 0:14
    Sau khi được trao vương miện lộng lẫy
    và quyền trượng,
  • 0:14 - 0:19
    Henry Christophe bước lên ngai vàng
    cao 20 mét chót vót trên không.
  • 0:19 - 0:23
    Nhưng mấy ai trong đám đông cổ vũ
    biết rằng vị vua đầu tiên của Haiti
  • 0:23 - 0:26
    cũng chính là vị vua cuối cùng.
  • 0:26 - 0:29
    Sinh ra đã là nô lệ
    trên đảo Grenada,
  • 0:29 - 0:34
    Christophe trải qua thời thơ ấu
    ở nhiều hòn đảo vùng Caribe.
  • 0:34 - 0:36
    Năm 1779, khi mới 12 tuổi,
  • 0:36 - 0:40
    ông đi cùng với chủ
    hỗ trợ những nhà cách mạng Mỹ
  • 0:40 - 0:42
    trong Trận chiến Savannah.
  • 0:42 - 0:44
    Cuộc bao vây kéo dài này
  • 0:44 - 0:48
    là lần tiếp xúc đầu tiên của Christophe
    với cách mạng bạo lực.
  • 0:48 - 0:50
    Có vài ghi chép còn sót lại
  • 0:50 - 0:53
    về cuộc sống của Christophe
    ngay sau chiến tranh.
  • 0:53 - 0:54
    Thập kỷ tiếp theo,
  • 0:54 - 0:57
    ta biết ông làm thợ xây
    và phục vụ tại khách sạn
  • 0:57 - 1:00
    thuộc địa Saint-Domingue của Pháp,
    ngày nay là Haiti.
  • 1:00 - 1:05
    Năm 1791, khi nô lệ thuộc địa nổi dậy,
  • 1:05 - 1:09
    Christophe có thêm một cơ hội khác
    để đấu tranh vì tự do.
  • 1:09 - 1:13
    Toussaint Louverture dẫn đầu phiến quân
    chiến đấu chống lại chủ đồn điền,
  • 1:13 - 1:17
    các lực lượng của Anh và Tây Ban Nha
    giành quyền kiểm soát đảo.
  • 1:17 - 1:20
    Christophe nhanh chóng
    thăng cấp bậc,
  • 1:20 - 1:23
    chứng tỏ mình ngang hàng
    với những vị tướng có kinh nghiệm hơn.
  • 1:23 - 1:25
    Đến năm 1793,
  • 1:25 - 1:29
    Louverture đã giải phóng nô lệ
    thành công ở Saint-Domingue,
  • 1:29 - 1:34
    và đến năm 1801, ông xây dựng đảo
    như một thuộc địa bán tự trị.
  • 1:34 - 1:39
    Nhưng trong thời gian này,
    Napoleon Bonaparte lên nắm quyền ở Pháp
  • 1:39 - 1:42
    và mang sứ mệnh
    khôi phục chế độ nô lệ và chính quyền Pháp
  • 1:42 - 1:44
    trên toàn bộ lãnh thổ.
  • 1:44 - 1:48
    Cố gắng khôi phục chế độ nô lệ của Pháp
    vấp phải sự kháng cự quyết liệt,
  • 1:48 - 1:51
    Tướng Christophe, thậm chí,
    còn phóng hỏa thủ đô
  • 1:51 - 1:53
    để ngăn không cho quân đội chiếm đóng.
  • 1:53 - 1:57
    Cuối cùng, cuộc nổi loạn và
    dịch sốt vàng da bùng phát
  • 1:57 - 2:02
    buộc lính Pháp phải rút lui
    nhưng thương vong là không tránh khỏi.
  • 2:02 - 2:06
    Louverture bị bắt, và bị bỏ mặc đến chết
    trong một nhà tù Pháp;
  • 2:06 - 2:11
    chung số phận với con trai chín tuổi
    của Christophe vài năm sau.
  • 2:11 - 2:13
    Sau cách mạng,
    Christophe cùng các tướng
  • 2:13 - 2:17
    Jean-Jacques Dessalines
    và Alexandre Pétion
  • 2:17 - 2:20
    vươn lên vị trí quan trọng
    trong chính phủ mới.
  • 2:20 - 2:24
    Năm 1804, Dessalines được tôn
    là hoàng đế của nước Haiti độc lập.
  • 2:24 - 2:29
    Nhưng mong muốn nắm quyền lực độc tôn
    khiến những người ủng hộ ông dần xa lánh.
  • 2:29 - 2:33
    Cuối cùng, sự thống trị của Dessalines
    làm dấy lên một âm mưu chính trị
  • 2:33 - 2:37
    khiến ông bị ám sát vào năm 1806.
  • 2:37 - 2:42
    Cuộc đấu giành quyền lực sau đó
    gây ra Nội chiến, chia đất nước làm hai.
  • 2:42 - 2:47
    Tới năm 1807, Christophe cai trị
    miền Bắc ở Cap-Haïtien,
  • 2:47 - 2:51
    và Pétion cai trị miền Nam
    từ Port-au-Prince.
  • 2:51 - 2:54
    Pétion đã cố gắng giữ đúng
    nguồn gốc cách mạng dân chủ
  • 2:54 - 2:57
    bằng cách xây dựng nền cộng hòa
    theo thể chế Hoa Kỳ.
  • 2:57 - 3:01
    Ông thậm chí còn ủng hộ các nhà cách mạng
    chống thực dân ở những quốc gia khác.
  • 3:01 - 3:04
    Những chính sách này
    khiến dân chúng yêu quý ông,
  • 3:04 - 3:07
    nhưng lại làm chậm sự tăng trưởng
    trong thương mại và kinh tế.
  • 3:07 - 3:11
    Ngược lại, Christophe có nhiều kế hoạch
    mạnh mẽ hơn cho đất nước Haiti độc lập.
  • 3:11 - 3:16
    Ông phân lại đất cho dân, nhưng vẫn giữ
    quyền quản lý của nhà nước về nông nghiệp.
  • 3:16 - 3:19
    Ông cũng giao thương
    với nhiều quốc gia bên ngoài,
  • 3:19 - 3:21
    bao gồm Vương quốc Anh và Hoa Kỳ,
  • 3:21 - 3:24
    và cam kết không can thiệp
    chính sách đối ngoại của họ.
  • 3:24 - 3:29
    Ông còn xây dựng một tòa thành đồ sộ
    đề phòng người Pháp xâm lược lần nữa.
  • 3:29 - 3:32
    Để đạt được tất cả những điều này,
    Christophe cưỡng chế lao động,
  • 3:32 - 3:37
    và để tăng cường quyền lực ,
    ông tự phong vương vào năm 1811.
  • 3:37 - 3:41
    Trong triều đại của mình, ông sống tại
    cung điện Sans Souci sang trọng
  • 3:41 - 3:45
    cùng vợ và ba người con còn lại.
  • 3:45 - 3:49
    Vương quốc của Christophe đạt được
    sự phát triển về thương mại, công nghiệp,
  • 3:49 - 3:51
    văn hóa và giáo dục
    một cách nhanh chóng.
  • 3:51 - 3:54
    Ông du nhập các nghệ sĩ danh tiếng
    của châu Âu vào nền văn hóa Haiti,
  • 3:54 - 3:59
    cũng như các giáo viên châu Âu
    nhằm thiết lập nền giáo dục công.
  • 3:59 - 4:02
    Nhưng đây là những điểm sáng nổi trội,
  • 4:02 - 4:05
    việc ông cưỡng chế lao động
    vẫn là lời gợi nhắc khó chịu
  • 4:05 - 4:08
    về chế độ nô lệ mà người Haiti
    đã chiến đấu để xoá bỏ.
  • 4:08 - 4:12
    Theo thời gian, các chính sách độc đoán
    của ông không còn được ủng hộ,
  • 4:12 - 4:15
    và những đối thủ
    ở miền Nam dần lớn mạnh.
  • 4:15 - 4:20
    Tháng 10 năm 1820, triều đại của ông
    cuối cùng đã đi đến kết cục bi thảm.
  • 4:20 - 4:24
    Vài tháng sau cơn đột quỵ
    khiến ông không thể thiết triều,
  • 4:24 - 4:28
    các thành viên chủ chốt trong quân đội
    của ông quy phục lực lượng miền Nam.
  • 4:28 - 4:32
    Bị phản bội và tuyệt vọng,
    nhà vua tự sát.
  • 4:32 - 4:36
    Ngày nay, dấu tích lịch sử phức tạp
    của Christophe
  • 4:36 - 4:40
    vẫn có thể được tìm thấy
    trong phần đổ nát còn lại của cung điện
  • 4:40 - 4:45
    và là di sản của Haiti quốc gia đầu tiên
    xóa bỏ vĩnh viễn chế độ nô lệ.
Title:
Vị vua đầu tiên và cuối cùng của Haiti - Marlene Daut
Speaker:
Marlene Daut
Description:

Xem toàn bộ bài học tại: https://ed.ted.com/lessons/the-first-and-last-king-of-haiti-marlene-daut

Cặp vợ chồng hoàng gia Haiti cưỡi ngựa đăng cơ trong tiếng vỗ tay như sấm. Sau khi được trao vương miện lộng lẫy, Henry Barshe bước lên ngai vàng cao 20 mét chót vót trên không. Nhưng mấy ai trong đám đông cổ vũ biết rằng vị vua đầu tiên của Haiti cũng chính là vị vua cuối cùng. Nhân vật mang tính cách mạng này là ai? Cùng Marlene Daut khám phá câu chuyện về người đàn ông sinh ra là nô lệ đã vượt qua các cấp bậc địa vị để đăng cơ.

Bài học của Marlene Daut, đạo diễn Cabong Studios.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:48

Vietnamese subtitles

Revisions