Năm 1968 tiến sĩ Martin Luther King Jr. đã nói trong bài diễn văn về Phong trào Nhân quyền của mình "Sau mỗi cuộc chiến, điều ta nhớ đến không phải lời nói của kẻ thù mà chính là sự im lặng của bạn bè." Là một người thầy, tôi tiếp thu thông điệp ấy. Mỗi ngày, ta thấy được hệ quả của sự im lặng hiển hiện rõ nét trong nạn phân biệt đối xử bạo lực, nạn diệt chủng, và chiến tranh. Trên lớp, tôi đề nghị học sinh của mình khám phá sự im lặng trong cuộc sống thông qua thơ ca. Chúng tôi đã cùng nhau lấp đầy những khoảng trống đó để nhận diện, gọi tên, và để hiểu rằng đây không nhất thiết phải là một sự hổ thẹn. Trong nỗ lực tạo ra văn hóa riêng cho lớp học, nơi học sinh cảm thấy an tâm chia sẻ về sự im lặng của mình, tôi đã đặt ra 4 nguyên tắc cốt lõi được ghi trên tấm bảng trước lớp và yêu cầu các em ký tên vào hồi đầu năm học: Đọc có tư duy, Viết có ý thức, Nói rõ và Nói thật. Bản thân tôi đã suy nghĩ rất nhiều về nguyên tắc cuối: Nói thật. Tôi nhận ra rằng nếu muốn yêu cầu học sinh của mình lên tiếng trước hết, tôi cũng phải nói thật, phải trung thực về những lần tôi đã không làm được điều mình đề ra. Vậy nên, tôi đã kể với chúng về quãng thời gian lớn lên trong gia đình Công giáo ở New Orleans. Suốt mùa chay, tôi được dạy rằng điều ý nghĩa nhất ta có thể làm chính là từ bỏ điều gì đó, hy sinh những điều yêu thích để chứng minh với Chúa bạn hiểu được sự thiêng liêng của Người. Tôi đã bỏ uống nước có ga, McDonald, khoai tây chiên, hôn kiểu Pháp, mọi thứ... Một năm nọ, tôi quyết định từ bỏ việc nói chuyện. Tôi hiểu ra rằng điều quý giá nhất mà mình có thể hy sinh chính là tiếng nói, thứ mà lẽ ra tôi đã phải từ bỏ từ lâu. Tôi dành phần lớn cuộc đời nói điều người khác muốn nghe thay vì điều họ cần phải nghe rồi tự nhủ mình đâu phải là lương tâm của người khác. Chính tôi cũng loay hoay định hình bản thân. Vậy nên đôi khi, tôi chẳng muốn nói gì cả tôi vỗ về sự ngu dại trong lặng im mà không nhận ra rằng giá trị không cần đến ngôn từ để chứng minh nó tồn tại. Khi nhìn thấy một tín đồ bị đánh đập vì là người đồng tính, tôi đã đút tay vào túi, cúi đầu bước đi như chẳng hề thấy gì. Nhiều tuần sau đó, tôi không thể sử dụng tủ khóa bởi then cài khiến tôi nghĩ đến thứ mà ngăn cản tôi lên tiếng. Khi người vô gia cư ở góc đường nhìn tôi với ánh mắt chờ chực cố chứng minh rằng ông ấy đáng được để mắt tới. Trong khi tôi lại mải mê với màn hình Apple hơn là giúp đỡ ông ta. Khi một phụ nữ tại buổi gây quỹ nói với tôi: "Ta rất tự hào" "Cậu đã rất vất vả dạy dỗ những trẻ nghèo và tối dạ này?" Tôi chỉ biết im lặng vì chúng tôi cần tiền của bà ấy hơn là tụi nhỏ cần danh dự của chúng. Chúng ta luôn dành quá nhiều thời gian để lắng nghe những gì người khác nói nhưng hiếm khi để tâm đến những điều họ không nói ra. Im lặng chính là những gì sót lại từ nỗi sợ hãi. Đó là cái cảm giác tội lỗi cắt mất lưỡi của bạn. Đó là hơi thở mắc nghẹn trong lồng ngực vì bạn cảm thấy khó chịu từ trong phổi của mình. Im lặng là nạn diệt chủng Rwanda. Im lặng là bão Katrina. Là những gì bạn được nghe khi thi thể ngày càng nhiều. Là âm thanh dây thòng lọng bịthắt lại. Đó là tro tàn, là xiềng xích. Là đặc ân và cũng là đau đớn. Bạn sẽ chẳng kịp chọn trận chiến vì chính nó đã chọn bạn rồi. Tôi sẽ không để sự im lặng làm mình do dự thêm nữa. Tôi sẽ nói với người Cơ đốc ấy: anh là một con sư tử, hiện thân của sự dũng cảm và lỗi lạc. Tôi sẽ hỏi tên người vô gia cư và dăm câu ba điều về cuộc sống. Vì đôi lúc những gì ta cần là được đối xử như một con người. Tôi sẽ nói với phụ nữ kia: học sinh của tôi nói về Thuyết siêu nghiệm dễ dàng như nói họ của mình là Thoreau, và vì bà đã xem một tập "The Wire" không có nghĩa là bà hiểu hết về chúng. Vậy nên năm nay, thay vì từ bỏ điều gì đó, tôi sẽ sống trọn từng ngày như thể mình có gắn một chiếc micro dưới lưỡi và một sân khấu bị kìm nén dưới đáy. Bục giảng để làm chi khi mà tất cả những gì bạn cần chỉ đơn giản là cất tiếng nói? Xin cảm ơn! (Vỗ tay)