Return to Video

Vì sao mỗi người đều cần có hiểu biết về dữ liệu | Jordan Morrow | TEDxBoise

  • 0:07 - 0:08
    Có bao nhiêu trong số chúng ta
  • 0:08 - 0:10
    đã từng xem thời sự,
  • 0:10 - 0:14
    và rồi các tin tức tràn đến,
    và rồi ta bị cuốn theo
  • 0:14 - 0:17
    và rồi ta bắt đầu
    có những thắc mắc như,
  • 0:17 - 0:20
    "Mấy con số này có đúng không vậy?"
  • 0:21 - 0:22
    Hoặc, có bao nhiêu trong số chúng ta
  • 0:22 - 0:27
    đã từng đứng trước sạp báo,
    lướt qua các tờ báo giấy, tạp chí -
  • 0:27 - 0:30
    dành cho ai không biết
    báo giấy là gì
  • 0:30 - 0:33
    đó là các tin tức in ra trên giấy,
    không phải trên mạng xã hội
  • 0:33 - 0:36
    nhưng có lúc nào
    ta đứng trước sạp báo đó
  • 0:36 - 0:39
    và nói, "Ơ, nghe cứ sai sai ấy nhỉ?"
  • 0:40 - 0:42
    Hoặc là, lần này chuyển sang mạng xã hội,
  • 0:43 - 0:46
    Có bao nhiêu trong số chúng ta
    đã từng lên mạng xã hội
  • 0:46 - 0:49
    thấy những câu chuyện
    được lan truyền khắp nơi
  • 0:49 - 0:52
    khiến ta đăm chiêu suy nghĩ,
    như đợt có trò Thử Thách Momo,
  • 0:53 - 0:55
    và rồi ta phát hiện ra
    đó chỉ là trò lừa đảo?
  • 0:57 - 0:58
    Thế giới mà ta đang sống
  • 0:58 - 1:02
    đang sản sinh ra quá nhiều cách thức
    để tiếp cận thông tin nhanh chóng
  • 1:03 - 1:05
    Làm sao để ta có thể nắm bắt được hết?
  • 1:05 - 1:07
    Và không chỉ nắm bắt nó:
  • 1:07 - 1:11
    Làm sao để ta có thể dùng nó để đưa ra
    những quyết định thông minh, sáng suốt?
  • 1:13 - 1:15
    Bây giờ, nếu tôi nói với các bạn
  • 1:15 - 1:18
    rằng trên đời này
    có một kỹ năng chính thống
  • 1:18 - 1:20
    mà ai cũng học được -
  • 1:20 - 1:23
    thậm chí không chỉ học,
    mà làm tốt là đằng khác -
  • 1:23 - 1:28
    cho phép ta hiểu hơn
    về số liệu và thông tin
  • 1:28 - 1:31
    từ đó có thể đưa ra
    các quyết định sáng suốt?
  • 1:31 - 1:33
    Nghe hơi khó tin nhỉ?
  • 1:33 - 1:35
    Tôi hứa là sẽ không khó tin đến thế
  • 1:35 - 1:38
    Đây là sự thật,
    và ai cũng có thể làm được.
  • 1:39 - 1:42
    Đó là kỹ năng đọc hiểu số liệu.
  • 1:43 - 1:47
    Trước khi mô tả chính xác
    đọc hiểu số liệu là gì,
  • 1:47 - 1:49
    Tôi muốn nêu ra một vài cơ sở
  • 1:49 - 1:52
    để ta hiểu về kỷ nguyên
    và thế giới mà ta đang sống
  • 1:52 - 1:54
    với công nghệ và thông tin.
  • 1:56 - 1:58
    Thời kỳ mà ta đang sống đây
  • 1:58 - 2:00
    vẫn hay được gọi là
    cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư.
  • 2:00 - 2:03
    Nhưng ý nghĩa thực sự của nó là gì chứ?
  • 2:04 - 2:06
    Đó là thế giới được số hoá
  • 2:06 - 2:12
    và tôi nghĩ ta đều đồng ý rằng
    thế giới ta đang sống được số hoá hết mức.
  • 2:12 - 2:14
    Thực tế là hơi bị khó
  • 2:14 - 2:18
    để tìm ra ai đó không có một cái máy tính,
    trong hình dạng của một cái điện thoại.
  • 2:19 - 2:22
    Để tô bức tranh này đẹp hơn nữa,
  • 2:22 - 2:24
    Tôi sẽ đưa cho bạn một vài ví dụ
  • 2:24 - 2:27
    để thấy chúng ta kết nối như thế nào
  • 2:27 - 2:29
    và thông tin được tạo ra
    nhiều như thế nào
  • 2:29 - 2:31
    Ví dụ đầu tiên:
  • 2:31 - 2:34
    Bạn có biết rằng ngày nay
  • 2:34 - 2:37
    ta cần một cái tủ lạnh
    có màn hình cảm ứng không?
  • 2:38 - 2:39
    (Cười)
  • 2:39 - 2:41
    Không chỉ có màn hình cảm ứng nhé,
  • 2:41 - 2:44
    nó còn có thể bật video trên YouTube,
    nó còn có thể dự báo thời tiết nữa.
  • 2:46 - 2:48
    Những thứ này, bạn có cho rằng
    mình cần chúng không?
  • 2:48 - 2:52
    Bật mí, thử đoán xem
    ai đó có một cái đây?
  • 2:52 - 2:54
    (Cười)
  • 2:54 - 2:59
    Ví dụ thứ hai: Bạn có biết
    rằng bạn cần một cái máy rửa bát
  • 3:00 - 3:02
    có thể nối với mạng Internet?
  • 3:02 - 3:04
    Vì khi đang xem phim ở rạp,
  • 3:04 - 3:07
    tôi không thể nghĩ ra
    cái gì khác cần thiết hơn
  • 3:07 - 3:10
    để biết rằng bát đĩa
    đã được rửa xong rồi
  • 3:10 - 3:12
    (Cười)
  • 3:12 - 3:14
    Bạn có biết bạn cần một cái như thế không?
  • 3:15 - 3:19
    Ví dụ thứ ba: Bạn có biết
  • 3:19 - 3:21
    rằng bây giờ siêu khó để
  • 3:21 - 3:23
    vặn một cái vòi nước khi đi tắm không?
  • 3:23 - 3:24
    (Cười)
  • 3:24 - 3:26
    Rằng giờ bạn phải tải ứng dụng về
  • 3:27 - 3:29
    để mở nước này
    và - trời đất -
  • 3:29 - 3:32
    đặt nước nóng chính xác ở nhiệt độ
    như bạn mong muốn?
  • 3:32 - 3:34
    Không chỉ thế đâu,
  • 3:34 - 3:37
    bạn còn có thể có
    màn hình cảm ứng trong bồn tắm nữa cơ
  • 3:37 - 3:39
    và hỗn hợp điện với nước đó -
  • 3:39 - 3:41
    (Cười)
  • 3:41 - 3:43
    Bạn có biết bạn cần một cái như thế không?
  • 3:45 - 3:49
    Thực tế là,
    tất cả mọi thứ đều được kết nối với nhau
  • 3:49 - 3:53
    Không chỉ mỗi kết nối,
    đoán xem nó tạo ra cái gì nào?
  • 3:54 - 3:56
    Dữ liệu và thông tin.
  • 3:57 - 4:00
    Giờ người ta hay gọi dữ liệu
    là dầu mỏ mới,
  • 4:00 - 4:03
    Nhưng hãy thử lùi lại một bước
    và cân nhắc lại phát biểu này
  • 4:03 - 4:05
    để hiểu nó rõ hơn.
  • 4:05 - 4:08
    Dữ liệu là tài sản rất có giá trị,
  • 4:08 - 4:09
    nhưng cũng như dầu mỏ,
  • 4:10 - 4:15
    nó cần con người và quá trình tinh lọc
    để có giá trị như thế
  • 4:16 - 4:17
    Đó chính là việc đọc hiểu số liệu.
  • 4:19 - 4:20
    Theo định nghĩa thì,
  • 4:20 - 4:24
    đọc hiểu số liệu là khả năng đọc,
  • 4:24 - 4:28
    sử dụng, phân tích
    và tranh luận với dữ liệu -
  • 4:29 - 4:33
    bốn kỹ năng xoay quanh một chủ đề.
  • 4:33 - 4:35
    Chú ý là tôi đã không nói cái này:
  • 4:36 - 4:40
    đọc hiểu dữ liệu không phải
    là khoa học nghiên cứu dữ liệu
  • 4:40 - 4:44
    Mọi người không cần phải trở thành
    chuyên gia nghiên cứu dữ liệu
  • 4:45 - 4:47
    nhưng mọi người cần
    quen thuộc hơn với dữ liệu
  • 4:48 - 4:51
    để thành công trong cuộc
    Cách mạng Công nghiệp Thứ tư này.
  • 4:52 - 4:55
    Giờ ta sẽ nói kỹ hơn hơn
  • 4:55 - 4:57
    để hiểu sâu hơn về bốn kỹ năng này.
  • 4:57 - 5:00
    Để dễ hình dung, hãy tưởng tượng
  • 5:00 - 5:02
    ta đang đi mua một cái tủ lạnh.
  • 5:03 - 5:06
    Nên nhớ những nguyên tắc
    tôi đang nói đây
  • 5:06 - 5:08
    không chỉ dành cho cuộc sống thường ngày;
  • 5:09 - 5:11
    mà còn dành cho cả
    các doanh nghiệp nhà nước,
  • 5:11 - 5:15
    các doanh nghiệp tư nhân,
    và dành cho cả xã hội.
  • 5:16 - 5:20
    Đặc trưng thứ nhất
    là khả năng đọc dữ liệu.
  • 5:20 - 5:23
    Hãy tưởng tượng
    ta đang vào trong cửa hàng,
  • 5:23 - 5:26
    ngắm nghía tủ lạnh,
  • 5:26 - 5:29
    và ta không thể biết được
    cái nào sẽ phù hợp nhất.
  • 5:30 - 5:31
    Cho nên bước đầu tiên là
  • 5:31 - 5:36
    ta sẽ đọc các thông tin
    và dữ liệu mà ta có
  • 5:36 - 5:40
    nếu bạn thử
    tìm kiếm trên Google từ "đọc":
  • 5:41 - 5:45
    nó có nghĩa là nhìn thấy và hiểu.
  • 5:46 - 5:50
    Vậy nên ta đi vào cửa hàng,
    có tổng cộng đâu đó 30 cái tủ lạnh,
  • 5:51 - 5:53
    hy vọng có cái nào đó
    không có màn hình cảm ứng,
  • 5:54 - 5:57
    ta đọc thông tin của từng cái,
  • 5:57 - 6:00
    và cố gắng hiểu chúng để
    đưa ra quyết định thông minh hơn.
  • 6:01 - 6:04
    Đọc số liệu là
    một trong những thứ mạnh mẽ nhất
  • 6:04 - 6:07
    có thể giải phóng tư tưởng của bạn
    trong Cách mạng Công nghiệp Thứ tư.
  • 6:08 - 6:10
    Nếu ta lùi lại vài trăm năm trước đây,
  • 6:10 - 6:12
    bạn có biết là biết đọc
  • 6:12 - 6:14
    cũng là một hành vi phạm tội?
  • 6:15 - 6:18
    Tôi đương nhiên không nói rằng
    biết đọc dữ liệu là một tội ác,
  • 6:19 - 6:23
    nhưng cũng như mấy trăm năm trước đây,
    và với lượng thông tin bao quanh ta,
  • 6:23 - 6:28
    khả năng đọc và hiểu dữ liệu
    là kỹ năng sống còn.
  • 6:28 - 6:30
    Rồi, quay về với
    mấy cái tủ lạnh của chúng ta.
  • 6:30 - 6:31
    Tiếp tục đi
  • 6:31 - 6:35
    và ta sẽ đến với đặc trưng thứ hai
    của đọc hiểu số liệu.
  • 6:36 - 6:38
    Đó là khả năng sử dụng dữ liệu.
  • 6:39 - 6:41
    Có người sẽ tự hỏi,
  • 6:41 - 6:45
    "Thế nghĩa là tôi phải giỏi về
    khoa học máy tính và thống kê
  • 6:45 - 6:46
    để làm việc với dữ liệu?"
  • 6:47 - 6:49
    Câu trả lời là không.
  • 6:50 - 6:52
    Nó nghĩa là hãy trở nên
    quen thuộc hơn với số liệu
  • 6:52 - 6:54
    khi các thông tin
    được đưa đến với ta.
  • 6:55 - 6:56
    Khi nghĩ về những câu chuyện
  • 6:56 - 6:59
    lan truyền trên mạng kia,
    khiến ta không thoải mái,
  • 6:59 - 7:03
    ta sẽ thở phào khi đi tìm hiểu
    và nhận ra đó chỉ là trò lừa đảo.
  • 7:03 - 7:07
    Sử dụng và đọc dữ liệu cho phép ta
  • 7:07 - 7:10
    phát hiện trò lừa đảo này
    thậm chí trước cả khi ta đi tìm hiểu.
  • 7:11 - 7:13
    Rồi, khi ta đi mua tủ lạnh,
  • 7:13 - 7:17
    mỗi cái tủ lạnh đều được
    ghi rõ thông tin,
  • 7:17 - 7:19
    ta tiếp nhận nó
    một cách tự nhiên,
  • 7:20 - 7:24
    từ đó dẫn đến đặc trưng thứ ba
    trong định nghĩa về đọc hiểu dữ liệu,
  • 7:25 - 7:28
    đó là phân tích dữ liệu.
  • 7:29 - 7:33
    Phân tích dữ liệu là việc
    trả lời cho câu hỏi "tại sao?"
  • 7:34 - 7:39
    Tôi thường nói ta cần phải vượt qua
    sự quan sát để đến được với sự thấu hiểu.
  • 7:40 - 7:44
    Trên thực tế, khi một câu chuyện
    được lan truyền trên mạng xã hội,
  • 7:44 - 7:45
    đa phần là,
  • 7:46 - 7:49
    ta đang quan sát những dữ liệu
    được đưa đến với ta.
  • 7:50 - 7:51
    Trong trường hợp cái tủ lạnh,
  • 7:51 - 7:54
    ta đang đi loanh quanh,
    nhìn ngắm 30 cái tủ lạnh
  • 7:54 - 7:56
    và có tầm năm cái
    rơi vào tầm ngắm:
  • 7:56 - 7:58
    Ta vừa mới quan sát đó.
  • 7:59 - 8:03
    Giờ ta cần phải phân tích thông tin
    của năm cái tủ lạnh này
  • 8:04 - 8:05
    vậy là ta tiếp nhận nó,
  • 8:05 - 8:09
    và tìm ra những chi tiết đáng giá, đưa ta
    đến với những quyết định sáng suốt.
  • 8:09 - 8:14
    Phân tích cũng có nghĩa là
    phải đặt nhiều câu hỏi một cách tự nhiên
  • 8:15 - 8:17
    Việc này không xảy ra
    thường xuyên lắm
  • 8:17 - 8:19
    trong thời buổi mạng xã hội này.
  • 8:19 - 8:22
    Ta thực ra nên đặt câu hỏi
    cho tất cả mọi thứ.
  • 8:24 - 8:25
    Miếng bánh thứ tư
  • 8:26 - 8:28
    là tranh luận với dữ liệu
  • 8:28 - 8:30
    Nói thêm chút,
  • 8:30 - 8:34
    Không phải là tôi đang khuyên mọi người
    đi tranh cãi với người bán hàng
  • 8:34 - 8:36
    khi đang đi tìm và chọn tủ lạnh đâu nhé.
  • 8:37 - 8:39
    Tranh luận với dữ liệu có hai ý.
  • 8:39 - 8:44
    Một: tự tra vấn những thông tin ta có.
  • 8:44 - 8:48
    Hãy hỏi người bán hàng nhiều vào,
  • 8:49 - 8:51
    tự tra vấn những gì họ trả lời.
  • 8:51 - 8:56
    Ý thứ hai của
    tranh luận với dữ liệu
  • 8:56 - 9:02
    là khả năng đưa ra tình huống
    và giải quyết nó bằng dữ liệu.
  • 9:03 - 9:06
    Tóm lại là bạn hãy đặt mình
    vào hoàn cảnh của tôi.
  • 9:06 - 9:10
    Ví dụ như thế này, vợ chồng tôi
    đang sửa nhà và phải đi chọn tủ lạnh.
  • 9:10 - 9:14
    Bọn tôi tuyệt đối nhất trí
    trong mọi chuyện.
  • 9:15 - 9:16
    Không có chuyện đó đâu.
  • 9:16 - 9:17
    (Cười)
  • 9:17 - 9:19
    Bọn tôi mỗi người đều có ý kiến riêng,
  • 9:19 - 9:23
    bọn tôi tranh luận với nhau, và bảo vệ
    ý kiến của mình bằng thực tế và dữ liệu
  • 9:23 - 9:26
    để có thể tìm được
    cái tủ lạnh phù hợp nhất cho chúng tôi.
  • 9:28 - 9:29
    Bốn đặc trưng:
  • 9:29 - 9:34
    đọc, sử dụng, phân tích,
    tranh luận với dữ liệu
  • 9:35 - 9:40
    cho phép từng cá nhân chúng ta
    hợp lý hoá toàn bộ thông tin ngoài kia
  • 9:40 - 9:43
    để có thể đưa ra quyết định với dữ liệu.
  • 9:43 - 9:46
    Tôi đã từng rất hay tự hỏi,
  • 9:46 - 9:49
    "Mình bắt đầu thế nào đây?
    Mình nên làm gì đây?"
  • 9:49 - 9:52
    "Mình có nên đi học lại và
    học thống kê giỏi hơn không?"
  • 9:53 - 9:55
    "Mình có cần phải biết lập trình không?"
  • 9:55 - 9:59
    Giờ thì tôi hiểu rồi, mọi người không cần
    phải thành mọt sách như tôi.
  • 10:00 - 10:03
    Mọi người không cần phải
    đọc sách về thống kê đâu -
  • 10:03 - 10:05
    Tôi là tôi có đấy.
  • 10:06 - 10:08
    Vậy ta bắt đầu như thế nào đây?
  • 10:09 - 10:14
    Tôi tự đặt ra mội câu, tôi hay gọi nó
    là "Hai chữ C của Đọc Hiểu Dữ Liệu".
  • 10:15 - 10:19
    Chữ C đầu tiên, ta cần phải
    Tò Mò (Curious).
  • 10:21 - 10:23
    Tôi có năm đứa nhóc ở nhà.
  • 10:23 - 10:26
    Đoán xem mỗi ngày bọn nhóc
    hỏi tôi bao nhiêu câu hỏi?
  • 10:26 - 10:27
    (Cười)
  • 10:28 - 10:33
    Và mấu chốt là: Tôi
    không bao giờ muốn bọn nhóc dừng lại cả.
  • 10:34 - 10:38
    Tôi có thể thấy được não bọn trẻ hoạt động
    trước những dữ liệu bọn chúng tiếp nhận,
  • 10:38 - 10:42
    để tìm ra những câu trả lời mà
    tôi có mơ cũng không tìm ra được,
  • 10:43 - 10:44
    Vì nhiều lý do,
  • 10:45 - 10:49
    trí tò mò của chúng ta mất đi
    khi ta lớn lên.
  • 10:50 - 10:55
    Hãy tò mò và
    đặt câu hỏi cho mọi thứ.
  • 10:56 - 10:59
    Đó là khởi đầu của việc đọc hiểu dữ liệu.
  • 11:00 - 11:02
    Chữ C thứ hai của đọc hiểu dữ liệu
  • 11:03 - 11:04
    là Sáng tạo (Creativity)
  • 11:05 - 11:08
    Có rất nhiều thứ đang được thế giới
    thảo luận và cường điệu
  • 11:09 - 11:14
    như là trí tuệ nhân tạo hay
    máy tính và các loại máy móc khác
  • 11:14 - 11:16
    có thể làm được những gì trong tương lai.
  • 11:16 - 11:19
    Chúng ta hiện đã sống trong cuộc
    Cách Mạng Công Nghiệp Thứ Tư rồi.
  • 11:19 - 11:23
    Chúng ta hiện đã sống
    trong thế giới số rồi.
  • 11:23 - 11:28
    và tôi đang nói với bạn về cỗ máy tính
    mạnh nhất trên đời ở ngay đây;
  • 11:29 - 11:31
    Ngay trong trí óc của chúng ta.
  • 11:31 - 11:35
    Yếu tố con người không bao giờ
    có thể tách rời khỏi dữ liệu.
  • 11:35 - 11:40
    Đó là sự kết hợp của các cỗ máy cùng
    dữ liệu và trí thông minh nhân tạo
  • 11:41 - 11:43
    cùng với yếu tố con người.
  • 11:44 - 11:48
    Hãy nhớ rằng: bốn đặc trưng này là để
    mô tả một loạt kỹ năng.
  • 11:49 - 11:54
    Nhưng chữ C trong Sáng Tạo (Creativity)
    sẽ mở mang đầu óc của loài người chúng ta
  • 11:55 - 11:58
    trước những thứ có vẻ như
    chán ngắt và khô khan như số liệu,
  • 11:59 - 12:01
    nhưng số liệu và thông tin
    có sức mạnh của nó.
  • 12:03 - 12:08
    Nói tóm lại, thế giới ta đang sống
    có thể được thực sự cải thiện
  • 12:08 - 12:11
    trong xã hội, trong công việc
    và trong cuộc sống thường ngày,
  • 12:12 - 12:15
    nếu ta tự cải thiện khả năng đọc,
  • 12:15 - 12:19
    sử dụng, phân tích
    và tranh luận với dữ liệu.
  • 12:20 - 12:23
    Nếu bạn muốn một cách đơn giản
    để thành công trong tương lai
  • 12:23 - 12:24
    và trong thế giới kỹ thuật số này,
  • 12:24 - 12:26
    hãy trở thành người biết đọc hiểu dữ liệu,
  • 12:26 - 12:27
    Cảm ơn mọi người.
  • 12:27 - 12:33
    (Vỗ tay)
Title:
Vì sao mỗi người đều cần có hiểu biết về dữ liệu | Jordan Morrow | TEDxBoise
Description:

Làm thế nào để ta biết được thông tin nào đúng hay sai mà không cần trở thành các chuyên gia về dữ liệu? Làm thế nào để ta có thể dùng số liệu để đưa ra các quyết định đúng đắn hơn? Khả năng đọc hiểu dữ liệu sẽ mở rộng tầm mắt của ta và giúp ta thành công hơn trong cuộc cách mạng công nghệ số.

Jordan là một người vô cùng yêu thích số liệu và phân tích, anh tự gọi mình là "mọt dữ liệu". Bên cạnh những thứ yêu thích của anh liên quan đến toán - và dữ liệu -, Jordan là một người yêu thích chạy đường núi và là chạy marathon đường trường, thường xuyên thám hiểm các rặng núi ở Utah. Anh có năm người con, cưới người bạn thân nhất của mình từ thời đại học, và thậm chí còn đặt tên cho con chó giống Golden Retriever của mình là Wrigley, đặt theo tên sân của đội bóng chày yêu thích của anh Chicago Cubs.

Buổi nói chuyện này được xếp vào các sự kiện TEDx, theo đúng kịch bản của một buổi thảo luận của TED nhưng được tổ chức bởi một cộng đồng dân bản địa. Tìm hiểu thêm ở https://www.ted.com/tedx

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDxTalks
Duration:
12:36

Vietnamese subtitles

Revisions