Return to Video

Ngôn ngữ đã bắt đầu như thế nào | Dan Everett | TEDxSanFrancisco

  • 0:09 - 0:11
    Chúng ta đang ở trong kỉ nguyên
    của công nghệ
  • 0:11 - 0:14
    và tôi chỉ muốn hỏi một câu hỏi
    đơn giản.
  • 0:14 - 0:18
    Phát kiến công nghệ vĩ đại nhất
    từng được tạo ra là gì,
  • 0:18 - 0:21
    thứ là nền tảng của tất cả
    các công nghệ khác,
  • 0:21 - 0:23
    và nó được tạo ra khi nào?
  • 0:24 - 0:28
    Bước tiến công nghệ vượt bậc nhất
    của loài người chính là ngôn ngữ
  • 0:28 - 0:31
    nó được sáng tạo ra từ 2 triệu năm trước
  • 0:31 - 0:33
    trong thời đại thông tin
    đầu tiên và tuyệt vời nhất
  • 0:34 - 0:37
    bởi tộc Người Homo errectus,
    bố và mẹ của chúng ta
  • 0:37 - 0:39
    (Tiếng cười)
  • 0:39 - 0:42
    Tộc Người Homo erectus là một
    trong những sinh vật kì diệu nhất
  • 0:42 - 0:43
    đã từng tồn tại
    trên Trái Đất.
  • 0:43 - 0:47
    Họ sống ở trên hành tinh này
    gần 2 triệu năm.
  • 0:47 - 0:49
    Chúng ta chỉ sống trên hành tinh này
  • 0:49 - 0:53
    trong 200,000 năm,
    có chăng nhiều nhất là 500,000 năm.
  • 0:53 - 0:56
    Vì vậy chúng ta vẫn chưa sống
    được 1/4 thời gian
  • 0:56 - 0:58
    so với tộc Người Homo erectus.
  • 0:58 - 1:00
    Tộc Người Homo erectus
    là sinh vật kì diệu.
  • 1:00 - 1:03
    Họ có một bộ não tuyệt vời nhất mà
    nhân loại đã từng được chứng kiến,
  • 1:03 - 1:05
    có lẽ là cả vũ trụ.
  • 1:05 - 1:10
    Kích cỡ bộ não của tộc Người
    Homo errectus là vào khoảng 950cc
  • 1:10 - 1:16
    75% của một Người Tinh Khôn nam
    đã trưởng thành
  • 1:16 - 1:20
    và cũng gần tương đương so với
    nhiều Người Tinh Khôn ở phái nữ -
  • 1:20 - 1:23
    và điều này chứng minh rằng
    kích cỡ không phải là vấn đề.
  • 1:23 - 1:25
    (Tiếng cười)
  • 1:25 - 1:30
    Cả bộ não và thân hình của Người
    Homo erectus thật đáng ngạc nhiên.
  • 1:30 - 1:31
    Đó là cơ thể đầu tiên-
  • 1:31 - 1:33
    Người Homo erectus
    đứng thẳng như chúng ta
  • 1:33 - 1:36
    Họ nặng khoảng 70 kg
  • 1:36 - 1:39
    và là sinh vật đầu tiên
    xuất hiện trong vũ trụ
  • 1:39 - 1:41
    có khả năng săn mồi liên tục.
  • 1:41 - 1:47
    Dáng đi bằng hai chi cho phép họ
    di chuyển trong khoảng cách xa
  • 1:47 - 1:50
    và làm mát hiệu quả hơn
    động vật bốn chân
  • 1:50 - 1:53
    Vì vậy, tộc người Homo erectus có thể
    đuổi bắt con mồi
  • 1:53 - 1:56
    đến khi con mồi chết
    vì kiệt sức do nhiệt,
  • 1:56 - 2:00
    hay là đánh nó đến khi chết
    với một cái rìu đá hay là dùi cui.
  • 2:00 - 2:03
    Homo erectus là một
    sinh vật kì diệu.
  • 2:03 - 2:05
    Và họ đã đạt được nhiều thành tựu.
  • 2:05 - 2:10
    Họ đã chế tạo ra rất nhiều công cụ,
    khởi đầu là Olduwan.
  • 2:10 - 2:13
    Họ lưu giữ những công cụ này,
    và vận chuyển chúng đi.
  • 2:13 - 2:15
    Họ còn tìm cách cải tiến
    những công cụ này
  • 2:15 - 2:18
    để rồi chế tác ra một bản nâng cấp
    đó là: Acheulean.
  • 2:18 - 2:22
    Và họ lại cải tạo chúng thành Levallois.
  • 2:22 - 2:25
    Mỗi công cụ sẽ tốt hơn cái trước kia.
  • 2:25 - 2:27
    Nhưng họ không bị giới hạn bởi
    những công cụ bằng đá.
  • 2:27 - 2:30
    Người Homo erectus
    cũng chế tạo ra cây giáo,
  • 2:30 - 2:34
    những công cụ bằng gỗ,
    những cây giáo hàng trăm ngàn tuổi.
  • 2:34 - 2:36
    Họ đã làm ra hai loại giáo mác.
  • 2:36 - 2:39
    Họ làm giáo ném và giáo đẩy.
  • 2:39 - 2:41
    Vậy "giáo đẩy" có nghĩa là sao?
  • 2:41 - 2:47
    Nghĩa là một cá thể nam Homo erectus,
    cao 1.73m đến 1.85m, nặng khoảng 68,4 kg
  • 2:47 - 2:50
    và bạn chạy về phía con voi ma mút
    và đâm cây giáo về nó.
  • 2:50 - 2:55
    Đây là những sinh vật
    vô cùng dữ tợn và gan dạ,
  • 2:55 - 2:57
    và cũng là những sinh vật
    vô cùng thông minh.
  • 2:57 - 3:00
    Vì vậy, công cụ là một trong những
    thành tựu lớn nhất của họ
  • 3:00 - 3:03
    để ta biết rằng bộ não họ
    phát triển đến đâu.
  • 3:03 - 3:07
    Họ cũng là đại diện cho thực tế.
  • 3:08 - 3:12
    Đây là công cụ đã có tuổi đời 250,000 năm
  • 3:12 - 3:17
    nửa hình thành từ thiên nhiên,
    nửa được hình thành bởi con người,
  • 3:17 - 3:19
    bởi Người Homo erectus,
    Thần Vệ Nữ.
  • 3:19 - 3:21
    Nó được gọi là thần vệ nữ của
    Berakhat Ram,
  • 3:21 - 3:25
    và có bằng chứng cho thấy nó được
    nhuộm đỏ ở những phần nhất định.
  • 3:25 - 3:28
    Một vỏ sò được tìm thấy ở đảo Java
  • 3:28 - 3:33
    với những chi tiết chạm khắc
    bởi Người Homo erectus.
  • 3:34 - 3:37
    Homo erectus không đơn giản
    là những người chế tạo ra công cụ
  • 3:37 - 3:39
    Họ còn là những người
    chế tạo thuyền.
  • 3:39 - 3:42
    Họ đã vượt biển từ
    2 triệu năm về trước.
  • 3:42 - 3:44
    Làm sao chúng ta biết điều này?
  • 3:44 - 3:47
    Hòn đảo đầu tiên chúng ta tìm ra
    dấu vết của Người Homo erectus
  • 3:47 - 3:50
    là hòn đảo Flores ở In-đô-nê-xi-a
  • 3:50 - 3:53
    cách 24 dặm khi đi bằng thuyền,
    và có thể nhìn thấy được từ đất liền,
  • 3:53 - 3:55
    rộng gần bằng eo biển Măng-sơ,
  • 3:55 - 3:58
    trừ một điều là đảo Flores,
    từ trước tới nay,
  • 3:58 - 4:03
    được bao quanh bởi những dòng hải lưu
    nguy hiểm, dữ dội nhất trên thế giới.
  • 4:03 - 4:06
    Họ đã không thể bơi
    đến được Flores.
  • 4:07 - 4:10
    Mà họ phải đến đó bằng thuyền.
  • 4:10 - 4:14
    Đây là hòn đảo Flores,
    và nó không thực sự, bạn biết đấy-
  • 4:14 - 4:17
    Tôi không nghĩ Homo erectus
    nhìn giống như vậy, nhưng ...
  • 4:17 - 4:19
    (Tiếng cười)
  • 4:19 - 4:22
    Các nhà khảo cổ đã cố gắng
    mô phỏng
  • 4:22 - 4:26
    chuyến hải trình của Người
    Homo erectus bằng việc làm ra bè
  • 4:26 - 4:29
    gần giống với những chiếc bè
    mà người Homo erectus đã làm ra.
  • 4:29 - 4:33
    Ta biết bởi một số lượng đảo là
    thuộc địa của Người Homo erectus
  • 4:33 - 4:36
    rằng việc họ đến đây
    hơn là một sự trùng hợp.
  • 4:36 - 4:41
    Chúng ta biết bởi kích cỡ của
    những thuộc địa ở đó
  • 4:41 - 4:44
    rằng nhiều cá thể đã phải đến đó
    cùng thời điểm
  • 4:44 - 4:46
    để thành lập những thuộc địa
  • 4:46 - 4:49
    và chúng ta biết
    họ đã phải lên kế hoạch.
  • 4:49 - 4:50
    Vì vậy đầu tiên là Flores.
  • 4:50 - 4:52
    Một hòn đảo nữa là Socotra,
  • 4:52 - 4:57
    cách 150 dặm về phía biển,
    từ vùng đất liền gần nhất,
  • 4:57 - 5:00
    nơi chúng ta tìm ra thuộc địa
    của người Homo erectus.
  • 5:00 - 5:02
    Điều đó yêu cầu trí tưởng tượng
  • 5:02 - 5:06
    rằng họ dong buồm thám hiểm
    đến nơi nào đó,
  • 5:06 - 5:08
    Người Homo erectus
    dường như đã làm điều này.
  • 5:08 - 5:12
    Cũng có bằng chứng về người Homo erectus
    có những thuộc địa ở đảo Crete.
  • 5:12 - 5:15
    Vì vậy Người Homo erectus là một thủy thủ
  • 5:15 - 5:17
    và là một người chế tác công cụ.
  • 5:17 - 5:20
    Người Homo erectus rất thông minh
  • 5:20 - 5:23
    nhưng họ làm nhiều hơn thế nữa.
  • 5:23 - 5:28
    Họ cũng đi vòng quanh thế giới
    bằng đường bộ.
  • 5:28 - 5:30
    Họ tiến hóa 1,9 triệu năm trước.
  • 5:30 - 5:34
    Và 1,7 triệu năm về trước,
    cách giờ không xa,
  • 5:34 - 5:35
    họ đã từng sống ở Bắc Kinh,
  • 5:35 - 5:37
    ở In-đô-nê-xi-a,
  • 5:37 - 5:38
    ở vùng Trung Đông,
  • 5:38 - 5:40
    và ở châu Âu.
  • 5:40 - 5:41
    Họ đã chu du-
  • 5:41 - 5:44
    Tôi sẽ không bị bất ngờ khi nghe
    truyền thông đưa tin
  • 5:44 - 5:47
    họ có bằng chứng về người Homo erectus
    đã từng sống ở Carlifornia
  • 5:47 - 5:52
    bởi vì nếu họ có thể đi đến Bắc Kinh
    trong một khoảng thời gian ngắn,
  • 5:52 - 5:54
    thì nó chỉ như vài bước nhảy ngắn
  • 5:54 - 5:58
    qua eo biển Bering
    để tới phương Tây.
  • 5:58 - 6:00
    Có lẽ họ đã tới, có lẽ là không.
  • 6:00 - 6:04
    Nhưng năng lực của họ chỉ ra rằng
    họ có khả năng làm được nhiều thứ.
  • 6:05 - 6:09
    Vì thế, đó không hẳn là một tin tốt,
    vì vẫn có một vài thiếu sót.
  • 6:09 - 6:13
    Homo erectus có thanh quản của khỉ đột.
  • 6:13 - 6:16
    Họ không thể phát ra âm thanh như chúng ta
  • 6:16 - 6:19
    mà họ có dãy âm thanh tương tự
    như loài khỉ đột.
  • 6:20 - 6:24
    Có ảnh hưởng to lớn gì đến
    ngôn ngữ không? Không đâu.
  • 6:24 - 6:28
    Ngày nay có rất nhiều ngôn ngữ
    chứa ít hơn 12 âm.
  • 6:28 - 6:29
    Nó đây:
  • 6:29 - 6:34
    (Nói bằng tiếng Pirahã)
  • 6:34 - 6:38
    Pirahã là một trong những ngôn ngữ
    tôi đã tìm hiểu ở rừng Amazon hơn 40 năm.
  • 6:38 - 6:42
    nó chỉ có đúng mười âm
    nếu bạn là phụ nữ
  • 6:42 - 6:45
    và mười một âm nếu bạn là nam.
  • 6:45 - 6:49
    Với 11 âm này, bạn có thể tạo ra
    được một ngôn ngữ hoàn chỉnh.
  • 6:49 - 6:52
    Vậy người erectus có khả năng
    tạo ra 11 âm không?
  • 6:52 - 6:55
    Thật ra thì, họ không nhất thiết
    phải có 11 âm.
  • 6:55 - 6:58
    Bạn có thể gõ bất cứ thứ gì bạn
    muốn bằng tiếng Anh vào máy tính.
  • 6:58 - 7:03
    Bạn có thể đánh máy bằng Microsoft Word
    hay vào bất cứ chương trình nào
  • 7:03 - 7:06
    và khi bạn làm thế, thì có bao nhiêu
    chữ cái máy tính đã sử dụng?
  • 7:06 - 7:12
    Thật ra thì cuối cùng, máy tính chỉ
    sử dụng 2 chữ cái, hai âm : 0 và 1,
  • 7:13 - 7:16
    và với những âm đó, bạn
    hoàn toàn có thể giao tiếp được.
  • 7:16 - 7:18
    Vì thế theo lí thuyết mà nói thì
  • 7:18 - 7:21
    Người erectus chỉ cần có thể sử dụng
    hai âm để giao tiếp.
  • 7:22 - 7:27
    Tổ tiên ta là họ tinh tinh đầu tiên
    và duy nhất nói được
  • 7:28 - 7:30
    với cấu trúc cơ thể mà họ có.
  • 7:30 - 7:33
    Não của họ không chỉ nhỏ hơn
  • 7:33 - 7:36
    mà còn chậm hơn não chúng ta
    theo các bằng chứng,
  • 7:36 - 7:38
    sự phát triển ở tuổi ấu thơ lại
    nhanh hơn chúng ta,
  • 7:38 - 7:40
    đó là một bất lợi về mặt nhận thức
  • 7:40 - 7:44
    bởi vì con trẻ
    có nhiều thời gian hơn để phát triển.
  • 7:44 - 7:46
    Tôi nghĩ giờ là khoảng 30 năm -
  • 7:46 - 7:48
    (Tiếng cười)
  • 7:48 - 7:51
    và họ có thể đưa ra
    các cơ chế nhận thức.
  • 7:51 - 7:55
    Khi mà tôi pha trò này ở trường đại học,
    không ai cười cả, nhưng ...
  • 7:55 - 7:57
    (Tiếng cười)
  • 7:57 - 7:58
    Nhưng chúng ta thì biết.
  • 7:58 - 8:02
    Vì thế Homo erectus có cả ưu điểm
    và cả nhược điểm
  • 8:02 - 8:05
    nhưng điều quan trọng nhất là
    không một nhược điểm nào
  • 8:05 - 8:08
    sẽ cản trở ngôn ngữ và
    những thành tựu của họ.
  • 8:08 - 8:11
    Các nhà khoa học đang khai quật
    một ngôi làng của Người Homo erectus,
  • 8:11 - 8:13
    khoảng 750,000 tuổi,
  • 8:13 - 8:17
    ở GesherBenot Ya'aqov,
    ở Israel ngày nay.
  • 8:17 - 8:21
    Và chúng ta thấy ngôi làng này
    được sắp xếp theo tôn ti trật tự.
  • 8:21 - 8:24
    Có một khu trong ngôi làng
    thực hiện sơ chế thực phẩm từ động vật,
  • 8:24 - 8:27
    một khu cho sơ chế sản phẩm từ thực vật,
  • 8:27 - 8:31
    một khu khác là nơi chúng ta tìm ra
    bằng chứng về nơi sinh sống.
  • 8:31 - 8:35
    Vì thế, không chỉ xây ngôi làng, họ
    còn xây theo một cấu trúc nhất định.
  • 8:35 - 8:38
    Vì vậy mà họ có thể có những
    suy nghĩ ''sắp xếp".
  • 8:38 - 8:41
    Họ có khả năng lên kế hoạch,
    và tưởng tượng.
  • 8:42 - 8:43
    Điều gì làm nên ngôn ngữ?
  • 8:43 - 8:45
    Điều gì còn thiếu để
    họ hình thành ngôn ngữ?
  • 8:45 - 8:48
    Về bản chất, một ngôn ngữ
    phải có hai điều:
  • 8:48 - 8:51
    biểu tượng và ngữ pháp.
  • 8:51 - 8:54
    Vậy cần bao nhiêu kí hiệu là đủ,
    và bao nhiêu ngữ pháp là vừa?
  • 8:54 - 8:56
    Đầu tiên, biểu tượng là gì?
  • 8:56 - 8:57
    Charles Sanders Peirce,
  • 8:57 - 9:01
    nhà triết học Mỹ, người đã sống
    hơn một trăm năm trước
  • 9:01 - 9:02
    đã định nghĩa về ba loại kí hiệu:
  • 9:02 - 9:04
    chỉ định, là những kí hiệu
  • 9:04 - 9:07
    mà kết nối đến những gì
    mà chúng đại diện.
  • 9:07 - 9:10
    Như khi ra ngoài, bạn ngửi thấy mùi khói,
    bạn sẽ biết có một ngọn lửa.
  • 9:10 - 9:12
    Khói chính là dấu hiệu của ngọn lửa.
  • 9:12 - 9:14
    Bạn nhìn thấy một dấu chân,
    đó là một dấu hiệu.
  • 9:15 - 9:16
    Kí hiệu tiếp theo-
  • 9:16 - 9:18
    Tất cả mọi loài động vật đều cần kí hiệu
  • 9:18 - 9:22
    Năm giác quan đã phát triển
    để giúp ta có thể đọc được các dấu hiệu.
  • 9:22 - 9:24
    Không có dấu hiệu và khả năng đọc chúng,
  • 9:24 - 9:27
    chúng ta không thể sống được.
  • 9:27 - 9:29
    Kí hiệu tiếp theo là một hình tượng-
  • 9:29 - 9:32
    Không có sự tương tác nào,
    nhưng lại có sự tương đồng ở đây.
  • 9:32 - 9:38
    Berekhat Ram, thần Vệ Nữ tôi
    đã đề cập trước đó, là một hình tượng.
  • 9:38 - 9:40
    Nàng Mona Lisa cũng là một hình tượng.
  • 9:41 - 9:47
    Cây thánh giá đạo Cơ Đốc bắt đầu như
    một hình tượng và trở thành một biểu tượng
  • 9:47 - 9:48
    Vì thế mà bạn hiểu rồi đó.
  • 9:48 - 9:50
    Một lần nữa, biểu tượng là gì?
  • 9:50 - 9:53
    Biểu tượng, theo lẽ thường,
  • 9:53 - 9:57
    là ký hiệu mang ý nghĩa
    truyền thống hay văn hóa cụ thể.
  • 9:57 - 10:02
    Giả dụ lấy số bốn: f-o-u-r hay là
    giơ tay lên và nói "four".
  • 10:02 - 10:03
    Điều đó nghĩa là gì?
  • 10:03 - 10:07
    Nó có nghĩa là những phần tử của số bốn,
    mà chúng ta phát âm trong tiếng Anh
  • 10:07 - 10:12
    nhưng số bốn là một hình dạng
    ngôn ngữ được xác định bởi văn hóa
  • 10:12 - 10:14
    và có ý nghĩa được xác định
    bởi văn hóa.
  • 10:14 - 10:16
    Không phải tất cả các ngôn ngữ
    đều có toán học.
  • 10:16 - 10:19
    Ví dụ như tiếng Piraha,
    thậm chí không có số một.
  • 10:19 - 10:22
    Không có một khái niệm toán học nào
    trong ngôn ngữ đó cả.
  • 10:22 - 10:25
    Vì vậy, toán học là một phát kiến văn hóa
  • 10:25 - 10:27
    nếu không phải là một
    công trình văn hóa,
  • 10:27 - 10:32
    và không phải ai cũng có
    khái niệm toán như vậy.
  • 10:32 - 10:35
    Vì thế những biểu tượng toán học
    được xác định bởi văn hóa.
  • 10:35 - 10:37
    Những kí hiệu được
    văn hóa xác định
  • 10:37 - 10:39
    Điều tiếp theo chúng ta cần
    để có được một ngôn ngữ
  • 10:39 - 10:42
    và đây là sự thật thú vị -
  • 10:42 - 10:46
    Khi Peirce nói rằng các dấu hiệu có trước,
    đơn giản hơn, sau đó là các hình tượng,
  • 10:46 - 10:47
    và sau đó là
    các biểu tượng,
  • 10:47 - 10:52
    vô tình và gián tiếp, ông đã dự đoán
    chính xác những gì chúng ta tìm thấy
  • 10:52 - 10:54
    trong các hồ sơ khảo cổ.
  • 10:54 - 10:56
    Mọi sinh vật đều có dấu hiệu riêng.
  • 10:56 - 10:59
    Chúng có tuổi đời 5 triệu năm
    hoặc tùy vào bao lâu Trái Đất có sự sống
  • 10:59 - 11:00
    thì khoảng gần 4 triệu năm
  • 11:00 - 11:02
    Nhưng, khi nào hình tượng đầu tiên,
  • 11:02 - 11:03
    hình ảnh đầu tiên,
  • 11:03 - 11:05
    xuất hiện trong hồ sơ khảo cổ?
  • 11:05 - 11:08
    Chúng ta phải quay về 3 triệu năm trước,
  • 11:08 - 11:10
    cách không xa chúng ta mấy
  • 11:10 - 11:12
    đối với Người Australopithecus africanus.
  • 11:12 - 11:15
    Và chúng ta tìm thấy trong hang động
    của Người Australopithecus,
  • 11:15 - 11:18
    hang động Makapansgat
    của người Australopithecus ở Bắc Phi,
  • 11:18 - 11:23
    một viên đã nhỏ cỡ 5 cm nhân 8 cm
    được gọi là viên đá Makapansgat
  • 11:23 - 11:27
    hay viên sỏi Makapansgat
    bởi vì nó được mang đến hang động
  • 11:27 - 11:31
    một vài người Australopithecus đã nhận ra
    trên hòn đá nhỏ này có một mặt người.
  • 11:31 - 11:34
    Nó giống như chiếc áo
    có biểu tượng mặt cười.
  • 11:35 - 11:38
    Và người Australopithecus cảm thấy
    hứng thú với nó.
  • 11:38 - 11:41
    Chúng ta biết điều đó bởi vì họ
    mang nó đi hàng ngàn dặm
  • 11:41 - 11:45
    và đem nó đến hang động
    và giữ gìn nó ở đó.
  • 11:45 - 11:47
    Bây giờ, có thể đây là một sự trùng hợp
  • 11:47 - 11:49
    có lẽ họ phát hiện ra nó
    khi nó bị kẹt giữa ngón chân họ.
  • 11:49 - 11:51
    Nhưng 5 cm nhân 8 cm
  • 11:51 - 11:53
    khá là lớn so với các ngón chân
    của người Australopithecus.
  • 11:53 - 11:57
    Vì thế họ dường như mang nó đến đó
    bởi vì những gì nó tượng trưng.
  • 11:57 - 11:58
    Đầu tiên, ta thấy các hình tượng
  • 11:58 - 12:01
    đầu tiên, ta thấy dấu hiệu
    sau đó là các hình tượng
  • 12:01 - 12:03
    và tiếp đó là các biểu tượng.
  • 12:03 - 12:05
    Vậy, biểu tượng có thể là gì?
  • 12:05 - 12:06
    Hãy nghĩ về một cái xẻng.
  • 12:06 - 12:09
    Khi nhắc đến các biểu tượng,
    họ lại nghĩ về nghệ thuật trừu tượng
  • 12:09 - 12:13
    nhưng nghệ thuật trừu tượng
    lại không cần thiết cho biểu tượng.
  • 12:13 - 12:14
    Hãy nghĩ về chiếc xẻng.
  • 12:14 - 12:17
    Chiếc xẻng là một công cụ,
    nhưng khi ta thấy chiếc xẻng,
  • 12:17 - 12:18
    chúng ta nghĩ về công việc nặng,
  • 12:18 - 12:20
    những vết bỏng rộp,
  • 12:20 - 12:21
    ta nghĩ về việc làm vườn
  • 12:21 - 12:23
    và cả gia đình nữa -
  • 12:23 - 12:25
    tất cả các suy nghĩ đó.
  • 12:25 - 12:29
    Chiếc xẻng trở thành một biểu tượng
    cho một loạt các giá trị văn hóa.
  • 12:29 - 12:35
    Những công cụ mà Người erectus sử dụng
    được hiểu như là các biểu tượng,
  • 12:35 - 12:38
    và cách mà họ bảo quản, họ trưng bày.
  • 12:38 - 12:42
    Trên thực tế, chúng ta tìm ra một chiếc
    rìu tay đặc biệt, đó là Excalibur,
  • 12:42 - 12:47
    một rìu tay màu thạch anh
    được chôn trong khu mai táng Người erectus
  • 12:47 - 12:51
    điều đó nghĩa là
    họ coi công cụ này,
  • 12:51 - 12:54
    như tôi đang nói,
    như thứ gì đó mang tính biểu tượng.
  • 12:54 - 12:58
    Vì vậy, họ có biểu tượng,
    và khả năng sử dụng những biểu tượng.
  • 12:58 - 13:00
    Họ có kế hoạch,
    và có tôn ti trật tự,
  • 13:00 - 13:02
    họ có những suy nghĩ có trình tự.
  • 13:03 - 13:04
    Nên giờ họ cần có ngữ pháp.
  • 13:04 - 13:06
    Vậy, có những loại ngữ pháp nào?
  • 13:06 - 13:09
    Thật ra, có một thuyết lí thuyết
    phổ biến về ngữ pháp
  • 13:09 - 13:11
    bởi một người mà tôi không muốn đề cập,
  • 13:11 - 13:16
    nhưng thuyết này phức tạp hơn
    những gì chúng ta cần.
  • 13:17 - 13:19
    Tôi đã xác định ba loại ngữ pháp
  • 13:19 - 13:22
    trong lĩnh vực mình nghiên cứu
    suốt 40 năm qua.
  • 13:22 - 13:27
    Một, tôi gọi nó là G1, tiếp là G2,
    và cuối cùng là G3.
  • 13:27 - 13:30
    G1 chỉ là những ngữ pháp tuyến tính.
  • 13:30 - 13:32
    Ta có những ví dụ này trong tiếng Anh:
  • 13:32 - 13:35
    "Bạn uống say, bạn lái xe, bạn vào tù".
  • 13:35 - 13:37
    "Không áo, không giày, không phục vụ".
  • 13:37 - 13:39
    Nó là những từ theo thứ tự.
  • 13:39 - 13:42
    Nhưng loại ngữ pháp tiếp theo: G2
  • 13:42 - 13:43
    và để tôi chỉ ra
  • 13:43 - 13:47
    rằng có những ngôn ngữ hiện đại,
    như tiếng Riau của In-đô-nê-xia hay Pirahã
  • 13:47 - 13:51
    mà các nhà ngôn ngữ học đã có những
    cuộc tranh luận về ngữ pháp của chúng
  • 13:51 - 13:54
    rằng đó là loại G1 -
    chỉ là những từ theo thứ tự tuyến tính.
  • 13:54 - 13:57
    G2 lại theo thứ tự,
  • 13:57 - 14:00
    vì thế "Nếu bạn uống say và lái xe,
    thì bạn vào tù".
  • 14:00 - 14:02
    Bạn lấy những từ này
    và tạo thành câu lớn hơn.
  • 14:02 - 14:06
    Ngữ pháp G3 thì lại
    có cấp bậc và đệ quy
  • 14:06 - 14:08
    "Nếu bạn uống và lái xe và
    biết mình không nên làm thế
  • 14:08 - 14:10
    bởi vì vợ bạn sẽ nổi trận lôi đình
  • 14:10 - 14:12
    vì bố cô ấy đã nói với bạn
    lần cuối bạn làm thế
  • 14:12 - 14:15
    ông ấy sẽ không
    chi tiền bảo lãnh cho bạn nữa'',
  • 14:15 - 14:16
    và còn rất nhiểu ví dụ.
  • 14:16 - 14:20
    Những loại ngữ pháp được
    dùng rộng rãi trên thế giới
  • 14:20 - 14:24
    nhưng bạn có thể thể hiện bất cứ thứ gì
    từ ngữ pháp G3 trong ngữ pháp G1;
  • 14:24 - 14:27
    về mặt toán học, chúng đều có
    khả năng như nhau.
  • 14:27 - 14:29
    Vì thế, một khi bạn có biểu tượng
    và ngữ pháp G1
  • 14:29 - 14:32
    thì bạn sẽ có ngôn ngữ,
    một ngôn ngữ phát triển mạnh.
  • 14:32 - 14:34
    Chúng ta thấy chúng ngày nay.
  • 14:34 - 14:36
    Người Homo erectus có khả năng không?
  • 14:36 - 14:37
    Họ có thể.
  • 14:37 - 14:41
    Họ có thể hiện bất cứ kiểu giao tiếp
  • 14:41 - 14:43
    sự chỉnh sửa, hợp tác, lên kế hoạch
  • 14:43 - 14:45
    mà yêu cầu ngôn ngữ không?
  • 14:45 - 14:46
    Có.
  • 14:47 - 14:49
    Tất cả các loài động vật
    đều giao tiếp.
  • 14:49 - 14:51
    Không có một loài nào
    trong giới động vật
  • 14:51 - 14:52
    mà không giao tiếp cả.
  • 14:52 - 14:56
    Nhưng dường như chỉ có loài người
    giao tiếp bằng phương tiện ngôn ngữ.
  • 14:56 - 15:00
    Chỉ có loài người có cấu trúc ngữ pháp
    phức tạp, biểu tượng
  • 15:00 - 15:02
    mà cho phép chúng ta giao tiếp.
  • 15:02 - 15:04
    Nhưng có bất cứ thứ gì
    trong nội dung ta nói
  • 15:04 - 15:09
    mà yêu cầu ngữ pháp
    phải luôn thay đổi?
  • 15:09 - 15:11
    Hay phải là bẩm sinh?
  • 15:11 - 15:14
    Hoặc là một bản năng?
  • 15:14 - 15:17
    Nó có khác hơn một bản năng
    cho môn hóa học,
  • 15:17 - 15:20
    hay là một bản năng để chế tạo ô tô,
  • 15:20 - 15:22
    hay là làm những cái burrito.
  • 15:22 - 15:25
    Tôi có thể làm ra những chiếc burrito
    trong trí tưởng tượng của mình,
  • 15:25 - 15:27
    nếu bạn có kiến thức giải phẫu
  • 15:27 - 15:30
    bạn có thể biết được
    nơi nào burrito được làm trong não tôi,
  • 15:30 - 15:31
    kiến thức đó ở đâu,
  • 15:31 - 15:33
    nhưng không có nghĩa nó bẩm sinh.
  • 15:33 - 15:35
    Đó là nơi lưu trữ
    kiến thức tôi học được,
  • 15:35 - 15:37
    vì rất nhiều lí do.
  • 15:38 - 15:41
    Vì thế, ngôn ngữ, với tất cả
    những gì chúng ta biết,
  • 15:41 - 15:45
    đã được sáng tạo,
    và phát triển qua thời gian.
  • 15:45 - 15:49
    Ngay khi một nền văn hóa làm chủ
    một ngôn ngữ, nó bắt đầu thay đổi.
  • 15:49 - 15:51
    Ngôn ngữ luôn luôn thay đổi.
  • 15:51 - 15:54
    Thi thoảng, chúng trở nên phức tạp,
    thi thoảng lại trở nên đơn giản.
  • 15:56 - 16:00
    Người Homo erectus đã bắt đầu
    quá trình của ngôn ngữ
  • 16:00 - 16:03
    thông qua những thành tựu mà họ đạt được
  • 16:03 - 16:05
    thông qua những gì chúng ta biết
    về khả năng của họ,
  • 16:05 - 16:09
    và thông qua đồ tạo tác hay làng mạc
  • 16:09 - 16:14
    và những bằng chứng mà họ đã để lại
    trong bản nghiên cứu khảo cổ.
  • 16:14 - 16:17
    Ngôn ngữ đã bắt đầu, nếu điều này đúng,
  • 16:17 - 16:19
    tôi mong các bạn nghĩ nó đúng,
  • 16:19 - 16:24
    nếu tất cả đều đúng,
    ngôn ngữ đã bắt đầu từ 60.000 thế hệ trước
  • 16:24 - 16:26
    Đây là một trong những bước tiến vượt bậc
  • 16:26 - 16:29
    khởi đầu của thời đại thông tin
    của loài người,
  • 16:29 - 16:32
    nó hiện thực mọi thành quả
    của giống loài chúng ta.
  • 16:32 - 16:36
    Và nếu chúng ta truy đến anh này,
    ta sẽ gọi anh ấy là "Johnny Erectus",
  • 16:37 - 16:40
    khi đang đứng thẳng
    chứ không phải các tư thế khác.
  • 16:40 - 16:41
    Và anh ấy đây
  • 16:41 - 16:43
    (Tiếng cười)
  • 16:43 - 16:48
    người đầu tiên nói.
  • 16:48 - 16:50
    Người đầu tiên có lẽ
    nói cho một người khác rằng,
  • 16:50 - 16:52
    "Tôi yêu bạn".
  • 16:52 - 16:53
    Hay ai đó nói "Đi nào".
  • 16:53 - 16:56
    Hay "Tôi muốn cái đó".
  • 16:57 - 17:00
    Tưởng tượng ra những khả năng
    và sự kì công -
  • 17:00 - 17:02
    60.000 thế hệ của ngôn ngữ.
  • 17:02 - 17:05
    TED talks là một ví dụ điển hình
  • 17:05 - 17:09
    của sự nỗ lực để khai phá
    sức mạnh của ngôn ngữ.
  • 17:09 - 17:12
    Không có gì có tuyệt vời hơn
    ngôn ngữ của loài người.
  • 17:12 - 17:14
    Chúng ta vẫn chưa hiểu hết về nó.
  • 17:14 - 17:17
    Nhưng chúng ta biết rằng nó làm nên
    chúng ta là ai-
  • 17:17 - 17:21
    khả năng nói và giao tiếp với nhau.
  • 17:21 - 17:24
    Vì thế, khi bạn rời khỏi Ted tối nay,
  • 17:24 - 17:28
    khi bạn rời những buổi diễn thuyết
    ngày hôm nay
  • 17:28 - 17:31
    sử dụng ngôn ngữ, nói, và nghe
  • 17:31 - 17:34
    và trân trọng giá trị của phát minh
    tuyệt vời này
  • 17:34 - 17:38
    rằng những con khỉ đột,
    Người Homo erectus biết nói, tổ tiên ta,
  • 17:38 - 17:40
    loài người đầu tiên sống trên Trái Đất,
  • 17:40 - 17:41
    đã cho chúng ta
  • 17:41 - 17:42
    Cảm ơn.
  • 17:42 - 17:45
    (Tiếng vỗ tay)
Title:
Ngôn ngữ đã bắt đầu như thế nào | Dan Everett | TEDxSanFrancisco
Description:

Dan Everett sẽ đưa chúng ta du hành về quá khứ đến với tộc người Homo erectus để chia sẻ những kiến thức về việc ngôn ngữ đã bắt đầu như thế nào và tại sao nó là công cụ tối thượng của sự tiến hóa để chia sẻ kiến thức.

Dan Everett được sinh ra ở Nam Carlifornia. Ông đã hoàn thành bằng cử nhân ngành tôn giáo học ở viện Moody Bible ở Chicago, bằng cử nhân và ScD về ngôn ngữ học ở Universidade Estadual de Campinas ở Brazil.

Từ năm 1977, ông thường xuyên tiến hành các cuộc nghiên cứu về ngôn ngữ Pirahã ở Brazil. Ông cũng tiến hành cuộc nghiên cứu về các ngôn ngữ như Tzeltal (Mexico), Selish (USA), Arawan (Brazil), Satere (Brazil), Wari’ (Brazil) cùng với nhiều ngôn ngữ khác. Ông đã xuất bản 14 cuốn sách và hơn 110 bài báo, đồng thời ông cũng thuyết trình trên khắp thế giới về nghiên cứu của mình.

Ông đã chuyển sang đạo Kito ở tuổi 17 và là một con chiên tin lành đến khi ông nhận ra những bài học ông học từ tiếng Pirahãs ( như được đề cập trong cuốn sách "Don’t Sleep, There are Snakes"). Cuốn sách gần đây nhất của ông là cuốn "Dark Matter of the Mind : The Culturally Articulated Unconscious" (đại học Chicago) và cuốn "How Language Began: The Story of Humanity's Greatest Invention" (W.W. Norton/Liveright).

Bài nói này diễn ra ở một sự kiện TEDx và dùng hình thức hội thảo TED nhưng được tổ chức độc lập bởi cộng đồng địa phương. Tìm hiểu thêm tại https://www.ted.com/tedx

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDxTalks
Duration:
17:47

Vietnamese subtitles

Revisions