Return to Video

Hóa trị hoạt động như thế nào? - Hyunsoo Joshua No

  • 0:07 - 0:08
    Trong thế chiến thứ nhất,
  • 0:08 - 0:11
    một trong những nỗi kinh hoàng
    của chiến tranh chiến hào
  • 0:11 - 0:15
    là một loại hơi độc màu vàng
    tên là khí mù tạc.
  • 0:15 - 0:18
    Những ai không may mắn bị phơi nhiễm
  • 0:18 - 0:22
    sẽ thấy ngạt thở, mắt bỏng rát,
  • 0:22 - 0:26
    và nổi những bóng nước phồng rộp trên da.
  • 0:26 - 0:30
    Các nhà khoa học
    cố tìm mọi cách để tạo ra thuốc chữa
  • 0:30 - 0:32
    chống lại thứ vũ khí chết người này.
  • 0:32 - 0:34
    Trong lúc nghiên cứu,
    họ nhận thấy
  • 0:34 - 0:37
    khí này phá hủy tủy
    của những người lính bị nhiễm vĩnh viễn,
  • 0:37 - 0:42
    khiến không còn khả năng tạo tế bào máu.
  • 0:42 - 0:44
    Dù có những tác động khủng khiếp,
  • 0:44 - 0:47
    nó vẫn mang đến
    cho các nhà khoa học một sáng kiến.
  • 0:47 - 0:52
    Tế bào ung thư và tủy có điểm chung là:
    tốc độ nhân đôi chóng mặt.
  • 0:52 - 0:55
    Liệu một trong những vũ khí
    hủy diệt bậc nhất của chiến tranh
  • 0:55 - 0:59
    có thể biến thành vũ khí tối thượng
    trong cuộc chiến chống ung thư?
  • 0:59 - 1:02
    Trong những năm 1930,
    các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm
  • 1:02 - 1:08
    tiêm hợp chất dẫn xuất khí mù tạc
    vào tĩnh mạch của bệnh nhân ung thư.
  • 1:08 - 1:13
    Tốn rất nhiều thời gian và thử nghiệm
    để tìm ra liệu pháp điều trị thích hợp.
  • 1:13 - 1:15
    Khi thế chiến thứ hai kết thúc,
  • 1:15 - 1:20
    thuốc hóa trị đầu tiên được tạo ra.
  • 1:20 - 1:23
    Ngày nay,
    có hơn 100 loại thuốc thuốc hóa trị.
  • 1:23 - 1:26
    Thuốc hóa trị được đưa vào cơ thể
    bằng cách uống hoặc tiêm,
  • 1:26 - 1:33
    sử dụng các tác nhân gây độc,
    tức là hợp chất gây hại cho tế bào sống.
  • 1:33 - 1:35
    Về bản chất, những thuốc này
  • 1:35 - 1:38
    gây hại cho mọi tế bào trong cơ thể
    ở một mức độ nào đó
  • 1:38 - 1:40
    kể cả những tế bào khỏe mạnh.
  • 1:40 - 1:45
    Nhưng nó lại có tác động mạnh
    lên các tế bào phân chia nhanh,
  • 1:45 - 1:48
    đặc trưng của tế bào ung thư.
  • 1:48 - 1:51
    Ví dụ, những thuốc hóa trị đầu tiên
  • 1:51 - 1:56
    ngày nay vẫn còn được sử dụng
    gọi là tác nhân kiềm hóa.
  • 1:56 - 1:58
    Thuốc được tiêm vào máu
  • 1:58 - 2:01
    và theo máu đi đến các tế bào
    trong khắp cơ thể.
  • 2:01 - 2:06
    Bên trong tế bào,
    khi gặp DNA chuẩn bị sao chép,
  • 2:06 - 2:10
    chúng sẽ phá hủy các đơn phân
    trong cấu trúc xoắn kép của DNA,
  • 2:10 - 2:13
    khiến tế bào chết đi,
    trừ khi sai hỏng được sửa chữa.
  • 2:13 - 2:16
    Vì tế bào ung thư nhân lên rất nhanh,
  • 2:16 - 2:20
    nên hấp thụ nhiều tác nhân kiềm hóa,
  • 2:20 - 2:23
    DNA của chúng tiếp xúc nhiều hơn
    với các tác nhân kiềm hóa
  • 2:23 - 2:24
    và hiếm khi tự sửa chữa,
  • 2:24 - 2:28
    nên các tế bào này chết nhiều hơn
    các tế bào khác,
  • 2:28 - 2:30
    có nhiều thời gian
    để tự sửa chữa DNA bị hỏng
  • 2:30 - 2:35
    và các tác nhân kiềm hóa
    cũng không tích tụ nhiều tại đây.
  • 2:35 - 2:41
    Một nhóm thuốc hóa trị khác
    là hợp chất ổn định vi ống.
  • 2:41 - 2:46
    Tế bào chứa các ống nhỏ gắn kết với nhau
    giúp tế bào phân chia và nhân đôi DNA,
  • 2:46 - 2:48
    sau đó lại phân tách ra.
  • 2:48 - 2:51
    Khi chất ổn định vi ống vào trong tế bào,
  • 2:51 - 2:54
    làm cho các vi ống không thể gắn kết
  • 2:54 - 2:59
    ngăn không cho phân bào hoàn tất,
    làm tế bào chết đi.
  • 2:59 - 3:04
    Đó mới chỉ là hai ví dụ
    về sáu loại thuốc hóa trị
  • 3:04 - 3:06
    ta sử dụng ngày nay.
  • 3:06 - 3:11
    Dù lợi ích to lớn,
    hóa trị vẫn có một nhược điểm khổng lồ:
  • 3:11 - 3:17
    ảnh hưởng lên các tế bào khỏe mạnh
    lẽ ra phải được nhân lên nhanh chóng.
  • 3:17 - 3:21
    Nang lông, tế bào trong khoang miệng,
    tế bào niêm mạc đường tiêu hóa,
  • 3:21 - 3:27
    hệ sinh sản và tủy xương
    cũng bị ảnh hưởng như tế bào ung thư.
  • 3:27 - 3:29
    Giống như tế bào ung thư,
  • 3:29 - 3:32
    các tế bào bình thường này
    cũng phân chia nhanh chóng,
  • 3:32 - 3:35
    nghĩa là chúng cần nhiều chất hơn,
  • 3:35 - 3:39
    do đó chịu nhiều ảnh hưởng
    của thuốc hóa trị nhiều hơn,
  • 3:39 - 3:42
    gây ra một số tác dụng phụ
  • 3:42 - 3:47
    như rụng tóc, mệt mỏi, vô sinh,
    buồn nôn và ói mửa.
  • 3:47 - 3:51
    Bác sĩ thường kê thêm thuốc
    để giảm bớt các tác dụng phụ này,
  • 3:51 - 3:54
    như thuốc chống nôn liều mạnh.
  • 3:54 - 3:59
    Để giảm rụng tóc,
    kê thêm thuốc hạ sốt
  • 3:59 - 4:02
    giúp giảm nhiệt độ quanh đầu
    và hạn chế co thắt mạch máu,
  • 4:02 - 4:06
    giảm lượng hóa chất
    tiếp xúc với nang lông.
  • 4:06 - 4:09
    Sau khi kết thúc hóa trị,
  • 4:09 - 4:13
    những mô khỏe bị ảnh hưởng sẽ hồi phục
  • 4:13 - 4:15
    và bắt đầu được tái tạo lại như trước.
  • 4:15 - 4:17
    Chỉ trong năm 2018,
  • 4:17 - 4:22
    đã có hơn 17 triệu người khắp thế giới
    được chẩn đoán mắc bệnh ung thư.
  • 4:22 - 4:27
    Hóa trị và những phương pháp trị liệu khác
    mang lại hy vọng cho nhiều người.
  • 4:27 - 4:31
    Cứ nhìn vào thực tế là sẽ rõ,
    95% người ung thư tinh hoàn
  • 4:31 - 4:35
    sống sót
    nhờ những tiến bộ trong điều trị.
  • 4:35 - 4:38
    Ngay cả những người
    mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (AML),
  • 4:38 - 4:40
    một loại ung thư máu ác tính,
  • 4:40 - 4:44
    hóa trị cũng giúp khoảng 60% bệnh nhân
    dưới 60 tuổi thuyên giảm
  • 4:44 - 4:48
    sau giai đoạn đầu điều trị.
  • 4:48 - 4:51
    Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm kiếm
    các phương pháp can thiệp chuẩn xác hơn
  • 4:51 - 4:55
    chỉ tác động lên tế bào ung thư.
  • 4:55 - 4:57
    Điều đó
    sẽ giúp tăng tỉ lệ sống của bệnh nhân,
  • 4:57 - 4:59
    những mô sống khỏe mạnh
    cũng ít bị ảnh hưởng hơn,
  • 4:59 - 5:04
    để cải thiện hơn nữa một trong số
    các công cụ chống ung thư tốt nhất ta có.
Title:
Hóa trị hoạt động như thế nào? - Hyunsoo Joshua No
Speaker:
Hyunsoo Joshua No
Description:

Xem toàn bộ bài học tại: https://ed.ted.com/lessons/how-does- hóa trị liệu-work-hyunoo-joshua-no

Trong suốt thế chiến thứ nhất, các nhà khoa học đã cố gắng tạo ra thuốc giải chất khí màu vàng độc hại có tên là khí mù tạc. Họ nhận thấy loại khí này phá hủy tủy của những người lính bị nhiễm vĩnh viễn. Điều này mang đến cho các nhà khoa học một sáng kiến: tế bào ung thư và tủy có tốc độ nhân đôi chóng mặt. Liệu khí mù tạc có thể được sử dụng để chống lại ung thư không? Hyunsoo No sẽ kể chi tiết quá trình phát hiện và phát triển của hóa trị.

Bài giảng bởi Hyunsoo Joshua No, biên đạo bởi Artrake Studio.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:05

Vietnamese subtitles

Revisions