Hơn 100 năm qua, các công ty điện thoại đã cung cấp thiết bị hỗ trợ nghe lén cho chính phủ. Thời đó, sự trợ giúp này bằng thủ công. Việc giám sát diễn ra một cách thủ công, và dây nhợ được nối bằng tay. Các cuộc gọi thì được ghi vào băng. Nhưng cũng như trong những ngành công nghiệp khác, máy tính đã làm thay đổi mọi thứ. Các công ty điện thoại gắn những chức năng giám sát vào cái cốt lõi nhất trong mạng lưới của họ. Tôi xin vài phút muốn đi sâu vào nó Điện thoại và những mạng kết nối những cuộc gọi của chúng ta bị kết nối để giám sát đầu tiên. Đầu tiên và tiên quyết. Vậy điều đó có nghĩa là khi bạn đang nói chuyện với vợ hoặc chồng bạn, với con bạn, một đồng nghiệp, hay bác sĩ bằng điện thoại, thì... có thể bị người khác nghe được. Hiện tại, người đó có thể là chính phủ; có thể là người của chính phủ khác, một cơ quan mật vụ nước ngoài, kẻ "bắt cóc" dữ liệu, hay tội phạm, một kẻ bám đuôi... hay bất kỳ một ai "bẻ khoá" được hệ thống giám sát, và xâm nhập vào hệ thống giám sát của các công ty điện thoại. Trong khi những công ty ấy đã ưu tiên thiết lập hệ thống giám sát, thì các công ty ở Thung lũng Silicon không làm thế Và nhiều năm qua, ngày càng tăng... số công ty ở Silicon Valley tạo công nghệ mã hoá mạnh gắn vào các sản phẩm thông tin liên lạc làm cho việc giám sát cực kỳ khó khăn. Ví dụ, nhiều người trong các bạn có thể có iPhone, và nếu bạn dùng iPhone để gửi tin nhắn tới người khác cũng có iPhone, những mẩu tin này không thể dễ dàng bị đọc trộm. Thật ra, theo công ty Apple, chính họ cũng không thấy được những tin nhắn này. Giống như vậy, nếu bạn dùng FaceTime để thực hiện cuộc gọi bình thường hay gọi video với một người bạn hay người thân, cũng vậy, không thể dễ dàng bị nghe lén. Không chỉ với Apple. WhatsApp, hiện giờ do Facebook sở hữu và được hàng ngàn người trên thế giới sử dụng, cũng gắn công nghệ mã hoá mạnh trong sản phẩm của họ, có nghĩa là những người ở phía Nam của địa cầu dễ dàng liên lạc--mà không bị chính quyền của họ, thường là những tay độc tài, đọc lén tin nhắn của họ Vậy nên sau 100 năm có thể nghe lén bất kỳ cuộc gọi nào, mọi lúc, mọi nơi bạn hình dung rằng nhân viên chính phủ không thấy vui chút nào. Đúng vậy, điều đó đang xảy ra. Viên chức chính phủ cực kỳ tức giận. Họ không nổi khùng bởi vì những công cụ mã hoá này giờ có sẵn. Điều làm họ điên đầu nhất là những công ty công nghệ đã gắn chức năng mã hoá trong sản phẩm của họ và làm cho chúng mặc định. Đó là mảng mặc định có vấn đề. Tóm lại, những công ty công nghệ đã dân chủ hoá việc mã hoá. Vì vậy những quan chức chính phủ như Thủ Tướng Anh David Cameron, họ cho là tất cả phương tiện thông tin liên lạc-- email, nhắn tin, điện thoại-- tất cả những cái đó nên cung cấp sẵn cho chính quyền, và rồi mã hoá khiến điều đó trở nên khó khăn Tôi thành thật cảm thông với quan điểm của họ. Ta đang ở thời điểm nguy hiểm trong thế giới hiểm nguy và thật sự có rất người xấu quanh ta. Có khủng bố và những mối đe doạ an ninh quốc gia nghiêm trọng mà tôi cho là chúng ta đều muốn FBI hay NSA theo dõi. Nhưng những tính năng giám sát đều có cái giá của nó. Lý do là vì không có mấy thứ như máy tính xách tay của khủng bố, hay di động của bọn buôn thuốc phiện. Chúng ta cùng xài những thiết bị thông tin liên lạc giống nhau Điều đó có nghĩa là nếu những cuộc điện thoại của tên buôn thuốc phiện hay của những tên khủng bố có thể bị chặn lại, thì với tất cả chúng ta cũng thế thôi. Tôi nghĩ ta thật sự nên đặt câu hỏi Có nên để triệu người trên thế giới cứ sử dụng các thiết bị đó mà bị nghe lén một cách thân thiện? Cảnh tượng xâm nhập hệ thống giám sát mà tôi vừa mô tả-- đây không phải hư cấu đâu Vào năm 2009, hệ thống giám sát mà Google và Microsoft gắn vào mạng lưới của họ-- hệ thống mà họ dùng để đáp ứng những yêu cầu giám sát hợp pháp từ cảnh sát-- những hệ thống bị chính quyền Trung Quốc gây tổn hại bởi vì chính quyền Trung Quốc muốn biết những người mật vụ nào của họ Chính phủ Mỹ đang theo dõi. Cũng cùng cách làm, năm 2004, hệ thống giám sát gắn vào mạng của Vodafone Greece - công ty điện thoại lớn nhất Hy Lạp-- bị xâm phạm do một kẻ giấu mặt, và tính năng đó, tính năng giám sát, bị lợi dụng để nghe lén Thủ Tướng Hy Lạp và những thành viên trong Nội Các Hy Lạp. Chính phủ nước ngoài hay hacker gây ra vụ việc không bao giờ bị bắt Thật sự, điều này dẫn tới chính cái vấn đề với những tính năng giám sát này, hay gọi là "cửa sau". Khi bạn xây một cái "cửa sau" trong hệ thống mạng viễn thông, hay một phần của công nghệ, bạn không có cách nào kiểm soát ai ra vào cửa đó. Bạn không tài nào kiểm soát được liệu bạn sẽ dùng nó hay ai khác dùng nó, người tốt hay người xấu dùng. Chính vì lý do đó, tôi nghĩ tốt hơn nên xây những hệ thống mạng càng an toàn càng tốt. Vâng, điều đó có nghĩa là trong tương lai, mã hoá sẽ làm cho việc nghe lén trở nên khó khăn hơn. Có nghĩa là cảnh sát sẽ có khoảng thời gian vất vả hơn để bắt được những kẻ xấu. Hay một lựa chọn khác, là sống trong một thế giới mà cuộc gọi hay tin nhắn của bất kỳ ai có thể bị nghe lén bởi tội phạm, những kẻ bám đuôi hay cơ quan mật vụ nước ngoài. Tôi không muốn sống trong thế giới như thế. Nên từ bây giờ, bạn có lẽ có những công cụ để ngăn chặn chính phủ nghe lén bằng nhiều cách đã được gắn trong điện thoại và có sẵn trong túi của bạn. bạn có lẽ không nhận ra những công cụ này mạnh và an toàn thế nào, hay những phương tiện khác bạn từng dùng để liên lạc yếu kém thế nào. Vì vậy, thông điệp của tôi gởi bạn là: Chúng ta cần dùng những công cụ này. Ta cần giữ an toàn cho các cuộc gọi của ta Ta cần giữ an toàn cho các tin nhắn của ta Tôi muốn bạn dùng những công cụ này. Tôi muốn bạn nói với người thân, Tôi muốn bạn nói với đồng nghiệp: Hãy dùng những công cụ liên lạc được mã hoá này. Không chỉ dùng vì nó rẻ và dễ dùng, mà dùng vì độ an toàn của chúng. Cảm ơn. (Vỗ tay)