Return to Video

Những bí mật đen tối của sự theo dõi nhà nước

  • 0:01 - 0:02
    Năm nay, nước Đức kỷ niệm
  • 0:02 - 0:06
    cuộc cách mạng hòa bình lần thứ 25
  • 0:06 - 0:07
    ở miền Đông Đức
  • 0:07 - 0:12
    Năm 1989, chế độ Cộng sản không còn
  • 0:12 - 0:15
    bức tường Berlin sụp đổ,
    và một năm sau đó
  • 0:15 - 0:19
    Cộng hòa Dân chủ Đức, gọi tắt CHDC Đức
  • 0:19 - 0:21
    ở miền Đông hợp nhất
  • 0:21 - 0:24
    với Cộng hòa Liên bang Đức ở miền Tây
  • 0:24 - 0:27
    để lập nên nước Đức hiện nay
  • 0:27 - 0:31
    Trong số rất nhiều thứ,
    nước Đức thừa hưởng
  • 0:31 - 0:35
    kho lưu trữ của cảnh sát mật Đông Đức
  • 0:35 - 0:38
    được biết đến với tên gọi Stasi
  • 0:38 - 0:41
    Chỉ hai năm sau khi Đông Đức tan rã
  • 0:41 - 0:45
    các tài liệu được công khai
  • 0:45 - 0:48
    và những nhà sử học như tôi đây bắt đầu
  • 0:48 - 0:49
    nghiên cứu những tài liệu này
  • 0:49 - 0:54
    để tìm hiểu cách thức nhà nước giám sát CHDC Đức
  • 0:54 - 0:56
    hoạt động.
  • 0:56 - 0:58
    Có lẽ quý vị đã từng xem bộ phim
  • 0:58 - 1:00
    "Cuộc sống của những người phía bên kia"
  • 1:00 - 1:05
    Bộ phim này làm cho Stasi
    được biết đến trên toàn thế giới
  • 1:05 - 1:08
    và chúng ta đang sống
    trong thời đại mà những từ như
  • 1:08 - 1:11
    "giám sát" hay "nghe lén"
  • 1:11 - 1:14
    được phơi bày đầy trên mặt báo
  • 1:14 - 1:17
    Tôi muốn nói về cách thức mà Stasi
  • 1:17 - 1:19
    thực sự hoạt động
  • 1:19 - 1:22
    Đầu tiên, hãy nói một chút
  • 1:22 - 1:24
    về lịch sử của Stasi
  • 1:24 - 1:26
    bởi vì hiểu bản chất của nó
  • 1:26 - 1:30
    thực sự rất quan trọng
  • 1:30 - 1:32
    Nó bắt nguồn từ Nga
  • 1:32 - 1:35
    Năm 1917, Cộng sản Nga thành lập
  • 1:35 - 1:37
    Ủy ban đặc biệt toàn quốc về đấu tranh
  • 1:37 - 1:40
    chống Phản cách mạng và Phá hoại,
  • 1:40 - 1:42
    hay gọi tắt là Cheka
  • 1:42 - 1:45
    Trưởng ban là ông Felix Dzehinsky
  • 1:45 - 1:48
    Cheka là công cụ của Cộng sản
  • 1:48 - 1:52
    nhằm thiết lập chế độ của mình
    bằng cách khủng bố người dân
  • 1:52 - 1:54
    và và đàn áp những người bất đồng
  • 1:54 - 2:00
    Nó phát triển sau này trở thành KGB
  • 2:00 - 2:04
    Cheka trở thành hình mẫu
    của các nhân viên trong Stasi
  • 2:04 - 2:07
    Họ tự gọi mình là những người Chekist
  • 2:07 - 2:10
    và thậm chí cả biểu tượng cũng rất giống nhau
  • 2:10 - 2:13
    như quý vị có thể thấy ở đây.
  • 2:13 - 2:16
    Thực tế, cảnh sát ngầm của Nga
  • 2:16 - 2:20
    đã sáng lập và huấn luyện Stasi.
  • 2:20 - 2:23
    Khi Hồng quân chiếm đóng Đông Đức năm 1945,
  • 2:23 - 2:25
    Mạng lưới cảnh sát ngầm của Nga ngay lập tức mở rộng,
  • 2:25 - 2:29
    và sớm bắt đầu huấn luyện
    những người Đức đi theo Cộng sản
  • 2:29 - 2:32
    để xây dựng lực lượng cảnh sát ngầm riêng.
  • 2:32 - 2:36
    Nhân tiện, tại khán phòng
    nơi chúng ta đang ngồi đây,
  • 2:36 - 2:42
    đảng cầm quyền của CHDC Đức đã
    được thành lập năm 1946
  • 2:42 - 2:45
    Năm năm sau đó, Stasi ra đời
  • 2:45 - 2:48
    và từng bước, những cuộc đàn áp
  • 2:48 - 2:50
    được chuyển cho tổ chức này thực hiện
  • 2:50 - 2:53
    Ví dụ, nhà tù trung ương
  • 2:53 - 2:54
    nơi giam giữ các tù chính trị
  • 2:54 - 2:57
    do người Nga xây dựng
  • 2:57 - 2:59
    được Stasi tiếp quản
  • 2:59 - 3:02
    và sử dụng đến khi chế độ Cộng sản tan rã
  • 3:02 - 3:04
    Quý vị có thể thấy đây
  • 3:04 - 3:07
    Ban đầu, từng bước quan trọng
  • 3:07 - 3:11
    diễn ra với sự có mặt của Nga
  • 3:11 - 3:14
    Nhưng do người Đức làm việc rất hiệu quả
  • 3:14 - 3:18
    Stasi phát triển rất nhanh chóng
  • 3:18 - 3:21
    và trong năm 1953,
    số nhân viên làm việc ở đây
  • 3:21 - 3:23
    nhiều hơn cả Gestapo -
  • 3:23 - 3:26
    lực lượng cảnh sát mật của Đức Quốc xã.
  • 3:26 - 3:28
    Số lượng này tăng gấp đôi mỗi thập kỷ.
  • 3:28 - 3:32
    năm 1989, hơn 90,000 nhân viên
  • 3:32 - 3:33
    làm việc cho Stasi
  • 3:33 - 3:36
    Có nghĩa là cứ một nhân viên
  • 3:36 - 3:39
    chịu trách nhiệm 180 người dân
  • 3:39 - 3:43
    điều này là độc nhất trên thế giới
  • 3:43 - 3:45
    Đứng đầu bộ máy to lớn này
  • 3:45 - 3:49
    là ông Erich Mielke
  • 3:49 - 3:51
    Ông điều hành Bộ An ninh Quốc gia
  • 3:51 - 3:54
    trong hơn 30 năm
  • 3:54 - 3:56
    Ông là một người thận trọng -
  • 3:56 - 3:59
    Trong quá khứ, Ông ta đã giết hại
    hai viên cảnh sát
  • 3:59 - 4:01
    không xa đây lắm -
  • 4:01 - 4:05
    hai người này, thực tế,
    đã góp phần định hình nên Stasi
  • 4:05 - 4:10
    Nhưng điều gì làm cho Stasi đặc biệt?
  • 4:10 - 4:13
    Trước nhất, đó là sức mạnh to lớn của nó,
  • 4:13 - 4:16
    bởi vì nó là tập hợp các chức năng khác nhau
  • 4:16 - 4:18
    trong cùng một tổ chức
  • 4:18 - 4:20
    Đầu tiên, Stasi
  • 4:20 - 4:24
    làm công tác tình báo
  • 4:24 - 4:26
    Nó sử dụng mọi công cụ có thể nghĩ ra được
  • 4:26 - 4:28
    để thu thập thông tin một cách bí mật,
  • 4:28 - 4:32
    chẳng hạn như mật thám,
    nghe lén điện thoại,
  • 4:32 - 4:35
    như quý vị có thể thấy trong bức hình này
  • 4:35 - 4:38
    Và nó không chỉ hoạt động ở vùng Đông Đức,
  • 4:38 - 4:41
    mà còn rộng khắp thế giới.
  • 4:41 - 4:45
    Thứ hai, Stasi là lực lượng cảnh sát mật
  • 4:45 - 4:47
    Nó có thể chặn người đi lại trên phố
  • 4:47 - 4:51
    và bắt họ vào các nhà tù riêng
  • 4:51 - 4:53
    Thứ ba, Stasi hoạt động
  • 4:53 - 4:55
    như một loại dạng công tố
  • 4:55 - 4:59
    Nó có quyền mở các cuộc điều tra sơ bộ
  • 4:59 - 5:02
    và thẩm vấn người dân.
  • 5:02 - 5:04
    Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng,
  • 5:04 - 5:08
    Stasi sở hữu những lực lượng vũ trang riêng
  • 5:08 - 5:10
    Hơn 11,000 lính đã phục vụ
  • 5:10 - 5:14
    trong cái gọi là Đoàn Vệ binh này.
  • 5:14 - 5:18
    Nó được thành lập nhằm dập tắt
    các cuộc biểu tình và nổi dậy
  • 5:18 - 5:21
    Do sự tập trung quyền lực này,
  • 5:21 - 5:26
    Stasi được gọi là nhà nước trong nhà nước
  • 5:26 - 5:28
    Nhưng chúng ta hãy xem xét chi tiết hơn
  • 5:28 - 5:31
    các công cụ của Stasi.
  • 5:31 - 5:32
    Xin lưu ý rằng thời đó
  • 5:32 - 5:36
    web và điện thoại thông minh
    vẫn chưa được phát minh
  • 5:36 - 5:40
    Dĩ nhiên, Stasi đã sử dụng tất cả các loại
  • 5:40 - 5:43
    thiết bị kỹ thuật nhằm khảo sát người dân
  • 5:43 - 5:45
    Các cuộc gọi bị nghe lén
  • 5:45 - 5:49
    thậm chí cả điện thoại
    của Thủ tướng Tây Đức
  • 5:49 - 5:52
    và thường là cả các hộ dân.
  • 5:52 - 5:55
    Mỗi ngày, hơn 90,000 bức thư bị kiểm duyệt
  • 5:55 - 5:59
    bởi những thiết bị này.
  • 5:59 - 6:02
    Stasi cũng theo dõi hàng vạn người
  • 6:02 - 6:05
    sử dụng các đặc vụ được huấn luyện đặc biệt
    và máy quay bí mật
  • 6:05 - 6:09
    để ghi lại các hoạt động đang diễn ra.
  • 6:09 - 6:12
    trong bức ảnh này, quý vị có thể thấy tôi
  • 6:12 - 6:15
    hồi trẻ, đang đứng trước toàn nhà
  • 6:15 - 6:19
    nơi chúng ta đang ngồi,
    được chụp bới một đặc vụ của Stasi.
  • 6:19 - 6:23
    Stasi thậm chí còn thu thập cả mùi của từng người
  • 6:23 - 6:27
    mẫu được lưu trữ trong các bình kín,
  • 6:27 - 6:31
    chúng được tìm thấy
    sau cuộc cách mạng hòa bình
  • 6:31 - 6:35
    Với mỗi các nhiệm vụ,
    sẽ có bộ phận chuyên trách
  • 6:35 - 6:38
    đảm nhiệm
  • 6:38 - 6:40
    Bộ phận nghe lén điện thoại
  • 6:40 - 6:42
    hoàn toàn tách biệt
  • 6:42 - 6:44
    với bộ phận kiểm duyệt thư tín,
  • 6:44 - 6:46
    bởi vì
  • 6:46 - 6:50
    Nếu một đặc vụ rời khỏi Stasi,
  • 6:50 - 6:52
    lượng thông tin anh ta có là rất ít.
  • 6:52 - 6:56
    khác với trường hợp của Snowden.
  • 6:56 - 6:59
    Tuy nhiên, sự chuyên môn dọc cũng rất quan trọng
  • 6:59 - 7:01
    để ngăn chặn có sự đồng cảm
  • 7:01 - 7:04
    với đối tượng bị giám sát
  • 7:04 - 7:07
    Người đặc vụ theo dõi tôi
  • 7:07 - 7:09
    không hề biết tôi là ai
  • 7:09 - 7:11
    hay tại sao tôi bị giám sát.
  • 7:11 - 7:12
    Thực tế, tôi đã lén chuyển các sách bị cấm
  • 7:12 - 7:15
    từ miền Tây sang miền Đông Đức
  • 7:15 - 7:18
    Nhưng điều điển hình nhất về Stasi đó là
  • 7:18 - 7:21
    việc sử dụng lực lượng tình báo,
  • 7:21 - 7:26
    họ bí mật chuyển thông tin cho Stasi.
  • 7:26 - 7:27
    Đối với Bộ an ninh Quốc gia,
  • 7:27 - 7:30
    Những cảnh sát không chính thức
  • 7:30 - 7:33
    là những công cụ quan trọng nhất.
  • 7:33 - 7:38
    Từ năm 1975, gần 200,000 người
  • 7:38 - 7:41
    hợp tác thường xuyên với Stasi
  • 7:41 - 7:46
    tức là hơn một phần trăm dân số.
  • 7:46 - 7:49
    Ở một mức độ nào đó, ông Bộ trưởng đã đúng
  • 7:49 - 7:51
    bởi vì các công cụ kỹ thuật
  • 7:51 - 7:54
    chỉ có thể ghi lại
    những gì mọi người đang làm
  • 7:54 - 7:58
    nhưng những đặc vụ và
    điệp viên còn có thể báo cáo
  • 7:58 - 7:59
    những gì mọi người đang lên kế hoạch
  • 7:59 - 8:02
    và những gì họ đang nghĩ.
  • 8:02 - 8:07
    Do đó, Stasi tuyển dụng rất nhiều mật thám
  • 8:07 - 8:09
    Hệ thống tuyển dụng
  • 8:09 - 8:12
    và huấn luyện mật thám
  • 8:12 - 8:15
    rất tinh vi, phức tạp
  • 8:15 - 8:18
    Stasi mở trường đại học
  • 8:18 - 8:20
    cách đây không xa lắm,
  • 8:20 - 8:22
    tại đó, người ta tìm các phương pháp
  • 8:22 - 8:24
    và dạy cho các học viên.
  • 8:24 - 8:28
    Quyển hướng dẫn này đưa ra mô tả chi tiết
  • 8:28 - 8:31
    về từng bước phải thực hiện
  • 8:31 - 8:33
    nếu muốn thuyết phục những người
  • 8:33 - 8:37
    phản bội lại đồng bào của họ
  • 8:37 - 8:40
    Đôi khi, có người nói rằng
    những mật thám này bị ép buộc
  • 8:40 - 8:42
    làm việc trong Stasi
  • 8:42 - 8:44
    nhưng ý kiến đó là không đúng sự thật
  • 8:44 - 8:48
    bởi vì một mật vụ bị ép buộc sẽ làm việc kém.
  • 8:48 - 8:51
    Chỉ những ai sẵn sàng cung cấp
    cho anh thông tin mà anh cần
  • 8:51 - 8:54
    mới là một người chỉ điểm hiệu quả
  • 8:54 - 8:59
    Lý do chính giải thích
    tại sao có người hợp tác với Stasi
  • 8:59 - 9:04
    đó là niềm tin vào chính trị
    và những lợi ích vật chất
  • 9:04 - 9:07
    Các nhân viên cảnh sát cũng cố gắng
    xây dựng mối quan hệ cá nhân
  • 9:07 - 9:11
    giữa họ và những người mật thám,
  • 9:11 - 9:16
    và thành thật mà nói,
    ví dụ về Stasi cho thấy rằng
  • 9:16 - 9:19
    không quá khó để lôi kéo ai đó
  • 9:19 - 9:23
    phản bội lại những người khác.
  • 9:23 - 9:27
    Ngay cả một vài người bất đồng chính kiến
    tiên phong tại Đông Đức
  • 9:27 - 9:28
    cũng hợp tác với Stasi,
  • 9:28 - 9:32
    ví dụ như Ibrahim Bohme,
  • 9:32 - 9:35
    Năm 1989, ông ta là lãnh đạo
    của cuộc cách mạng hòa bình
  • 9:35 - 9:39
    Ông ta gần như sẽ trở thành thủ tướng đầu tiên
    của CHDC Đức thông qua bầu cử tự do.
  • 9:39 - 9:44
    cho đến khi lộ ra rằng ông ta là một mật thám
  • 9:44 - 9:48
    Mạng lưới gián điệp vô cùng rộng.
  • 9:48 - 9:50
    Gần như trong mọi tổ chức
  • 9:50 - 9:53
    thậm chí cả trong những nhà thờ
    hay ở miền Tây Đức,
  • 9:53 - 9:56
    họ đều có mặt.
  • 9:56 - 9:59
    Tôi nhớ có lần nói chuyện với
    một cảnh sát chỉ huy của Stasi,
  • 9:59 - 10:02
    "Nếu ông cho tôi gặp người chỉ điểm
  • 10:02 - 10:05
    Tôi chắc chắn sẽ nhận ra anh ta."
  • 10:05 - 10:07
    Và ông ta trả lời,
  • 10:07 - 10:08
    "Chúng tôi không gửi ai cả.
  • 10:08 - 10:11
    Chúng tôi lấy thông tin
    từ những người xung quanh ông."
  • 10:11 - 10:14
    và thực tế đó là hai trong số
    những người bạn thân
  • 10:14 - 10:18
    đã bán đứng tôi cho Stasi.
  • 10:18 - 10:21
    Không chỉ mỗi trường hợp của tôi,
    mật thám là những người rất thân thiết.
  • 10:21 - 10:25
    Ví dụ như Vera Lengsfeld,
    một nhà bất đồng chính kiến tiên phong khác
  • 10:25 - 10:29
    Bà ta bị chính người chồng của mình do thám.
  • 10:29 - 10:32
    Một nhà văn nổi tiếng
    bị người anh trai phản bội.
  • 10:32 - 10:36
    Điều này gợi cho tôi về cuốn tiểu thuyết
    "1984" của George Orwell,
  • 10:36 - 10:39
    trong đó người duy nhất có vẻ đáng tin cậy
  • 10:39 - 10:42
    chính là một mật thám.
  • 10:42 - 10:46
    Nhưng tại sao Stasi lại thu thập
    tất cả những thông tin này
  • 10:46 - 10:48
    lưu trữ chúng trong kho?
  • 10:48 - 10:52
    Mục đích chính là nhằm kiểm soát người dân
  • 10:52 - 10:54
    Trong mọi bài phát biểu,
    người đứng đầu Stasi
  • 10:54 - 10:57
    đều đưa ra chỉ thị phải tìm hiểu "ai là ai",
  • 10:57 - 11:00
    nghĩa là điều tra suy nghĩ của từng người
  • 11:00 - 11:02
    Ông ta không muốn ngồi đợi đến khi ai đó
  • 11:02 - 11:04
    cố gắng chống lại chế độ.
  • 11:04 - 11:06
    Ông ta muốn biết trước
  • 11:06 - 11:09
    những điều mà mọi người
    đang nghĩ và lên kế hoạch.
  • 11:09 - 11:12
    Đông Đức biết rằng
  • 11:12 - 11:15
    họ được bao quanh bởi rất nhiều mật thám
  • 11:15 - 11:19
    trong một chế độ độc tài,
    tạo ra sự mất lòng tin
  • 11:19 - 11:22
    và lan truyền sự sợ hãi trong nước
  • 11:22 - 11:26
    là những công cụ quan trọng nhất
    nhằm đàn áp người dân
  • 11:26 - 11:28
    của bất kỳ chế độ độc tài nào.
  • 11:28 - 11:31
    Đó là lý do tại sao không nhiều người ở Đông Đức
  • 11:31 - 11:35
    dám đấu tranh phản đối chế độ Cộng sản.
  • 11:35 - 11:39
    Nếu có, Stasi thường sử dụng một phương pháp
  • 11:39 - 11:42
    được cho ra vô cùng tàn ác
  • 11:42 - 11:44
    Có tên là Zersetzung
  • 11:44 - 11:48
    và nó được nêu
    trong một quyển hướng dẫn khác
  • 11:48 - 11:51
    Từ "Zersetzung" rất khó dịch
    bởi vì nó có nghĩa gốc là
  • 11:51 - 11:55
    "phân hủy sinh học"
  • 11:55 - 11:58
    Nhưng thực sự, đó là cụm từ
    mô tả chính xác nhất.
  • 11:58 - 12:02
    Âm mưu là nhằm bí mật phá hủy
  • 12:02 - 12:04
    sự tự tin của mỗi người.
  • 12:04 - 12:08
    ví dụ như hủy hoại danh tiếng của một đó
  • 12:08 - 12:11
    bằng cách phá hoại công việc,
  • 12:11 - 12:16
    và các mối quan hệ cá nhân.
  • 12:16 - 12:21
    Có thể thấy, Đông Đức là một hình mẫu
    điển hình của chế độ độc tài hiện đại
  • 12:21 - 12:25
    Stasi không cố bắt giữ tất cả
    những người bất đồng chính kiến
  • 12:25 - 12:28
    Thay vào đó nó sẽ làm tê liệt họ,
  • 12:28 - 12:31
    và nó có thể làm được điều đó bởi vì
  • 12:31 - 12:34
    nó đã tiếp cận với rất nhiều thông tin
    của các cá nhân
  • 12:34 - 12:38
    và tổ chức.
  • 12:38 - 12:41
    Bắt giữ chỉ được sử dụng
  • 12:41 - 12:43
    như là phương sách cuối cùng
  • 12:43 - 12:46
    Với điều này, Stasi sở hữu 17 nhà tạm giam
  • 12:46 - 12:49
    chia ra mỗi quận
  • 12:49 - 12:52
    Tại đây, Stasi đã phát triển
  • 12:52 - 12:56
    những cách thức giam giữ hiện đại.
  • 12:56 - 12:58
    Thông thường, người thẩm vấn
  • 12:58 - 13:01
    không tra tấn tù nhân
  • 13:01 - 13:04
    Thay vào đó là sử dụng một hệ thống phức tạp
  • 13:04 - 13:06
    gây áp lực tâm lý
  • 13:06 - 13:10
    trong đó cách ly hoàn toàn là chủ yếu
  • 13:10 - 13:12
    Gần như không tù nhân nào có thể kháng cự
  • 13:12 - 13:16
    mà không khai ra thông tin
  • 13:16 - 13:18
    Nếu quý vị có dịp,
  • 13:18 - 13:21
    Hãy ghé thăm
    nhà tù trước đây của Stasi ở Berlin
  • 13:21 - 13:25
    và tham gia vào tour hướng dẫn
    bởi những cựu tù chính trị
  • 13:25 - 13:28
    họ sẽ kể cho quý vị cách thức hoạt động
    của phương pháp Zersetzung
  • 13:28 - 13:31
    Một câu hỏi nữa cần phải trả lời
  • 13:31 - 13:33
    Nếu Stasi được tổ chức tốt
  • 13:33 - 13:37
    tại sao chế độ Cộng sản lại sụp đổ?
  • 13:37 - 13:42
    Đầu tiên, vào năm 1989,
    lãnh đạo miền Đông Đức
  • 13:42 - 13:44
    không chắc phải làm gì để chống lại
  • 13:44 - 13:47
    sự gia tăng các cuộc biểu tình của người dân.
  • 13:47 - 13:49
    Họ cực kỳ bối rối
  • 13:49 - 13:52
    vì chính tại nơi khai sinh ra
    xã hội chủ nghĩa,
  • 13:52 - 13:53
    Liên Bang Xô-viết,
  • 13:53 - 13:57
    một chính sách tự do hơn đang dần thay thế.
  • 13:57 - 13:59
    Thêm vào đó, chế độ phụ thuộc vào
  • 13:59 - 14:03
    các khoản vay từ miền Tây.
  • 14:03 - 14:05
    Do đó, không có lệnh đàn áp các cuộc nổi dậy nào
  • 14:05 - 14:08
    được Stasi đưa ra.
  • 14:08 - 14:12
    Thứ hai, trong tư tưởng của người Cộng sản
  • 14:12 - 14:15
    không có chỗ cho sự phê phán
  • 14:15 - 14:17
    Thay vào đó, những người lãnh đạo
    bị mắc kẹt trong niềm tin rằng
  • 14:17 - 14:20
    chủ nghĩa xã hội là một hệ thống hoàn hảo,
  • 14:20 - 14:24
    và dĩ nhiên Stasi phải củng cố niềm tin đó.
  • 14:24 - 14:26
    hậu quả là
  • 14:26 - 14:29
    mặc dù có đầy đủ thông tin
  • 14:29 - 14:33
    chế độ không thể phân tích
    các vấn đề đang diễn ra
  • 14:33 - 14:36
    và do vậy không thể giải quyết chúng.
  • 14:36 - 14:38
    Cuối cùng,cái chết của Stasi
  • 14:38 - 14:40
    là do chính chế độ
  • 14:40 - 14:44
    mà nó được giao nhiệm vụ bảo vệ.
  • 14:44 - 14:46
    Kết cục của Stasi
  • 14:46 - 14:48
    là một bi kịch
  • 14:48 - 14:50
    bởi vì những cán bộ này
  • 14:50 - 14:53
    buộc phải bận rộn trong suốt cuộc cách mạng hòa bình
  • 14:53 - 14:55
    chỉ vì một điều:
  • 14:55 - 14:58
    đó là tiêu hủy các tài liệu mà
  • 14:58 - 15:01
    họ thu thập trong nhiều thập kỷ
  • 15:01 - 15:03
    Rất may,
  • 15:03 - 15:07
    họ đã bị ngăn chặn
    bởi các nhà hoạt động nhân quyền
  • 15:07 - 15:10
    Đó là lý do tại sao ngày nay,
    chúng ta có thể nghiên cứu các hồ sơ này
  • 15:10 - 15:11
    nhằm hiểu thêm
  • 15:11 - 15:14
    cách thức mà nhà nước giám sát hoạt động.
  • 15:14 - 15:16
    Xin cảm ơn.
  • 15:16 - 15:20
    (Tiếng vỗ tay)
  • 15:25 - 15:31
    Bruno Gussani: Cảm ơn. Cảm ơn rất nhiều.
  • 15:31 - 15:33
    Hubertus, Tôi muốn hỏi ông một vài câu hỏi
  • 15:33 - 15:36
    bởi vì tôi có ở đây tờ Der Spiegel
    số ra tuần trước
  • 15:36 - 15:41
    "Mein Nachbar NSA."
    Người láng giềng của tôi, NSA
  • 15:41 - 15:44
    Và ông mới kể cho chúng tôi nghe
    về bài báo này.
  • 15:44 - 15:47
    những người gián điệp
    và mật thám từ Đông Đức
  • 15:47 - 15:49
    Vậy có sự liên hệ trực tiếp nào
  • 15:49 - 15:51
    giữa hai câu chuyện này không?
  • 15:51 - 15:53
    Với tư cách là một nhà sử học,
    ông thấy thế nào khi đọc bài báo này?
  • 15:53 - 15:55
    Hubertus Knabe: Tôi nghĩ rằng
  • 15:55 - 15:57
    có một số khía cạnh để đề cập đến.
  • 15:57 - 16:00
    Thoạt đầu, tôi nghĩ có một sự khác biệt
  • 16:00 - 16:04
    về lý do họ thu thập thông tin.
  • 16:04 - 16:06
    Anh đang làm để bảo về người dân của anh
  • 16:06 - 16:08
    chống lại những cuộc tấn công của khủng bố
  • 16:08 - 16:11
    hay anh làm để đàn áp họ?
  • 16:11 - 16:13
    Điều này tạo nên sự khác biệt cơ bản.
  • 16:13 - 16:15
    Tuy nhiên,
  • 16:15 - 16:19
    Trong một nền dân chủ,
    các công cụ này có thể bị lạm dụng
  • 16:19 - 16:21
    và đó là cái chúng ta phải nhận ra
  • 16:21 - 16:23
    để ngăn chặn.
  • 16:23 - 16:26
    bên cạnh đó, các tổ chức tình báo
  • 16:26 - 16:29
    phải tôn trọng những luật pháp
    mà chúng ta đang có
  • 16:29 - 16:32
    Thứ ba, có lẽ,
  • 16:32 - 16:34
    Chúng ta nên thấy vui với nền dân chủ
    mà chúng ta đang có
  • 16:34 - 16:37
    bởi vì tôi chắc rằng tại Nga và Trung Quốc
  • 16:37 - 16:39
    người ta cũng đang làm điều tương tự,
  • 16:39 - 16:40
    nhưng mà không ai dám nói ra
  • 16:40 - 16:43
    bởi vì không ai có thể làm được điều đó.
  • 16:43 - 16:47
    (Tiếng vỗ tay)
  • 16:47 - 16:51
    BG: Khi việc này bắt đầu lần đầu tiên
  • 16:51 - 16:54
    Tháng 7 trước, năm trước
  • 16:54 - 16:56
    Ông đã điền đơn khiếu nại hình sự với
  • 16:56 - 16:59
    tòa án Đức. Tại sao vậy?
  • 16:59 - 17:03
    HK: à vâng, tôi làm như vậy
    bởi vì quan điểm thứ hai mà tôi vừa nêu
  • 17:03 - 17:06
    tôi nghĩ rằng trong một nền dân chủ
  • 17:06 - 17:09
    luật phát áp dụng cho mọi người
  • 17:09 - 17:11
    Nó được ban hành cho mọi người,
    luật pháp không cho phép
  • 17:11 - 17:15
    bất cứ tổ chức nào không tôn trọng các điều luật
  • 17:15 - 17:17
    Trong bộ luật hình sự của Đức, có viết
  • 17:17 - 17:19
    anh không được phép khai thác ai đó
  • 17:19 - 17:21
    mà không có sự cho phép của tòa án
  • 17:21 - 17:25
    May thay, nó được viết trong
    bộ luật hình sự của Đức
  • 17:25 - 17:29
    nên nếu nó không được tôn trọng,
    thì tôi nghĩ rằng
  • 17:29 - 17:31
    một cuộc điều tra là cần thiết
  • 17:31 - 17:33
    và sẽ phải mất rất nhiều thời gian
  • 17:33 - 17:35
    công tố viên của Đức đã khởi đầu việc này
  • 17:35 - 17:39
    và họ chỉ bắt đầu khi có trường hợp
    của bà Angela Merkel
  • 17:39 - 17:42
    chứ không phải của người dân Đức
  • 17:42 - 17:44
    Điều đó không làm tôi ngạc nhiên lắm
  • 17:44 - 17:46
    (Tiếng vỗ tay)
  • 17:46 - 17:50
    Bởi vì câu chuyện mà ông vừa kể
  • 17:50 - 17:52
    Nhìn từ góc độ bên ngoài,
    tôi không sinh sống ở Đức,
  • 17:52 - 17:54
    và tôi mong chờ người Đức sẽ
    ngay lập tức có những phản ứng
  • 17:54 - 17:57
    một cách mạnh mẽ hơn, ngay lập tức.
  • 17:57 - 18:00
    Và thay vào đó, phản ứng thực sự chỉ đến
  • 18:00 - 18:02
    khi mà vụ nghe lén bà thủ tướng Merkel
  • 18:02 - 18:05
    bị tiết lộ. Tại sao vậy?
  • 18:05 - 18:07
    KH: Tôi cho rằng đó là một dấu hiệu tốt,
  • 18:07 - 18:11
    bởi vì người dân cảm thấy an toàn
    trong nền dân chủ này.
  • 18:11 - 18:14
    Họ không lo sợ bị bắt giam
  • 18:14 - 18:17
    và nếu quý vị rời khán phòng này,
  • 18:17 - 18:19
    không ai phải lo lắng có cảnh sát mật
  • 18:19 - 18:22
    đang đứng bên ngoài đợi bắt quý vị
  • 18:22 - 18:23
    Tôi nghĩ đó là một dấu hiệu tốt
  • 18:23 - 18:26
    Mọi người không thực sự lo sợ như họ có thể
  • 18:26 - 18:31
    Nhưng dĩ nhiên, tôi nghĩ rằng các tổ chức
  • 18:31 - 18:33
    có trách nhiệm dừng các hành vi trái phép
  • 18:33 - 18:36
    đối với nước Đức
    hay với bất kỳ quốc gia khác
  • 18:36 - 18:39
    BG: Tôi còn câu hỏi cuối,
    một câu mang tính cá nhân
  • 18:39 - 18:42
    Có một cuộc tranh luận ở Đức về
  • 18:42 - 18:43
    cấp tị nạn cho Edward Snowden.
  • 18:43 - 18:46
    Ông đồng ý hay phản đối?
  • 18:46 - 18:48
    HK: Oh, đó là một câu hỏi khó,
  • 18:48 - 18:49
    nhưng nếu ông đã hỏi tôi
  • 18:49 - 18:51
    và nếu tôi trả lời thành thật
  • 18:51 - 18:53
    Tôi sẽ cấp tị nạn cho anh ta.
  • 18:53 - 18:55
    bởi vì tôi nghĩ rằng anh ta
    thực sự rất dũng cảm khi làm như vậy,
  • 18:55 - 18:58
    tự hủy hoại cuộc sống của chính mình
  • 18:58 - 18:59
    của người thân và mọi thứ
  • 18:59 - 19:02
    Tôi nghĩ, đối với những người như vậy,
    chúng ta nên làm cái gì đó
  • 19:02 - 19:07
    và đặc biệt như ông thấy
    trong lịch sử nước Đức,
  • 19:07 - 19:09
    Có rất nhiều người phải trốn chạy
  • 19:09 - 19:11
    và họ xin tị nạn ở quốc gia khác
  • 19:11 - 19:13
    nhưng không được.
  • 19:13 - 19:16
    nên đó sẽ là dấu hiệu tốt
    nếu cấp tị nạn cho anh ta.
  • 19:16 - 19:17
    (Tiếng vỗ tay)
  • 19:17 - 19:24
    BG: Hubertus, cảm ơn rất nhiều.
Title:
Những bí mật đen tối của sự theo dõi nhà nước
Speaker:
Hubertus Knabe
Description:

Ta hãy xem thế giới đen tối của cơ quan an ninh của Cộng hòa Dân chủ Đức, cái thường được gọi là Stasi, nó là một công cụ có quyền lực độc địa dùng để theo dõi người dân và đàn áp tâm lý để kiểm soat đất nước trong hàng thập kỷ cho đến khi Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989. Hubertus Knabe nhà sử học người Đức nghiên cứu Stasi và từng bị tổ chức này do thám. Ông chia sẻ câu chuyện về sự sụp đổ chủa một chính quyền giám sát và cho chúng ta thấy tại sao các quốc gia láng giềng dễ trờ thành thù địch.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
19:38

Vietnamese subtitles

Revisions