Có nhiều luật lệ không công bằng. Chúng ta có nên ngoan ngoãn tuân theo? Hay chúng ta nên đàm phán tìm cách thay đổi chúng? Hay đơn giản là bác bỏ chúng ngay lập tức? Người ta vừa tìm thấy xác của một trong những người sáng lập trang Reddit. Cậu ta đúng là một thiên tài nhưng cậu ta chưa từng thừa nhận điều đó. Cậu ấy không hề màng tới việc kinh doanh kiếm tiền. Tối nay, một bầu không khí ảm đạm đang bao trùm Highland Park quê nhà của Aaron Swartz với những lời thương tiếc tiễn đưa một trong những thiên tài của mạng Internet. Những người hoạt động vì tự do thông tin khóc thương trước mất mát vô cùng lớn này. “Một trí tuệ siêu phàm" những ai biết Aaron đều nhận xét về anh như vậy. Anh ấy bị chính phủ sát hại, và MIT đã phản bội lại những nguyên tắc của chính mình. Họ muốn lấy anh làm ví dụ răn đe. Chính phủ luôn muốn kiểm soát. Anh ấy có thể phải ngồi tù 35 năm và nộp phạt 1 triệu đô la. Vụ án này còn quá nhiều tranh cãi và thậm chí có cả vi phạm của cơ quan chức trách. Bạn đã từng xem xét kỹ vấn đề này và đi đến một kết luận nào chưa? Khi lớn lên, tôi nhận ra rằng có nhiều thứ xung quanh chúng ta, mà ai cũng “ừ thì đó là tự nhiên mà” nhưng chúng chẳng tự nhiên một chút nào. Có những thứ có thể thay đổi, và thậm chí nên phải thay đổi. Và khi tôi nhận ra điều đó, tôi không thể ngoảnh mặt lại với nó. Đứa con của Internet Hân hạnh được đọc cho quý vị một cuốn truyện có tựa đề của nó là "Paddington ở Hội trợ”. Aaron sinh ra và lớn lên tại Highland Park. Trong nhà có ba anh em trai, tất cả đều rất thông minh. “Kìa, cái hộp đang lật kìa…” Chúng tôi không phải là những đứa trẻ ngoan ngoãn biết nghe lời. Ba đứa trẻ nô đùa và gây chuyện suốt ngày. “Ấy kìa, không được! - Aaron! - Dạ? Tôi nhận ra rằng Aaron đã bắt đầu học từ khi còn rất nhỏ. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. - Cốc, cốc! - Ai gọi đó? - Aaron - Aaron nào cơ? - Aaron vui tính. Nó biết điều nó muốn và nó luôn thành công trong bất cứ điều gì nó làm. Nó có một trí tò mò vô hạn. Đây là một bức ảnh mô tả các hành tinh. Mỗi hành tinh có một biểu tượng. Biểu tượng của Sao Thuỷ này, của sao Kim này, biểu tượng của Trái đất này, của sao Hoả, rồi sao Mộc. Một hôm, nó nói với Susan: “Vui chơi miễn phí cho gia đình dưới thị trấn Highland Park này là gì hả mẹ?” “Vui chơi miễn phí cho gia đình Highland Park” Thằng bé lúc đó mới 3 tuổi. Mẹ nói mới hỏi: “Con đang nói gì thế?” Nó bảo: “Kia kìa, mẹ nhìn xem, trên tủ lạnh ấy, ghi là vui chơi miễn phí cho gia đình ở Highland Park." Cô ấy vô cùng ngạc nhiên khi biết con trai mình biết đọc. Nó có tên là “Bữa ăn tối trong lễ Vượt Qua của nhà tôi". Buổi tối của bữa ăn trong lễ Vượt Qua khác với tất cả những buổi tối khác. Một hôm, chúng tôi tới thăm thư viện của trường đại học Chicago. Tôi mới lôi từ trên giá sách ra một cuốn từ những năm 1900. Tôi cho nó xem và nói: “Con biết không, đây là một nơi thật tuyệt vời". Chúng tôi đều là những đứa trẻ tò mò, nhưng Aaron thực sự thích học và dạy lại cho người khác. Bây giờ chúng ta sẽ học bảng chữ cái theo chiều ngược lại. Z, Y, X, W, V, U, T... Tôi vẫn còn nhớ cái giây phút anh ấy về nhà sau giờ học Số học đầu tiên trên trường. Anh ấy mới nói với tôi: "Noah, để anh dạy em số học nhé!" Tôi mới ngạc nhiên: “số học là gì?” Anh ấy lúc nào cũng như vậy. Nhấn vào cái nút này, clíck, như thế, đó, như thế! Giờ thì nó màu hồng rồi! Khi nó mới khoảng 2,3 tuổi, Bob cho nó xem chiếc máy vi tính. Điều đó làm nó hứng thú vô cùng. (trẻ con nói) Chúng tôi đều có máy vi tính, nhưng Aaron thực sự say mê chúng, say mê Internet. - Con làm việc với máy vi tính à? - Naann… Mẹ ơi, tại sao chẳng có cái gì chạy cả thế này? Nó bắt đầu lập trình từ lúc còn rất nhỏ. Tôi vẫn còn nhớ chương trình đầu tiên tôi viết cùng với nó. Chúng tôi viết bằng BASIC, và đó là một trò đố vui trong Star Wars. Nó ngồi hàng tiếng đồng hồ trước chiếc máy vi tính để lập trình trò chơi đó với tôi. Rắc rối mà tôi luôn gặp phải với nó đó là tôi chẳng muốn làm xong cái gì cả. Còn với nó, luôn có một cái gì đó để làm luôn có một cái gì đó có thể được giải quyết bởi máy vi tính. Aaron luôn luôn xem lập trình như một thứ phép màu vậy, một thứ cho phép thực hiện được những điều người bình thường không làm được. Aaron đã làm một chiếc máy ATM bằng một chiếc Mac và hộp giấy bìa cứng. Có một dịp, tôi không biết phải hoá trang cho Halloween như thế nào. Nó chợt nghĩ sẽ thú vị làm sao nếu tôi hoá trang thành chiếc máy tính yêu thích của nó và đó là chiếc iMac nguyên gốc. Nó rất ghét hoá trang cho Halloween nhưng nó cực thích thuyết phục người khác hoá trang thành thứ nó muốn. “Host Aaron, dừng lại! Mọi người ơi, hãy nhìn vào máy quay nào! Người Nhện nhìn vào máy quay. Nó viết trang "The Info", nơi mọi người có thể cung cấp thông tin về bất cái gì. Nếu một ai đó, biết một phần, hoặc tất cả về vàng, hay về mạ vàng… Tại sao không để cho họ viết hết lên trang web này? Những người khác có thể đọc và sửa nếu họ thấy có những lỗi nào đó. Không khác xa Wikipeida là mấy phải không? Wikipedia mãi sau này mới ra đời và ý tưởng này đã một cậu bé 12 tuổi nghĩ ra trong căn phòng bé nhỏ của cậu sử dụng một máy chủ tí hon, và một công nghệ rất cổ lỗ xỉ. Một giáo viên của anh ấy mới phản hồi: “Thật là một ý tưởng tệ hại! Chúng ta không thể để bất cứ ai chỉnh sửa bách khoa toàn thư được. Đó là công việc của các học giả uyên bác. Cậu lấy cái ý tưởng điên rồ này ở đâu vậy?” Chúng tôi hay nói với nhau: “Ừ, Wikipedia đúng là hay thật. Nhưng chúng tôi đã có nó trong nhà 5 năm trước rồi.” Trang web của Aaron, “theinfo.org” đã giành giải cho học sinh được tổ chức bởi ArsDegita, một công ty có trụ sở tại Cambridge. Tất cả chúng tôi đều tới Cambridge khi nó thắng giải ArsDigita. Nhưng chúng tôi không biết Aaron đang làm gì. Rõ ràng rằng giải thưởng này rất quan trọng đối với nó. Aaron nhanh chóng gia nhập cộng đồng lập trình viên trên mạng, và tham gia vào một dự án thành lập nên một công cụ mới cho mạng Internet. Nó tới và nói với tôi: "Ben, anh phải xem thứ mà em đang làm, cực kỳ thú vị.” Ừ, cái gì thế? “Nó có tên là RSS." Nó giải thích cho tôi RSS là gì, nhưng tôi phải hỏi nó: “Tại sao cái này lại hữu dụng? Có trang web nào dùng nó không? Tại sao tao lại phải dùng nó?” Chúng ta có một danh sách những người đang làm việc cho RSS và XML nói chung Trong danh sách này, có một người tên là Aaron Swartz khá hiếu chiến nhưng rất thông minh và cậu ta có rất nhiều ý tưởng hay. Nhưng cậu ta chưa từng tham gia những buổi gặp mặt của cộng đồng do đó chúng tôi mới hỏi cậu ấy: “Khi nào thì cậu mới định tham dự các cuộc gặp mặt?” Cậu ta trả lời: “Tôi không biết mẹ tôi có đồng ý không. Tôi mới có 14 tuổi.” Phản ứng đầu tiên của chúng tôi là: “Cậu bé mà chúng ta đã làm việc cùng trong suốt một năm, mới chỉ 13 tuổi và giờ cậu ta chỉ mới lên 14.” Sau đó mọi người nhao nhao: “Thật không thể tin được! Chúng ta phải gặp cậu ấy!" Cậu ấy là thành viên của hội đồng soạn thảo RSS. Công việc cậu ấy đang làm là giúp xây dựng hệ thống phân phối thông tin cho mạng Internet. Phần việc cậu ấy đảm nhận, RSS, là một công cụ cho phép thu thập thông tin tóm tắt xảy ra trên các trang web khác. Phần lớn nó được dùng cho các blog. Hãy tưởng tượng bạn muốn đọc 10 đến 20 blog. Bạn sử dụng công cụ RSS của các trang này, nó sẽ gửi cho bạn tóm tắt những gì mới nhất. Để tạo thành một danh sách thống nhất tất cả những gì đã xảy ra. Aaron thực sự còn rất trẻ, nhưng cậu ấy đã hiểu công nghệ. Cậu ấy biết nó còn nhiều khuyết điểm và tìm cách để cải tiến nó. Và thế là mẹ cậu đưa cậu tới sân bay Chicago. Chúng tôi đón cậu ấy ở San Francisco. Chúng tôi giới thiệu cậu ấy với những người thú vị để tranh luận. Khẩu vị của cậu ấy làm chúng tôi rất ngạc nhiên. Cậu ta chỉ ăn những gì màu trắng ví dụ như cơm trắng không ăn cơm rang vì không có màu trắng, và bánh mỳ trắng,.. Chúng tôi rất ngạc nhiên trước khả năng tranh luận của một cậu bé. Chúng tôi nói với nhau rằng “Cậu bé này sẽ tiến xa trừ khi chẳng may đột tử vì tai nạn.” Aaron, tới lượt cậu! Hoàn cảnh đã thay đổi. Chúng ta không thể tạo ra các công ty trực tuyến những công ty chỉ bán thức ăn cho chó qua mạng Internet hay qua điện thoại di động. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều những ý tưởng đang được nhen nhóm. Nếu bạn không thể nhìn thấy điều đó thì chỉ có thể là do bạn cố làm ngơ. Anh ấy hành động nhiều khi như một thằng mọt sách chính hiệu: “Tao thông minh hơn mày. Và bởi vì tao thông minh hơn mày, nên tao tốt hơn mày và tao có thể bảo mày phải làm gì." Đó là một khía cạnh của anh ấy với tính cách của một kẻ tinh nghịch. Bạn kết hợp các máy vi tính lại và bạn có thể giải quyết rất nhiều vấn đề lớn, ví dụ như chữa ung thư hoặc liên lạc với người ngoài hành tinh. Tôi gặp cậu ấy lần đầu tiên tại Diễn đàn Mạng Relay (Internet Relay Chat). Cậu ta không chỉ biết lập trình, cậu ta còn làm mọi người thích thú với những vấn đề cậu muốn giải quyết. Cậu ta đúng là một cầu nối. Cậu ấy đã đóng góp rất nhiều cho phong trào tự do văn hoá. Theo tôi thì Aaron đang cố gắng làm cho thế giới hoạt động suôn sẻ. Cậu ta muốn sửa nó. Cậu ấy có một cá tính mạnh mẽ đôi khi dễ gây “đụng chạm” tới nhiều người. Chẳng phải lúc nào cậu ấy cũng thấy thoải mái với thế giới và thế giới cũng không phải lúc nào cũng thoải mái với cậu ấy. Aaron tới trường học nhưng anh ấy không hề thích chút nào. Anh ấy không thích các môn học, cũng chẳng thích các thầy cô giáo Aaron thực sự biết cách tìm kiếm thông tin. Anh ấy nói: “Tao chẳng cần phải ngồi học lớp hình học. Tao chỉ cần đọc sách hình học là đủ. Tao chẳng cần phải học với ông thầy này về lịch sử nước Mỹ từ quan điểm của ông ấy. Tao có cả ba bộ lịch sử ở đây và tao chỉ cần đọc chúng là đủ. Và tao chẳng thích học cái này. Tao muốn học về mạng Internet. Tôi thực sự nản với trường lớp. Theo tôi, các thầy cô giáo chẳng hiểu cái họ đang nói một chút gì cả. Họ áp đặt và cưỡng ép. Còn bài tập về nhà thì thật đúng là…. Và chỉ có một mục đích duy nhất là làm học sinh bận rộn với đống sách vở thi thố. Và rồi tôi bắt đầu đọc sách về lịch sử nền giáo dục, về ý tưởng một hệ thống giáo dục và những hệ thống thay thế nó về phương pháp giáo dục, hiệu quả, chứ không chỉ đơn giản là “học vẹt” Điều này đã đưa tôi đến với những câu hỏi muôn thủa. Sau khi đặt câu hỏi về ngôi trường tôi học tôi bắt đầu nghi vấn cả xã hội mà tôi đang sống, tôi tự hỏi về những ngành nghề mà trường học đang đào tạo con người và chính phủ với vai trò xây dựng và duy trì cả hệ thống này. Một trong những thứ khiến nó đam mê đó là luật bản quyền Luật bản quyền bấy lâu nay luôn là một hòn đá tảng trong giới xuất bản và độc giả nhưng không phải quá nặng nề. Đây là một điều luật hợp lý giúp các tác giả được trả công xứng đáng. Điều mà Aaron và thế hệ của anh phải đối mặt đó là sự mâu thuẫn giữa một hệ thống cũ kỹ với những nhân tố mới mà chúng tôi đang xây Internet và mạng. Những điều này mâu thuẫn với nhau và tạo nên một sự hỗn loạn. Cậu ấy đã gặp Lawrence Lessig, giáo sư luật của Harvard. Vào lúc đó, giáo sư Lessig đang đệ trình luật bản quyền lên Toà án tối cao. Chàng frai trẻ Aaron Swartz bay tới Washington để tham dự phiên toà tại Toà án tối cao. Tôi là Aaron Swartz và tôi tới đây để nghe Eldred tranh luận. Tại sao cậu lại bay tận từ Chicago tới đây để chỉ nghe Eldred tranh luận? Đó là một câu hỏi khó hơn… Tôi…Tôi không biết. Được diện kiến Toà án tối cao là một điều rất thú vị, đặc biệt là trong vụ án tầm cỡ này. Giáo sư Lessig đang xây dựng một định nghĩa mới cho luật sở hữu trí tuệ trên Internet.. Được gọi tên là “Creative Commons (CC)” Ý tưởng của Creative Commons đó là cho phép mọi người, các tác giả cân đối giữa việc sở hữu sản phẩm sáng tạo của mình và mong muốn chia sẻ nó. Thay vì “Alrights Reserved” (mọi hành vi sao chép đều bị cấm) chúng ta giờ có “Chỉ một số hành vi sao chép bị cấm”. Tóm lại nó là thế này: “Đây là những việc bạn có thể làm với sản phẩm của tôi thậm chí trong nhiều trường hợp bạn cần có sự cho phép của tôi trước.” Vai trò của Aaron là trong lĩnh vực công nghệ thông tin: Làm thế nào để làm cho luật bản quyền này đơn giản và dễ hiểu và có thể diễn đạt theo cách mà máy móc có thể hiểu được. Mọi người bàn tán xôn xao:”Tại sao lại giao trọng trách cụ thể hoá CC cho một thằng bé 15 tuổi? Điều này không phải điên rồ sao?" Nhưng Lary đã trả lời rằng: “Điên thì mới không nghe lời cậu bé này.” Cậu ấy chỉ cao quá cái bục có chút đỉnh. Mà cái bục không thể tuỳ chỉnh được. Điều này thật đáng xấu hổ vì khi cậu ta bật màn hình lên chẳng ai thấy được cái đầu cậu ta đâu cả. Nếu bạn duyệt trang của chúng tôi, và bạn click vào "Chọn luật bản quyền", bạn sẽ có một danh sách các lựa chọn, bạn sẽ được giải thích ý nghĩa của chúng, và bạn phải trả lời 3 câu hỏi đơn giản: “Bạn có muốn ghi nhận là tác giả? Bạn có cho phép kiếm tiền từ sản phẩm của bạn? Bạn có cho phép thay đổi tác phẩm của bạn?" Tôi hoàn toàn ngạc nhiên khi thấy những người lớn này xem nó một cách bình đẳng với họ. Trước toàn thể mọi người, Aaron bắt đầu nói về nền tảng mà nó đã tạo ra cho luật bản quyền kiểu mới CC. Và ai cũng chăm chú lắng nghe nó... Tôi ngồi ở cuối và thầm nghĩ: “Nó chỉ là một đứa trẻ! Tại sao mọi người lại nghe nó?” Nhưng ai cũng chăm chú lắng nghe... Tôi nghĩ rằng tôi đã không thực sự hiểu. Nhiều người chỉ trích rằng CC đã không giúp tác giả kiếm được tiền từ sản phẩm của họ. Tuy nhiên thành công của CC thực sự đáng ngưỡng mộ. Riêng Flickr, hơn 200 triệu người dùng sử dụng luật bản quyền CC. Cậu ấy không chỉ đóng góp công sức thông qua sự am hiểu kỹ thuật của mình. Trên trang cá nhân của mình, cậu đã chia sẻ rất chân thật. Tôi suy nghĩ về nhiều vấn đề, và tôi muốn ai cũng làm như thế. Tôi theo đuổi các ý tưởng, và tôi học từ nhiều người khác. Tôi không thích loại mọi người ra. Tôi theo đuổi sự hoàn hảo, nhưng không phải vì thế mà cản trở sự xuất bản. Trừ giáo dục và giải trí tôi không phí thời gian vào những thứ không gây được ảnh hưởng. Tôi thử làm bạn với tất cả mọi người nhưng tôi ghét khi mọi người xem thường tôi. Tôi không thích căm ghét, vì nó cản trở mình, nhưng tôi học được từ kinh nghiệm bản thân. Tôi muốn làm cho thế giới tốt hơn. Năm 2004, Swartz rời Highland Park và vào học trường đại học Stanford. Nó bị bệnh Viêm loét Đại tràng nặng và chúng tôi rất lo lắng khi nó phải uống thuốc. Nó phải vào viện và phải uống cả một cốc thuốc mỗi ngày một trong số đó là thuốc steroid một loại có tác dụng phụ là làm chậm lớn và nó làm cho Aaron cảm thấy khác biệt với các sinh viên khác. Aaron, tôi nghĩ nghĩ rằng với việc được học bổng của trường Standford và được vào học lớp cho học sinh cấp ba xuất sắc với một người trong bốn năm tới sẽ trở thành lãnh đạo và vào hàng ngũ hiếm hoi thì thực sự điều này làm cho cậu ấy thật sự phấn khích. Trong năm 2005, chỉ sau một năm vào học Standford Swartz đã được đề nghị một ví trí tại một công ty ươm mầm khởi nghiệp tên là Y Combinator, do Paul Graham lãnh đạo. Anh ấy nói với Paul: “Này, tôi có một ý tưởng làm một trang web”. Và Paul đã khá thích Aaron rồi nên đáp lại: “Được đấy, sao lại không nhỉ”. Và thế là Aaron bỏ học và tới ở căn hộ này… Cho nên đây từng là nơi Aaron sống. Tôi vẫn nhớ mang máng rằng bố tôi bảo thuê nhà khó khăn như thế nào vì Aaron không có chút tín dụng nào và anh ấy lại còn bỏ học giữa chừng. Phòng khách này là nơi trước đây Aaron ở. Bạn có thể thấy những tấm áp-phích do Aaron bỏ lại. Và thư viện…có nhiều sách hơn nữa nhưng phần lớn là của Aaron. Trang web của Aaron cho Y Combinator có tên là “infogami”, một công cụ để xây dựng các website. Nhưng infogami không có nhiều người dùng và cuối cùng Aaron phải nhập công ty của cậu với một dự án Y Combinator khác để được giúp đỡ. Đó là một dự án do Steve Huffman và Alexis Ohanian lãnh đạo, có tên là Reddit. Chúng tôi bắt đầu gần như từ con số không. Không người dùng, không tiền, không một dòng lệnh và giờ mỗi ngày một lớn mạnh thành một trang web rất nổi tiếng. Và nó không có vẻ gì là dừng lại ở đó. Từ 1000 người dùng, rồi lên tới 10000 rồi 20000 và cứ thế…thật sự tuyệt vời. Reddit trở nên khổng lồ và nó trở thành một góc nét nhỏ cho dân công nghệ. Rất nhiều truyện cười, nhiều nghệ thuật và mọi người cứ ùa nhau đổ vào trang web, và nó trở thành một món điểm tâm tin tức mỗi sáng. Reddit ở một mức nào đó giống như một sự hỗn loạn cho nên một mặt, đó là nơi mọi người lên bàn tán những thông tin về công nghệ, chính trị và mặt khác vẫn có rất nhiều bài với nội dung nhạy cảm hoặc gây xúc phạm có một số trang phụ của Reddit chỉ dành cho việc “chôn” nhau và do đó, theo một nghĩa nào đó Reddit đã trở thành một nơi chứa đầy tranh cãi. Nó thực sự hỗn loạn. Một tạp chí lớn có tên là Condé Nast đã chú ý tới Reddit và họ đã chào mua. Giá chào mua thực sự lớn, tới nỗi bố tôi phải đau đầu với những câu hỏi như “Lấy chỗ nào mà để tiền bây giờ?” - Thực sự rất nhiều tiền? - Thực sự rất nhiều tiền. Có lẽ là hơn một triệu đô la nhưng tôi thực sự không nắm rõ. - Lúc đó cậu ấy bao nhiêu tuổi? - 19, 20. Chính trong căn phòng này, họ ngồi ngay ở đây, khi chưa có những cái ghế bành này. Lập trình cho Reddit, và khi họ bán nó họ đã mở một bữa tiệc tưng bừng, và họ bay khỏi California ngày hôm sau và để lại chìa khoá cho tôi. Rất buồn cười, cậu ấy vừa mới bán công ty khởi nghiệp của mình và chúng tôi đều nghĩ rằng cậu ấy là người giầu nhất ở đây. Nhưng cậu ấy nói “Không, tôi chỉ cần căn phòng nhỏ bé này thôi. Thế là đủ với tôi rồi.” Nó chỉ nhỏ hơn cái gác xép một tí. Cậu ấy không hề tiêu tiền vào những thứ hào nhoáng. Nó nói: “Em thích sống trong những căn hộ thế nên em sẽ không tiêu tốn nhiều tiền vào những chỗ ở mới. Em sẽ không mua biệt thự hay villa, và em thích mặc quần jeans và T-shirt cho nên em sẽ không tiêu tiền vào quần áo. Nhiều tiền hay không cũng chẳng có gì to tát cả." Điều quan trọng đối với Swartz đó là lưu lượng thông tin di chuyển trên Internet như thế nào. Và điều gì điều khiển sự chú ý của chúng ta. Trong hệ thống truyền hình cũ chúng ta bị giới hạn bởi môt lượng kênh truyền nhất định. Bạn chỉ có thể truyền được khoảng 10 kênh còn nếu với truyền hình cáp thì có khoảng 500 kênh. Trên mạng Internet, mỗi người có một kênh. Mỗi người có một blog, hoặc một trang Myspace. Mỗi người lại có cách thể hiện riêng của mình. Vậy nên, câu hỏi đặt ra bây giờ không phải là ai được quyền truy cập vào các kênh truyền mà phải là ai kiểm soát cách bạn tìm kiếm người chủ của các kênh đó. Bạn đã bất đầu nhận thấy sức mạnh tập trung của những trang web như Google những trang web đóng vai trò như người giữ cửa nói cho bạn biết các nơi bạn muốn tới. Những người cung cấp cho bạn nguồn tin tức và thông tin. Bây giờ không phải là ai được quyền nói mà ai cũng có cái quyền đó rồi. Vấn đề là quyền được lắng nghe thì không phải ai cũng có. Sau khi bắt đầu làm việc tại San Francisco tại Condé Nast, nó đi vào văn phòng và họ muốn đưa cho nó cái máy vi tính với tất cả thứ rác rưởi đã được cài đặt sẵn và nói rằng nó không được cài thêm bất cứ cái gì mới vào chiếc máy vi tính này. Điều này đối với các lập trình viên là không thể chấp nhận được. Từ ngày đầu tiên, cậu ấy đã than phiền về tất cả mọi thứ. “Tường xám, bàn xám, ồn ào. Ngày đầu làm việc ở đây tôi đã không thể chịu được rồi. Giờ nghĩ trưa, tôi chốn trong nhà vệ sinh và khóc. Tôi còn không thể bình tĩnh nổi khi lúc nào cũng có ai đó lải nhải bên tai mình chứ đừng nói là làm xong được phần việc nào. Chẳng ai làm được tích sự gì ở đây cả. Lúc nào cũng có người ra người vào phòng chúng tôi chém gió hoặc rủ chúng tôi chơi trò chơi điện tử mà Wired đang cho chạy thử." Cậu ấy thực sự có cảm hứng khác những cảm hứng với thiên hướng chính trị, và Silicon Valley đơn giản không có văn hoá đó cái văn hoá hướng hoạt động kỹ thuật cho mục đích chính trị. Aaron ghét làm việc cho các tập đoàn. Tất cả đều ghét làm việc cho Condé Nast, nhưng chỉ Aaron là người duy nhất không chấp nhận điều này. Và Aaron đơn giản tự làm cho bản thân mất việc bằng việc không bao giờ tới làm nữa. Mọi người truyền tai nhau rằng đó thực sự là một sự đổ vỡ đáng tiếc. Cả Alexis Ohanian và Steve Huffman từ chối trả lời phỏng vấn cho bộ phim này. Cậu ấy từ chối thế giới tư bản. Một điều cần phải nhớ đó là khi Aaron lựa chọn từ bỏ thế giới khởi nghiệp thì cũng là lúc cậu ấy từ bỏ những thứ đã làm cho cậu ấy nổi tiếng và được yêu mến và Aaron có thể đánh mất những người hâm mộ. Cậu ta đã đi tới nơi cậu ta nên tới và cậu nhận ra rằng cậu đã trèo lên một núi phân thối tới nỗi ngắt một bông hồng nhưng nhận ra rằng mình không thể ngửi thấy mùi thơm của nó và thay vì cứ ngồi trên đống phân đó và tự an ủi mình rằng nó không tệ đến thế và cậu ấy luôn nhận được hoa hồng thì cậu ấy đã trèo xuống, thực sự rất tuyệt vời. Cái cách mà Aaron nhìn mọi thứ đó đó là lập trình là phép màu bằng lập trình bạn có thể làm được những thứ mà người bình thường không làm được. Vậy, khi bạn có phép màu nhiệm, bạn sẽ dùng nó vào mục đích tốt hay đi kiếm bội tiền? Khi còn là một đứa trẻ, Swartz đã được truyền cảm hứng bởi một trong số những người tiên phong. Người đàn ông đã phát minh ra World Wide Web Tim Berners-Lee. Trong những năm 1990, Berners-Lee đang trong quá trình tạo nên một trong những phát minh quan trọng nhất thế kỷ 20 nhưng thay vì kiếm tiền từ phát minh World Wide Web, ông đã tặng nó cho toàn nhân loại. Đó chính là lý do duy nhất tại sao World Wide Web còn tồn tại tới ngày hôm nay. Aaron thực sự bị ảnh hưởng sâu sắc tởi Tim. Chắc chắn Tim là một người rất có ảnh hưởng trong giới Internet, một người không không hề vụ lợi. Ông ấy không hệ hứng thú với việc nghĩ ra cách để kiếm bội tiền. Mọi người thì liên tục bàn tán: “Oa, có thể kiếm tiền đấy," nếu thế thì sẽ có rất nhiều những mạng nho nhỏ chứ không phải là một mạng lớn và một mạng nhỏ, cùng với đủ kiểu mạng không thể hoạt động được bởi vì bạn không thể đi tới đi lui bằng cách click vào các đường link được. Chúng ta phải có một lượng tối thiểu - cái đó là cả thế giới cho nên nó sẽ không làm gì được trừ khi cả thế giới được tham gia. Tôi cảm thấy một cách mạnh mẽ rằng cách chúng ta đang sống trong thế giới này không ổn đơn thuần là lấy những cái mình được cho làm những gì người lớn bảo bạn làm và những gì bố mẹ bảo bạn làm, hay xã hội bảo. Tôi nghĩ rằng bạn nên luôn luôn nghi vấn. Tôi chọn thái độ khoa học, rằng mọi thứ mình học đều đơn giản chỉ là tạm thời và rằng luôn phải nghi ngờ, đặt câu hỏi, thay đổi niềm tin và tôi nghĩ rằng điều này cũng đúng với toàn xã hội. Một khi tôi nhận ra rằng có những vấn đề nghiêm trọng-vấn đề mang tính nền tảng và tôi có thể làm điều gì đó để giải quyết nó thì tôi không thể làm ngơ. Tôi phải làm gì đó. Chúng tôi bắt đầu dành thời gian cho nhau nhiều chỉ đơn giản như hai nguời bạn thôi. Chúng tôi nói chuyện hàng tiếng đồng hồ, xuyên đêm. Tôi lẽ ra phải nhận ra rằng cậu ấy đang tán tỉnh tôi. Có thể là lúc đó tôi nghĩ rằng giữa cậu ấy và tôi là không thể, điều này là điên rồ nên tôi giả vờ như chẳng có gì xảy ra. Lúc đó cuộc hôn nhân của tôi đang gặp nhiều vấn đề và tôi thực sự chẳng biết phải đi đâu chúng tôi thuê phòng ở chung và tôi mang con gái tôi tới. Chúng trang trí căn phòng và nó thực sự rất yên bình. Cuộc sống tôi đã lâu chưa có sự bình yên và cuộc sống của cậu ấy cũng thế. Chúng tôi rất thân với nhau ngay từ những ngày đầu mối quan hệ lãng mạn. Chúng tôi thường xuyên bên cạnh nhau. Nhưng cả hai đều là những kể khó tính. (Cười) Trong chính chương trình đối thoại cùng Ally McBeal cậu ấy đã thừa nhận rằng cậu ấy có một bài hát tủ và tôi đã bắt cậu ấy chơi cho tôi. Đó là bài “Extraordinary Machine”của Fiona Apple. Tôi nghĩ đó là vì bài hát này có một sự đấu tranh nhẹ nhàng lẫn sự hi vọng. ♪ By foot it's a slow climb, but I'm good at being uncomfortable so I can't stop changing all the time ♪ Aaron rất lạc quan về cuộc sống, điều này cậu ấy thể hiện ra bằng nhiều cách. Ngay cả lúc bi quan cậu ấy cũng vẫn luôn yêu đời. ♪ Extraordinary machine ♪ - Làm cái gì thế? (Quinn) - Flicker có video rồi đây. Swartz lao vào nhiều dự án mới khác nhau bao gồm việc truy cập thông tin công cộng ví dụ như một trang web accountability có tên là Watchdog.net và một dự án có tên là Thư viện mở (The Open Library). Dự án Thư viện mở là một trang web mà bạn có thể truy nhập tại địa chỉ openlibrary.org và ý tưởng là biến nó trở thành một web wiki khổng lồ mà mỗi trang dành cho một cuốn sách và nội dung có thể sửa chữa được. Tức là với mỗi cuốn sách đã từng được xuất bản chúng tôi muốn có một trang web chứa mọi thông tin về nhà xuất bản hiệu sách, thư viện, độc giả và các đường dẫn để cho bạn biết bạn có thể mua cuốn sách này hay mượn nó ở đâu, hoặc thậm chí đọc nó trực tuyến. Tôi rất thích thư viện. Khi tới một thành phố mới tôi sẽ tìm ngay đường tới thư viện ở thành phố đó. Đó chính là mục tiêu của Thư viện mở xây dựng một trang web mà ở đó bạn có thể đọc từ sách này tới sách kia, từ nhân vật tới tác giả, từ chủ đề tới ý tưởng đi qua hết hiển kiến thức của nhân loại mà hiện giờ bị bỏ quên trong các thư viện lớn những thư viện khó tìm kiếm, cồng kềnh và tốn kém. Phải thay đổi vì sách là nguồn di sản của chúng ta. Sách là chỗ để con người viết hiểu biết xuống và việc một tập đoàn nuốt trọn chúng là một điều đáng kính sợ. Bằng cách nào bạn có thể truy cập đại chúng tới tới phạm vi đại chúng (luật bản quyền)? Nghe có vẻ hiển nhiên vì rõ ràng bạn phải áp dụng phạm vi đại chúng cho truy cập đại chúng nhưng thực tế thì không phải như vậy. Kho tàng tri thức chung lẽ ra phải được mở miễn phí cho tất cả mọi người, nhưng không. Nó thường xuyên bị rào quanh. Điều này giống như là có một công viên quốc gia nhưng đầy lính đứng xung quanh và những nóng súng chỉa ra, đề phòng ai đó thực sự muốn vào thăm công viên. Một điều mà Aaron thực sự quan tâm đó là mang truy cập đại chúng vào phạm vi công cộng. Đây là điều làm cho cậu ấy gặp nhiều rắc rối. Tôi đã cố truy cập vào lưu trữ các vụ án liên bang tại Hoa Kỳ. Cái tôi phát hiện ra đó là một hệ thống khó hiểu có tên là PACER có nghĩa là Thư viện điện tử tư liệu pháp lý công cộng. Tôi bắt đầu tìm kiếm và đó là lúc tôi biết tới Carl Malamud. Truy cập tài liệu pháp lý tại Mỹ là một mảng king doanh với doanh thu 10 tỉ đô mỗi năm. PACER thực sự là một sự đáng xấu hổ của chính phủ. 10 cent một trang nó thực sự là một mớ bòng bong. Bạn không thể tìm nó, bạn cũng không thể lưu trang hay bất cứ gì Bạn phải có thẻ tín dụng trong khi đây là những lưu trữ công cộng. Toà án Bang Hoa Kỳ rất quan trọng; đây là nơi nhiều cuộc hội thảo soạn luật ra đời. Các vụ án dân sự, bản quyền, đủ mọi loại. Nhà báo, sing viên, công dân và luật sư ai cũng phải truy cập vào PACER và nó thì luôn cản trở mọi người. Những người không có điều kiện sẽ không thấy luật pháp đứng về phía họ như những người có thẻ ATM. Đây là một kiểu đánh thuế lên công lý. Luật pháp là hệ thống vận hành nền dân chủ của chúng ta vậy mà chúng ta lại phải trả tiền để chỉ nhìn thấy chúng? Nghe chẳng có vẻ gì là dân chủ mấy. Họ kiếm mỗi năm khoảng 120 tỉ đô từ hệ thống PACER. Trong khi chi phí vận hành chẳng đáng là bao. Trên thực tế, điều này là hoàn toàn bất hợp pháp. Điều luật Chính phủ điện tử năm 2002 đã nói rõ rằng toàn án chỉ tính phí tới một mức độ cần thiết nhằm bù vào khoản chi phí vận hành và duy trì PACER. Với tư cách là người sáng lập ra Public. Resorce.Org Malamud muốn phản đối hành động thu phí của PACER. Ông ấy đã khởi xướng một chương trình có tên là Dự án quay vòng PACER nơi mọi người có thể gửi những tài liệu PACER mà họ đã trả tiền tới cơ sở dữ liệu miễn phí mà người khác có thể dùng. Những người sở hữu PACER gặp rất nhiều sức ép từ các Nghị sĩ và những người khác cho nên họ đã xây dựng 17 thư viện trên toàn quốc gia cho phép truy cập miễn phí. Điều này có nghĩa là cứ 22 nghìn dặm vuông thì có một thư viện. Thực sự theo tôi nó chẳng tiện một chút nào. Tôi khích lệ mọi người tình nguyện tham dự dự án Thumb Drive Corps. Và tải xuống các tài liệu từ thư viện công cộng rồi gửi lên trang chủ của dự án Quay vòng tài liệu PACER. Người dân mang ổ cứng tới những thư viện này và tải xuống hàng loạt tài liệu và họ gửi chúng tới cho tôi. Đó chỉ đơn thuần là một trò đùa. Trên thực tế, khi bạn click vào Thumb Drive Corps Phù thuỷ xứ Oz sẽ hiện lên bạn biết đó, bài hát Munchkins, và một video hiện ra: ♪ We represent the lollipop guild... ♪ Thế nhưng tôi đã nhận được một cuộc gọi từ Steve Shultz và Aaron nói rằng: “Chúng tôi muốn gia nhập Thumb Drive Corps." Vào khoảng lúc đó, tôi đã gặp Aaron trong một cuộc họp. Đây thực sự phải là một sự hợp tác giữa nhiều người. Nên tôi đã tiến tới và nói với cậu ấy: “Này, tôi đang tính tới chuyện can thiệp vào vấn đề PACER.” Schultz đã phát triển một chương trình tải xuống tự động tài liệu của PACER từ các thư viện dùng thử. Swartz muốn xem qua. Nên tôi cho cậu ấy xem các dòng lệnh tôi không hề biết điều gì sẽ diễn ra tiếp nhưng thật bất ngờ khi trong vài tiếng đồng hồ sau đó cậu ấy đã ngồi trong một góc, cải thiện các dòng lệnh của tôi và gọi thêm một cậu bạn nữa sống ngay gần đó tới thư viện và kiểm thử phiên bản cậu ấy vừa cải tiến. Vào lúc đó, những người ở toà án nhận ra rằng có điều gì đó đã không đi theo kế hoạch định trước. Dữ liệu bắt đầu được gửi tới, gửi tới và gửi tới và chẳng mấy chốc họ đã tải về được 760G tài liệu PACER, khoảng 20 triệu trang. Sử dụng thông tin thu được từ các thư viện dùng thử Swartz đã thực hiện các tiến trình tải xuống song song khổng lồ từ hệ thống của PACER. Cậu ấy đã tải xuống gần 2.7 triệu tài liệu toà án Liên bang, khoảng gần 20 triệu trang. Tối có thể khẳng định rằng 20 triệu trang có thể vượt quá mong đợi của dự án truy cập dữ liệu này, nhưng làm ngạc nhiên người cầm quyền đâu có phạm pháp gì. Aaron và Carl quyết định nói với The New York Time về những gì họ đã thực hiện được. Họ cũng bị FBI chú ý tới và nhà của bố mẹ Swartz ở Illinois đã bị theo dõi. Tôi nhận được một cái tweet của mẹ cậu ấy: “Hãy gọi điện cho tôi!! Tôi tự hỏi không biết có chuyện gì xảy ra đây? Và thế là tôi đã liên lạc được với Aaron và mẹ cậu ấy thì: “Ối trời ơi, FBI, FBI, FBI”. Một đặc vụ FBI đã lái xe trên đường nhà tôi để xem Aaron có ở nhà không. Tôi vẫn còn nhớ hôm đó tôi đã thắc mắc không biết chiếc xe này chạy trên đường nhà tôi làm gì. Và lại cứ đi tiến rồi lại lùi. Kỳ cục! Năm năm sau tôi đọc tài liệu FBI này và tôi nhận ra: Trời ơi, đó là đặc vụ FBI, trên đường nhà tôi. Cậu ấy sợ hãi. Cậu ấy thực sự sỡ hãi. Cậu ấy còn sợ hơn sau khi FBI gọi điện trực tiếp và tìm cách lừa cậu ấy đi tới một cuộc hẹn ở quán cà phê mà không có luật sư đi cùng. Cậu ấy về nhà và nằm trên giường, run sợ. Việc tải xuống cũng đã lật tẩy nhiều tài liệu toà án vi phạm nghiêm trọng tới quyền riêng tư. Và cuối cùng chính toà án đã phải thay đổi các chính sách và FBI đã đóng hồ sơ mà không khởi tố gì cả. Tới tận ngày hôm nay, tôi vẫn thấy điều này thật quá sức tưởng tượng rằng không ai, thậm chí cả những nơi xa xôi hẻo lánh nhất của FBI nghĩ rằng việc sử dụng những đồng tiền từ thuế để điều tra những người phổ biến luật ra cho công chúng là bất hợp lý. Làm sao mà chúng ta có thể tự gọi mình là người sống theo pháp luật và nghĩ rằng thật sai trái khi làm cho luật pháp tới được với tất cả mọi người? Aaron đã sẵn sàng mạo hiểm vì lý tưởng mà cậu ấy đã tin vào. Không hài lòng với sự chênh lệch giàu nghèo, Swartz đã không chỉ dừng lại ở công nghệ mà còn tham gia vào những hoạt động chính trị. Tôi đã tới Hạ nghị viện và tôi mời cậu ấy tới thăm và tham gia cùng chúng tôi một thời gian để cậu ấy có thể học được quá trình chính trị là gì. Cậu ấy học về một cộng động mới, những kỹ năng mới tất cả những gì cần thiết để cậu có thể hack chính trị. Có vẻ như rất nực cười khi những người thợ mỏ phải đào đào cuốc cuốc cho tới khi cơ thể họ ướt đẫm mồ hôi và phải luôn tự nhủ rằng nếu mình dừng lại thì tối nay sẽ không có gì để cho vợ con ăn trong khi tôi mỗi ngày kiếm được càng nhiều tiền hơn mà chỉ có ngồi xem ti vi. Nhưng quả thật thế giới này thật lố bịch. Vì thế, tôi đã đồng sáng lập một “Hội đồng Chiến dịch Thay đổi Tiến bộ” và chúng tôi cố gắng quy tụ mọi người trên mạng những người quan tâm tới chính trị tiến bộ và muốn đưa đất nước này tới một hướng đi tiến bộ hơn và tổ chức gặp mặt, tham gia danh sách nhận email, tham gia các chiến dịch mà chúng tôi tổ chức và giúp những ứng cử viên tiến bộ trúng tuyển khắp nơi trên cả nước. Nhóm này đã đóng vai trò nòng cốt vào chiến dịch đưa Elizabeth Warren vào Thượng nghị viện. Cậu ấy có thể đã nghĩ rằng đây là một hệ thống ngu dốt nhưng cậu ấy đã bước vào và nói: “Tôi cần học hệ thống này vì nó có thể được lợi dụng như bất cứ hệ thống xã hội nào khác.” Nhưng đam mê kiến thức và thư viện của cậu ấy không hề phai mờ đi. Aaron bắt đầu quan tâm tới các viện nơi phát hành các bài nghiên cứu khoa học. Bằng phẩm giá là sinh viên của một trường hàng đầu của Hoa Kỳ, tôi mặc định các bạn được truy cập vào nhiều loại nghiên cứu khoa học khác nhau. Nói chung mỗi trường đại học lớn tại Hoa Kỳ đều đã phải trả một phí bản quyền cho các tổ chức như JSTOR và Thompson Isi để được truy cập vào các bài báo khoa học và phần còn lại của thế giới không được đọc. Những bài báo và nghiên cứu khoa học này thực chất là tài sản chung của toàn nhân loại được lưu trữ trên mạng và có thể đã được trả bởi tiền thuế hoặc tài trợ của chính phủ nhưng để đọc chúng, bạn thường phải trả phí lần nữa cho các nhà xuất bản như Reed-Elsevier. Những chi phí bản quyền này quan trọng tới nỗi những sinh viên học tại Ấn Độ, thay vì tại Hoa Kỳ không hề có quyền truy cập này. Họ hoàn toàn bị nhốt bên ngoài khỏi tất cả những nghiên cứu này. Họ đã bị gạt ra khỏi toàn bộ di sản khoa học của chúng ta. Ý tôi là, nhiều trong số những bài báo khoa học này đã được thực hiện từ Kỷ nguyên Khai Sáng Cứ mỗi khi có ai đó viết một bài báo khoa học, nó đều được quét, số hoá và cho vào bộ sưu tập này. Đây là di sản được mang tới cho chúng ta từ công việc của những người có đam mê với tri thức, một lịch sử huy hoàng của khoa học. Đây là di sản đáng thuộc về toàn nhân loại, nhưng thay vào đó, nó đã bị khoá lại và cho lên mạng bởi một nhóm các tập đoàn kinh doanh tư bản những kẻ muốn kiếm được tối đa lợi nhuận từ nó. Vậy là một nhà nghiên cứu được trả tiền bởi trường đại học hoặc người dân công bố một bài nghiên cứu và ở giai đoạn cuối cùng của quá trình, sau khi mọi công việc đã được hoàn thiện sau khi mọi nghiên cứu đã kết thúc - nát óc nghĩ ra ý tưởng, thí nghiệm trong lab, phân tích, tóm lại là tất cả đã xong vào chính cái giai đoạn cuối cùng đó, người nghiên cứu phải trao lại bản quyền cho các công ty nhiều tỉ đô la. Quá bệnh! Đây là một nền kinh tế được xây dựng hoàn toàn trên công sức tình nguyện và rồi các nhà xuất bản chỉ việc ngồi ở trên cùng và hưởng lợi nhuận từ việc bán các nghiên cứu đó. Nói về chuyện kiếm tiền thiếu lương tâm. Một nhà xuất bản ở Anh Quốc đã kiếm được 3 tỉ đô la năm ngoái. Thật là một trò buôn bán đê tiện! JSTOR chỉ là một nhân vật rất nhỏ trong câu chuyện này nhưng vì một vài lý do nào đó, JSTOR đã được Aaron chọn để công kích. Cậu ấy đã đi tới một số hội thảo về Truỵ cập mở và Xuất bản mở và tôi không biết ai là người tới từ JSTOR nhưng tôi đoán rằng Aaron đã hỏi “Để mở JSTOR mãi mãi cần tốn bao nhiêu tiền?” Và họ đã trả lời rằng khoảng 200 triệu đô la một con số mà Aaron cho rằng quá lố bịch. Đang theo học tại Harvard, cậu ấy biết những người dùng của mạng internet rất nhanh và mở bên MIT ngay cạnh đó đã có được quyền truy cập vào JSTOR. Swartz nhìn thấy ngay cơ hội. Bạn có được chìa khoá để tới các cánh cửa đó và chỉ cần một chút phép thuật từ các dòng lệnh bạn có thể lấy được các bài báo khoa học đó. Vào ngày 24 tháng 9 năm 2010 Swartz đăng ký một chiếc laptop ACER cậu vừa mua vào mạng của MIT, dưới cái tên là Garry Host. Tên của người dùng được đăng ký là “Ghost laptop”. Cậu ấy không hack JSTOR theo nghĩa truyền thống về hack. Cơ sở dữ liệu của JSTOR được tổ chức ngay ngắn cho nên rất đơn giản để có thể tải xuống tất cả những bài báo khoa học trong JSTOR bởi vì tất cả chúng đều được đánh số. Nó đều có dạng gạch chéo gạch chéo gạch chéo… số thứ tự bài báo 444024 và -25 và -26. Cậu ấy viết một đoạn lệnh bằng ngôn ngữ Python có tên là keepgrabbing. pi (cứthếlấy.pi) tức là liên tục lấy các bài báo khoa học. Ngày hôm sau, chiếc máy tính GHost bắt đầu tải xuống các bài báo nhưng ngay lập tức địa chỉ IP của chiếc GHost bị chặn. Đối với Swartz thì nó chỉ giống như gặp ổ gà trên đường. Cậu ấy nhanh chóng đổi IP cho GHost và tiếp tục tải xuống. JSTOR và MIT đã sử dụng một số biện pháp để ngăn cản khi họ nhận ra điều gì đang xảy ra và khi nhiều biện pháp không có hiệu nghiệm JSTOR đã cắt kết nối của MIT vào cơ sở dữ liệu của JSTOR. Chúng ta có một trò mèo đuổi chuột ở đây tìm cách để được truy cập vào cơ sở dữ liệu của JSTOR. Aaron hiển nhiên là mèo vì cậu ấy giỏi kỹ thuật hơn những người bên cơ sở dữ liệu của JSTOR đang tìm cách phòng thủ. Cuối cùng, có một phòng máy chủ ở nhà kho ở trong một trong số các toà nhà và cậu tới thẳng đó, thay vì vào mạng WiFi, và cắm trực tiếp chiếc laptop của cậu vào mạng và để nó ở đó cùng với một chiếc ổ cứng cắm ngoài để tải tài liệu xuống. Nhà chức trách đã tìm được chiếc laptop của Aaron mà cậu không biết. Họ đã không dừng việc tải xuống lại. Mà thay vào đó, họ gắn một chiếc camera theo dõi. Họ đã tìm thấy chiếc laptop trong nhà kho của toà nhà MIT. Họ đã có thể rút nó ra. Họ đã có thể đợi cậu ấy tới và nói “Này cậu kia, cậu đang làm gì thế, dừng lại đi. Cậu là ai?” Họ đã có thể làm tất cả những thứ này nhưng họ đã không. Điều họ muốn làm đó là ghi hình lại để có bằng chứng nhằm khởi tố cậu ấy. Đó là lý do duy nhất khi bạn ghi hình kiểu như vậy. Lúc đầu, người xuất hiện trong camera theo dõi chỉ là một người vào cất thùng và chai lọ. Nhưng nhiều ngày sau nó đã ghi hình lại được Swartz. Swartz thay thế ổ cứng ngoài. Cậu ấy lấy nó ra khỏi ba lô ra khỏi camera khoảng 5 phút và rồi rời khỏi đó. Và rồi họ tổ chức một buổi phục kích, khi cậu ấy đang đạp xe về nhà từ MIT những viên cảnh sát này đi ra từ phía bên đường học chỗ nào đó khác và bắt đầu đuổi theo cậu ấy. Nó kể lại rằng nó đã bị tấn công bởi cảnh sát. Nó nói với tôi rằng lúc đó nó không biết chắc cảnh sát đang vây bắt nó. Nó chỉ nghĩ rằng ai đó đang muốn tấn công nó thôi. Nó còn nói với tôi rằng họ đã đánh nó. Thực sự đó là một điều kinh khủng. Ý nghĩ rằng ai đó trong gia đình tôi bị phạm tôi hay ra toà là một điều rất xa lạ, khó hiểu và tôi không biết phải làm gì. Và thế là họ đã thực hiện lệnh khám ở nhà của Aaron, nhà bố mẹ cậu ở Cambridge và văn phòng của cậu ở Harvard. Hai ngày trước vụ bắt bớ, cuộc điều tra đã vượt ra khỏi JSTOR và cảnh sát khu vực ở Cambridge. Nó đã được chuyển giao cho Cơ quan mật vụ Hoa Kỳ. Cơ quan mật vụ bắt đầu điều tra tôi phạm máy tính và làm giả thẻ tín dụng vào năm 1984 nhưng 6 tuần sau vụ tấn công 11 tháng 9 nhiệm vụ của họ đã được mở rộng thêm. [applause] Tổng thống Bush sử dụng Đạo luật Yêu Nước (The Patriot Act) để thiết lập một mạng lưới gọi là “Đội chống tội phạm điện tử”. Đạo luật ngay trước mặt tôi đây giúp chúng ta đối phó với những thực tế và nguy hiểm mới tới từ khủng bố thời hiện đại. Theo Cơ quan mật vụ, họ chủ yếu làm việc với những hoạt động có tính ảnh hưởng kinh tế được tổ chức bởi các tổ nhóm tội phạm hoặc có sử dụng công nghệ mới. Cơ quan mật vụ chuyển vụ án của Swartz qua văn phòng Công tố Hoa Kỳ tại Boston. Có một gã trong văn phòng Công tố Hoa Kỳ với chức danh: “Trưởng ban Lực lượng chống Tội phạm máy tính” Tôi không biết ông ta có những gì nhưng chắc bạn bạn không thể là một “Công tố viên tội phạm vi tính” nếu thiếu đi một tội liên quan tới vi tính để khởi tố thế là ông ta lấy hồ sơ vụ án và giữ lấy cho riêng mình, không giao nó cho ai khác trong văn phòng hay bộ phận và đó là Steve Heymann. Công tố viên Heymann đã khá kín tiếng từ sau vụ bắt Aaron Swartz nhưng ông ta có thể được trông thấy ở đây, trong một số của xê-ri truyền hình “Lòng tham nước Mỹ” được quay trong khoảng thời gian Aaron bị bắt. Ông ta đang mô tả vụ án trước đó của ông ta khởi tố một hacker khét tiếng có tên là Alberto Gonzales một vụ án mà mang lại cho Heymann rất nhiều sự chú ý của báo giới và cả những lời khen ngợi cùng thăng tiến. Gonzales đã ăn trộm hàng trăm triệu thẻ tín dụng và số ATM một vụ trộm lớn nhất trong lịch sử. Trong video này, Heymann mô tả Gonzales, nói lên quan điểm của ông ta về sự tư duy của các hacker: Những kẻ này bị điều khiển bởi nhiều thứ như chúng ta thôi. Chúng có lòng tự cao, thích thử thách, và tất nhiên chúng thích tiền và mọi thứ có thể mang tiền cho chúng nó. Một trong số những nghi phạm trong vụ án Gonzales là một hacker trẻ tuổi có tên là Jonathan James. Tin rằng tội của Gonzales có thể bị gán cho mình cậu đã tự tử trong quá trình điều tra vụ án này. Trong một buổi họp báo sớm về quan điểm của chính phủ trong vụ án của Aaron Swartz Xếp của Heymann, Công tố viên trưởng của bang Massachusets Carmen Otiz nói rằng: “Ăn trộm tức là ăn trộm, cho dù bạn dùng những dòng lệnh hay là xà beng và dù là lấy trộm tài liệu hay là tiền.” Điều này không đúng. Rõ ràng là không đúng. Tôi không nói rằng nó vô hại và tôi không nói rằng chúng ta không nên quy tội cho việc ăn trộm thông tin nhưng bạn cần phải rành mạch và cụ thể hơn trong khi định nghĩa chính xác loại thông tin nào thì là nguy hại và loại nào thì không. Tóm lại, với một cái xà beng, mỗi lần tôi đột nhập vào một nơi nào đó bằng xà beng tôi phá hoại cái gì đó. Chắc chắn là như thế. Nhưng khi Aaron soạn một chương trình cho phép tải xuống hàng trăm lần mỗi giây thì chẳng gây hại tới ai cả chẳng có tổn hại rõ ràng gì tới ai cả. Nếu cậu ta làm điều đó để thu thập tài liệu để làm nghiên cứu thì sẽ chẳng có nguy hại gì tới bất cứ ai. Cậu ấy không ăn trộm. Cậu ấy cũng chẳng bán những thứ cậu ấy lấy được hay cho không chúng đi. Cậu ấy chỉ đang muốn nhấn mạnh một điều, theo quan điểm của tôi. Vụ bắt bớ đã tác động mạnh lên Swartz. Anh ấy không muốn nói về điều đó. Ý tôi là anh ấy rất khủng hoảng. Nếu bạn luôn có ý nghĩ rằng FBI đang trên đường và có thể đỗ xe bên cạnh nhà bạn bất cứ lúc nào khi bạn đang đi dạo, hay đang giặt quần áo họ có thể lẻn vào nhà vì bạn để cửa mở tóm lại là nếu là tôi…tôi cũng căng thẳng không kém điều này khá rõ ràng và do đó Aaron lúc nào cũng trong tâm trạng tồi tệ. Anh ấy không hé lộ những thông tin nhạy cảm về nơi ăn chốn ở của anh ấy trong khoảng thời gian này bởi vì anh ấy rất sợ rằng FBI chỉ đang chờ để bắt anh ấy thôi. Đó là thời điểm tiền lệ hết sức nhạy cảm về các phong trào xã hội và chính trị. Tạp chí Time sau đó đã vinh danh Người của năm 2011 là “Người biểu tình”. Có rất nhiều điểm nóng về các hoạt động hacker diễn ra. WikiLeaks đã tiết lộ nhiều thông tin ngoại giao nhạy cảm Manning (nhân viên phân tích tình báo) đã bị bắt vào lúc đó tuy rằng không rõ có phải anh ta là người tiết lộ thông tin hay không. Anonymous - một nhóm biểu tình có hacker cao thủ đã có nhiều hành động gây đau đầu nhà chức trách. Nếu bạn so sánh những điều này với điều Swartz làm thì vụ này chỉ nên để MIT và JSTOR giải quyết với nhau thôi giữa cá nhân với cá nhân và công ty với công ty. Lẽ ra nó không đáng để hệ thống tội phạm chú ý tới. Nó đơn giản không thuộc vào trong đó. Trước khi khởi tố, Swartz đã được đề nghị một thoả thuận rằng cậu chỉ phải ngồi tù ba tháng, trong trại phục hồi nhân phẩm và một năm quản thúc tại nhà tất nhiên là phải rời xa máy vi tính. Với điều kiện là Swartz phải thừa nhận tội danh. Chúng tôi rơi vào thế không biết cụ thể chính phủ có những gì mà muốn gì và chúng tôi phải đưa ra quyết định rất quan trọng khi mà luật sư thì thúc bạn đồng ý chính phủ thì đưa ra yêu cầu không thoả thuận và bạn được bảo rằng khả năng thắng của bạn là rất nhỏ nên cho dù bạn có phạm tội hay không thì bạn tốt hơn hết là nhận tội. Boston có riêng một Ban chống tội phạm vi tính rất nhiều luật sư, có khi nhiều hơn mức cần thiết. Tóm lại, bạn có thể hình dung là ở đây có rất nhiều vụ án rất rất khó khởi tố bởi vì chúng ta có tội phạm từ Nga này rồi một số người bên trong các tập đoàn họ sẵn sàng thuê những luật sư với giá 500 hoặc 700 đô la mỗi giờ để chống lại bạn, và chúng ta lại có một vụ án của một cậu bé mà khá dễ dàng chứng minh rằng cậu đã làm điều gì đó và nhất là khi cậu đã tự gây rối với FBI cho nên tại sao lại không cho cậu bé này nếm mùi lợi hại càng nhiều càng tốt? Nó sẽ giúp một công tố viên như bạn. Nó giúp cả nền Cộng hoà vì bạn đang đấu tranh chống lại mấy cái kiểu khủng bố. Tôi đã rất sợ hãi. Tôi sợ bị tịch thu máy vi tính. Tôi rất sợ bị đi tù vì máy tính của tôi bị tịch thu. Tôi có tài liệu tối mật từ nguồn của tôi từ công việc trước tôi làm và đó là, ưu tiên của tôi là giữ nguồn tin của tôi được an toàn. Tôi rất sợ vì lỡ có chuyện gì xảy ra với Ada. Aaron họ đã đưa ra cho cậu ấy một đề nghị và nếu tôi đồng ý thì cậu ấy sẽ làm theo và tôi đã thực sự rất gần tới điểm nói “Hãy đồng ý đề nghị đó”. Cậu ấy đã nuôi dưỡng một niềm đam mê chính trị rất nghiêm túc trong thời điểm, bạn biết đó khi cậu ấy kết thúc công việc khởi nghiệp và bắt đầu một cuộc sống mới, cuộc sống của hoạt động chính trị và cậu ấy không có niềm tin rằng cậu ấy có thể tiếp tục cuộc sống của cậu như một kẻ tội phạm Bạn biết đó, cậu ấy nói với tôi rằng, khi chúng tôi bước ngang qua Nhà Trắng: “Họ không cho tội phạm làm việc ở đây.” Và cậu ấy thực sự muốn điều đó trong cuộc đời. Nó chưa hề giết ai. Nó cũng chưa hề làm ai đau. Nó chưa hề ăn trộm tiền. Nó chưa hề làm điều gì trông có vẻ như tội phạm và hiển nhiên chẳng có việc gì nó phải bị dán cái nhãn tội phạm và lấy đi quyền được bầu cử của nó ở nhiều Bang vì làm những việc mà nó đã làm. Không thể chấp nhận được! Sẽ có lý hơn nếu nó chỉ phải chịu một khoản tiền phạt lớn hoặc bị buộc không được quay lại MIT nữa. Nhưng trở thành một tội phạm? Đối mặt với án tù? Swartz đã không nhận tội để được giảm án. Nên Heymann đã rất bực tức và càng điên tiết. Heymann tiếp tục gây áp lực lên chúng tôi bằng mọi cách Thậm chí với những chứng cứ chiếm đoạt từ chiếc máy tính Acer và USB của Aaron Ủy viên công tố cần bằng chứng về động cơ của anh ấy Tại sao Aaron Swartz lại tải những bài báo từ JSTOR và anh ta dự định dùng chúng vào việc gì? Chính phủ tin rằng Aaron dự dịnh sẽ công bố những bài báo đó Chúng ta không biết mục đích chính xác của cậu ấy là gì Bởi vì trong quá khứ Aaron cũng đã từng làm nhiều dự án phải phân tích một cơ sở dữ liệu khổng lồ các bài báo để học hỏi những điều thú vị từ chúng. Chứng cứ tốt nhất đó là khi cậu ấy ở Stanford Aaron cũng đã tải xuống toàn bộ cơ sở dữ liệu tư pháp của Westlaw. Trong một dự án với sinh viên luật trường Stanford Swartz đã tải xuống cơ sở dữ liệu tư pháp của Westlaw Cậu ấy đã làm hé lộ những mối liên hệ kỳ lạ giữa những người tài trợ tiền nghiên cứu về luật và những kết quả có lợi cho họ. Cậu ấy đã làm phép phân tích tuyệt vời này về các công ty tư bản chuyên cấp tiền cho các giáo sư luật để viết những bài báo review về luật mà sẽ có lợi về sau này, như Exxon trong sự cố tràn dầu. Đây là một hệ thống hủ bại, anh biết đấy, nghiên cứu hư danh. Swartz chưa bao giờ công bố những tài liệu tư pháp của Westlaw. Về lý thuyết, cậu ấy có thể làm như vậy với cơ sở dữ liệu của JSTOR Nếu thế thì mọi chuyện hoàn toàn ổn. Mặt khác, nếu cậu ấy có ý định tạo nên một dịch vụ cạnh tranh với JSTOR kiểu như xây dựng thứ của riêng mình, bạn biết đấy, truy cập vào Harvard Law Review và bạn biết đấy, thu tiền cho việc đó thì đúng là việc đó trông giống một hành vi phạm pháp bởi vì anh có ý định kiếm tiền từ những dữ liệu này nhưng thật là điên rồ khi tưởng tượng rằng đó là những việc cậu ấy sẽ làm. Nhưng lại còn khả năng ở giữa đó là: sẽ thế nào nếu cậu ấy đem tặng hết tài liệu này cho các quốc gia đang phát triển? Tóm lại điều cậu ấy định làm có tính chất quyết định tới hình ảnh của cậu ấy trong mắt của luật pháp. Chính phủ đã khởi tố cậu như đây là một hành vi phi pháp mang tính thương mại giống việc ăn cắp thông tin trong thẻ tín dụng đây chính là kiểu tội họ đang gán cho cậu ấy. Tôi không biết cậu ấy định làm gì với khối cơ sở dữ liệu đó Nhưng tôi nghe từ một người bạn của cậu kể lại rằng Aaron định phân tích số dữ liệu này để tìm bằng chứng về việc tài trợ nghiên cứu thay đổi khí hậu của các tập đoàn và dẫn tới kết quả sai lệch, có lợi cho họ và tôi hoàn toàn tin vào lời kể lại này. Tôi được bảo rằng Steve muốn nói chuyện với tôi và tôi nghĩ đây có thể là một lối thoát khỏi chuyện này chỉ cần thoát khỏi hoàn cảnh này và tôi không muốn sống trong nỗi sợ rằng chiếc máy tính của mình sẽ bị tịch thu. Tôi không muốn sống trong nỗi sợ sẽ phải ngồi tù nếu họ ép buộc tôi phải giải mã thông tin trong máy tính. Khi họ tới gặp tôi và nói "Steve muốn nói chuyện với cô” điều đó nghe có vẻ hợp lý. Họ đã đề nghị Norton một ưu ái có tên là “Nữ hoàng trong 1 ngày” Nó cho phép Ủy viên công tố đưa ra những câu hỏi về vụ án của Aaron. Norton sẽ được miễn trừ khỏi bị điều tra cho bất cứ thông tin nào cô tiết lộ trong cuộc gặp. Tôi không thích điều này. Tôi đã lặp đi lặp lại với luật sư của tôi rằng tôi không thích... việc này thật ám muội. Tôi không muốn được miễn án Tôi không cần điều đó, tôi chả làm bất cứ chuyện gì Nhưng họ vẫn khăng khăng tin rằng có gì đó họ không muốn tôi đối mặt với Ủy viên công tố mà không có quyền miễn án Nhưng để rõ ràng hơn, đây là lời đề nghị “Nữ hoàng trong một ngày”, một bức thư mời. Đúng thế, một bức thư đề nghị. Về cơ bản cô được bảo vệ khỏi việc điều tra khi cô cung cấp thông tin Đó không hẳn là việc cung cấp thông tin. Như tôi biết thì đó là chỉ là việc có một cuộc nói chuyện, một cuộc phỏng vấn với họ. - Và họ hỏi cô một số câu hỏi - Họ đã hỏi tôi một số câu hỏi. - Và họ có thể hỏi bất cứ câu nào họ muốn... - Đúng thế. - Và bất cứ thứ gì họ biết được được... - Tôi thực sự... - Thì họ không thể khởi tố cô được. - Đúng, và tôi lặp đi lặp lại không cần gì cả. Tôi liên tục-liên tục cố gắng từ chối là thư đề nghị đó. Tôi bị ốm. Tôi bị chính những luật sư của tôi gây áp lực. Và tôi cảm thấy bối rối. Tôi cảm thấy mình không còn đủ tỉnh táo. Tôi bị trầm cảm, và sợ hãi. Tôi thực sự không hiểu tình huống mà mình đang rơi vào. Tôi không biết lý do gì mình rơi vào tình cảnh này. Tôi chưa từng làm điều gì ngỗ ngược, sai trái thì còn xa. Chúng tôi cảm thấy như bị phát điên Aaron hiển nhiên cảm thấy rất quẫn trí. Chúng tôi cảm thấy vô cùng quẫn trí về việc này. Luật sư của Aaron cũng cảm thấy như vậy. Chúng tôi đã cố thay đổi luật sư cho Quinn Tôi không quen ngồi trong những căn phòng có nhiều người đàn ông cao lớn và vũ trang tận răng và luôn phán rằng tôi đang nói dối rằng bạn đã làm điều gì đó xấu. Tôi nói với họ rằng việc mà họ đang cố gắng khởi tố không phải là một tội. Tôi bảo họ rằng họ đang đứng sai phía của câu chuyện. Tôi sử dụng cụm đó. Tôi nói “Các anh đang đứng trên lề trái của câu chuyện.” Và họ trông chán nản. Họ thậm chí còn không có vẻ tức giận. Họ chỉ trông chán ngán Và đó là lúc tôi nhận ra chúng tôi không hề có một cuộc trò chuyện. Ý tôi là, tôi nói với họ rất nhiều thứ về tại sao người ta lại tải xuống những bài báo chuyên môn đó và cuối cùng, tôi chả nhớ có gì nữa Tôi đã nhắc tới việc cậu ấy tạo ra blog này “Tuyên ngôn truy cập mở Guerilla". Đây là “Tuyên ngôn truy cập mở Guerrilla" Hình như được viết vào tháng 7 năm 2008 tại Ý. "Thông tin là sức mạnh. Nhưng như tất cả những loại sức mạnh khác, có những người cố giữ chúng cho riêng mình." "Toàn bộ di sản về khoa học và văn hóa của thế giới được ghi lại qua nhiều thế kỷ và xuất bản qua sách và báo đang được số hóa ngày càng nhiều và chúng đã rơi vào tay những tập đoàn tư nhân." "Trong khi đó, những người bị chặn khỏi nguồn tri thức nhân loại này không hề ngồi yên.” Đã có những người lẩn qua những cái cống và trèo qua những hàng rào để giải phóng thông tin đang nằm trong tay những nhà xuất bản và chia sẻ chúng với bạn bè mình." "Nhưng tất cả những hành động này đều làm trong bóng tối, một cách lén lút." “Nó bị gọi với cái tên là ăn trộm hoặc ăn cướp cứ như thể chia sẻ kho tàng tri thức là giống như với việc cướp một chiếc tàu và giết hết thủy thủ đoàn. Nhưng chia sẻ thì không trái đạo đức - đó là một sự hối thúc của đạo đức. Chỉ có những kẻ mờ mắt vì lòng tham mới từ chối chia sẻ cho bạn mình một bản sao. Không có sự công bằng trong những điều luật bất công kia Đã đến lúc đưa mọi việc ra ánh sáng và trong một truyền thống vĩ đại của sự bất tuân dân sự tuyên bố thái độ đối lập của chúng ta với những kẻ tư bản trộm cướp văn hoá đại chúng. Manifesto được cho là soạn thảo bởi 4 người và cũng được chỉnh sửa bởi Norton. Nhưng chính Swartz là người ký tên vào Khi mọi chuyện xong xuôi, tôi ngay lập tức chạy tới Aaron và kể với cậu ấy mọi chuyện tôi nhớ được Và cậu ấy trở nên rất tức giận. Mọi chuyện tôi đã làm lẽ ra không gây ra hậu quả như thế. Tôi thực sự chưa làm điều gì sai nhưng mọi chuyện đã không đi đúng hướng. Nhưng tôi đã không bao giờ... Tôi vẫn còn đang ấm ức. Tôi vẫn ấm ức vì mình đã cố gắng hết sức để thuyết phục họ làm điều đúng đắn vậy mà họ lại dùng mọi thứ họ có để chống lại mình. Và họ sẽ làm mình tổn thương bằng mọi cách có thể. Trong khoảnh khắc đó, tôi hối hận rằng tôi đã nói ra những điều đó. Nhưng tôi còn hối hận nhiều hơn khi chúng ta đã để mặc chuyện này tồn tại. Rằng chúng ta chấp nhận thực tại. Rằng chúng ta chấp nhận hệ thống công lý một hệ thống cố gắng bẫy mọi người rơi vào những cái hố vô hình nhằm hủy hoại cuộc sống chúng ta. Nên đúng thế, tôi ước rằng mình chưa từng nói điều này. Nhưng tôi cảm thấy bực hơn rất nhiều vì trạng thái của tôi ở hiện tại. Cái trạng thái mà tất cả chúng ta cho là bình thường. Họ sử dụng mọi phương thức mà họ có thể nghĩ ra để cô ấy cung cấp những thông tin không có lợi cho Aaron và thuận lợi cho việc khởi tố nhưng tôi không nghĩ cô ấy có những thông tin có ích cho chính phủ. Hàng tháng qua đi, bạn bè và gia đình Swartz phải đợi chờ một bản cáo trạng bất thình lình. Trong lúc đó, Swartz đã trở thành một chuyên gia về hàng chuỗi những vấn đề liên quan đến mạng internet. [Phỏng vấn viên RT]...một câu hỏi cho anh: Anh có nghĩ rằng mạng internet là một thứ gì đó nên được công nhận như một quyền con người và chính phủ không thể tước đoạt khỏi chúng ta? Đúng thế, hiển nhiên là như vậy, ý tôi là quan điểm về an ninh quốc gia chỉ là một cái cớ để chặn mạng internet đây chính là những cái chúng ta thường nghe tại Ai cập, Syria và những quốc gia tương tự và, đúng, điều đó đúng, những website như Wikileaks đang ngày càng phơi bày những điều đáng xấu hổ về những việc mà chính phủ Mỹ làm, và tiếp theo là người dân sẽ tổ chức biểu tình và cố gắng thay đổi chính quyền của họ. Cô biết đấy, đây là điều đúng đắn đó là những gì mà Tu chánh án Thứ nhất về việc tự do biểu hiện, tự do liên kết nói tới vì thế việc đóng cửa những web đó chỉ đi ngược lại những nguyên tắc rất cơ bản của Hoa Kỳ. The Founding Fathers của chúng ta sẽ hiểu rõ thế nào là một Nguyên tắc. Nếu internet có mặt vào cái thời xa xưa ấy họ sẽ không cố đưa chúng ta quay lại thời thư tay mà sẽ cổ suý nhiều hơn nữa các nhà cung cấp mạng. [Phỏng vấn viên RT]Điều này khá là thú vị... Swartz gặp nhà hoạt động xã hội Taren Stinebrickner-Kauffman và cả hai bắt đầu hẹn hò. [Aaron]Chúng ta cần một làn sóng biểu tình trên toàn thế giới. [Taren] Nếu không có những làn sóng biểu tình như vậy sẽ chẳng có thay đổi nào. Cô biết đấy, bốn người trong thành phố này có thể tạo ra một làn sóng như thế. Anh biết đấy, chúng ta cần một lá đơn kiến nghị. Không quá cụ thể, cậu ta chỉ cảnh báo với cô ấy rằng cậu đang dính lứu tới một số chuyện mà cậu gọi là 'Chuyện xấu'. Và thế là tôi tưởng tượng đủ thứ điên rồ, như việc anh ấy đang có quan hệ với Elizabeth Warren hay những chuyện tương tự. Tôi đoán là cả Hillary Clinton và Elizabeth Warren, nhưng... Thế là khoảng vào cuối tháng 7, Aaron gọi cho tôi và khi nghe máy, anh ấy nói rằng, “Chuyện xấu ấy có thể xuất hiện trên bản tin vào ngày mai. Em có muốn anh nói ra ngay bây giờ không hay em muốn đọc nó trên bản tin?" Và tôi đáp, "Em muốn anh kể cho em nghe.” Aaron nói, "Anh đã bị bắt… vì đã tải xuống rất nhiều những bài báo chuyên môn và họ muốn lấy anh ra như một ví dụ để làm gương." Và tôi đáp lại, "Thật sao? Đây chính là chuyện lớn đó ấy hả? Chả có gì to tát cả." Vào 14 tháng 7 năm 2011, Ủy viên công tố liên bang buộc tội Swartz vì 4 tội danh. Anh ấy bị buộc tội cùng ngày với hai người Anh ở vùng Lulzsec đã bị bắt và một vài những hacker thực thụ. Và Aaron chỉ là một người trông giống một hacker chỉ đủ để cho họ, anh biết đấy, treo đầu anh ấy lên làm gương. Aaron đầu hàng, và họ đã bắt nó. Rồi họ lột hết quần áo nó ra để khám lấy đi đến cả dây giày, thắt lưng rồi giam nó vào một phòng riêng biệt. Tòa án Massachusett tuyên bố "Swartz đối mặt với mức án lên đến 35 năm tù sau đó bị giám sát thêm 3 năm và phải đóng một khoản phạt lên đến một triệu đô." Cậu ấy được bảo lãnh bằng một trăm nghìn đô. Cùng ngày, bên nguyên chính trong vụ này, JSTOR đã chính thứ huỷ mọi cáo buộc chống lại Swartz và từ chối theo đuổi vụ kiện. JSTOR - họ không phải bạn của chúng tôi họ không tỏ ra giúp đỡ hay thân thiện với bọn tôi nhưng họ cũng đã thể hiện rằng "Bọn tôi không liên quan đến việc này." JSTOR, và công ty mẹ của họ, ITHAKA cũng từ chối yêu cầu xuất hiện trong bộ phim này. Nhưng vào lúc đó, họ đưa ra tuyên bố rằng “Việc khởi tố hay không là do chính phủ, không phải JSTOR." Và thế nên chúng tôi tin rằng vụ việc sẽ sớm kết thúc. Rằng chúng tôi có thể khiến Steve Heymann từ bỏ vụ này, hoặc thoả thuận một cách có tình có lý. Nhưng chính phủ đã từ chối. Vì sao? Tôi nghĩ vì họ muốn lấy Aaron làm gương và họ nói rằng họ muốn tiếp tục bước kết tội và ngồi tù. Họ muốn sử dụng vụ này như một vụ để răn đe. Họ nói với chúng tôi như vậy. [Phỏng vấn viên]- Họ nói với ông như vậy sao? - Phải. - Đây sẽ là một ví dụ răn đe sao? - Phải. - Cậu ấy sẽ bị đưa ra làm gương? - Phải. Steve Heymann nói vậy Răn đe ai? Ngoài kia có mấy người hack vào hệ thống của JSTOR và tải báo xuống để tạo nên một lời tuyên bố mang tính chính trị? Ý tôi là, chính phủ đang muốn răn đe ai? Sẽ dễ hiểu bộ máy của Obama hơn khi với mục đích răn đe nếu bộ máy này khởi tố tội ác kinh tế lớn nhất mà đất nước này chứng kiến trong một trăm năm qua. Những tội dẫn đến khủng hoảng kinh tế tại Phố Wall. Khi anh bắt đầu triển khai cái ý tưởng về sự răn đe anh chỉ chọn lựa vụ án về vi phạm pháp luật và anh sử dụng ngay quyền lực hành pháp nhằm vào lý tưởng chính trị thì điều này không chỉ phi dân chủ mà đó còn là một điều phi Mỹ. Ủy viên công tố Stephen Heymann được cho rằng sau đó đã nói với hội đồng cố vấn của MIT rằng giọt nước mà làm tràn ly là một bài báo được công bố bởi một tổ chức do Swartz lập ra có tên "Demand Progress" (Yêu cầu tiến bộ). Theo như bên MIT, Heymann đã phản ứng lại gọi đó là "một chiến dịch internet hoang dại” và là "một bước đi ngu ngốc" thay đổi bản chất từ một vụ việc cá nhân lên thành mang tính có tổ chức. Và đó là một sự kết hợp nguy hiểm: một Ủy viên công tố không muốn mất mặt người có thể có một tương lai chính trị sáng lạn và không muốn việc này bị lôi ra sau khi kết thúc. Anh dùng bao nhiêu tiền thuế để bắt giữ một ai đó lấy quá nhiều sách ra khỏi thư viện và rồi để bị bôi nhọ ngay trước toà? Không đời nào! Sau đó tôi cố gắng gây càng nhiều áp lực lên MIT càng tốt bằng nhiều cách để cho họ yêu cầu chính quyền từ bỏ vụ này. [Phỏng vấn viên] Phản ứng của MIT là gì? Dường như không có phản ứng gì cụ thể từ MIT. MIT không bảo vệ Aaron. Điều này đối với những người nằm trong cộng đồng MIT, dường như khá vô nhân đạo bởi vì MIT là một nơi khuyến khích hacking như một ý nghĩa lớn lao của thế giới. Ở MIT, ý tưởng chạy nhảy lung tung, leo lên trần nhà chui xuống đường hầm, những nơi bạn không được tới không phải là một điều cấm kị mà nó là một phần thăm quan MIT và môn phá khóa là một khóa học mùa đông tại MIT. Họ có sức mạnh đạo đức để ngừng chuyện này. Nhưng MIT chưa bao giờ đứng lên và nói với liên bang rằng, "Dừng tay lại." "Chúng tôi không muốn các anh làm như vậy. Các anh đang phản ứng thái quá. Điều này là quá mức cần thiết." Theo như tôi biết. Họ cư xử như bất cứ tập đoàn nào. Kiểu giúp đỡ chính phủ. Họ không giúp chúng tôi, trừ khi họ thấy họ bắt buộc như vậy, và họ đã chưa bao giờ cố gắng dừng việc đó. MIT liên tục từ chối yêu cầu đưa ra lời bình luận nhưng sau đó họ công bố một báo cáo nói rằng họ cố gắng duy trì vị trí trung lập và tin ằng Heymann và Tòa án Hoa Kỳ không hề quan tâm tới việc MIT nghĩ hay nói gì. Hành động của MIT dường như rất mâu thuẫn với nhân cách của họ. Có thể hiểu nếu MIT làm ngơ, và điều đó hoàn toàn không vấn đề gì nhưng giữ lập trường trung lập thì khác gì trong trường hợp này, đứng về phía Ủy viên công tố. Nếu anh nhìn vào Steve Jobs và Steve Wozniak, họ đã khỏi đầu bằng việc bán Blue Box, là một thứ được thiết kế để đánh lừa các công ty điện thoại. Nếu anh nhìn vào Bill Gates và Paul Allen rằng ban đầu họ khởi nghiệp bằng việc sử dụng thời gian trên máy tính tại Harvard rõ ràng là chống lại luật. Điểm khác nhau giữa Aaron và những người tôi vừa nêu là việc Aaron muốn thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn nó không chỉ muốn kiếm tiền. Swartz tiếp tục nói về hàng loạt vấn đề khác nhau của mạng internet. Bạn biết đấy, lý do mạng internet hoạt động là bởi vì thị trường cạnh tranh của các ý tưởng và cái chúng ta cần tập trung vào là có thêm thông tin về chính phủ của ta, thêm khả năng truy cập. Thêm thảo luận, tranh luận, nhưng thay vì thế dường như Nghị viện đang cố gắng tắt mọi thứ đi. Aaron nghĩ rằng anh ấy có thể thay đổi thế giới chỉ bằng việc giải thích nó thật rõ ràng cho mọi người Flame hoàn toàn có thể kiểm soát máy tính của bạn và khiến nó theo dõi bạn. Xin chào Aaron, thật vui khi thấy anh quay lại chương trình. Bạn biết đấy, giống hệt như những gián điệp ngày xưa từng làm đó là đặt máy nghe lén và ghi âm mọi người đang nói gì Giờ đây họ dùng máy tính để làm những việc tương tự Những hoạt động chính trị của Swartz vẫn tiếp diễn mối quan tâm của cậu ấy chuyển sang một bộ luật nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm tác quyền. Nó được gọi là "SOPA". Những nhà hoạt động xã hội như Peter Eckersley thấy việc này là một động thái quá đáng và đe doạ chính tính trung thực của mạng Internet. Và một trong số những việc đầu tiên tôi làm gọi cho Aaron. Và tôi nói, "Chúng ta có thể làm một chiến dịch lớn trên mạng chống lại điều này chứ?" "Đây không phải là một đạo luật về bản quyền." "Nó không phải ư?" "Không" anh ta nói, "đây là một đạo luật về sự tự do kết nối." Giờ tôi lắng nghe đây. Và cậu ấy nghĩ về vấn đề này một lúc, rồi nói, "Được." Tiếp đó cậu ấy lập ra Demand Progress (Yều cầu tiến bộ). Demand Progress là một tổ chức hoạt động xã hội trên mạng và chúng tôi hiện có khoảng 1,5 triệu thành viên nhưng chỉ mới bắt đầu từ mùa thu năm 2010. Aaron là một trong những người xuất chúng nhất trong cộng đồng người đã lãnh đạo tổ chức nhằm vào những vấn đề về công bằng xã hội ở tầm liên bang. SOPA là đạo luật được sinh ra nhằm hạn chế sự vi phạm tác quyền của phim và nhạc nhưng những gì nó làm giống như dùng một chiếc búa tạ để thực hiện 1 cuộc phẫu thuật. Nếu được thông qua, bộ luật sẽ cho phép một công ty cắt nguồn tài chính của cả một trang web hoặc thậm chí bắt Google ngăn chặn đường link liên kết đến trang web. Tất cả những gì họ cần làm chỉ là một cú click chuột. Nó giúp những người khổng lồ truyền thông chống lại một nền văn hóa mới rất phức tạp. Nó làm cho tất cả mọi người có trang web trở thành một cảnh sát và nếu họ không làm việc của mình là khẳng định không ai trên trang web đó sử dụng nó vào bất cứ việc gì mà chỉ cần có vẻ phạm pháp, toàn bộ trang web có thể bị gỡ bỏ mà không cần đến một phiên tòa. Điều này thực sự quá quắt, ý tôi đây thực sự là một thảm họa. Đạo luật này là một mối đe dọa quyền tự do ngôn luận và quyền công dân của tất cả người dùng internet. Chỉ có một vài người trong chúng tôi nói “Chúng ta chẳng ưu gì vi phạm bản quyền nhưng thật vô lý khi phá hủy cấu trúc của mạng internet phá huỷ hệ thống tên miền và nhiều thứ tuyệt vời khác của internet trên danh nghĩa chống vi phạm bản quyền và Aaron hiểu điều này rất rõ. Sự tự do, được đảm bảo trong Hiến pháp sự tự do mà nước Mỹ đã xây dựng suốt bấy lâu nay có thể đột nhiên bị xóa bỏ hoàn toàn. Công nghệ mới, thay vì mang lại cho chúng ta sự tự do hơn có thể sẽ làm tiêu tan những quyền cơ bản mà chúng ta lâu nay vốn không coi trọng chúng. Và tôi nhận ra rằng ngày đó, khi nói chuyện với Peter tôi sẽ không để điều đó xảy ra. Khi SOPA được đệ trình vào tháng 10 năm 2011 nó gần như chắc chắn sẽ được thông qua. Chiến thuật của chúng tôi, khi nó vừa được công bố là sẽ cố gắng làm chậm tiến trình xét duyệt có thể làm nó yếu đi một chút chúng tôi không nghĩ rằng mình có thể ngăn chặn được nó. Nếu đã làm việc tại Washington, điều mà bạn học được đó là những cuộc chiến pháp chỉ đơn thuần lý là những cuộc chiến về lợi ích của các tập đoàn. Họ sẽ dùng mọi cách để vượt lên trên luật pháp và những cuộc chiến ở gay cấn nhất là khi anh có một nhóm các tập đoàn chiến đấu với một nhóm các tập đoàn khác về mặt lợi ích và khi cả hai bên đều đưa ra những chiến dịch hành lang và vận động ngang ngửa nhau. Đó chính là những vụ gay cấn nhất. Những vụ mà chẳng đáng được nhớ tên là những vụ khi mà một bên là các tập đoàn giàu sụ và một bên bao gồm chỉ vài triệu người. Tôi chưa bao giờ thấy một cái gì như PIPA và SOPA trong suốt thời gian công tác phụng sự quốc gia. Có tới hơn 40 Thượng nghị sĩ Mỹ đóng vai trò là người đồng bảo hộ nên họ gần như đã đi rất rất xa để tới được việc lấy 60 phiếu nhằm bỏ qua hết mọi thủ tục lằng nhằng. Thậm chí tôi cũng lung lạc. Thực sự đó là khoảng thời gian khó khăn. Swartz và Demand Progress đã thu được một sự ủng hộ khổng bằng cách làm vận động truyền thống kết hợp với gọi điện qua mạng Internet để giúp mọi người dễ dàng lên tiếng tới Nghị viện. Tôi chưa từng gặp ai ở khả năng như cậu ấy cả về mặt công nghệ lẫn chiến thuật vận động. Triệu người liên lạc tới Nghị viện và ký vào Kiến nghị Chống SOPA. Nghị viện đã thực sự bất ngờ. Theo dõi những thành viên của Nghị viện những người chả biết tí gì thảo luận về đạo luật này nhìn họ kiên quyết rằng họ có thể điều hành được Internet và một lũ nớt chẳng thể chặn họ. Tôi chẳng phải nớt. Tôi chẳng có tí nào là một nớt. Có khi chúng ta nên hỏi mấy bạn nớt xem cái này có thể làm được gì. Hãy nghe tỏ trình, hãy mang tới mấy bạn nớt. Thật sao? “Nớt”? Tôi nghĩ từ mà anh đang tìm là “cao thủ”… Để khai sáng cho anh nhằm giúp đạo luật của anh không phản tác dụng và phá huỷ Internet. Chúng tôi dùng từ “ghích” nhưng chúng tôi được phép dùng vì chúng tôi là ghích. Việc đạo luật này đã tiến xa như thế mà những người làm luật không hề tham vấn các chuyên gia kỹ thuật cho thấy có một vấn đề đang hiện hữu ở đất nước này. Tôi đang tìm kiếm một ai đó đứng ra đây và khẳng định rằng “Đây là lý do tại sao luật này sai”. Trước đây có một văn phòng đưa ra lời khuyên về khoa học và công nghệ và các thành viên Nghị viện có thể tới và yêu cầu họ “Giúp tôi hiểu cái X, Y, Z này. Và Gingrich đã chấm dứt nó. Ông ta nói rằng nó quá tốn kém. Kể từ khi đó, Nghị viện đã bị ném trở lại thời tăm tối. Tôi đoán là chẳng có ai tin là có thể thắng SOPA kể cả Aaron. Đáng để thử nhưng khó mà thắng được và tôi nhớ rằng vài tháng sau, anh ấy nói với tôi “Anh nghĩ chúng ta có thể thắng." Và tôi liền đáp “Thật tuyệt vời.” Kiến nghị lên Nghị viên vẫn tiếp tục. Khi trang web cung cấp dịch vụ tên miền và hosting GO Daddy ủng hộ đạo luật hàng chục nghìn người dùng đã bỏ tên miền của họ để phản đối. Trong một tuần, Go Daddy đã rút lại quan điểm của họ về SOPA. Khi những Đại biểu trong Nghị viên, những người ủng hộ ngành công nghệp phim ảnh và âm nhạc nhận ra rằng đang có một cuộc biểu tình họ đã làm giảm mức độ của đạo luật xuống. Anh có thể thấy gió bắt đầu đổi chiều. Những luận điểm của chúng tôi bắt đầu cộng hưởng. Nó giống như là Aaron bật diêm và bị thổi tắt lại bật que diêm khác và bị thổi tắt tiếp nhưng cuối cùng thì cậu ấy làm cho ngọn lửa bén và bắt đầu bùng cháy dữ dội. Vào 16 tháng 1 năm 2012, Nhà Trắng đã tuyên bố rằng họ không ủng hộ đạo luật này. Và rồi điều này xảy ra: Tôi tin rằng chúng ta cần phải đối phó với nạn tác quyền và chúng ta cần phải làm một cách nghiêm túc nhưng đạo luật này thì không phải là thứ chúng ta cần. Jimmy Wales tuyên bố sự ủng hộ của anh ấy bằng cách làm Wikipedia tối đen trang web phổ biến thứ 5 trên thế giới này một trang web với 7% lượng click ở mọi nơi trên toàn Internet. Wikipedia tối thui. Reddit tối thui. Craigslist tối thui. Điện thoại trong điện Capitol reo chuông hối hả. Các Đại biểu Nghị viện bắt đầu vội vàng tuyên bố không ủng hộ đạo luật này nữa một đạo luật mà chỉ vài ngày trước họ còn ủng hộ. Trong vòng 24 tiếng, tình hình ủng hộ và phản đối SOPA trong Nghị viện thay đổi từ từ thế này… thành thế này. Nhìn các Hạ nghị sĩ và Thượng nghị sĩ từ từ chuyển phe trong ngày Đen mạng Internet thực sự rất kinh ngạc. Phải có tới một trăm thay đổi chỉ trong ngày hôm đó. Và đó là lúc mà, thậm chí tôi cũng không dám tin, cuối cùng thì chúng ta đã thắng. Cái điều mà mọi người nói là không thể điều mà các công ty lớn nhất thế giới cho là không tưởng đã xảy ra. Chúng ta đã làm được. Chúng ta đã thắng. Đây là một tuần lễ lịch sử trong chính trị Interent có thể thậm chí là chính trị Hoa Kỳ. Chúng tôi nghe thấy những người ở Washington DC, từ nhân viên của Điện Capitol rằng: họ nhận được nhiều email và nhiều điện thoại trong ngày Đen Internet chống SOPA hơn bất cứ một vấn đề nào khác. Tôi nghĩ rằng đó là một thời điểm rất thú vị. Đây là thời điểm khi mạng Internet đã lớn mạnh về mặt chính trị Thực sự rất phấn khích vì khó mà tin được là nó đã xảy ra. Khó tin được một đạo luật được hỗ trợ bởi rất nhiều tiền đã không thể vượt qua được cửa ải Nghị viện. Không chỉ không qua được Nghị viện mà nó chẳng đạt được bất cứ một điều khoản nào. Dễ dàng cảm thấy mình bất lực khi bạn ra đường và tuần hành và bạn thét lên nhưng không ai lắng nghe. Nhưng tôi ở đây để nói với bạn rằng hôm nay bạn rất mạnh mẽ. Cho nên, đôi khi bạn cảm thấy bạn không được lắng nghe nhưng tôi ở đây để nói cho bạn rằng bạn đang được lắng nghe. Bạn đang được lắng nghe. Bạn đang tạo nên sự khác biệt. Bạn có thể dừng đạo luật này nếu bạn không ngừng chiến đấu. Dừng PIPA. Dừng SOPA. Một vài công ty lớn nhất trên mạng Internet, thành thật mà nói, sẽ được lợi từ một thế giới mà trong đó những đối thủ nhỏ bé của họ bị cấm chặn. Chúng ta không thể để điều đó xảy ra. Đối với anh ấy, điều quan trọng hơn đó là bạn làm được những thay đổi nhỏ hơn là chỉ đóng một vai trò nhỏ trong một thay đổi lớn. Nhưng SOPA thì đóng một vai trò lớn trong một thay đổi lớn nên đối với anh ấy, đây là một bằng chứng về lý tưởng rằng “Điều tôi muốn làm với cuộc đời tôi là thay đổi thế giới.” “Tôi nghĩ về điều này theo phương pháp khoa học và có thể đo đạc được những ảnh hưởng của tôi và điều này cho thấy điều đó là có thể.” “Điều tôi muốn làm với cuộc đời tôi là có thể.” “Tôi đã chứng minh được là tôi có thể rằng tôi, Aaron Swartz có thể thay đổi thế giới.” Đối với một anh chàng luôn nghĩ rằng mình chưa làm được gì nhiều như Aaron đây là một trong số những khoảnh khắc ngắn ngủi mà bạn có thể thấy rằng anh ấy cảm thấy anh ấy đã làm được điều gì đó tốt cảm thấy rằng đây là chiến thắng duy nhất của anh ấy vậy. Mọi người nói rằng không thể chặn được SOPA. Chúng tôi đã chặn đứng nó. Đây là ba chiến thắng vang dội và năm 2012 vẫn còn chưa kết thúc Ý tôi là nếu có một thời điểm nào đó để lạc quan thì đây chính là lúc đó. Anh biết đó, cậu ấy thắng SOPA sau khi bị bắt 1 năm. Đó không phải là những khoảnh khắc hạnh phúc trọn vẹn. Nhiều thứ vẫn còn rối bời. Cậu ấy bị cuốn hút vào các hoạt động chính trị và anh không thể cản cậu ấy được. Danh sách mà Swartz thành lập và đồng thành lập là khổng lồ và nhiều năm trước khi Edward Snowden tiết lộ những hành vi theo dõi trên mạng Internet Swartz đã biết về điều đó. Thật sự sốc khi biết rằng họ chẳng hề có một thống kê đơn giản cho biết độ lớn của chương trình gián điệp. Và nếu câu trả lời là: “À, chúng tôi do thám nhiều người quá nền chúng tôi không thể đếm được.” thì thực sự quả thật là nhiều người. Sẽ yên tâm nếu họ nói: “Chúng tôi biết số lượng điện thoại mà chúng tôi đang theo dõi nhưng chúng tôi không biết bao nhiều người thực sự tương đương với số điện thoại đó.” nhưng họ chỉ phán ra một câu: “Chúng tôi không thể tiết lộ số con số.” Điều đó quả đáng sợ. Và họ tạo ra cho anh rất nhiều áp lực. Lấy hết tiền mà cậu ấy đã kiếm được. Họ đã cảnh báo sẽ lấy đi sự tự do thân thể của cậu ấy. Tại sao họ lại làm như thế? Ý tôi là tại sao lại tấn công một người nói ra những sự tham nhũng, sai trái? Tại sao lại phải tấn công những người nói thật về những thứ như ngân hàng chiến tranh hay sự minh bạch của chính phủ. Bí mật phục vụ cho những kẻ nắm quyền lực và chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên bí mật mà cùng lúc đó chính phủ đang thực hiện nhiều hành vi phạm pháp và vi phạm Hiến Pháp. Hai thứ này không hề ngẫu nhiên. Và rõ ràng là công nghệ đã phát triển không phải dành cho các quốc gia đang phát triển, mà chính cho nơi đây, được sử dụng bởi chính quyền Hoa Kỳ. Vấn đề với chương trình gián điệp đó là nó là một sự tiến triển chậm chạp từ thời Nixon rõ ràng là sau vụ 11 tháng 9 nó trở nên khổng lồ bởi Bush và Obama tiếp tục phát triển và vấn đề đó là nó ngày càng tệ hơn nhưng chưa hề có ai đứng lên và nói: “Chúng ta cần phải đứng lên chống lại hôm nay vì hôm nay chính là lúc cần phải giải quyết nó…” Sự khởi tố, theo phán đoán của tôi về trường hợp của Aaron đó là gửi ra một thông điệp đe doạ tới những nhóm người mà Nội các của Obama xem như là mối đe doạ và đó chính là những hacker những cộng đồng hoạt động dân chủ và thông tin và thông điệp mà Obama muốn gửi cho cộng động này đó là theo phán đoán của tôi: “Bọn tao biết chúng mày có khả năng gây rắc rối đối với hệ thống nên chúng tao sẽ đưa ra một ví dụ răn đe bằng Aaron Swartz để cho chúng mày sợ hãi mà không dám gây thêm chuyện.” Và chính phủ nói: “Lý do mà bọn tao dùng để hợp pháp hoá chương trình gián điệp là tuyệt mật nên chúng tao không thể nói cho chúng mày biết đạo luật nào chúng ta đang dùng để giám sát chúng mày.” Các bạn biết đó, lúc nào họ cũng có thể nói “Lại một vụ chiến tranh mạng nữa.” Các tội phạm mạng lại tấn công chúng ta. Tất cả chúng ta đang bị nguy hiểm. Chúng ta bị đe doạ.” Họ sử dụng những điều này như cái cớ để tạo ra những đạo luật nguy hiểm hơn. [Phỏng vấn viên] Theo anh thì cuộc chiến hiện nay như thế nào? Điều này phụ thuộc vào bạn! Anh biết đó, chúng ta sống trong một thế giới lưỡng cực, đúng không tất cả mọi thứ đều tuyệt, mạng Internet đã tạo ra tất cả những thứ tự do tuyệt vời hoặc tất cả đều tệ hại mạng Internet đã tạo ra tất cả những công cụ nhằm phá hoại và giám sát và điều khiển những gì chúng ta nói. Và vấn đề là cả hai đều đúng, phải không? Internet có cả hai, và cả hai đều tuyệt vời và cái gì thắng về lâu về dài hoàn toàn phụ thuộc vào chúng ta. Chẳng có nghĩa gì khi nói: “Ồ, cái này tốt hơn cái kia.” Anh biết đó, cả hai đều đúng. Chúng ta là người quyết định xem chúng ta cần tập trung vào phần nào và tận dụng phần nào vì cả hai đều tồn tại, chúng sẽ luôn luôn song hành. Vào ngày 12 tháng 9 năm 2012, Uỷ viên công tố bang đã gán thêm những tội danh mới đối với Swartz các tội wire fraud, xâm nhập máy tính trái phép, computer fraud. Giờ, thay vì bốn tội danh, Swartz phải đối mặt với 13. Việc khởi tố ngày càng trở nên có khả dĩ và khả năng ngồi tù và nộp phạt của Swarzt cũng tăng theo. Họ nộp thêm các bản cáo trạng mới với nhiều tội danh mới và họ có một lý thuyết tại sao lại cần tới nhiều tội danh cấp độ liên bang ở đây và một bản án nghiêm trọng có thể được thi hành theo pháp luật. Lý thuyết đó, và phần lớn các tội danh trong vụ khởi tố Swartz liên quan tới một bộ luật có nguồn gốc từ năm 1986 Nó được gọi là: “Luật chống tội phạm vi tính và lạm dụng”. Luật chống tội phạm vi tính và lạm dụng được lấy cảm hứng từ trò chơi “War Games” với Matthew Broderick một bộ phim rất hay. [Broderick] Tao chiếm được mày rồi. Trong bộ phim này, một cậu bé bằng phép thuật với mạng máy tính đã khởi động tên lửa hạt nhân. [Tiếng tên lửa] Bạn biết đấy, thực ra điều này không thể xảy ra và nó càng không khả thi hồi những năm 80 tuy vậy bộ phim này đã làm Nghị viện sợ đến mức phải thông qua Luật chống tội phạm vi tính và lạm dụng. Đây là một đạo luật lỗi thời, ví dụ, nó xử phạt những thoả thuận về điều khoản sử dụng. Bạn có những trang web như eHarmony hay Match.com, và nếu ai đó tự thổi phồng giá trị bản thân của mình lên rồi đùng một cái, tuỳ vào quyền tài phán và công tố họ có thể vướng vào một đống rắc rối. Chúng ta đều biết "Điều khoản sử dụng" là gì. Đa số mọi người đều không đọc nó, nhưng không tuân theo những điều khoản này cũng có nghĩa là bạn đang phạm một trọng tội. Điều khoản sử dụng của một trang web thường ghi rằng: "Hãy đối tốt với mọi người", hay "Đừng làm gì khiếm nhã". Việc Luật tố tụng hình sự đếm xỉa tới mấy cái trò này theo tôi, đa số đều cho rằng nó thật điên rồ. Những ví dụ sau còn "điên rồ" hơn nữa: Cho tới khi được thay đổi vào Tháng Ba 2013, Điều khoản sử dụng trang web của tạp chí Hearst' Seventeen nói rằng bạn phải tối thiểu 18 tuổi để đọc nó. Tôi muốn nói rằng nếu chiểu theo cách Bộ Tư pháp áp dụng CFAA có lẽ ai trong chúng ta cũng đều phạm pháp. Mơ hồ và dễ bị hiểu sai CFAA đã biến thành một công cụ dùng chung cho rất nhiều những tranh cãi liên quan đến máy tính. Mặc dù đây không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến vụ kiện này 11 trên 13 cáo buộc về Swartz có liên quan đến Luật chống tội phạm Vi tính và lạm dụng Câu hỏi "Tại sao?" bao trùm toàn bộ câu truyện về Aaron Swartz. Điều gì tạo động lực cho chính phủ và họ muốn gì qua vụ kiện này? Bộ Tư pháp đã tữ chối trả lời những câu hỏi này, nhưng theo Giáo sư Orin Kerr - một cựu công tố viên từng nghiên cứu vụ án này. Tôi theo đuổi vụ này theo một hướng khác vì một vài lí do: Tôi là một công tố viên liên bang của Bộ Tư pháp trong 3 năm trước khi tôi bắt đầu giảng dạy. Chính phủ đã đưa ra bản cáo trạng dựa trên những tội danh mà chính phủ nghĩ bị cáo phạm phải dựa trên lăng kính của một luật sư xem xét những tiền lệ, đối chiếu với luật tham khảo lịch sử, những vụ án tương tự Tôi nghĩ xét theo hướng đó thì đây là một cáo trạng hợp lý. Bạn có thể bàn luận về việc họ có nên buộc tội trong vụ này không. Có rất nhiều tranh cãi xung quanh vụ kiện. Một số đứng về phe Truy cập Mở, một số thì không. Tôi nghĩ chính phủ coi "Tuyên ngôn Truy cập Mở" của Swartz rất nghiêm túc và tôi nghĩ họ nhìn nhận anh ta phạm pháp với một động cơ về đạo đức để vượt qua một đạo luật mà Swartz thấy không công bằng và trong một nền dân chủ, nếu bạn nghĩ một đạo luật không công bằng thì có nhiều cách để thay đổi đạo luật đó. Có thể thông qua Quốc hội như cách Swartz đã từng làm với đạo luật SOPA hoặc bạn có thể chủ ý phạm luật để vô hiệu hoá điều luật đó và tôi nghĩ điều làm các công tố viên cảm thấy Swartz đã phạm pháp Rằng mọi người có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu theo cách “gạo đã nấu thành cơm, tên đã bắn ra khỏi nỏ” Mọi chuyện có thể xảy ra như thế, Swartz đã có thể chiến thằng Có nhiều bất đồng trong xã hội xung quanh tính công bằng của điều luật này và cuối cùng, đây là quyết định của người dân Hoa Kì, được thông qua bởi Quốc hội. Vấn đề thứ hai, theo tôi là chúng ta vẫn đang tìm cách phân định ranh giới giữa những tội nghiêm trọng và ít nghiêm trọng hơn. Chúng ta đang ở trong kỉ nguyên của máy tính và sự lạm dụng máy tính và vẫn chưa biết rõ ràng những ranh giới này là gì bởi chúng ta mới đang bắt đầu giải quyết vấn đề đó. Đây là một cách sử dụng quyền truy tố thật kém cỏi. Cái búa mà Bộ Tư pháp dùng để đe doạ dân chúng càng ngày càng to và đại đa số dân chúng, bạn biết đấy, không thể chơi trò may rủi với mạng sống của họ như thế được. Chúng ta có nên nghe lén điện thoại của ai đó? Quay phim trộm ai đó? Liệu ta có nên bắt ai làm chứng chống lại người khác? Đó là điều mà các công tố viên và nhân viên liên bang tính toán. Họ tạo dựng một vụ kiện. Họ hợp lí hoá nó. Swartz mắc kẹt giữa những guồng quay không thể đảo ngược của một hệ thống tư pháp hình sự tàn bạo một cỗ máy làm cho nước Mỹ thành nơi có tỉ lệ bỏ tù nhiều nhất thế giới. Chúng ta đã tự cho phép bản thân bị cuốn vào trò chính trị của sự sợ hại và nỗi tức giận và bất cứ điều gì làm chúng ta lo lắng ví như tương lai của internet và quyền truy cập và bất cứ điều gì khác chọc giận ta, một cách rất tự nhiên tạo nên sự can thiệp của luật hình sự và chúng ta sử dụng nhà giam và các hình thức trừng phạt khác để giải quyết một đống các vấn đề mà từ trước tới nay chưa bao giờ được coi là các vấn đề hình sự. Thôi thúc đe doạ, truy tố, một phần nào đó đã tạo nên những tranh luận về quyền truy cập trực tuyến và thông tin trên mạng internet rất thống nhất với những gì ta chứng kiến ở các lĩnh vực khác. Điểm khác biệt ở chỗ những nạn nhân của việc truy tố và định tội thông thường là người nghèo và thiểu số. Swartz ngày càng bị cô lập khỏi gia đình và bạn bè. Anh ấy hầu như ngừng tất cả các công việc khác lại và vụ kiện thực ra đã bao phủ lấy toàn bộ đời sống của anh ấy. Một luật sư của Aaron đã từng nói với công tố viên rằng tại thời điểm đó cậu ấy rất dễ bị tổn thương về cảm xúc và đó là điều họ nên ghi nhớ. Vụ kiện đè nặng lên vai nó. Nó không muốn nhất cử nhất động của mình bị gò bó bất kể như thế nào và mối lo bị bỏ tù, điều các công tố viên luôn đe doạ nó làm nó rất hoảng sợ. Nó bị cạn kiệt tài chính và chúng tôi mất rất nhiều tiền và nó đã quyên góp được một lượng tiền đáng kể tầm cỡ vài triệu đô la. [Phóng viên] Việc bào chữa? - Đúng. - Tốn hàng triệu đô phải không? - Đúng thế. Tôi nghĩ anh ấy không muốn trở thành gánh nặng cho mọi người Theo tôi yếu tố này có thể được diễn tả như sau "Tôi đang có một cuộc sống bình thường, rồi tôi phải giải quyết với đống cứt này tôi muốn giữ cho hai việc này càng không liên quan đến nhau càng tốt nhưng ranh giới giữa hai việc này càng ngày càng mờ và tất cả đều trở thânh một đống cứt." Swartz phải đổi diện với một sự lựa chọn khó khăn: Liệu ta có nên nhận tội rồi sống tiếp, hay ta cố chống lại một hệ thống thối nát? Trong trường hợp này, câu trả lời thật đơn giản Anh ta từ chối thoả hiệp và đợi ngày ra hầu toà. Aaron kiên quyết rằng cậu ấy không bị khuất phục và chấp nhận điều mà cậu ấy tin là không công bằng nhưng tôi nghĩ cậu ấy cũng lo sợ chẳng kém. Tôi không nghĩ rằng họ sẽ định tội Aaron. Tôi nghĩ chúng tôi sẽ đưa anh ta ra khỏi toà án và rồi tôi sẽ ôm anh ta thật chặt rồi chúng tôi cùng nhau đi dạo bên dòng sông ở Boston và thưởng thức vài chai bia. Tôi thực sự nghĩ rằng chúng tôi là bên đúng. Tôi đã nghĩ rằng chúng tôi sẽ thắng vụ kiện này. Tôi đã nghĩ rằng chúng tôi đã có thể thắng vụ kiện này. Nó không nói nhiều, nhưng bạn có thể thấy nó đang phải trải qua một nỗi đau lớn như thế nào. [bài hát] Khi còn bé Aaron chưa bao giờ có vấn đề về tâm lí hay trầm cảm nào tôi có thể miêu tả là "trầm cảm nghiêm trọng" và điều đó có thể xảy ra, bạn biết đấy, anh ấy bị trầm cảm. Con người ai chẳng bị trầm cảm. [nhạc] Hồi chúng tôi mới yêu nhau, lúc mới 3 hay 4 tuần đầu thôi tôi nhớ anh ấy nói với mình rằng em mạnh mẽ hơn anh nhiều đấy. Bạn biết đấy, anh ấy là người rất nhạy cảm. Anh ấy tiếp nhận mọi việc khó khăn hơn người thường. Nhưng đó cũng là một phần làm cho anh ấy trở nên xuất chúng. Tôi nghĩ anh ấy đã từng bị chẩn đoán trầm cảm hồi 20 tuổi. Tôi không nghĩ rằng anh ấy còn như thế khi chúng tôi bên nhau. Anh ấy không phải là một người luôn vui vẻ nhưng điều đó khác hẳn với trầm cảm. Chỉ là anh phải chịu một áp lực khủng khiệp trong hai năm liền. Anh ấy quyết định không muốn tiếp tục nữa. Anh ấy chỉ... Tôi nghĩ nó quá sức chịu đựng của anh. [bài hát] Đêm qua có người gọi cho tôi. Tôi cảm nhận điều gì đó không ổn, rồi tôi gọi điện và biết được được điều gì đang diễn ra. Người đồng sáng lập của mạng thông tin và giải trí xã hội "Reddit" đã vừa qua đời. Cảnh sát nói Aaron Swartz, 26 tuổi đã tự từ hôm qua trong căn hộ của mình ở Brooklyn. Tôi nghĩ, chúng ta vừa mất đi một trong những bộ óc sáng tạo nhất của thời đại này. Cả thế giới với tôi như đổ sập. Đấy là một trong những đêm khó khăn nhất đời tôi. Tôi chỉ biết kêu gào, "Tôi không nghe rõ! Anh nói gì? Tôi không nghe rõ!" Tôi không thể. Vậy đấy. [Phóng viên] Tôi hiểu. Tôi không hiểu tại sao và đến bây giờ tôi vẫn không hiểu. Tôi thất vọng và bực tức. [thở dài] Bạn biết đấy, tôi cố giải thích với lũ trẻ. Đứa con ba tuổi nói với tôi rằng bác sĩ sẽ chữa lành cho anh ấy. Tôi đã từng mất đi rất nhiều người nhưng tôi chưa từng mất ai giống như thế này, bởi mọi người cảm thấy, và tôi cũng thế, rằng có quá nhiều thứ Tôi không biết cậu ấy đã như thế. Tôi không biết rằng đây là điều mà cậu ấy phải chịu đựng và... Cậu ấy là một phần trong tôi. Và tôi không muốn chuyện ấy là sự thực, và rồi... và rồi tôi nhìn vào trang Wikipedia của cậu ấy và thấy ngày mất: "2013" Ý nghĩ đầu tiên của tôi là: nếu không ai để ý thì sao? Bạn biết đấy, bởi tôi không thấy được rõ rằng cậu ấy quan trọng như thế nào Tôi chưa bao giờ thấy một sự tiếc thương lớn đến thế. Mạng Internet đã bùng cháy. Mọi người cố gắng giải thích nó theo cách của mình nhưng tôi chưa bao giờ thấy sự tiếc thương lớn như vậy trên Twitter. Có thể thấy rõ niềm thương tiếc trên mạng lớn như thế nào. Cậu ấy là đứa con của thế giới Internet và thê giới cũ đã giết chết cậu ấy. Chúng ta đang ở giai đoạn mà sự bất công không được giải quyết. Những kiến trúc sư của cuộc khủng hoảng tài chính thì thường xuyên ngồi ăn tối với tổng thống. Vào thời điểm đó, việc chính phủ đi truy tố vụ án này thật quá vô lý, thậm chí là bi kịch. Câu hỏi đặt ra là: Chúng ta có thể làm gì sau những gì vừa xảy ra để thế giới tốt đẹp hơn và chúng ta tiếp nối di sản ấy như thế nào? Đó là câu hỏi duy nhất mà ta có thể hỏi. Khắp thế giới, bắt đầu có những cuộc thi hack-a-thons, những buổi họp mặt Aaron Swartz đã, theo một cách nào đó, khơi gợi những điều tốt đẹp nhất trong chúng ta, bằng cách nói rằng: Chúng ta có thể sửa nó như thế nào? Theo tôi, anh ấy thực sự là một trong những nhà cải cách vĩ đại mà đất nước này đã sản sinh ra. Tôi không biết Aarron đã chiến thắng hay thất bại, nhưng chắc chắn rằng chúng ta được định hình bởi những gì mà Aaron đã chống lại. Khi ta biến những người thực thi pháp luật đe doạ chính những công dân đang cố gắng thu thập thêm thông tin thì chúng ta đã phạm luật... chúng ta đã xâm phạm tới ngôi đền của công lý. Aaron Swartz không phải là một tội phạm. [tiếng vỗ tay] Thay đổi không tự nhiên mà xảy đến, nó có được nhờ sự đấu tranh không ngừng. Aaron có thể tạo nên những điều không tưởng và tôi sẽ không để những điều anh ấy làm được dừng lại với sự ra đi của anh ấy. Anh ấy tin rằng mình có thể thay đổi thế giới, và anh đã đúng. Kể từ tuần trước, kể từ hôm nay những con phượng hoàng đã trỗi dậy. [tiếng vỗ tay] Từ cái chết của Swartz, Đại biểu Zoe Lofgren và Thượng nghĩ sĩ Ron Wyden đã giới thiệu những pháp chế nhằm cải cách Luật chống tội phạm vi tính và lạm dụng một đạo luật lỗi thời được dùng để gán tội cho Swartz. Nó được gọi là "Đạo luật Aaron" Aaron tin rằng bạn phải luôn tự vấn bản thân rằng: Điều gì quan trọng nhấy mà tôi có thể làm cho thế giới ngay lúc này? Và nếu bận không đang thực hiện điều đấy, tại sao vậy? [Người biểu tình] Đây là dân chủ! [đám đông hò reo] Chúng tôi cũng là người! Tự do Mạng bị tấn công, chúng ta phải làm gì? Đứng lên và phản kháng! Tự do Mạng bị tấn công, chúng ta phải làm gì? Hey, hey! Ho, ho! NROC phải ra đi! Tôi ước gì ta có thể thay đổi quá khứ, nhưng ta không thể. Nhưng chúng ta có thể thay đổi tương lai và chúng ta phải làm điều đó. Phải làm để thế giới này tốt đẹp hơn, nhân đạo hơn đó là nơi mà công lý được thực thi quyền truy cập kiến thức là quyền con người cơ bản. Có một đứa trẻ này, hồi Tháng hai ở Baltimore, nó 14 tuổi có quyền truy cập JSTOR, và nó tìm hiểu nhiều tại liệu trên JSTOR sau khi đọc vài điều rồi nó tìm ra một cách để phát hiện sớm ung thư tuyến tuỵ. Ung thư tuyến tuỵ rất đáng sợ bởi khi phát hiện ra nó thì đã quá muộn để cứu chữa. Rồi nó gửi thư điện tử cho toàn bộ khoa điều trị ung thư ở đại học Johns Hopkins bạn biết đấy gửi cho hàng trăm người, và mỗi... [Phóng viên] Ông nói rằng đó là một đứa trẻ 14 tuổi? Một đứa trẻ 14 tuổi, đúng thế, và đa số đều tảng lờ thư của cậu bé nhưng một người đã hồi âm nói rằng đây không hoàn toàn là ý tưởng ngu ngốc sao cậu nhóc không qua đây bàn bạc nhỉ? Cậu bé làm việc ngày và đêm với những nhà nghiên cứu và hồi Tháng hai tôi bắt gặp cậu trên bản tin chỉ vài tuần sau khi Aaron qua đời khi mà tin về Aaron vẫn còn đang tràn ngập.. Xin lỗi... và cậu nói lý do mình lên bản tin là bởi họ đã thành công. Họ bắt đầu đưa vào thử nghiệm một phương pháp phát hiện sớm ung thư tuyến tuỵ và có thể cứu sống rất nhiều bệnh nhân và cậu bảo rằng, "Đây là lí do vì sao những việc Aaron làm là rất quan trọng." Bởi bạn không bao giờ biết được, đúng không? Sự thực về vũ trụ không chỉ là những thứ mà những người làm chính sách tìm ra tỉ như vận tốc giới hạn là bao nhiêu. Đó là thứ giúp con bạn sống sót khỏi bệnh ung thư tuyến tuỵ và nếu không có truy cập người sáng tạo ra những thứ giúp được bạn có thể chẳng bao giờ có thể làm nên những thứ đó. Nó ngủ ngon quá, nó không bị ngã khỏi [tiếng trẻ con] kể cả khi nó mơ ngồi trên phi thuyền. [Bố Aaron] Tốt lắm, Aaron. Rất tốt. Yay, Aaron! Ok, bây giờ đến lúc hát rồi. ♪ ♪ ♪ [Hết]